Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ và hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới. Điều này mang lại cơ hội vô cùng to lớn về mở rộng thị trường, thu hút vốn đầu tư, tiếp cận với nền khoa học, công nghệ tiên tiến, hiện đại của thế giới. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng còn không ít thách thức, nhất là sự thiếu hụt về vốn, kinh nghiệm quản lý, nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt, khốc liệt. Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp cần phải có những chính sách kinh doanh hợp lý, khẳng định vị trí của mình và củng cố lòng tin với các nhà đầu tư. Chính vì vậy các thông tin tài chính đóng vai trò cực kỳ quan trọng, trở thành một trong những nhân tố quyết định đối với sự thành công của doanh nghiệp cũng như đối với các nhà đầu tư. Và dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính đã ra đời như một nhu cầu tất yếu khách quan nhằm kiểm tra, xác nhận mức độ trung thực, hợp lý tin cậy của các thông tin được trình bày và công bố trên báo cáo tài chính với các tiêu chuẩn, chuẩn mực đã được thiết lập.Trong kiểm toán báo cáo tài chính, phần hành kiểm toán doanh thu là phần hành vô cùng quan trọng, phức tạp. Trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ thường là khoản mục có giá trị lớn và ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh, xác định nghĩa vụ phải nộp thuế thu nhập doang nghiệp. Những sai sót trên khoản mục này thường dẫn đến sai sót trọng yếu về kết quả hoạt động kinh doanh. Chính vì lý do đó, kiểm toán doanh thu là vấn đề cốt lõi trong bất kỳ cuộc kiểm toán nào, ý kiến đưa ra về tính trung thực và hợp lý của khoản mục doanh thu có thể ảnh hưởng đến ý kiến của cả cuộc kiểm toán.Xuất phát từ vai trò quan trọng của kiểm toán doanh thu trong kiểm toán BCTC, trong quá trình thực tập tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn APEC, em đã đi sâu tìm hiểu và lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn APEC thực hiện” làm chuyên đề tốt nghiệp cho mình.Trong quá trình thực tập, được sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo, TS. Đinh Thế Hùng, cùng sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của Ban Giám đốc và các anh chị nhân viên trong Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn APEC, em đã hoàn thành chuyên đề thực tập. Chuyên đề thực tập của em gồm 3 chương:Chương 1: Đặc điểm của khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ có ảnh hưởng đến kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn APEC.Chương 2: Thực trạng vận dụng quy trình kiểm toán vào kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn APEC thực hiện tại khách hàng.Chương 3: Nhận xét và các giải pháp hoàn thiện kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong quy trình kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn APEC thực hiện tại khách hàng.Em xin chân thành cảm ơn
Trang 1MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU SƠ ĐỒ iv
LỜI NÓI ĐẦU 1
1.1.Đặc điểm khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của khách hàng có ảnh hưởng đến kiểm toán tài chính 3
1.1.1.Những vấn đề cơ bản khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ .3
1.1.2.Vai trò của kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kiểm toán BCTC 7
1.1.3.Các rủi ro liên quan đến khoản mục bán hàng và cung cấp dịch vụ 7
1.1.4.Hệ thống kiểm soát nội bộ đối với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 9
1.2.Mục tiêu kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kiểm toán BCTC do công ty TNHH Kiểm toán và tư vấn APEC thực hiện 10
1.3.Quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kiểm toán BCTC do công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn APEC thực hiện .12
1.3.1.Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán 12
1.3.2.Giai đoạn thực hiện kiểm toán 18
1.3.3.Giai đoạn kết thúc kiểm toán 22
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VẬN DỤNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN VÀO KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN APEC THỰC HIỆN TẠI KHÁCH HÀNG 23
2.1 Giới thiệu về khách hàng kiểm toán 23
2.2 Chuẩn bị kiểm toán 24
2.2.1 Tại khách hàng A 24
Trang 22.2.2 Tại khách hàng B 42
2.3 Thực hiện kiểm toán 57
2.3.1 Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ 57
2.3.2 Thủ tục phân tích 59
2.3.3 Thủ tục kiểm tra chi tiết 66
2.4 Kết thúc kiểm toán 73
2.5 So sánh quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tại các khách hàng của Công ty Kiểm toán và Tư vấn APEC 74
CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ TRONG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN APEC THỰC HIỆN 78
3.1 Nhận xét về thực trạng kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong quy trình kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn APEC thực hiện 78
3.1.1 Những ưu điểm trong thực tế 78
3.1.2 Những tồn tại 81
3.2 Các giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kiểm toán BCTC do công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn APEC thực hiện 83
3.2.1 Trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán 83
3.2.2 Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán 85
3.2.3 Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán 86
KẾT LUẬN 87
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 88
Trang 3DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Trang 4DANH MỤC BẢNG BIỂU SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Trình từ hạch toán tổng hợp doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 6
Bảng 1.1: Bảng xác định mức trọng yếu 16
Biểu 1.1: Chương trình kiểm toán mẫu doanh thu 19
Biểu 2.1: Tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động đối với khách hàng A 25
Biểu 2.2: Tìm hiểu KSNB đối với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đối với khách hàng A 32
Biểu 2.3: Xác định mức trọng yếu 38
Biểu 2.4: Chương trình kiểm toán doanh thu đối với khách hàng A 40
Biểu 2.5: Tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động đối với khách hàng B 43
Biểu 2.6: Tìm hiểu KSNB đối với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đối với khách hàng B 49
Biểu 2.7: Chương trình kiểm toán doanh thu đối với khách hàng B 55
Biểu 2.8: Kiểm tra KSNB đối với khách hàng A 58
Biểu 2.9: Trích giấy tờ làm việc G131 khách hàng A 60
Biểu 2.10: Trích giấy tờ làm việc G132 khách hàng A 61
Biểu 2.11: Trích giấy tờ làm việc G131 khách hàng B 64
Biểu 2.12: Trích giấy tờ làm việc G132 khách hàng B 65
Biểu 2.13: Trích giấy tờ làm việc G133 khách hàng A 67
Biểu 2.14: Trích giấy tờ làm việc G134 khách hàng A 69
Biểu 2.15: Trích giấy tờ làm việc G133 khách hàng B 70
Biểu 2.16: Trích giấy tờ làm việc G134 khách hàng B 72
Biểu 2.17: Tổng hợp bút toán điều chỉnh khách hàng B 74
Bảng 2.18: So sánh quy trình kiểm toán tại hai khách hàng 76
Trang 5LỜI NÓI ĐẦU
Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển mạnh
mẽ và hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới Điều này mang lại cơ hội vô cùng
to lớn về mở rộng thị trường, thu hút vốn đầu tư, tiếp cận với nền khoa học, côngnghệ tiên tiến, hiện đại của thế giới Tuy nhiên bên cạnh đó cũng còn không ít tháchthức, nhất là sự thiếu hụt về vốn, kinh nghiệm quản lý, nền kinh tế thị trường cạnhtranh gay gắt, khốc liệt Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp cần phải có nhữngchính sách kinh doanh hợp lý, khẳng định vị trí của mình và củng cố lòng tin vớicác nhà đầu tư Chính vì vậy các thông tin tài chính đóng vai trò cực kỳ quan trọng,trở thành một trong những nhân tố quyết định đối với sự thành công của doanhnghiệp cũng như đối với các nhà đầu tư Và dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính đã
ra đời như một nhu cầu tất yếu khách quan nhằm kiểm tra, xác nhận mức độ trungthực, hợp lý tin cậy của các thông tin được trình bày và công bố trên báo cáo tàichính với các tiêu chuẩn, chuẩn mực đã được thiết lập
Trong kiểm toán báo cáo tài chính, phần hành kiểm toán doanh thu là phầnhành vô cùng quan trọng, phức tạp Trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp, doanhthu bán hàng và cung cấp dịch vụ thường là khoản mục có giá trị lớn và ảnh hưởngtrực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh, xác định nghĩa vụ phải nộp thuế thunhập doang nghiệp Những sai sót trên khoản mục này thường dẫn đến sai sót trọngyếu về kết quả hoạt động kinh doanh Chính vì lý do đó, kiểm toán doanh thu là vấn
đề cốt lõi trong bất kỳ cuộc kiểm toán nào, ý kiến đưa ra về tính trung thực và hợp
lý của khoản mục doanh thu có thể ảnh hưởng đến ý kiến của cả cuộc kiểm toán.Xuất phát từ vai trò quan trọng của kiểm toán doanh thu trong kiểm toánBCTC, trong quá trình thực tập tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn APEC, em
đã đi sâu tìm hiểu và lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện kiểm toán khoản mục doanh thubán hàng và cung cấp dịch vụ trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công
ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn APEC thực hiện” làm chuyên đề tốt nghiệp chomình
Trang 6Trong quá trình thực tập, được sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo, TS ĐinhThế Hùng, cùng sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của Ban Giám đốc và các anh chị nhânviên trong Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn APEC, em đã hoàn thành chuyên
đề thực tập Chuyên đề thực tập của em gồm 3 chương:
Chương 1: Đặc điểm của khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
có ảnh hưởng đến kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tưvấn APEC
Chương 2: Thực trạng vận dụng quy trình kiểm toán vào kiểm toán khoản mục
doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHHKiểm toán và Tư vấn APEC thực hiện tại khách hàng
Chương 3: Nhận xét và các giải pháp hoàn thiện kiểm toán khoản mục doanh
thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong quy trình kiểm toán BCTC do Công tyTNHH Kiểm toán và Tư vấn APEC thực hiện tại khách hàng
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 4 năm 2015 Sinh viên thực hiện
Chu Văn Oanh
Trang 7CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM CỦA KHOẢN MỤC DOANH THU BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM
TOÁN VÀ TƯ VẤN APEC
1.1.Đặc điểm khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của khách hàng có ảnh hưởng đến kiểm toán tài chính
1.1.1.Những vấn đề cơ bản khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Doanh thu là kết quả của quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.Qua tiêu thụ sản phẩm, Doanh nghiệp không chỉ thu hồi được tổng chi phí
bỏ ra trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh mà còn thực hiện đượcgiá trị thặng dư, đây là nguồn quan trọng để duy trì và mở rộng qui mô sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp Do vậy, việc hiểu đúng khái niệm doanhthu là điều hết sức quan trọng và cần thiết
1.1.1.1.Khái niệm doanh thu
Doanh thu là một khoản mục được trình bày trên báo cáo kết quả hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp Theo chuẩn mực kế toán số 14 “Doanhthu và thu nhập khác” trong hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam: “
Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ
kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm phát triển vốn chủ sở hữu ”.
Như vậy, doanh thu được xác định chỉ bao gồm tổng giá trị các lợi íchkinh tế doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được Do đó các khoản thu
hộ bên thứ ba không được coi là doanh thu vì không phải là nguồn lợi íchkinh tế, không làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp hay như cáckhoản vốn góp của cổ đông mặc dù làm tăng vốn chủ sở hữu nhưng không
Trang 8phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của doanhnghiệp nên cũng không được coi là doanh thu.
1.1.1.2.Phân loại doanh thu
Căn cứ theo lĩnh vực hoạt động, doanh thu trong doanh nghiệp bao gồm:doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu nội bộ, doanh thu hoạt động tàichính và thu nhập khác
- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: là toàn bộ số tiền đã thu
được hoặc sẽ thu được từ các giao dịch và các nghiệp vụ phát sinh doanhthu như bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho khách hàng baogồm cả các khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán (nếu có)
- Doanh thu nội bộ: là toàn bộ số tiền đã thu được hoặc sẽ thu được
do bán hàng hóa, sản phẩm, cung cấp dịch vụ tiêu dùng nội bộ giữa cácđơn vị trực thuộc trong cùng một doanh nghiệp
- Doanh thu hoạt động tài chính: bao gồm các khoản tiền lãi từ hoạt
động cho vay, lãi tiền gửi, lãi bán hàng trả chậm, trả góp; thu nhập từ chothuê tài sản, cho người khác sử dụng tài sản ( Bằng sáng chế, nhãn hiệuthương mại, bản quyền tác giả, phần mềm vi tính…); cổ tức và lợi nhuậnđược chia; thu nhập về hoạt động đầu tư mua bán chứng khoán ngắn hạn
và dài hạn; chênh lệch do bán ngoại tệ, khoản lãi chênh lệch tỷ giá ngoại tệ;chênh lệch lãi chuyển nhượng vốn và các khoản thu nhập từ các hoạt độngtài chính khác
- Thu nhập khác: là các khoản thu từ hoạt động xảy ra không thường
xuyên như nhượng bán, thanh lý tài sản cố định, tiền phạt do khách hàng viphạm hợp đồng, nhận quà tặng, quà biếu…
1.1.1.3.Điều kiện ghi nhận doanh thu
- Doanh thu bán hàng: theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 14 thì doanh thu
bán hàng được được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn tất cả năm (5) điều kiện sau:(a) Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền
sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua;
Trang 9(b) Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sởhữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa;
(c) Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;
(d) Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bánhàng;
(e) Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng
-Doanh thu cung cấp dịch vụ: Doanh thu của giao dịch về cung cấp dịch vụ
được ghi nhận khi kết quả của giao dịch đó được xác định một cách đáng tin cậy.Trường hợp giao dịch về cung cấp dịch vụ liên quan đến nhiều kỳ thì doanh thuđược ghi nhận trong kỳ theo kết quả phần công việc đã hoàn thành vào ngày lậpBảng Cân đối kế toán của kỳ đó Kết quả của giao dịch cung cấp dịch vụ được xácđịnh khi thỏa mãn tất cả bốn (4) điều kiện sau:
(a) Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;
(b) Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch vụ đó;(c) Xác định được phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập Bảng Cân đối
1.1.1.4.Khái quát hạch toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Theo Hệ thống Tài khoản Kế toán Việt Nam được ban hành theo Quyết định15/2006/QĐ-BTC về chế độ kế toán doanh nghiệp, các tài khoản được sử dụng đểphản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ bao gồm:
- Tài khoản 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
- Tài khoản 512- Doanh thu bán hàng nội bộ
- Tài khoản 521- Chiết khấu thương mại
Trang 10- Tài khoản 531- Hàng bán bị trả lại
- Tài khoản 532- Giảm giá hàng bán
- Một số tài khoản liên quan khác: TK 111-Tiền mặt, TK 131-Phải thu kháchhàng,…
Theo Thông tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp cóhiệu lực từ ngày 05/02/2015 và áp dụng cho năm tài chính bắt đầu hoặc sau ngày01/01/2015, các tài khoản được sử dụng để phản ánh doanh thu bán hàng và cungcấp dịch vụ bao gồm:
- Tài khoản 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
- Tài khoản 521- Các khoản giảm trừ doanh thu
- Một số tài khoản liên quan khác: TK 111-Tiền mặt, TK 131-Phải thu củakhách hàng,…
Công tác tiêu thụ trong doanh nghiệp có thể tiến hành theo nhiều phương thứckhác nhau: phương thức trực tiếp, phương thức bán hàng trả góp, phương thức bánhàng qua đại lý, phương thức hàng đổi hàng, Với mỗi phương thức cụ thể đều cóphương pháp hạch toán khác nhau Tuy nhiên, quy trình hạch toán doanh thu bánhàng và cung cấp dịch vụ ở các doanh nghiệp có thể được khái quát theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.1: Trình tự hạch toán tổng hợp doanh thu bán hàng và cung
cấp dịch vụ
TK 111, 112, 131 TK 521, 531, 532 TK 511, 512 TK 111, 112,131
Trang 11VAT phải nộp theo VAT được giảm trừ tính trên số tiền giảm trừ doanh thu phương pháp khấutrừ
Theo Thông tư 200/2014/TT-BTC, trình tự hạch toán tổng hợp doanh thu bánhàng và cung cấp dịch vụ tương tự như Quyết định 15/2006/QĐ-BTC, tuy nhiênhạch toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ được thực hiện trên Tài khoản
511, và hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu được thực hiện trên Tài khoản 521( gộp các TK 521, TK 531, TK 532 theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC)
1.1.2.Vai trò của kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kiểm toán BCTC
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là một chỉ tiêu quan trọng trên Báocáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định, nótác động trực tiếp đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, là cơ sở để xác địnhlợi nhuận, thuế thu nhập doanh nghiệp và các nghĩa vụ khác của doanh nghiệp đốivới Nhà nước
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là chỉ tiêu liên quan đến chu trìnhbán hàng - thu tiền và do đó liên quan chặt chẽ đến nhiều chỉ tiêu trọng yếu trênBảng Cân đối kế toán và Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh Đây cũng là mộtchỉ tiêu có tính nhạy cảm cao và dễ tiềm ẩn các sai phạm trong việc ghi nhận vàtrình bày trên báo cáo tài chính
Ngoài ra, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là chỉ tiêu có liên hệ chặtchẽ với các chỉ tiêu thu tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, xuất vật tư , hàng hoá Đó lànhững yếu tố linh hoạt, hay biến động và dễ xảy ra gian lận nhất Do đó, thông quaviệc kiểm tra chỉ tiêu về doanh thu có thể phát hiện ra những sai sót, gian lận trongviệc hạch toán các chỉ tiêu có liên quan phản ánh trên Bảng Cân đối kế toán vàngược lại, thông qua việc kiểm tra đối chiếu và thực hiện các thủ tục kiểm toán chi
Trang 12tiết các chỉ tiêu trên Bảng Cân đối kế toán có thể phát hiện ra những sai sót, gian lận
vụ cung cấp ra thị trường cũng như yếu tố thị trường, mùa vụ mà doanh thu tiêu thụcủa doanh nghiệp có thể tăng hoặc giảm đột biến Vì vậy, khi tìm hiểu về doanhnghiệp, KTV cần tìm hiểu, xem xét, đánh giá toàn diện kể cả những yếu tố thị hiếu,mùa vụ, tình hình kinh tế xã hội kể trên
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ biến động do ảnh hưởng của cácchính sách của nhà nước Chằng hạn, đối với các doanh nghiệp có hoạt động kinhdoanh xuất nhập khẩu, kinh doanh bất động sản hay kinh doanh các mặt hàng như:bảo hiểm, mũ bảo hiểm, thuốc tân dược… Do ảnh hưởng của các chính sách củanhà nước, doanh thu của doanh nghiệp có thể tăng hoặc giảm đột biến
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là khoản mục quan trọng, có quy môphát sinh lớn, ảnh hưởng đến nhiều chỉ tiêu trên BCTC, do đó rủi ro tiềm tàng liênquan đến khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ thường được đánh giácao Rủi ro tiềm tàng liên quan đến khoản mục này cũng phụ thuộc vào hình thứcđánh giá kết quả kinh doanh Ví dụ, tại các tổ chức niêm yết, khi hiệu quả hoạt độngđược đánh giá bằng tăng trưởng doanh thu hoặc lợi nhuận giữa các năm, Ban Giámđốc có thể gặp phải áp lực hoặc động cơ dẫn đến việc lập BCTC gian lận bằng cách
Trang 13ghi nhận doanh thu không hợp lý Tương tự, những rủi ro có gian lận về ghi nhậndoanh thu có thể có khả năng tồn tại cao hơn nếu đơn vị bán hàng chủ yếu theophương thức thu tiền mặt.
Rủi ro tiềm tàng liên quan đến nghiệp vụ bán hàng chịu ảnh hưởng bởi bảnchất, quy mô cũng như phương thức bán hàng của doanh nghiệp Ví dụ, các nghiệp
vụ bán hàng bất thường, có quy mô số phát sinh lớn vào thời điểm gần kết thúc niên
độ kế toán thường có rủi ro tiềm tàng có gian lận hoặc sai sót cao do doanh nghiệp
bị áp lực phải hoàn thành kế hoạch về doanh thu trong năm nên khai khống doanhthu,
1.1.3.2.Rủi ro kiểm soát
Rủi ro kiểm soát là khả năng mà HTKSNB không ngăn ngừa hoặc phát hiện
và sửa chữa kịp thời các sai sót trọng yếu Do tính chất phức tạp và nhạy cảm củaquy trình doanh thu mà HTKSNB tại doanh nghiệp cần được thiết kế khoa học, chặtchẽ mới đảm bảo hoạt động KSNB có hiệu quả, giảm thiểu được các sai phạm cóthể xảy ra từ khâu xử lý đơn hàng của khách hàng đến khi tiêu thụ, thu được tiềnhàng của khách hàng hay theo dõi thu hồi công nợ Tuy nhiên cũng có thể do tínhkhông hiệu quả của HTKSNB tại doanh nghiệp đối với quy trình bán hàng hoặccũng có thể do yếu tố gian lận trong việc ghi nhận doanh thu (ví dụ như tình huốngđiều tiết doanh thu để hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh năm, hay tăngdoanh thu đối với một số công ty niêm yết chứng khoán trên sàn chứng khoản để cóđược báo cáo tài chính đẹp nhằm thu hút sự đầu tư của các nhà đầu tư hay để phục
vụ cho mục đích vay vốn ngân hàng hoặc tình huống ghi giảm doanh thu nhằm mụcđích trốn, tránh thuế, điều tiết lợi nhuận cho các năm sau…) Do đó, doanh thu đượcphản ánh trên sổ kế toán có thể cao hơn hoặc thấp hơn so với thực tế phát sinh Điềunày có thể xảy ra do thủ tục kiểm soát liên quan đến sự phê duyệt bắt buộc củangười có thẩm quyền trên lệnh xuất kho, đơn hàng trước khi lập hóa đơn bán hànghay thủ tục kiểm soát đối chiếu số liệu giữa các bộ phận có bán hàng và bộ phận kếtoán không được thiết lập hay hoạt động không hiệu quả
Trang 141.1.4.Hệ thống kiểm soát nội bộ đối với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Doanh thu bao gồm doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu bánhàng nội bộ, doanh thu hoạt động tài chính Trong đó khoản mục doanh thu bánhàng và cung cấp dịch vụ là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thuhoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, có ảnh hưởng lớn tới lợi nhuận của doanhnghiệp trong kỳ Không những thế, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ cònliên hệ trực tiếp tới các khoản mục tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, các khoản phải thukhách hàng…Với vai trò đặc biệt quan trọng đối với sản xuất kinh doanh như vậynên yêu cầu đặt ra là doanh nghiệp phải xây dựng HTKSNB để quản lý tốt doanhthu, đảm bảo được hiệu quả kinh doanh, tăng vòng quay của vốn, qua đó tối đa hóalợi nhuận của doanh nghiệp
HTKSNB của mỗi đơn vị được xây dựng nhằm mục tiêu kiểm soát, đảm bảocác hoạt động của doanh nghiệp luôn tuân theo các quy định của pháp luật, tuântheo các quy chế, quy định, trình tự thủ tục do đơn vị đề ra Doanh nghiệp có thể tổchức HTKSNB theo ý kiến chủ quan của mình, tuy nhiên phải đảm bảo được yêucầu của kiểm soát và phù hợp với đặc điểm của đơn vị Đối với doanh thu bán hàng
và cung cấp dịch vụ, quá trình kiểm soát nội bộ nhằm đáp ứng các yêu cầu như:
- Mọi chuyến hàng bán ra đều phải có hợp đồng, đơn đặt hàng của khách hàng,hóa đơn bán hàng, phiếu xuất kho, hợp đồng vận chuyển, chứng từ vận chuyển, biênbản giao nhận, biên bản thanh lý hợp đồng
- Doanh nghiệp phải có hệ thống bảng biểu về giá bán, tỷ lệ chiết khấu, giảmgiá, chính sách bán hàng trong từng giai đoạn được phê duyệt
- Doanh nghiệp phải có hệ thống sổ sách đầy đủ theo dõi thực hiện bán hàngtheo từng đơn hàng, từng thương vụ: sổ kế toán tổng hợp, chứng từ, nhật ký bánhàng, báo cáo bán hàng, bảng kê bán hàng, sổ nhật ký bảo vệ, thẻ kho được ghichép đầy đủ, kịp thời mọi nghiệp vụ bán hàng
Trang 15- Doanh nghiệp phải có sự tách biệt độc lập giữa các bộ phận tham gia bánhàng như người phê duyệt với người thực hiện, kế toán với thủ kho, kiểm tra vớithực hiện
- Phải thể hiện được dấu hiệu của KSNB trên toàn bộ các hồ sơ, chứng từ, sổsách liên quan đến công tác bán hàng của những người có liên quan
- Định kỳ có sự đối chiếu số liệu với người mua hàng
1.2.Mục tiêu kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kiểm toán BCTC do công ty TNHH Kiểm toán và tư vấn APEC thực hiện
Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 200 ( VSA 200), mục tiêu tổng thểcủa kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán khi thực hiện một cuộc kiểm toánbáo cáo tài chính là:
+) Đạt được sự đảm bảo hợp lý rằng liệu báo cáo tài chính, xét trên phươngdiện tổng thể, có còn sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn hay không, từ đógiúp kiểm toán viên đưa ra ý kiến về việc liệu báo cáo tài chính có được lập phùhợp với khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng, trên các khíacạnh trọng yếu hay không;
+) Lập báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính và trao đổi thông tin theo quyđịnh của chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, phù hợp với các phát hiện của kiểm toánviên
Kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ bao giờ cũng làmột phần quan trọng của một cuộc kiểm toán tài chính Công ty TNHH Kiểm toán
và Tư vấn APEC xác định mục tiêu chung của kiểm toán khoản mục doanh thu bánhàng và cung cấp dịch vụ là đảm bảo doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đượclập và trình bày trên báo cáo tài chính một cách trung thực và hợp lý Bên cạnh đó,các mục tiêu đặc thù kiểm toán viên cũng cần xác định khi kiểm toán khoản mục
Trang 16doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Qua nghiên cứu các rủi ro có thể xảy ra ởMục 1.1.3 ở trên, các mục tiêu đặc thù khi kiểm toán khoản mục này là:
Tính có thực ( tồn tại hay phát sinh): Mục tiêu kiểm toán đối với cơ sởdẫn liệu này là phát hiện các nghiệp vụ bán hàng và cung cấp dịch vụkhông xảy ra, không có thực nhưng vẫn được hạch toán trên sổ sách kếtoán
Tính chính xác: Mục tiêu là phát hiện những sai phạm trong việc tínhtoán, ghi nhận doanh thu, việc chuyển số liệu từ chứng từ vào sổ sách kếtoán
Tính đầy đủ: Mục tiêu là phát hiện các nghiệp vụ bán hàng và cungcấp dịch vụ đã diễn ra nhưng không được hạch toán trên sổ sách kế toán
Tính đúng kỳ: Mục tiêu là phát hiện ra các sai phạm trong việc ghichép các nghiệp vụ bán hàng và cung cấp dịch vụ ghi nhận không đúng kỳ
kế toán, như nghiệp vụ bán hàng năm nay lại ghi nhận vào năm sau, nghiệp
vụ bán hàng năm sau lại bị ghi nhận vào năm nay
Tính phân loại và trình bày: Mục tiêu là phát hiện các nghiệp vụdoanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ được phân loại và trình bày khôngtuân theo các nguyên tắc, chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành
1.3.Quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kiểm toán BCTC do công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn APEC thực hiện
Trong kiểm toán BCTC nói chung, kiểm toán doanh thu bán hàng vàcung cấp dịch vụ nói riêng, để thu thập bằng chứng kiểm toán đầy đủ và cógiá trị làm căn cứ cho kết luận của KTV về tính trung thực, hợp lý của cácthông tin trình bày trên BCTC đồng thời phải đạt hiệu quả kinh tế cho công
ty kiểm toán, KTV phải xác định quy trình kiểm toán cho cuộc kiểm toán đó.Quy trình kiểm toán được thực hiện qua 3 giai đoạn: lập kế hoạch kiểmtoán, thực hiện kiểm toán và kết thúc kiểm toán
Trang 171.3.1.Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán
Lập kế hoạch kiểm toán là giai đoạn đầu tiên của một cuộc kiểm toán, nó cóvai trò quan trọng và ảnh hưởng đến chất lượng cũng như hiệu quả của toàn bộ cuộckiểm toán Đó không chỉ là quá trình nhằm chuẩn bị những điều kiện cơ bản chomột cuộc kiểm toán mà còn là nguyên tắc cơ bản đã được quy định thành chuẩnmực đòi hỏi các KTV phải tuân thủ khi tiến hành kiểm toán Với tính chất quantrọng của khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, công việc trong giaiđoạn này là vô cùng cần thiết, gồm các công việc chính như sau:
-Những công việc trước khi thực hiện hợp đồng kiểm toán:
Đây là giai đoạn thực hiện chung cho toàn bộ cuộc kiểm toán chứ không phảidành riêng cho khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Trước khi lập
kế hoạch kiểm toán Công ty cần quyết định việc có chấp nhận kiểm toán kháchhàng hay không, nhận diện lý do kiểm toán của khách hàng để đạt được hợp đồngkiểm toán và sắp xếp nhân sự cho cuộc kiểm toán:
+) Đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán: trước khi quyết định có chấpnhận hay tiếp tục cung cấp dịch vụ kiểm toán BCTC cho khách hàng, KTV cần thựchiện các công việc để xem xét việc tiếp tục hay chấp nhận đó có làm ảnh hưởng đến
uy tín và hình ảnh của Công ty kiểm toán hay không Để thực hiện công việc này,KTV có thể tiến hành xem xét hệ thống kiểm soát chất lượng của khách hàng, xemxét tính liêm chính của Ban giám đốc doanh nghiệp khách hàng hoặc có thể liên lạcvới KTV tiền nhiệm
+) Nhận diện lý do cần kiểm toán của khách hàng: Công việc này thực chất
là xác định đối tượng sử dụng báo cáo kiểm toán, từ đó xác định được mục đích sửdụng của họ Công việc này được KTV thực hiện thông qua việc phỏng vấn trựctiếp Ban giám đốc (đối với các khách hàng mới) hoặc dựa vào kinh nghiệm củamình (đối với các khách hàng cũ) Ngoài ra, trong quá trình thực hiện kiểm toán,KTV cũng phải thường xuyên thu thập thêm các thông tin để hiểu biết thêm về lý
do kiểm toán của Công ty khách hàng
Trang 18+) Soạn thảo hợp đồng cung cấp dịch vụ kiểm toán: công việc này được thựchiện bởi ban lãnh đạo công ty sau khi làm việc với khách hàng.
+) Thành lập đoàn kiểm toán: sau khi hợp đồng được lý kết, Công ty sẽ thànhlập đoàn kiểm toán khách hàng để các thành viên có thời gian thực hiện các côngviệc chuẩn bị cần thiết
- Tìm hiểu về khách hàng và môi trường hoạt động:
Theo CMKiT 315 “Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thôngqua hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường của đơn vị”, yêu cầu KTVcần có hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường hoạt động của đơn vị,cũng như cần tìm hiểu KSNB về mặt thiết kế và triển khai nhằm xác định nội dung,lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán
Các thông tin về khách hàng và môi trường hoạt động mà KTV cần tìm hiểubao gồm các thông tin về vấn đề đối với ngành nghề mà doanh nghiệp kinh doanh
và xu hướng của ngành nghề như vấn đề thị trường và sự cạnh tranh, nguồn cungcấp đầu vào , các yếu tố pháp lý như chế độ kế toán và các thông lệ kế toán áp dụngcho ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp, các quy định về môi trường ảnhhưởng đến hoạt động của doanh nghiệp, các thông tin về lĩnh vực hoạt động, loạihình sở hữu và bộ máy quản trị, ngoài ra KTV còn cần tìm hiểu về các chính sách
kế toán áp dụng, những rủi ro kinh doanh có liên quan, về việc đo lường và đánh giákết quả hoạt động Qua việc tìm hiểu về khách hàng và môi trường hoạt động, KTVxác định sơ bộ các rủi ro, thủ tục kiểm toán đối với rủi ro đó
- Tìm hiểu, đánh giá KSNB của khách hàng:
Để có hiểu biết về chính sách kế toán áp dụng đối với khoản mục doanh thu,KTV có thể tìm hiểu thời điểm ghi nhận doanh thu; cơ sở ghi nhận doanh thu; cácước tính kế toán và xét đoán sử dụng liên quan đến bán hàng; thủ tục, chính sáchgửi hàng, bán hàng đại lý; các thay đổi chính sách kế toán và các ước tính kế toán…Bước tìm hiểu này là rất cần thiết khi KTV thực hiện kiểm toán vì mỗi ngành cómột hệ thống kế toán riêng và áp dụng những nguyên tắc đặc thù, thêm vào đó tầm
Trang 19quan trọng của mỗi nguyên tắc kế toán cũng thay đổi theo ngành kinh doanh củakhách hàng.
Để tìm hiểu, đánh giá về KSNB của khách hàng thì KTV cần đánh giáKSNB ở cấp độ toàn doanh nghiệp cũng như đối với các chu trình kinh doanh quantrọng Ở cấp độ toàn doanh nghiệp, KTV cần tìm hiểu, đánh giá các yếu tố thuộc vềmôi trường kiểm soát, quy trình đánh giá rủi ro và giám sát các kiểm soát Đối vớikhoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ cũng như chu trình bán hàng,phải thu và thu tiền, KTV phải mô tả chu trình cũng như tìm hiểu các thủ tục kiểmsoát tương ứng với các nghiệp vụ trọng yếu trong chu trình, thêm vào đó, KTV phảisoát xét về thiết kế và thực hiện các kiểm soát chính như: hóa đơn bán hàng chỉđược lập khi đơn hàng và lệnh xuất kho đã được phê duyệt; đối chiếu phiếu xuấtkho với hóa đơn để đảm bảo rằng một khoản doanh thu không bị xuất hóa đơn vàghi sổ kế toán nhiều lần; chứng từ vận chuyển, đơn đăt hàng, phiếu xuất hàng phảiđược đánh số thứ tự để kiểm soát, so sánh với hóa đơn về số lượng xuất, thời gianxuất; Hàng ngày, đối chiếu số liệu của kế toán với báo cáo bán hàng của bộ phậnbán hàng; Giá bán trên hóa đơn được người có thẩm quyền kiểm tra, đối chiếu vớibảng giá và được cộng lại trước khi chuyển cho khách hàng; khi lập hóa đơn bánhàng, người có thẩm quyền phải kiểm tra, đối chiếu với hợp đồng, đơn đặt hàng,phiếu xuất kho về số lượng, chủng loại hàng bán…
Ngoài ra, bất cứ sự bất hợp lý nào về KSNB và về hạch toán kế toán doanh thubán hàng và cung cấp dịch vụ mà KTV phát hiện được thì KTV đều phải ghi chú vàtìm hiểu nguyên nhân cũng như tác động của những chính sách này
-Thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ:
CMKiT Việt Nam số 315 “Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếuthông qua hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường của đơn vị” yêu cầuKTV thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ trong giai đoạn lập kế hoạch như là một thủtục đánh giá rủi ro trợ giúp cho KTV xây dựng kế hoạch kiểm toán Thủ tục phântích có thể giúp KTV xác định sự tồn tại của các giao dịch, sự kiện bất thường, các
số liệu, tỷ trọng và xu hướng có thể là dấu hiệu của các vấn đề có ảnh hưởng đến
Trang 20cuộc kiểm toán, từ đó, xác định được rủi ro có sai sót trọng yếu, đặc biệt là rủi ro cósai sót trọng yếu do gian lận Các thủ tục phân tích thường được Công ty TNHHKiểm toán và Tư vấn APEC thực hiện bao gồm:
Phân tích ngang (phân tích xu hướng) : Là việc tính toán, so sánh số liệu vềdoanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ kỳ này so với các kỳ trước hoặc giữa các
kỳ với nhau cả về số tương đối và tuyệt đối để thấy được xu hướng biến động, pháthiện các khoản tăng giảm bất thường, từ đó KTV phải tìm hiểu và phỏng vấn KH đểtìm hiểu nguyên nhân và đánh giá tính hợp lý của sự biến động doanh thu trongnăm
Phân tích dọc (phân tích tỷ suất): Là phân tích dựa trên tính toán các tỷ lệtương quan giữa các chỉ tiêu, khoản mục trên báo cáo tài chính từ đó là cơ sở choviệc xác lập mức trọng yếu Các tỷ suất cần quan tâm với khoản mục doanh thu bánhàng và cung cấp dịch vụ là tỷ suất sinh lời của tài sản ROA, tỷ suất sinh lời vốnchủ sở hữu ROI…
-Xác định mức trọng yếu và rủi ro:
CMKiT Việt Nam số 320 “Mức trọng yếu trong lập kế hoạch và thực hiệnkiểm toán” yêu cầu KTV phải xác định mức trọng yếu trong giai đoạn lập kế hoạch
và thực hiện kiểm toán Việc xác định mức trọng yếu và rủi ro không chỉ thực hiệnriêng đối với khoản mục Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ mà thực hiệnchung cho toàn bộ các khoản mục trên BCTC
+) Xác định mức trọng yếu: mức trọng yếu được ước tính tại giai đoạn lập kếhoạch bằng việc tham khảo thông tin hiện có mới nhất của doanh nghiệp và đượccập nhật ngay khi BCTC của khách hàng năm hiện tại đã hoàn tất Có 3 bước trongxác định mức trọng yếu là xác định mức trọng yếu tổng thể, xác định mức trọng yếuthực hiện và xác định ngưỡng chênh lệch có thể bỏ qua Tại Công ty TNHH Kiểmtoán và Tư vấn APEC việc xác định mức trọng yếu như sau:
-Mức trọng yếu tổng thể: là mức trọng yếu chung cho toàn bộ BCTC,được xác định căn cứ trên một số chỉ tiêu quan trọng của khách hàng, bao gồm cácchỉ tiêu sau: lợi nhận trước thuế, tổng tài sản, tổng doanh thu, vốn chủ sở hữu KTV
Trang 21đưa ra nhận định đối với từng khách hàng, xem xét xem đối với khách hàng kiểmtoán thì chỉ tiêu tổng tài sản, tổng doanh thu hay lợi nhuận trước thuế là quan trọng
và phán ánh đúng nhất tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị, từ đó lựa chọnmức trọng yếu phù hợp dựa trên các chỉ tiêu trên KTV có thể lấy các chỉ tiêu đóhoặc số trung bình giữa một hoặc một số chỉ tiêu trên làm mức trọng yếu tổng thể.Nếu số liệu năm nay chưa có thì mức trọng yếu tại giai đoạn lập kế hoạch nên dựatrên số liệu của năm trước hoặc số liệu kế hoạch năm nay Tại Công ty Kiểm toán
và Tư vấn APEC, mức trọng yếu tổng thể này được sử dụng làm căn cứ để xác địnhmức trọng yếu thực hiện cho các khoản mục trong đó có khoản mục doanh thu
Bảng 1.1: Bảng xác định mức trọng yếu
-Ngưỡng chênh lệch có thể bỏ qua: Là giá trị lớn nhất mà tại đó cácchênh lệch có thể bỏ qua không tìm hiểu nguyên nhân Công ty qui định ngưỡngchênh lệch này “tối đa là 4% của mức trọng yếu thực hiện ” Tỷ lệ này cũng phụthuộc vào các xét đoán của các KTV
Trang 22+) Đánh giá rủi ro: Theo quy định và hướng dẫn của CMKiT Việt Nam số
315, việc đánh giá KSNB ở cấp độ DN giúp KTV xác định rủi ro có sai sót trọngyếu (đặc biệt là rủi ro do gian lận), từ đó, lập kế hoạch kiểm toán và xác định nộidung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán tiếp theo KTV dựa và nhữngđánh giá chung về hệ thống KSNB của khách hàng thông qua việc những công việcnhư phỏng vấn; Quan sát; Kiểm tra các tài liệu, quy trình, chính sách nội bộ củaDoanh nghiệp
-Thiết kế chương trình kiểm toán:
Sau khi có được những hiểu biết về khách hàng, về đặc điểm khoản mụcdoanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ và có đánh giá ban đầu về rủi ro tiềm tàng,rủi ro kiểm soát, KTV thực hiện thiết kế chương trình kiểm toán chi tiết cho khoảnmục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, trong đó nêu lên những dự kiến chitiết về các công việc kiểm toán cần thực hiện, sự phân công công việc giữa cácKTV; quy mô mẫu chọn và dự kiến về các thông tin, tư liệu cần thu thập; thời gianthực hiện và thời gian hoàn thành…và tổng hợp vào kế hoạch kiểm toán
Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn APEC sử dụng kế hoạch và chươngtrình kiểm toán mẫu áp dụng chung cho toàn Công ty nên thông thường KTV khôngcần thực hiện bước công việc này, chỉ cần đọc để nắm rõ các thủ tục cần thiết, tránhtình trạng bỏ sót thủ tục
Thông qua, việc đánh giá hiệu lực của hệ thống KSNB và các thông tinban đầu thu thập về trọng yếu và rủi ro của khoản mục doanh thu bán hàng
và cung cấp dịch vụ, KTV cân nhắc lựa chọn mục tiêu kiểm toán nào cầnphải đảm bảo và thiết kế các thủ tục kiểm toán phù hợp với mục tiêu đặt ra.Đối với khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, giá trị củakhoản mục này trong kỳ có xu hướng bị khai tăng lên Do đó KTV cần tậptrung vào rủi ro về tính hiện hữu và phát sinh Các rủi ro xảy ra sai phạm vềcác cơ sở dẫn liệu khác sẽ được làm chi tiết ở các khoản mục và các yếu tốkhác có quan hệ với khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
1.3.2.Giai đoạn thực hiện kiểm toán
Trang 23Thực hiện kiểm toán là quá trình sử dụng các phương pháp kỹ thuật thích hợpvào đối tượng kiểm toán cụ thể để thu thập bằng chứng kiểm toán Đó là quá trìnhtriển khai một cách chủ động và linh hoạt các công việc đã được đề ra ở trong kếhoạch, chương trình kiểm toán để nhằm mục đích đưa ra ý kiến về tính trung thực
và hợp lý của số liệu trình bày trên BCTC Như vây, thực hiện kiểm toán là quátrình kết hợp các kế hoạch, chương trình kiểm toán với khả năng của KTV để cóđược những kết luận chính xác nhất
-Thực hiện thử nghiệm kiểm soát :
Thử nghiệm kiểm soát được tiến hành nhằm thu thập các bằng chứng
về thiết kế và hoạt động của hệ thống KSNB đối với khoản mục doanh thubán hàng và cung cấp dịch vụ với điều kiện hệ thống KSNB được đánh giá
Quan sát và đánh giá sự hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ, hệthống kế toán có thực sự tồn tại và hoạt động Chú ý xem xét cơ cấu tổchức, bố trí nhân sự cũng như chất lương nhân sự của đội ngũ kế toán,kiểm soát
Kiểm tra dấu hiệu của hệ thống KSNB trên chứng từ kế toán, trên các
Trang 24chứng từ luân chuyển nội bộ, chứng từ mệnh lệnh Chú ý xem xét các chữ
ký trên chứng từ, các hóa đơn, phiếu chi-thu phải được đánh số liên tục
-Thực hiện thủ tục phân tích và thủ tục kiểm tra chi tiết:
Biểu 1.1: Chương trình kiểm toán mẫu doanh thu
CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN
A MỤC TIÊU
Đảm bảo rằng các khoản doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ là có thực; được ghi nhận chính xác, đầy đủ, đúng kỳ và được phân loại và trình bày phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày BCTC được áp dụng.
B RỦI RO CÓ SAI SÓT TRỌNG YẾU CỦA KHOẢN MỤC
Các rủi ro trọng
Người thực hiện
Tham chiếu
C THỦ TỤC KIỂM TOÁN
Người thực hiện
Tham chiếu
I Thủ tục chung
1 Kiểm tra chính sách kế toán áp dụng nhất quán với năm trước và phù
hợp với khuôn khổ về lập và trình bày BCTC được áp dụng.
2 Lập Bảng số liệu tổng hợp có so sánh với số năm trước Đ i chiếu
các số liệu trên Bảng
Trang 25STT Thủ tục
Người thực hiện
Tham chiếu
số liệu tổ
g hợp với Bảng CĐPS,
Sổ Cái,
sổ chi tiết…
và giấy
tờ làm việc của kiểm toán năm trước (nếu có)
II Thủ tục phân tích
1
So sánh doanh thu bán hàng và doanh thu hàng bán bị trả lại, tỷ lệ các
khoản mục giảm trừ doanh thu trên tổng doanh thu giữa năm nay và
năm trước, giải thích những biến động bất thường và đánh giá rủi ro
có sai sót trọng yếu do gian lận.
2
Phân tích sự biến động của tổng doanh thu, doanh thu theo từng loại
hoạt động giữa năm nay với năm trước, giải thích những biến động
bất thường và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận.
III Kiểm tra chi tiết
1 Thu thập Bảng tổng hợp doanh thu theo khách hàng, nhóm hàng hóa,
dịch vụ đã cung cấp theo các tháng trong năm:
- Đối chiếu với các tài liệu có liên quan: Sổ Cái, sổ chi tiết, Báo
cáo của phòng bán hàng, phòng xuất khẩu,… về số lượng, giá trị
và giải thích chênh lệch (nếu có)
Trang 26STT Thủ tục
Người thực hiện
Tham chiếu
- Phân tích biến động theo tháng, theo cùng kỳ năm trước, giải
thích nguyên nhân biến động
2.
Đối chiếu doanh thu hạch toán với doanh thu theo tờ khai VAT trong
năm Giải thích chênh lệch (nếu có).
3.
Đọc lướt Sổ Cái để xác định các nghiệp vụ bất thường (về nội dung,
giá trị, tài khoản đối ứng ) Tìm hiểu nguyên nhân và thực hiện thủ
tục kiểm tra tương ứng (nếu cần).
4. Chọn mẫu các khoản doanh thu ghi nhận trong năm và kiểm tra đếnchứng từ gốc liên quan
5.
Các khoản giảm trừ doanh thu (1): Kiểm tra đến chứng từ gốc đối
với các khoản giảm trừ doanh thu lớn trong năm và các khoản giảm
trừ doanh thu năm nay như
g đã ghi nhận doanh thu trong năm trước, đảm bảo tuân thủ các quy định bán hàng của DN cũng như luật thuế.
6. Kiểm tra tính đúng kỳ của doanh thu:
6.1 Kiểm tra hóa đơn bán hàng, vận đơn, phiếu xuất kho, hợp đồng của kế
Trang 27STT Thủ tục
Người thực hiện
Tham chiếu
các lô hàng được bán trước _ ngày và sau ngày kể từ ngày
kết thúc k
toán và kiểm tra tờ khai thuế các tháng sau ngày kết thúc
kỳ kế toán để đảm bảo doanh thu đã được ghi chép đúng kỳ.
6.2 Kiểm tra tính hợp lý của các lô hàng bị trả lại hoặc giảm giá hàng bán
phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán kế toán, đánh giá
nh hưởng đến khoản doanh thu đã ghi nhận trong năm.
7. Đối với các giao dịch với bên liên quan (1): Kiểm tra việc ghi chép,
phê duyệt, giá bán áp dụng, giá vốn tương ứng, lãi (lỗ) của các giao
dịch này Lưu ý các giao dịch phát sinh gần cuối kỳ kế toán.
Trang 28STT Thủ tục
Người thực hiện
Tham chiếu
Kết hợp với các phần hành có liên quan như Phải thu khách hàng,
hàng tồn kho,…thực hiện thủ tục gửi thư xác nhận để xác nhận các
giao dịch và thông tin về điều khoản hợp đồng,…
8. Đối với các khoản doanh thu có gốc ngoại tệ (1): Kiểm tra cơ sở,
thời điểm xác định tỷ giá quy đổi; đánh giá tính hợp lý và so sánh với
thuyết minh về chính sách kế toán áp dụng.
9. Kiểm tra phân loại và trình bày các khoản doanh thu trên BCTC
IV Thủ tục kiểm toán khác
[Lưu ý: (1) Thủ tục tùy chọn căn cứ vào đặc điểm khách hàng, thực tế cuộc kiểm toán và các phát hiện của KTV].
D KẾT LUẬN
Theo ý kiến của tôi, trên cơ sở các bằng chứng thu thập được từ việc thực hiện các thủ tục ở trên, các mục tiêu kiểm toán trình bày ở phần đầu của chương trình kiểm toán đã đạt được, ngoại trừ các vấn đề sau:
Chữ ký của người thực hiện:
Kết luận khác của Thành viên BGĐ và/hoặc Chủ nhiệm kiểm toán (nếu có):
1.3.3.Giai đoạn kết thúc kiểm toán
Trong bước công việc này, KTV tiến hành soát xét, tập hợp các bằngchứng kiểm toán đã thu thập được khi thực hiện các thủ tục kiểm toán vàđưa ra ý kiến của KTV về khoản mục doanh thu bán hàng được trình bày vàcông bố trên báo cáo tài chính, đồng thời đưa ra các kiến nghị của KTV vềcông tác quản lý bán hàng tại doanh nghiệp
Trang 29Nhóm trưởng của nhóm kiểm toán sẽ tiến hành kiểm tra, soát xét lạitoàn bộ kết quả làm việc của các kiểm toán viên và đánh giá tính đầy đủcủa các bằng chứng thu thập được Sau khi xem xét, đánh giá lại tài liệulàm việc của thành viên trong nhóm kiểm toán, nhóm trưởng sẽ đưa ra ýkiến về chỉ tiêu doanh thu bán hàng được trình bày trên báo cáo tài chính
có được trình bày trung thực và hợp lý xét trên các khía cạnh trọng yếukhông, tức là các mục tiêu kiểm toán doanh thu bán hàng có được thỏamãn không Nếu có sai phạm, KTV sẽ xem xét mức trọng yếu và có thểphải đưa ra bút toán điều chỉnh (xét trong điều kiện là là mức độ sai phạm
có ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC)
Trang 30CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VẬN DỤNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN VÀO KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN APEC THỰC HIỆN TẠI KHÁCH
HÀNG
2.1 Giới thiệu về khách hàng kiểm toán
Để tìm hiểu một cách toàn diện về quy trình kiểm toán khoản mục doanh thubán hàng và cung cấp dịch vụ tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn APEC, em
đã chọn hai khách hàng có những đặc điểm kinh doanh khác nhau để tìm hiểu vàphân tích, đó là khách hàng A và khách hàng B
Khách hàng A là Công ty TNHH một thành viên, hoạt động trong lĩnh vựcxây lắp, được thành lập tại Việt Nam theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số0105851*** do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp đăng ký lần đầungày 11/04/2012, đăng ký thay đổi lần thứ 2 ngày 15/4/2013 Hoạt động chính củakhách hàng A bao gồm xây dựng nhà các loại, xây dựng công trình đường sắt vàđường bộ, xây dựng công trình công ích Khách hàng A là khách hàng năm đầu tiênCông ty Kiểm toán và Tư vấn APEC cung cấp dịch vụ kiểm toán BCTC
Khách hàng B là Công ty Cổ phần Mía đường, được thành lập tại Việt Namtheo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 2603000*** ngày 01/01/2003, vàthay đổi lần đầu vào ngày 25/11/2005 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hóacấp Ngành nghề kinh doanh của khách hàng B là bốc xếp, vận tải hàng hóa đườngbộ; sản xuất và cung ứng các loại giống mía, mía nguyên liệu; kinh doanh đường vàcác loại sản phẩm sau đường như cồn, mật gỉ, ; chế biến nông sản, rau quả Kháchhàng B là khách hàng truyền thống của Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấnAPEC
Trang 31Những đặc điểm về ngành nghề kinh doanh cũng như đặc điểm khách hàngmới hay khách hàng truyền thống làm ảnh hưởng khác nhau đến quy trình kiểmtoán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ và chính điều này là lý do
em lựa chọn hai khách hàng A và B
2.2 Chuẩn bị kiểm toán
2.2.1 Tại khách hàng A
2.2.1.1.Những công việc trước khi thực hiện hợp đồng kiểm toán
Do là khách hàng năm đầu tiên Công ty Kiểm toán và Tư vấn APEC cungcấp dịch vụ kiểm toán BCTC nên thủ tục đánh giá chấp nhận khách hàng mới và rủi
ro hợp đồng được Công ty thực hiện rất cẩn thận Chủ nhiệm kiểm toán tiến hànhthu thập thông tin, tài liệu, phỏng vấn khách hàng Qua đó, KTV nắm bắt được cácthông tin về khách hàng như sau:
Tên ngân hàng doanh nghiệp có giao dịch: Ngân hàng Nông nghiệp và Pháttriển Nông thôn chi nhánh Hà Thành
Khách hàng không có các đơn vị trực thuộc cũng như các khoản đầu tư
Mối quan hệ giữa Công ty và khách hàng được thiết lập qua việc chọn lọc vềgiá trị hợp đồng, về thông báo giá và năng lực của doanh nghiệp kiểm toán
Lý do kiểm toán của khách hàng: khách hàng muốn thay đổi mô hình hoạtđộng cần báo cáo kiểm toán để xác định giá trị doanh nghiệp và nộp báo cáoquyết toán lên công ty mẹ
Trang 32Ngoài ra, KTV còn tiến hành xem xét các vấn đề về việc liên lạc KTV tiềnnhiệm tuy nhiên doanh nghiệp chưa tiến hành kiểm toán lần nào nên không thể liênlạc với KTV tiền nhiệm Sau đó, chủ nhiệm kiểm toán xem xét các yếu tố có thể gâyrủi ro đến chấp nhận khách hàng như mối quan hệ lợi ích tài chính, sự thân thuộcgiữa khách hàng và Công ty kiểm toán
Từ tất cả những thông tin thu thập được, chủ nhiệm kiểm toán đánh giá mực
độ rủi ro hợp đồng đối với khách hàng A ở mức độ thấp Từ đó, hai bên tiến hànhsoạn thảo hợp đồng, thành lập đoàn kiểm toán
2.2.1.2 Tìm hiểu về khách hàng và môi trường hoạt động
Sau khi ký kết hợp đồng, thành lập nhóm kiểm toán Trưởng nhóm kiểm toántiến hành tìm hiểu về khách hàng và môi trường hoạt động
Biểu 2.1: Tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động đối với khách
A MỤC TIÊU:
Thu thập hiểu biết về KH và môi trường hoạt động để xác định và hiểu các sự kiện, giao dịch và thông lệ kinh doanh của KH có ảnh hưởng trọng yếu tới BCTC, qua đó giúp xác định rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn.
B NỘI DUNG CHÍNH:
1 Hiểu biết về môi trường hoạt động và các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến DN:
1.1.Các vấn đề về ngành nghề mà DN kinh doanh và xu hướng của ngành nghề
(1) Thị trường và sự cạnh tranh
Công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xây lắp với khách hàng chủ yếu là các phòng ban liên
Trang 33quan đến các công trình giao thông.
(2) Các hoạt động mang tính chu kỳ hoặc thời vụ:
Công ty không phát sinh các hoạt động chu kỳ, thời vụ nào khác ngoài hoạt động thanh lý tài sản
(4) Nguồn cung cấp đầu vào cho ngành và giá cả:
Nguyên nguyên vật liệu và các dịch vụ đầu vào chủ yếu là từ nội địa, không phát sinh các vấn đề liên quan đến ngoại tệ và xuất nhập khẩu
(2) Hệ thống pháp luật và các quy định áp dụng đối với loại hình/ngành nghề kinh doanh của DN
và có ảnh hưởng trọng yếu tới hoạt động của DN:
Hệ thống pháp luật không ảnh hưởng trọng yếu tới hoạt động của Công ty
(3) Các chính sách do Nhà nước ban hành hiện đang ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của
DN:
- Thông tư 45/2013/TT-BTC
- Thông tư 123/2013/TT-BTC
(4) Các quy định về thuế:
Công ty tuân thủ các quy định về Thuế hiện hành
(5) Các quy định về môi trường ảnh hưởng đến ngành nghề và hoạt động của DN:
Các quy định về môi trường không có nhiều ảnh hưởng đến ngành nghề và hoạt động của Công ty (6) Các thông tin khác:
Không có các thông tin bên ngoài cần lưu ý
1.3 Các yếu tố bên ngoài khác ảnh hưởng tới DN
(1) Thực trạng chung của nền kinh tế :
- Nền kinh tế suy thoái mặc dù đang trên đà phục hồi nhưng vẫn có những ảnh hưởng lớn đến ngành
nghề cung cấp dịch vụ xây lắp của Công ty
Trang 34(2) Biến động về lãi suất, tỷ giá ngoại tệ, lạm phát
- Công ty không phát sinh giao dịch ngoại tệ và vay Ngân hàng tuy nhiên vấn đề lạm phát ảnh hưởng
rất lớn đến việc kinh doanh của Công ty
(3) Các thông tin khác:
Không có
2 Hiểu biết về đặc điểm của DN
2.1 Lĩnh vực hoạt động
(1) Bản chất của các nguồn doanh thu, sản phẩm hay dịch vụ và thị trường
Công ty là đơn vị cung cấp dịch vụ xây lắp sửa chữa các công trình của Bộ Quốc Phòng và các công trình dân dụng khác
(2) Các giai đoạn và quy trình sản xuất, những hoạt động chịu tác động của rủi ro môi trường: Quy trình sản xuất kinh doanh của Công ty không có những rủi ro môi trường
(3) Các liên doanh, liên kết và các hoạt động thuê ngoài quan trọng:
Không có
(4) Sự phân tán về địa lý và phân khúc thị trường:
Không có
(5) Địa điểm sản xuất, nhà kho, văn phòng, số lượng và địa điểm hàng tồn kho:
Chủ yếu tại các công trường trên cùng địa bàn
(6) Các khách hàng chính:
Các trụ sở, phòng ban trực thuộc Bộ Quốc Phòng và một số ban ngành chủ đầu tư dự án xây dựng dân dụng, công nghiệp khác
(7) Các nhà cung cấp chính:
Các Khách hàng cung cấp dịch vụ, nguyên vật liệu trong nước Nguồn lao động chủ yếu đến
từ địa bàn quanh công trình thi công
(8) Các thỏa thuận quan trọng với người LĐ:
Công ty có thỏa ước lao động cá nhân, tập thể, có tham gia đóng bảo hiểm cho người lao động cũng như hỗ trợ kinh phí công đoàn và các đãi ngộ khác liên quan đến lợi ích của người lao động
(9) Các hoạt động, chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển:
Công ty hàng năm có trích quỹ đầu tư phát triển để khuyến khích sang tạo trong lao động (10) Các giao dịch với bên liên quan:
Chủ yếu giao dịch với Tổng công ty 36
Trang 352.1 Loại hình sở hữu và bộ máy quản trị
(4) Các bên liên quan
Không có (Giao dịch chủ yếu với Công ty 36 qua tài khoản phải thu phải trả nội bộ)
(5) Mô tả cơ cấu tổ chức của DN
Văn phòng công ty bao gồm: Phòng Tài chính kế toán, phòng văn thư, phòng tài vụ, phòng kỹ thuật và các đội thi công công trình
2.3 Các hoạt động đầu tư và tài chính của DN
(1) Việc mua, bán, chia tách DN, tăng/giảm nguồn vốn kinh doanh đã được lập kế hoạch hoặc
được thực hiện gần đây:
3 Hiểu biết về các chính sách kế toán áp dụng
(1) Các chính sách kế toán áp dụng đối với các giao dịch quan trọng
Công ty áp dụng theo đúng chế độ kế toán và các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam hiện hành (2) Các loại ước tính kế toán:
Trong kỳ công ty ước tính trích lập dự phòng đối với các khoản phải thu khó đòi
Trang 36(3) Kế toán giá trị hợp lý các tài sản, các khoản nợ phải trả và các giao dịch ngoại tệ; kế toán các giao dịch bất thường
Công ty chưa theo dõi và trích khấu hao tài sản cố định theo đúng quy định hiện hành
(4) Các chính sách kế toán đối với vấn đề mới/gây tranh cãi (nếu có)
4 Mục tiêu, chiến lược và những rủi ro kinh doanh có liên quan
(1) Sự phát triển của ngành nghề, sản phẩm hoặc dịch vụ mới
Công ty không mở rộng ngành nghề kinh doanh
(2) Mở rộng phạm vi kinh doanh
Không ty không mở rộng phạm vi kính doanh
(3) Những yêu cầu mới về kế toán
Áp dụng 37 chuẩn mực kế toán mới ban hành
(4) Những quy định pháp lý mới
Không có nhiều thay đổi
(5) Sử dụng công nghệ thông tin
Không có nhiều thay đổi
(6) Thực hiện một chiến lược, đặc biệt là ảnh hưởng dẫn đến những yêu cầu kế toán mới
Không có
(7) Chiến lược khác
Không có
5 Việc đo lường và đánh giá kết quả hoạt động
(1) Những chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động chủ yếu (tài chính và phi tài chính), những tỉ suất quan trọng, những xu hướng và số liệu thống kê hoạt động:
Tỷ suất về lợi nhuận
Tỷ suất về hiệu quả sử dụng tài sản
Tỷ suất về hiệu quả sử dụng vốn
(2) Phân tích kết quả hoạt động theo từng giai đoạn:
Phân tích biến động trong kỳ qua các tháng, quý
Phân tích biến động số dư, số phát sinh của năm nay so với năm trước
Trang 37(3) Kế hoạch tài chính, dự báo, phân tích biến động, thông tin về các bộ phận và các báo cáo đánh giá hoạt động của các bộ phận, phòng ban hoặc các cấp khác:
Công ty có kế hoạch khắc phục hạn chế và phát huy ưu điểm so với năm trước và hướng tới có kế hoạch cụ thể năm sau đối với các phòng ban qua thủ tục phân biến biến động và các chỉ tiêu khác (4) Các tiêu chí đánh giá năng lực nhân viên và chính sách lương bổng ưu đãi:
Có kiểm tra, đánh giá năng lực của nhân viên và có chính sách lương bổng ưu đãi
(5) So sánh kết quả hoạt động của đơn vị với các đối thủ cạnh tranh:
Không có
6 Các vấn đề khác
6.1 Nhân sự chủ chốt của DN
Họ tên Chức vụ Bằng cấp và kinh nghiệm Liên lạc (mail/tel)
6.2 Nhân sự kế toán
Họ tên Chức vụ Công việc Liên lạc (mail/tel)
6.3 Các thông tin hành chính khác
(1) Địa chỉ của DN và các đơn vị liên quan (nếu có)
Số ngách ngõ Bùi Xương Trạch, Q Thanh Xuân, Hà Nội
(2) Thông tin về ngân hàng mà DN mở tài khoản
Thông tin tài khoản ngân hàng xem trên hợp đồng kiểm toán
(3) Thông tin về luật sư mà DN sử dụng
Đơn vị không cung cấp thông tin
C KẾT LUẬN:
Mô tả rủi ro Ảnh hưởng
RR đáng kể (1)
Biện pháp xử lý/Thủ tục kiểm
toán (2) 1/ Rủi ro có sai sót trọng yếu ở cấp độ BCTC và biện pháp xử lý
Rủi ro trong việc ghi
nhận doanh thu, chi phí
Tình hình tài chính
Tiến hành thử nghiệm kiểm soát đối với chu trình bán hàng thu tiền và ghi nhận hàng tồn kho
Trang 38Rủi ro trong việc theo
dõi ghi nhận và trích
khấu hao tài sản cố định
Tính phù hợp trong việc trích chi phí KHTSCĐ trong kỳ
V Tiến hành thử nghiệm kiểm soátđối với chu trình ghi nhận tài sản
cố định
2/ Rủi ro có sai sót trọng yếu ở cấp độ CSDL và các thủ tục kiểm toán cụ thể
công trình
công trình Tài khoản 211
V
Kiểm tra bảng trích khấu hao, biến động tăng giảm tài sản trong kỳ, điều kiện ghi nhận tài sản
Tài khoản 214
V
Kiểm tra bảng trích khấu hao, biến động tăng giảm tài sản trong kỳ, điều kiện ghi nhận tài sản
Sau khi thực hiện các công việc tìm hiểu thông tin như trên, trưởng nhómkiểm toán nhận thấy có thể có rủi ro có sai sót trọng yếu trong việc ghi nhận doanhthu cũng như liên quan đến tài khoản 511 Từ đó KTV đưa ra biện pháp xử lý là tiếnhành thử nghiệm kiểm soát đối với chu trình bán hàng, phải thu và thu tiền, ghinhận hàng tồn kho cũng như kiểm tra chi tiết dự toán và quyết toán công trình
2.2.1.3 Tìm hiểu KSNB của khách hàng đối với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Sau khi trưởng nhóm kiểm toán tiến hành tìm hiểu về khách hàng và môitrường hoạt động, KTV thực hiện việc tìm hiểu KSNB của khách hàng đối vớidoanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Đây là bước vô cùng quan trọng để KTVđánh giá về mặt thiết kế và thực hiện đối với các kiểm soát chính đối với chu trìnhbán hàng, phải thu và thu tiền cũng như doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.Qua đó, KTV quyết định xem liệu xem có thực hiện thử nghiệm kiểm soát không vàthiết kế các thủ tục kiểm tra cơ bản phù hợp và có hiệu quả KTV tiến hành tìm hiểucác khía cạnh kinh doanh chủ yếu liên quan đến bán hàng, các chính sách kế toán ápdụng, mô tả chu trình bán hàng, phải thu và thu tiền, soát xét về thiết kế và thựchiện các kiểm soát chính
Trang 39Biểu 2.2: Tìm hiểu KSNB đối với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch
Nội dung: TÌM HIỂU CHU TRÌNH BÁN HÀNG,
PHẢI THU, THU TIỀN
Người thực hiện Người soát xét 1 Người soát xét 2
A MỤC TIÊU:
(1) Xác định và hiểu được các giao dịch và sự kiện liên quan tới chu trình KD quan trọng;
(2) Đánh giá về mặt thiết kế và thực hiện đối với các kiểm soát chính của chu trình KD này; (3) Quyết định xem liệu có thực hiện thử nghiệm kiểm soát không;
(4) Thiết kế các thủ tục kiểm tra cơ bản phù hợp và có hiệu quả.
B CÁC BƯỚC CÔNG VIỆC THỰC HIỆN:
1 Hiểu biết về các khía cạnh kinh doanh chủ yếu liên quan tới bán hàng, phải thu và thu tiền
(6) Các sản phẩm và dịch vụ chính của DN:
Đơn vị chủ yếu cung cấp dịch vụ xây lắp, sửa chữa công trình nhà, đường bộ, đường sắt, các công trình công ích
(7) Cơ cấu các loại doanh thu của từng loại sản phẩm, dịch vụ trên tổng doanh thu:
Doanh thu xây lắp, sửa chữa nhà, đường bộ, đường sắt, các công trình công ích chiếm 98% tổng doanh thu
(8) Phương thức bán hàng chủ yếu của DN và các kênh phân phối (Bán buôn, bán lẻ, trả chậm, trả góp, trao đổi hàng, bán hàng thu tiền ngay, bán qua đại lý):
Công ty không phải là doanh nghiệp cung cấp hàng hóa
(9) Thị phần của sản phẩm và dịch vụ, mức độ cạnh tranh và các kênh phân phối:
Chiếm thị phần nhỏ trong ngành xây lắp
(10) Quy mô và loại khách hàng, mức độ phụ thuộc vào khách hàng lớn:
Chủ yếu là các công trình của Bộ Quốc Phòng, một phần nhỏ trong số đó là các công trình công ích và dân dụng
Trang 40(11) Tính thời vụ của hàng hóa, sản phẩm:
Không có
(12) Chính sách giá bán, giảm giá, chiết khấu, khuyến mại, hoa hồng bán hàng và tín dụng:
Đơn vị có trích phần trăm bảo hành các công trình, ghi nhận giá vốn theo đúng chuẩn mực kế toán Việt Nam và các quy định hiện hành
(13) Chính sách và thủ tục liên quan đến hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán:
(16) Các loại thuế liên quan đến bán hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ:
Thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân
(17) Công tác quản lý nợ phải thu:
Quản lý công nợ phải thu theo từng đối tượng và từng công trình, có trích lập dự phòng phải thu khó đòi
(18) Các quy định pháp lý có liên quan đến bán hàng và tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm:
Có quy định tạm ứng hợp đồng xây lắp, áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật công trình và vật liệu thi công
(19) Các rủi ro liên quan tới quá trình thu tiền bán hàng:
(20) Các thông tin khác:
Không có
2 Hiểu biết về chính sách kế toán áp dụng
1 Thời điểm ghi nhận doanh thu:
Tại thời điểm xuất hóa đơn công trình hoặc nghiệm thu bàn giao giá trị khối lượng hoàn thành
2 Cơ sở ghi nhận doanh thu, phải thu:
Dựa vào nguyên tắc ghi nhận doanh thu theo chuẩn mực kế toán Việt Nam
3 Các ước tính kế toán và xét đoán sử dụng liên quan đến bán hàng, phải thu (tỷ lệ hoàn thành sản phẩm, tỷ lệ dự phòng bảo hành sản phẩm, dự phòng phải thu khó đòi…):
Doanh nghiệp có trích % bảo hành của từng công trình hoàn thành
4 Thủ tục, chính sách gửi hàng, bán hàng đại lý:
Không có