Phương hướng nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong trường học.

Một phần của tài liệu skkn một số biện pháp phổ biến giáo dục pháp luật cho đvtn trong trường thpt (Trang 31 - 34)

VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 1 Phương pháp nghiên cứu lý luận:

1. Phương hướng nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong trường học.

trong trường học.

Để nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường cần lưu ý một số vấn đề sau.

1.1.Coi trọng và xây dựng nhận thức đúng về vị trí, vai trò quan trọng của công tácphổ biến, giáo dục pháp luật trong trường học.

Quán triệt quan điểm, công tác giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục pháp luật, giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh trong nhà trường đáp ứng yêu cầu

nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao trình độ văn hóa pháp lý cho công

dân trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Theo TS tâm lý Nguyễn Thu An, việc nhận ra những điểm khác thường của con trẻ là rất quan trọng. Nếu thấy con mình hay đóng cửa phòng một cách bí mật, gọi điện thoại, một số hành động lạ nhiều hơn bình thường thì cần quan tâm, theo dõi. Nhất là với lứa tuổi 14, 15, 16 các bậc phụ huynh cần phải biết con mình chơi với ai, chơi như thế nào để có những định hướng cần thiết. Khi một đứa trẻ không được giáo dục, không còn biết sợ vì bị bố mẹ đánh đập quá nhiều đến mức chai lì thì các em sẽ hành động theo quán tính. Tiếp xúc với phim ảnh bạo lực, với hành vi bắn giết vô tội vạ trên game được mô tả một cách kỹ lưỡng, lại có khả năng kiềm chế kém nên khi gặp những tình huống thật ngoài đời sống các em dễ bị kích động và hành xử theo quán tính, chém giết như lúc đang chơi game. Một số phạm nhân phạm tội giết người bị nghiện game online mà nhóm nghiên cứu tiếp xúc cho biết cách hành xử bị ảnh hưởng nặng bởi game. Khi bị tấn công thực ngoài đời các em tưởng tượng ngay đến cảnh trong game và hành xử như cách mình làm trong thế giới ảo. Chúng ta thường lên án và kiểm soát chặt chẽ văn hóa phẩm đồi trụy vì nó tác động xấu đến giới trẻ, nhưng những trò chơi, đồ chơi mang tính chất bạo lực không được kiểm tra đúng mức.

1.2. Kiện toàn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong trường học.

Tạo cơ chế phối hợp giữa ngành tư pháp địa phương, nhà trường, CMHS và các ngành có liên quan trong giáo dục ý thức pháp luật cho học sinh.

Luật sư Phạm Hồng Hải (Chủ nhiệm Đoàn Luật sư Hà Nội) cho biết, khi học sinh có hứng thú học tập, say mê nghiên cứu thực hành các vấn đề được học thì rõ ràng thời gian để có thể làm những việc không có ích, những việc bất lợi cho xã hội sẽ không có, hoặc hiếm hơn.

Tuy nhiên để hiện thực hóa điều này không phải dễ. Vậy vấn đề ở đây chính là cách giáo dục và quản lý con em của từng gia đình. Đã đến lúc chúng ta cần xem xét lại hiệu quả gắn kết của “tam giác”: gia đình - nhà trường - xã hội. Gia đình, đặc biệt là cha mẹ, những người quyết định trực tiếp đến sự trưởng thành và nên người của các em. cần quan tâm đúng mức đến nguyện vọng của con trong từng giai đoạn trưởng thành, cho các em con đường học tập rộng mở để các em không bị ảnh hưởng, lôi kéo bởi bạn bè và Internet.

Tạo điều kiện cho giáo viên dạy giáo dục công dân, pháp luật tham gia đầy đủ các lớp tập huấn, bồi dưỡng lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, đặc biệt là nghiệp vụ phổ biến GD pháp luật. Đây chính là những nhân tố quan trọng, quyết định đến chất lượng, hiệu quả của công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong trường học.

1.3. Nâng cao chất lượng dạy và học các kiến thức pháp luật cơ bản, phù hợpcho lứa tuổi học sinh ở cấp học THPT. cho lứa tuổi học sinh ở cấp học THPT.

Đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả các hình thức ngoại khóa; phổ biến đầy đủ, kịp thời các Luật mới ban hành và các quy định của pháp luật cần thiết khác đến các đối tượng trong ngành; phối hợp tuyên truyền, phổ biến pháp luật về giáo dục trong cán bộ, công nhân viên nhà trường, làm gương sáng cho học sinh noi theo.

Bảo đảm cơ cấu đội ngũ giảng viên dạy môn Pháp luật và giáo viên dạy môn Giáo dục công dân; phát huy hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật của cán bộ quản lý, tuyên truyền viên làm công tác phổ biến pháp luật trong tất cả các lớp thông qua các đoàn thể nhất là GVCN và đoàn thanh niên.

Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị và bổ sung, khai thác có hiệu quả hệ thống tài liệu, sách phục vụ công tác phổ biến giáo dục pháp luật trong thư viện và trong ngành giáo dục

Nâng cao nhận thức, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật của cán bộ quản lý giáo dục, nhà giáo và người học; góp phần ổn định môi trường giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

1.4. Xây dựng kế hoạch phối hợp cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luậttrong trường học. trong trường học.

Hàng năm Đoàn trường xây dựng kế hoạch giáo dục pháp luật và triển khai đến tất cả các chi đoàn trong các buổi chào cờ, phối hợp với chuyên môn và các đoàn thể khác như Công đoàn, hội CMHS, cung công an huyện, xã trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của xã hội, lồng ghép vào một số bộ môn nhằm phổ biến kiến thức pháp luật cho ĐVTN. Ví dụ: Trên đây là kế hoạch triển khai công tác An toàn giao thông năm học 2013 – 2014 của Đoàn trường THPT Điểu Cải mà tôi và BCH đoàn trường đã xây dựng và triển khai.

HUYỆN ĐOÀN ĐỊNH QUÁN ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH

ĐOÀN TRƯỜNG THPT ĐIỂU CẢI

Số: 05/KH-ĐTN Định Quán , ngày 06 tháng 9 năm 2013

KẾ HOẠCH CÔNG TÁC

GIÁO DỤC AN TOÀN GIAO THÔNG NĂM HỌC 2013-2014

Căn cứ kế hoạch hoạt động của nhà trường và đoàn thanh niên trong năm học 2013 – 2014 về việc triển khai thực hiện công tác giáo dục an toàn giao thông trong nhà trường năm học 2013-2014. Nay Đoàn trường THPT Điểu Cải xây dựng kế hoạch thực hiện công tác giáo dục ATGT năm học 2013-2014 như sau:

Một phần của tài liệu skkn một số biện pháp phổ biến giáo dục pháp luật cho đvtn trong trường thpt (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w