Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn APEC thực hiện (Trang 98)

Thứ nhất, căn cứ đưa ra kiến nghị: CMKiT “ Thủ tục phân tích” ( CMKiT 520)

quy định việc sử dụng thủ tục phân tích. Thủ tục phân tích có thể giúp KTV xác định sự tồn tại của các giao dịch, sự kiện bất thường, các số liệu, tỷ trọng và xu hướng có thể là dấu hiệu của các vấn đề có ảnh hưởng đến cuộc kiểm toán, từ đó, xác định được rủi ro có sai sót trọng yếu, đặc biệt là rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận. Chuẩn mực cũng quy định thủ tục phân tích bao gồm việc so sánh thông tin tài chính của đơn vị với các thông tin tương tự của ngành, với số liệu trung bình của ngành, hoặc với các đơn vị khác trong cùng ngành có cùng quy mô hoạt động.

Do đó, kiến nghị: KTV cần thiết phải sử dụng thêm các số liệu tham khảo như số liệu bình quân của ngành, của các công ty uy tín, công ty đầu ngành trong lĩnh vực của khách hàng kết hợp với các thông tin về tình hình môi trường kinh doanh, tình hình chung của nền kinh tế để phân tích. Việc sử dụng các thông tin này không những trợ giúp cho việc phân tích các biến động bất thường, phát hiện các rủi ro mà nó còn giúp kiểm toán viên phát hiện sự yếu kém trong kiểm soát, quản lý của đơn vị để đưa ra các tư vấn cần thiết trong thư quản lý.

Tuy nhiên, kiểm toán viên không thể lấy các giá trị này một cách tùy tiện. Kiểm toán viên cần phải sử dụng có chọn lọc số liệu lấy từ các nguồn có uy tín, có đảm bảo. Nếu cần thiết, có thể thành lập một bộ phận hỗ trợ các kiểm toán viên trong việc tìm kiếm

chóng, giúp giảm bớt khối lượng công việc cho các KTV.

Thứ hai, căn cứ đưa ra kiến nghị: Theo CMKiT Việt Nam số 200, mục tiêu tổng thể

của KTV và doanh nghiệp kiểm toán khi thực hiện một cuộc kiểm toán BCTC là: “Đạt được sự đảm bảo hợp lý rằng liệu báo cáo tài chính, xét trên phương diện tổng thể, có còn sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn hay không, từ đó giúp kiểm toán viên đưa ra ý kiến về việc liệu báo cáo tài chính có được lập phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng, trên các khía cạnh trọng yếu hay không; Lập báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính và trao đổi thông tin theo quy định của chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, phù hợp với các phát hiện của kiểm toán viên”. Mục tiêu chung của kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là đảm bảo doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ được lập và trình bày trên BCTC một cách trung thực và hợp lý. Bên cạnh đó, các mục tiêu đặc thù KTV cũng cần xác định khi kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, đó là tính có thực (tồn tại hay phát sinh); tính chính xác; tính đầy đủ; tính đúng kỳ; tính phân loại và trình bày.

Do đó, kiến nghị: KTV cần thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết hướng đến nhiều mục tiêu khác nhau, ngoài mục đảm bảo tính có thật, đúng kỳ và chính xác. Chẳng hạn, để đảm bảo các khoản doanh thu được ghi nhận đầy đủ, KTV có thể tiến hành chọn ngẫu nhiên các biên bản nghiệm thu, kiểm tra việc ghi nhận doanh thu. Công ty nên xây dựng một thư viện các thủ tục kiểm tra chi tiết hướng đến các mục tiêu khác nhau, phù hợp với từng lĩnh vực kinh doanh của khách hàng như xây lắp, thương mại, bất động sản.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn APEC thực hiện (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w