2.2.2.1.Những công việc trước khi thực hiện hợp đồng kiểm toán
Do khách hàng B là một khách hàng đã được Công ty Kiểm toán và Tư vấn APEC kiểm toán BCTC từ những năm trước, nên công việc đánh giá chấp nhận
khách hàng được thực hiện một cách đơn giản hơn so với khách hàng A. Những thông tin cơ bản của khách hàng đã được lưu trong hồ sơ kiểm toán những năm trước và hồ sơ kiểm toán chung. Các thông tin về khách hàng B như sau:
• Tên khách hàng: Công ty cổ phần Mía đường
• Địa chỉ: Thị trấn Vân Du, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa
• Ngành nghề kinh doanh và hàng hóa, dịch vụ cung cấp của khách hàng là bốc xếp, vận tải hàng hóa đường bộ; sản xuất và cung ứng các loại giống mía, mía nguyên liệu; kinh doanh đường và các loại sản phẩm sau đường như: cồn, mật gỉ..
• Chuẩn mực và chế độ kế toán mà doanh nghiệp áp dụng trong việc lập và trình bày BCTC là Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp và các chuẩn mực kế toán hiện hành
• Lý do kiểm toán BCTC để báo cáo cơ quan Nhà nước, phục vụ đại hội cổ đông Công ty, tổ chức tín dụng, thuế,..
Thực chất của công việc đánh giá chấp nhận khách hàng cũ là KTV xem xét các vấn đề liên quan đến mức phí kiểm toán như khách hàng có nợ phí kiểm toán hay không, cũng như các vấn đề liên quan đến mối quan hệ giữa khách hàng và công ty. Sau các bước xem xét vấn để ở trên, KTV đánh giá rủi ro hợp đồng đối với khách hàng B ở mức độ thấp và chấp nhận duy trì khách hàng. Từ đó, hai bên đi đến soạn thảo, ký kết hợp đồng.
2.2.2.2.Tìm hiểu về khách hàng và môi trường hoạt động
Do khách hàng B là khách hàng cũ của công ty nên KTV tiến hành tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động thực chất là cập nhật những thay đổi, ảnh hưởng của môi trường kinh doanh đến khách hàng.
Biểu 2.5: Tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động đối với khách hàng B
A310 CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN
APEC
Tên khách hàng: CÔNG TY CP MÍA ĐƯỜNG
Ngày kết thúc kỳ kế toán: 31/12/2014
Nội dung: TÌM HIỂU KHÁCH HÀNG VÀ MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG Tên Ngày Người thực hiện Người soát xét 1 Người soát xét 2 A. MỤC TIÊU:
Thu thập hiểu biết về KH và môi trường hoạt động để xác định và hiểu các sự kiện, giao dịch và thông lệ kinh doanh của KH có ảnh hưởng trọng yếu tới BCTC, qua đó giúp xác định rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn.
B. NỘI DUNG CHÍNH:
1. Hiểu biết về môi trường hoạt động và các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến DN:
1.1.Các vấn đề về ngành nghề mà DN kinh doanh và xu hướng của ngành nghề
(1) Thị trường và sự cạnh tranh
Công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực vận chuyển mía nguyên liệu từ vùng trồng mía đến nhà máy mía đường
(2) Các hoạt động mang tính chu kỳ hoặc thời vụ:
Công ty hoạt động theo chu kỳ của việc trồng mía nguyên liệu
(3) Công nghệ có liên quan tới sản phẩm của đơn vị, các thay đổi trong công nghệ sản xuất (nếu có):
Kỹ thuật xử lý mía nguyên liệu và việc vận chuyển (4) Nguồn cung cấp đầu vào cho ngành và giá cả:
Nguyên nguyên vật liệu và các dịch vụ đầu vào chủ yếu là từ nội địa, không phát sinh các vấn đề liên quan đến ngoại tệ và xuất nhập khẩu
(5) Các thông tin khác:
Không phát sinh thêm các thông tin cần lưu ý
1.2. Các yếu tố pháp lý
(1) Chế độ kế toán và các thông lệ kế toán (nếu có) áp dụng cho ngành nghề kinh doanh của DN: Công ty áp dụng chế độ kế toán Việt Nam và các quy định hiện hành do Bộ tài chính ban hành cùng các quy định về Thuế.
(2) Hệ thống pháp luật và các quy định áp dụng đối với loại hình/ngành nghề kinh doanh của DN và có ảnh hưởng trọng yếu tới hoạt động của DN:
(3) Các chính sách do Nhà nước ban hành hiện đang ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của DN:
Không có
(4) Các quy định về thuế:
Công ty tuân thủ các quy định về Thuế hiện hành
(5) Các quy định về môi trường ảnh hưởng đến ngành nghề và hoạt động của DN:
Các quy định về môi trường không có nhiều ảnh hưởng đến ngành nghề và hoạt động của Công ty
(6) Các thông tin khác:
Không có các thông tin bên ngoài cần lưu ý
1.3. Các yếu tố bên ngoài khác ảnh hưởng tới DN
(1) Thực trạng chung của nền kinh tế :
Ngành mía đường đang trên đà đi xuống mặc dù nhu cầu trong nước là rất lớn, cung không đủ cầu tuy nhiên lại bị ảnh hưởng lớn bởi giá đường trên thế giới.
(2) Biến động về lãi suất, tỷ giá ngoại tệ, lạm phát
Công ty không phát sinh giao dịch ngoại tệ mà chỉ có số dư ngoại tệ tại tài khoản thanh toán tại ngân hàng đầu kỳ chuyển sang tuy nhiên vấn đề lạm phát ảnh hưởng rất lớn đến việc kinh doanh của Công ty
(3) Các thông tin khác: Không có
2. Hiểu biết về đặc điểm của DN
2.1. Lĩnh vực hoạt động
(1) Bản chất của các nguồn doanh thu, sản phẩm hay dịch vụ và thị trường
Công ty là đơn vị cung cấp dịch vụ xây lắp sửa chữa các công trình của Bộ Quốc Phòng và các công trình dân dụng khác
(2) Các giai đoạn và quy trình sản xuất, những hoạt động chịu tác động của rủi ro môi trường: Quy trình sản xuất kinh doanh của Công ty không có những rủi ro môi trường
(3) Các liên doanh, liên kết và các hoạt động thuê ngoài quan trọng: Không có
(4) Sự phân tán về địa lý và phân khúc thị trường: Không có
(5) Địa điểm sản xuất, nhà kho, văn phòng, số lượng và địa điểm hàng tồn kho: Cùng địa bàn với nhà máy
Khách hàng chính là nhà máy mía đường Thạch Thành, có tính rủi ro cao do phụ thuộc hoàn toàn vào hoạt động mang tính chu kỳ của ngành mía đường nhưng lại phụ thuộc duy nhất vào một khách hàng
(7) Các nhà cung cấp chính:
Các Khách hàng cung cấp dịch vụ, nguyên vật liệu trong nước. Nguồn lao động chủ yếu đến từ địa bàn quanh công ty để tiện cho việc vận chuyển nguyên liệu.
(8) Các thỏa thuận quan trọng với người LĐ:
Công ty có thỏa ước lao động cá nhân, tập thể, có tham gia đóng bảo hiểm cho người lao động cũng như hỗ trợ kinh phí công đoàn và các đãi ngộ khác liên quan đến lợi ích của người lao động
(9) Các hoạt động, chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển:
Công ty hàng năm có trích quỹ đầu tư phát triển để khuyến khích sáng tạo trong lao động và quỹ dự phòng tài chính để đề phòng rủi ro do biến động về tình hình kinh tế
(10) Các giao dịch với bên liên quan: Không có
2.1. Loại hình sở hữu và bộ máy quản trị
(1) Loại hình sở hữu: Công ty Cổ phần
(2) Sở hữu DN:
Không có vốn nhà nước
(3) Hội đồng quản trị:
Công ty hàng năm có tiến hành họp đại hội đồng cổ đông và họp hội đồng quản trị
(4) Các bên liên quan Không có
(5) Mô tả cơ cấu tổ chức của DN
Văn phòng công ty bao gồm: Phòng kế toán tài chính, phòng kỹ thuật , phòng kế hoạch điều vận, phòng tổ chức hành chính, phòng kinh doanh, phòng vật tư, các tổ sản xuất.
2.3. Các hoạt động đầu tư và tài chính của DN
(1) Việc mua, bán, chia tách DN, tăng/giảm nguồn vốn kinh doanh đã được lập kế hoạch hoặc được thực hiện gần đây:
Trong năm tài chính, Công ty không có biến động nguồn vốn chủ sở hữu
(2) Các hoạt động đầu tư vốn; Mua/bán chứng khoán và các khoản nợ; Các khoản đầu tư vào các đơn vị không dẫn đến hợp nhất BCTC
Không có
(3) Các Cty con và các đơn vị liên kết lớn Không có
(4) Cơ cấu nợ và các điều khoản liên quan, bao gồm cả các thỏa thuận tài trợ và cho thuê tài chính được phản ánh ngoài bảng CĐKT:
Công ty có phát sinh vay ngắn hạn dài hạn ngân hàng và các tổ chức, cá nhân khác nhằm tăng nguồn vốn lưu động vốn phục vụ sản xuất kinh doanh.
(5) Đối tượng thụ hưởng (trong nước, ngoài nước, uy tín kinh doanh và kinh nghiệm) và các bên liên quan:
Không có
(6) Sử dụng các công cụ tài chính phái sinh. Không có
3. Hiểu biết về các chính sách kế toán áp dụng
(1) Các chính sách kế toán áp dụng đối với các giao dịch quan trọng
Công ty áp dụng theo đúng chế độ kế toán và các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam hiện hành (2) Các loại ước tính kế toán:
Trong kỳ công ty ước tính trích lập dự phòng đối với các khoản phải thu khó đòi
(3) Kế toán giá trị hợp lý các tài sản, các khoản nợ phải trả và các giao dịch ngoại tệ; kế toán các giao dịch bất thường
Công ty chưa theo dõi và trích khấu hao tài sản cố định theo đúng quy định hiện hành (4) Các chính sách kế toán đối với vấn đề mới/gây tranh cãi (nếu có)
Không có
(5) Các quy đinh mới về kế toán, hoặc mới có hiệu lực (nếu có) Không có
(6) Các thay đổi chính sách kế toán (nếu có) Không có
4. Mục tiêu, chiến lược và những rủi ro kinh doanh có liên quan (1) Sự phát triển của ngành nghề, sản phẩm hoặc dịch vụ mới Công ty không mở rộng ngành nghề kinh doanh
(2) Mở rộng phạm vi kinh doanh
Không ty không mở rộng phạm vi kính doanh (3) Những yêu cầu mới về kế toán
Áp dụng 37 chuẩn mực kế toán mới ban hành (4) Những quy định pháp lý mới
Không có nhiều thay đổi (5) Sử dụng công nghệ thông tin
Không có nhiều thay đổi
(6) Thực hiện một chiến lược, đặc biệt là ảnh hưởng dẫn đến những yêu cầu kế toán mới Không có
(7) Chiến lược khác Không có
5. Việc đo lường và đánh giá kết quả hoạt động
(1) Những chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động chủ yếu (tài chính và phi tài chính), những tỉ suất quan trọng, những xu hướng và số liệu thống kê hoạt động:
Tỷ suất về lợi nhuận
Tỷ suất về hiệu quả sử dụng tài sản Tỷ suất về hiệu quả sử dụng vốn
(2) Phân tích kết quả hoạt động theo từng giai đoạn: Phân tích biến động trong kỳ qua các tháng, quý
Phân tích biến động số dư, số phát sinh của năm nay so với năm trước
(3) Kế hoạch tài chính, dự báo, phân tích biến động, thông tin về các bộ phận và các báo cáo đánh giá hoạt động của các bộ phận, phòng ban hoặc các cấp khác:
Công ty có kế hoạch khắc phục hạn chế và phát huy ưu điểm so với năm trước và hướng tới có kế hoạch cụ thể năm sau đối với các phòng ban qua thủ tục phân biến biến động và các chỉ tiêu khác
(4) Các tiêu chí đánh giá năng lực nhân viên và chính sách lương bổng ưu đãi: Có kiểm tra, đánh giá năng lực của nhân viên và có chính sách lương bổng ưu đãi
(5) So sánh kết quả hoạt động của đơn vị với các đối thủ cạnh tranh: Không có
6. Các vấn đề khác
6.1. Nhân sự chủ chốt của DN
Họ tên Chức vụ Bằng cấp và kinh nghiệm Liên lạc (mail/tel)
Nguyễn Hoàng Minh Giám đốc Trần Trọng Huy Phó Giám đốc Ngô Thị An Kế toán trưởng
6.2. Nhân sự kế toán
Họ tên Chức vụ Công việc Liên lạc (mail/tel)
6.3. Các thông tin hành chính khác
(4) Địa chỉ của DN và các đơn vị liên quan (nếu có) Thị trấn Vân Du, Thạch Thành, Thanh Hóa
(5) Thông tin về ngân hàng mà DN mở tài khoản Đơn vị không cung cấp thông tin
(6) Thông tin về luật sư mà DN sử dụng Đơn vị không cung cấp thông tin
C. KẾT LUẬN:
Mô tả rủi ro Ảnh hưởng RR đáng kể (1)
Biện pháp xử lý/Thủ tục kiểm toán (2) 1/ Rủi ro có sai sót trọng yếu ở cấp độ BCTC và biện pháp xử lý
Rủi ro trong việc thanh toán và hạch toán doanh thu
Báo cáo kết quả hoạt
động kinh doanh V
Tăng cường thủ tục cơ bản
2/ Rủi ro có sai sót trọng yếu ở cấp độ CSDL và các thủ tục kiểm toán cụ thể
Tài khoản 511 V Tăng cường thủ tục cơ bản khoản mục doanh thu
Tài khoản 131
V Tăng cường thủ tục cơ bản khoản mục phải thu khách hàng
Dựa trên kinh nghiệm kiểm toán những năm trước cũng như thực tế tìm hiểu các thông tin trên, trưởng nhóm kiểm toán nhận thấy có thể có rủi ro có sai sót trọng yếu trong việc thanh toán và hạch toán doanh thu cũng như liên quan đến tài khoản 511, 131. Từ đó, KTV đưa ra biện pháp xử lý là tiến hành tăng cường thủ tục kiểm tra cơ bản đối với khoản mục doanh thu và phải thu khách hàng.
2.2.2.3. Tìm hiểu KSNB của khách hàng đối với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Tương tự như khách hàng A, sau khi trưởng nhóm kiểm toán tiến hành cập nhật thông tin tìm hiểu về khách hàng và môi trường hoạt động, KTV thực hiện việc tìm hiểu KSNB của khách hàng đối với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
Biểu 2.6: Tìm hiểu KSNB đối với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đối với khách hàng B
A410 CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN
APEC
Tên khách hàng: CÔNG TY CP MÍA ĐƯỜNG
Ngày kết thúc kỳ kế toán: 31/12/2014
Nội dung: TÌM HIỂU CHU TRÌNH BÁN HÀNG, PHẢI THU, THU TIỀN
Tên Ngày Người thực hiện Người soát xét 1 Người soát xét 2 A. MỤC TIÊU:
(1) Xác định và hiểu được các giao dịch và sự kiện liên quan tới chu trình KD quan trọng; (2) Đánh giá về mặt thiết kế và thực hiện đối với các kiểm soát chính của chu trình KD này; (3) Quyết định xem liệu có thực hiện thử nghiệm kiểm soát không;
(4) Thiết kế các thủ tục kiểm tra cơ bản phù hợp và có hiệu quả.
B. CÁC BƯỚC CÔNG VIỆC THỰC HIỆN:
1. Hiểu biết về các khía cạnh kinh doanh chủ yếu liên quan tới bán hàng, phải thu và thu tiền
(1) Các sản phẩm và dịch vụ chính của DN:
Vận chuyển mía nguyên liệu, cung cấp giống mía nguyên liệu
(2) Cơ cấu các loại doanh thu của từng loại sản phẩm, dịch vụ trên tổng doanh thu: Chủ yếu là doanh thu từ việc vận chuyển mía nguyên liệu
(3) Phương thức bán hàng chủ yếu của DN và các kênh phân phối (Bán buôn, bán lẻ, trả chậm, trả góp, trao đổi hàng, bán hàng thu tiền ngay, bán qua đại lý):
Công ty là doanh nghiệp bán hàng thu tiền dịch vụ ngay
(4) Thị phần của sản phẩm và dịch vụ, mức độ cạnh tranh và các kênh phân phối:
Có tính cạnh tranh cao với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận chuyển hàng hóa trong vùng
(5) Quy mô và loại khách hàng, mức độ phụ thuộc vào khách hàng lớn: Có tính phụ thuộc lớn vào khách hàng và thời vụ
Mang tính thời vụ của ngành mía đường
(7) Chính sách giá bán, giảm giá, chiết khấu, khuyến mại, hoa hồng bán hàng và tín dụng: Không có
(8) Chính sách và thủ tục liên quan đến hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán: Không có
(9) Thông tin về bên liên quan và chính sách bán hàng cho bên liên quan: Không có
(10) Hình thức thanh toán chủ yếu: Chuyển khoản, tiền mặt
(11) Các loại thuế liên quan đến bán hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ:
Thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân (12) Công tác quản lý nợ phải thu:
Quản lý công nợ phải thu theo từng đối tượng, có trích lập dự phòng phải thu khó đòi (13) Các quy định pháp lý có liên quan đến bán hàng và tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm:
Không có
(14) Các rủi ro liên quan tới quá trình thu tiền bán hàng:
Do đặc thù là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực mía đường nên tính thanh khoản phải thu, phải trả, doanh thu mang tính thời vụ và rủi ro rất cao
(15) Các thông tin khác: Không có
2. Hiểu biết về chính sách kế toán áp dụng
1. Thời điểm ghi nhận doanh thu: Tại thời điểm thu hoạch mía 2. Cơ sở ghi nhận doanh thu, phải thu:
Dựa vào nguyên tắc ghi nhận doanh thu theo chuẩn mực kế toán Việt Nam
3. Các ước tính kế toán và xét đoán sử dụng liên quan đến bán hàng, phải thu (tỷ lệ hoàn thành sản phẩm, tỷ lệ dự phòng bảo hành sản phẩm, dự phòng phải thu khó đòi…):