2.2.1. Tại khách hàng A
2.2.1.1.Những công việc trước khi thực hiện hợp đồng kiểm toán
Do là khách hàng năm đầu tiên Công ty Kiểm toán và Tư vấn APEC cung cấp dịch vụ kiểm toán BCTC nên thủ tục đánh giá chấp nhận khách hàng mới và rủi ro hợp đồng được Công ty thực hiện rất cẩn thận. Chủ nhiệm kiểm toán tiến hành thu thập thông tin, tài liệu, phỏng vấn khách hàng. Qua đó, KTV nắm bắt được các thông tin về khách hàng như sau:
• Tên KH: Công ty TNHH MTV A
• Địa chỉ: Số , ngách , ngõ , phố Bùi Xương Trạch, P. Khương Đình, Q. Thanh Xuân, Hà Nội
• Năm thành lập: 2012
• Ngành nghề kinh doanh và hàng hóa, dịch vụ cung cấp của khách hàng là xây dựng nhà các loại; xây dựng công trình đường sắt, đường bộ; xây dựng công trình công ích; xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác; hoàn thiện công trình xây dựng; phá dỡ; sửa chữa máy móc, thiết bị; lắp đặt hệ thống xây dựng khác;…
• Tên ngân hàng doanh nghiệp có giao dịch: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Hà Thành
• Khách hàng không có các đơn vị trực thuộc cũng như các khoản đầu tư
• Mối quan hệ giữa Công ty và khách hàng được thiết lập qua việc chọn lọc về giá trị hợp đồng, về thông báo giá và năng lực của doanh nghiệp kiểm toán.
• Lý do kiểm toán của khách hàng: khách hàng muốn thay đổi mô hình hoạt động cần báo cáo kiểm toán để xác định giá trị doanh nghiệp và nộp báo cáo
quyết toán lên công ty mẹ.
Ngoài ra, KTV còn tiến hành xem xét các vấn đề về việc liên lạc KTV tiền nhiệm tuy nhiên doanh nghiệp chưa tiến hành kiểm toán lần nào nên không thể liên lạc với KTV tiền nhiệm. Sau đó, chủ nhiệm kiểm toán xem xét các yếu tố có thể gây rủi ro đến chấp nhận khách hàng như mối quan hệ lợi ích tài chính, sự thân thuộc giữa khách hàng và Công ty kiểm toán.
Từ tất cả những thông tin thu thập được, chủ nhiệm kiểm toán đánh giá mực độ rủi ro hợp đồng đối với khách hàng A ở mức độ thấp. Từ đó, hai bên tiến hành soạn thảo hợp đồng, thành lập đoàn kiểm toán.
2.2.1.2. Tìm hiểu về khách hàng và môi trường hoạt động
Sau khi ký kết hợp đồng, thành lập nhóm kiểm toán. Trưởng nhóm kiểm toán tiến hành tìm hiểu về khách hàng và môi trường hoạt động.
Biểu 2.1: Tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động đối với khách hàng A
A310 CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN
APEC
Tên khách hàng: CÔNG TY TNHH MTV
Ngày kết thúc kỳ kế toán: 31/12/2014
Nội dung: TÌM HIỂU KHÁCH HÀNG VÀ MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG Tên Ngày Người thực hiện Người soát xét 1 Người soát xét 2 A. MỤC TIÊU:
Thu thập hiểu biết về KH và môi trường hoạt động để xác định và hiểu các sự kiện, giao dịch và thông lệ kinh doanh của KH có ảnh hưởng trọng yếu tới BCTC, qua đó giúp xác định rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn.
B. NỘI DUNG CHÍNH:
1. Hiểu biết về môi trường hoạt động và các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến DN:
(1) Thị trường và sự cạnh tranh
Công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xây lắp với khách hàng chủ yếu là các phòng ban liên quan đến các công trình giao thông.
(2) Các hoạt động mang tính chu kỳ hoặc thời vụ:
Công ty không phát sinh các hoạt động chu kỳ, thời vụ nào khác ngoài hoạt động thanh lý tài sản cố định
(3) Công nghệ có liên quan tới sản phẩm của đơn vị, các thay đổi trong công nghệ sản xuất (nếu có):
Do đặc thù công ty là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xây lắp nên công nghệ không có nhiều ảnh hưởng tới việc sản xuất kinh doanh của Công ty
(4) Nguồn cung cấp đầu vào cho ngành và giá cả:
Nguyên nguyên vật liệu và các dịch vụ đầu vào chủ yếu là từ nội địa, không phát sinh các vấn đề liên quan đến ngoại tệ và xuất nhập khẩu
(5) Các thông tin khác:
Không phát sinh thêm các thông tin cần lưu ý
1.2. Các yếu tố pháp lý
(1) Chế độ kế toán và các thông lệ kế toán (nếu có) áp dụng cho ngành nghề kinh doanh của DN
:
Công ty áp dụng chế độ kế toán Việt Nam và các quy định hiện hành do Bộ tài chính, Bộ xây dựng ban hành cùng các quy định về Thuế.
(2) Hệ thống pháp luật và các quy định áp dụng đối với loại hình/ngành nghề kinh doanh của DN và có ảnh hưởng trọng yếu tới hoạt động của DN:
Hệ thống pháp luật không ảnh hưởng trọng yếu tới hoạt động của Công ty
(3) Các chính sách do Nhà nước ban hành hiện đang ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của DN:
- Thông tư 45/2013/TT-BTC
- Thông tư 123/2013/TT-BTC
(4) Các quy định về thuế:
Công ty tuân thủ các quy định về Thuế hiện hành
(5) Các quy định về môi trường ảnh hưởng đến ngành nghề và hoạt động của DN:
Các quy định về môi trường không có nhiều ảnh hưởng đến ngành nghề và hoạt động của Công ty
(6) Các thông tin khác:
Không có các thông tin bên ngoài cần lưu ý
1.3. Các yếu tố bên ngoài khác ảnh hưởng tới DN
(1) Thực trạng chung của nền kinh tế :
ngành
nghề cung cấp dịch vụ xây lắp của Công ty (2) Biến động về lãi suất, tỷ giá ngoại tệ, lạm phát
- Công ty không phát sinh giao dịch ngoại tệ và vay Ngân hàng tuy nhiên vấn đề lạm phát ảnh hưởng
rất lớn đến việc kinh doanh của Công ty (3) Các thông tin khác:
Không có
2. Hiểu biết về đặc điểm của DN
2.1. Lĩnh vực hoạt động
(1) Bản chất của các nguồn doanh thu, sản phẩm hay dịch vụ và thị trường
Công ty là đơn vị cung cấp dịch vụ xây lắp sửa chữa các công trình của Bộ Quốc Phòng và các công trình dân dụng khác
(2) Các giai đoạn và quy trình sản xuất, những hoạt động chịu tác động của rủi ro môi trường: Quy trình sản xuất kinh doanh của Công ty không có những rủi ro môi trường
(3) Các liên doanh, liên kết và các hoạt động thuê ngoài quan trọng: Không có
(4) Sự phân tán về địa lý và phân khúc thị trường: Không có
(5) Địa điểm sản xuất, nhà kho, văn phòng, số lượng và địa điểm hàng tồn kho: Chủ yếu tại các công trường trên cùng địa bàn
(6) Các khách hàng chính:
Các trụ sở, phòng ban trực thuộc Bộ Quốc Phòng và một số ban ngành chủ đầu tư dự án xây dựng dân dụng, công nghiệp khác
(7) Các nhà cung cấp chính:
Các Khách hàng cung cấp dịch vụ, nguyên vật liệu trong nước. Nguồn lao động chủ yếu đến từ địa bàn quanh công trình thi công
(8) Các thỏa thuận quan trọng với người LĐ:
Công ty có thỏa ước lao động cá nhân, tập thể, có tham gia đóng bảo hiểm cho người lao động cũng như hỗ trợ kinh phí công đoàn và các đãi ngộ khác liên quan đến lợi ích của người lao động
(9) Các hoạt động, chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển:
Công ty hàng năm có trích quỹ đầu tư phát triển để khuyến khích sang tạo trong lao động
(10) Các giao dịch với bên liên quan: Chủ yếu giao dịch với Tổng công ty 36
2.1. Loại hình sở hữu và bộ máy quản trị (1) Loại hình sở hữu: Công ty TNHH MTV (2) Sở hữu DN: Vốn nhà nước: 100% (3) Hội đồng quản trị: Không có
(4) Các bên liên quan
Không có (Giao dịch chủ yếu với Công ty 36 qua tài khoản phải thu phải trả nội bộ)
(5) Mô tả cơ cấu tổ chức của DN
Văn phòng công ty bao gồm: Phòng Tài chính kế toán, phòng văn thư, phòng tài vụ, phòng kỹ thuật và các đội thi công công trình
2.3. Các hoạt động đầu tư và tài chính của DN
(1) Việc mua, bán, chia tách DN, tăng/giảm nguồn vốn kinh doanh đã được lập kế hoạch hoặc được thực hiện gần đây:
Không có
(2) Các hoạt động đầu tư vốn; Mua/bán chứng khoán và các khoản nợ; Các khoản đầu tư vào các đơn vị không dẫn đến hợp nhất BCTC
Không có
(3) Các Cty con và các đơn vị liên kết lớn Không có
(4) Cơ cấu nợ và các điều khoản liên quan, bao gồm cả các thỏa thuận tài trợ và cho thuê tài chính được phản ánh ngoài bảng CĐKT:
Trong năm tài chính Công ty chủ yếu phát sinh vay ngắn hạn dài hạn ngân hàng, chỉ phát sinh việc huy động vốn cá nhân
(5) Đối tượng thụ hưởng (trong nước, ngoài nước, uy tín kinh doanh và kinh nghiệm) và các bên liên quan:
Không có
(6) Sử dụng các công cụ tài chính phái sinh. Không có
3. Hiểu biết về các chính sách kế toán áp dụng
(1) Các chính sách kế toán áp dụng đối với các giao dịch quan trọng
(2) Các loại ước tính kế toán:
Trong kỳ công ty ước tính trích lập dự phòng đối với các khoản phải thu khó đòi
(3) Kế toán giá trị hợp lý các tài sản, các khoản nợ phải trả và các giao dịch ngoại tệ; kế toán các giao dịch bất thường
Công ty chưa theo dõi và trích khấu hao tài sản cố định theo đúng quy định hiện hành (4) Các chính sách kế toán đối với vấn đề mới/gây tranh cãi (nếu có)
- Thông tư 45/2013/TT-BTC
(5) Các quy đinh mới về kế toán, hoặc mới có hiệu lực (nếu có)
- Thông tư 45/2013/TT-BTC
(6) Các thay đổi chính sách kế toán (nếu có) - Thông tư 45/2013/TT-BTC
4. Mục tiêu, chiến lược và những rủi ro kinh doanh có liên quan (1) Sự phát triển của ngành nghề, sản phẩm hoặc dịch vụ mới Công ty không mở rộng ngành nghề kinh doanh
(2) Mở rộng phạm vi kinh doanh
Không ty không mở rộng phạm vi kính doanh (3) Những yêu cầu mới về kế toán
Áp dụng 37 chuẩn mực kế toán mới ban hành (4) Những quy định pháp lý mới
Không có nhiều thay đổi (5) Sử dụng công nghệ thông tin Không có nhiều thay đổi
(6) Thực hiện một chiến lược, đặc biệt là ảnh hưởng dẫn đến những yêu cầu kế toán mới Không có
(7) Chiến lược khác Không có
5. Việc đo lường và đánh giá kết quả hoạt động
(1) Những chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động chủ yếu (tài chính và phi tài chính), những tỉ suất quan trọng, những xu hướng và số liệu thống kê hoạt động:
Tỷ suất về lợi nhuận
Tỷ suất về hiệu quả sử dụng tài sản Tỷ suất về hiệu quả sử dụng vốn
Phân tích biến động trong kỳ qua các tháng, quý
Phân tích biến động số dư, số phát sinh của năm nay so với năm trước
(3) Kế hoạch tài chính, dự báo, phân tích biến động, thông tin về các bộ phận và các báo cáo đánh giá hoạt động của các bộ phận, phòng ban hoặc các cấp khác:
Công ty có kế hoạch khắc phục hạn chế và phát huy ưu điểm so với năm trước và hướng tới có kế hoạch cụ thể năm sau đối với các phòng ban qua thủ tục phân biến biến động và các chỉ tiêu khác
(4) Các tiêu chí đánh giá năng lực nhân viên và chính sách lương bổng ưu đãi: Có kiểm tra, đánh giá năng lực của nhân viên và có chính sách lương bổng ưu đãi
(5) So sánh kết quả hoạt động của đơn vị với các đối thủ cạnh tranh: Không có
6. Các vấn đề khác
6.1. Nhân sự chủ chốt của DN
Họ tên Chức vụ Bằng cấp và kinh nghiệm Liên lạc (mail/tel)
Nguyễn Hồng Tâm Giám đốc Mai Văn Vinh Phó Giám đốc Đinh Minh Nam Kế toán trưởng
6.2. Nhân sự kế toán
Họ tên Chức vụ Công việc Liên lạc (mail/tel)
Đinh Minh Nam Kế toán trưởng
6.3. Các thông tin hành chính khác
(1) Địa chỉ của DN và các đơn vị liên quan (nếu có) Số ngách ngõ Bùi Xương Trạch, Q. Thanh Xuân, Hà Nội
(2) Thông tin về ngân hàng mà DN mở tài khoản
Thông tin tài khoản ngân hàng xem trên hợp đồng kiểm toán
(3) Thông tin về luật sư mà DN sử dụng Đơn vị không cung cấp thông tin
C. KẾT LUẬN:
Mô tả rủi ro Ảnh hưởng
RR đáng kể
(1)
Biện pháp xử lý/Thủ tục kiểm toán (2)
1/ Rủi ro có sai sót trọng yếu ở cấp độ BCTC và biện pháp xử lý
nhận doanh thu, chi phí trong năm đối với chu trình bán hàng thu tiền và ghi nhận hàng tồn kho Rủi ro trong việc theo
dõi ghi nhận và trích khấu hao tài sản cố định
Tính phù hợp trong việc trích chi phí KHTSCĐ trong kỳ
V Tiến hành thử nghiệm kiểm soát đối với chu trình ghi nhận tài sản cố định
2/ Rủi ro có sai sót trọng yếu ở cấp độ CSDL và các thủ tục kiểm toán cụ thể
Tài khoản 511 V Kiểm tra dự toán và quyết toán công trình
Tài khoản 632 V Kiểm tra dự toán và quyết toán công trình
Tài khoản 211
V
Kiểm tra bảng trích khấu hao, biến động tăng giảm tài sản trong kỳ, điều kiện ghi nhận tài sản
Tài khoản 214
V
Kiểm tra bảng trích khấu hao, biến động tăng giảm tài sản trong kỳ, điều kiện ghi nhận tài sản
Sau khi thực hiện các công việc tìm hiểu thông tin như trên, trưởng nhóm kiểm toán nhận thấy có thể có rủi ro có sai sót trọng yếu trong việc ghi nhận doanh thu cũng như liên quan đến tài khoản 511. Từ đó KTV đưa ra biện pháp xử lý là tiến hành thử nghiệm kiểm soát đối với chu trình bán hàng, phải thu và thu tiền, ghi nhận hàng tồn kho cũng như kiểm tra chi tiết dự toán và quyết toán công trình.
2.2.1.3. Tìm hiểu KSNB của khách hàng đối với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Sau khi trưởng nhóm kiểm toán tiến hành tìm hiểu về khách hàng và môi trường hoạt động, KTV thực hiện việc tìm hiểu KSNB của khách hàng đối với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Đây là bước vô cùng quan trọng để KTV đánh giá về mặt thiết kế và thực hiện đối với các kiểm soát chính đối với chu trình bán hàng, phải thu và thu tiền cũng như doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Qua đó, KTV quyết định xem liệu xem có thực hiện thử nghiệm kiểm soát không và thiết kế các thủ tục kiểm tra cơ bản phù hợp và có hiệu quả. KTV tiến hành tìm hiểu các khía cạnh kinh doanh chủ yếu liên quan đến bán hàng, các chính sách kế toán áp
dụng, mô tả chu trình bán hàng, phải thu và thu tiền, soát xét về thiết kế và thực hiện các kiểm soát chính.
Biểu 2.2: Tìm hiểu KSNB đối với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đối với khách hàng A
A410 CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN
APEC
Tên khách hàng: Công ty TNHH MTV
Ngày kết thúc kỳ kế toán: 31/12/2014
Nội dung: TÌM HIỂU CHU TRÌNH BÁN HÀNG, PHẢI THU, THU TIỀN
Tên Ngày Người thực hiện Người soát xét 1 Người soát xét 2 A. MỤC TIÊU:
(1) Xác định và hiểu được các giao dịch và sự kiện liên quan tới chu trình KD quan trọng; (2) Đánh giá về mặt thiết kế và thực hiện đối với các kiểm soát chính của chu trình KD này; (3) Quyết định xem liệu có thực hiện thử nghiệm kiểm soát không;
(4) Thiết kế các thủ tục kiểm tra cơ bản phù hợp và có hiệu quả.
B. CÁC BƯỚC CÔNG VIỆC THỰC HIỆN:
1. Hiểu biết về các khía cạnh kinh doanh chủ yếu liên quan tới bán hàng, phải thu và thu tiền
(6) Các sản phẩm và dịch vụ chính của DN:
Đơn vị chủ yếu cung cấp dịch vụ xây lắp, sửa chữa công trình nhà, đường bộ, đường sắt, các công trình công ích
(7) Cơ cấu các loại doanh thu của từng loại sản phẩm, dịch vụ trên tổng doanh thu:
Doanh thu xây lắp, sửa chữa nhà, đường bộ, đường sắt, các công trình công ích chiếm 98% tổng doanh thu
(8) Phương thức bán hàng chủ yếu của DN và các kênh phân phối (Bán buôn, bán lẻ, trả chậm, trả góp, trao đổi hàng, bán hàng thu tiền ngay, bán qua đại lý):
Công ty không phải là doanh nghiệp cung cấp hàng hóa
(9) Thị phần của sản phẩm và dịch vụ, mức độ cạnh tranh và các kênh phân phối: Chiếm thị phần nhỏ trong ngành xây lắp
(10) Quy mô và loại khách hàng, mức độ phụ thuộc vào khách hàng lớn: