- 38 chi đoàn ( T/h) Lưu văn phòng đoàn
6. Một số hình thức cụ thể:
Dành nhiều thời gian, công sức và sự quan tâm đến việc giáo dục đạo đức và ý thức chấp hành pháp luật cho mỗi học sinh bằng cách: Đầu năm học, nhà trường cần nhấn mạnh đến mỗi giáo viên, học sinh những quy định về pháp luật, đạo đức của Đảng và Nhà nước, địa phương và nhà trường; Quán triệt đến từng giáo viên nhiệm vụ giáo dục đạo đức, pháp luật cho học sinh là nhiệm vụ của tất cả mọi người chứ không phải của Ban Giám Hiệu hay Đoàn thanh niên, giáo viên chủ nhiệm; Giao nhiệm vụ và chỉ tiêu cho từng lớp phải chú trọng đến chỉ tiêu về hạnh kiểm; Xây dựng những tiêu chí đánh giá xếp loại đạo đức cho học sinh cụ thể, chi tiết từng tuần, từng tháng, từng kỳ và cả năm; Giao nhiệm vụ cho phụ trách công tác Đoàn phối kết hợp với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, giáo viên được tham gia các lớp tập huấn về tư vấn học đường, giáo dục kỹ năng sống để tổ chức nhiều chương trình ngoại khóa mới mẻ, hấp dẫn và có tính giáo dục cao. Vừa giáo dục được học sinh vừa tạo ra được không khí vui tươi phấn khởi, hấp dẫn.
Ngoài ra, trong quy chế chi tiêu nội bộ, các trường nên dành một phần kinh phí phù hợp cho công tác giáo dục đạo đức, pháp luật cho học sinh. Thành lập Hội đồng khen thưởng và kỷ luật hàng năm và phải duy trì hoạt động và hoạt động có hiệu quả, có hình thức khen thưởng với những em có việc làm tốt; Phối kết hợp với các tổ chức chính trị xã hội, phụ huynh học sinh một cách chặt chẽ, hiệu quả; Quan tâm đến vấn đề xây dựng môi trường sư phạm thân thiện, lành mạnh, kỷ cương, thân ái; Quy định tuần đọc sách giáo dục pháp luật đối với học sinh, kể, đọc chuyện đạo đức Hồ Chí Minh vào những tiết chào cờ đầu tuần và tổ chức thi kể chuyện đạo đức Bác Hồ…
Như trên đã nói, vấn đề đạo đức ý thức pháp luật của cho sinh phổ thông hiện nay là vấn đề “nóng” mà mỗi nhà trường, gia đình và cả xã hội đang hết sức quan tâm. Những băn khoăn, những biện pháp, giải pháp trên chưa phải là tất cả song hy vọng sẽ giúp mỗi thầy cô giáo, mỗi nhà trường thành công hơn trong công tác giáo dục rất bức thiết này.
Ban tuyên truyền phổ biến GD pháp luật trong nhà trường biên soạn tài liệu giáo dục pháp luật, bổ sung các nội dung phù hợp lứa tuổi của HS THPT, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường để giảng dạy chính khoá và hoạt động ngoài giờ lên lớp. Giáo dục pháp luật thông qua việc tích hợp, lồng ghép vào nội dung, chương trình môn GDCD, môn học xã hội khác, vào nội dung hoạt động Gd ngoài giờ lên lớp, GD Pháp luật thông qua tiết sinh hoạt chào cờ và báo cáo chuyên đề... GD đạo đức, pháp luật cho học sinh sinh viên là cả một quá trình, bắt đầu từ trường mẫu giáo cho đến khi học CĐ, ĐH. Do vậy đòi hỏi giáo viên phải có kỹ năng sư phạm, am hiểu pháp luật thì việc giảng dạy sẽ đúng định hướng và việc truyền đạt kiến thức sâu hơn, giúp học sinh nhận thức tốt hơn so với việc giáo viên kiêm nhiệm giảng dạy. Cũng theo cô Sơn, trong khi nguồn giáo viên chưa đủ thì việc cần làm là tập huấn thường xuyên, định kỳ cho giáo viên. Tập huấn sẽ giúp giáo viên có được kiến thức cơ bản, giúp việc giảng dạy môn GDCD, GD pháp luật không còn đơn thuần là cầm quyển sách lên đọc mà là định hướng cho các em những suy nghĩ, nhận thức ban đầu để các em có thái độ, hành vi ứng xử phù hợp.
Tăng cường công tác tuyên truyền, đa dạng hoá các loại hình giáo dục (kết hợp chính khoá, ngoại khoá, thông qua băng hình, thông qua các tiết học trong lớp,
các tiết học ngoại khóa ngoài giờ lên lóp; tổ chức cho học sinh thi vẽ tranh, kể chuyện, diễn đàn sân khấu hóa, thi viết tiểu phẩm, tổ chức các câu lạc bộ về các chủ đề pháp luật).
Phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh để tăng cường trách nhiệm của gia đình ngoài thời gian đến trường, ảnh hưởng của gia đình trong giáo dục hs.
Hàng tuần lãnh đạo nhà trường nên kết hợp với Đoàn trường tiến hành kiểm tra đột xuất giấy phép lái xe của những học sinh đi học bằng xe gắn máy; đồng thời kiểm tra việc tham gia giao thông của học sinh khi tan trường. Tất cả những trường hợp vi phạm như: lấn chiếm đường, đi xe hàng hai hàng ba, lạng lách, chở ba…tuỳ mức độ đều bị xử lý kỷ luật trước lớp, trường.
Song song đó là các hoạt động tuyên truyền giáo dục ngoại khoá như: tổ chức cuộc thi tìm hiểu về luật giao thông; kết hợp với đội cảnh sát giao thông huyện tổ chức các buổi sinh hoạt tuyên truyền cho học sinh. Đoàn trường cần lồng ghép nội dung tuyên truyền Luật giao thông cho học sinh vào các buổi sinh hoạt chào cờ đầu tuần, với những hình thức: hái hoa dân chủ, tìm hiểu về ý nghĩa các biển báo giao thông, xử lí những tình huống giao thông….để cuốn hút học sinh tham gia. Như thế kiến thức về Luật giao thông sẽ đến với học sinh một cách nhẹ nhàng, từ đó các em sẽ có ý thức hơn khi tham gia giao thông.
Xây dựng các tiêu chí đánh giá nhà trường an toàn, bao gồm tất cả các lĩnh vực: an ninh, chính trị, trật tự, môi trường trong sạch, không có ma tuý, tội phạm, hoạt động vui chơi giải trí TDTT, văn nghệ, báo tường... cần xây dựng quy chế đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh để việc đánh giá được chính xác, khách quan và tạo động lực cho học sinh phấn đấu rèn luyện, hạn chế vi phạm PL.
Về phía các cơ quan chức năng và BGH nhà trường cần có biện pháp và hình thức xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm để răn đe, nâng cao hiệu quả giáo dục cho ĐVTN. Việc hình thành ý thức pháp luật cho học sinh có thể bằng nhiều con đường khác nhau, nhưng việc giáo dục pháp luật cho học sinh thì chủ yếu do nhà trường và xã hội. Nhà trường là nơi quản lý trực tiếp học sinh hàng ngày đồng thời cũng là nơi giáo dục toàn diện học sinh thì vai trò của nhà trường là hết sức quyết định. Nếu được Lãnh đạo nhà trường quan tâm thích đáng, các tổ chức Đoàn Thanh niên tích cực tổ chức các hoạt động đa dạng phong phú sẽ thu hút
đoàn viên, thanh niên tham gia, đồng thời được sự quan tâm phối hợp của các ngành, các cấp và chính quyền địa phương chắc chắn kết quả giáo dục pháp luật cho học sinh sẽ được giữ vững và nâng cao có hiệu quả.