Trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn APEC thực hiện (Trang 96)

trọng yếu thông qua hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường của đơn vị” (CMKiT 315) yêu cầu KTV cần tìm hiểu KSNB về mặt thiết kế và triển khai nhằm xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán. Đánh giá của KTV về hiệu quả của HTKSNB của doanh nghiệp đối với hoạt động kinh doanh nói chung và đối với hoạt động bán hàng nói riêng đóng vai trò hết sức quan trọng đối với một cuộc kiểm toán BCTC. Nhận định về rủi ro kiểm soát, về khả năng phát hiện, ngăn ngừa các sai phạm có thể xảy ra của các khâu trong quá trình kiểm soát của doanh nghiệp là một căn cứ để kiểm toán viên xác định mức trọng yếu thực hiện trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán cũng như xác định được nội dung, lịch trình và quy mô các thủ tục kiểm toán cần áp dụng trong giai đoạn thực hiện kiểm toán. Khi kiểm toán những khách hàng lớn, HTKSNB của khách hàng phức tạp, có nhiều khâu, nhiều bộ phận, để quá trình tìm hiểu về KSNB của Doanh nghiệp có hiệu quả, KTV nên sử dụng lưu đồ trong việc mô tả hệ thống KSNB của doanh nghiệp.

Do đó, kiến nghị: sử dụng lưu đồ trong việc mô tả hệ thống KSNB của doanh nghiệp. Việc sử dụng Lưu đồ sẽ giúp KTV nhận thấy được mối liên hệ giữa các bộ phận, các khâu, các thủ tục kiểm soát từ đó giúp KTV có thể nhận diện điểm hạn chế, rủi ro của HTKSNB cũng như đưa ra được đánh giá khả năng không đảm bảo phát hiện, ngăn ngừa sai phạm trong hoạt động có thể do thủ tục chưa được thiết kế phù hợp, chặt chẽ, chưa có sự kết hợp chặt chẽ giữa các bộ phận tham gia. Ngoài ra, việc vận dụng kết hợp mô tả HTKSNB theo ba phương pháp trên còn giúp các cấp soát xét hồ sơ kiểm toán, các KTV thực hiện kiểm toán năm tiếp theo không mất nhiều thời gian để tiếp tục tìm hiểu về doanh nghiệp, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và hoạt động, trình tư luân chuyển chứng từ, trình tự thực hiện các thủ tục kiểm soát… Bên cạnh đó, việc sử dụng Lưu đồ sẽ giúp KTV có thể dễ dàng sửa đổi và cập nhật thông tin khi có sự thay đổi trong HTKSNB của khách hàng, từ đó góp phần tiết kiệm thời gian và chi phí thực hiện kiểm toán.

Thứ hai, căn cứ đưa ra kiến nghị: CMKiT “Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót

trọng yếu thông qua hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường của đơn vị” (CMKiT 315), KTV thu thập thông tin về ngành nghề kinh doanh của khách hàng, tìm hiểu về KSNB, hệ thống kế toán, xem xét lại hồ sơ kiểm toán năm trước, tiến hành tham quan nhà xưởng, nhận diện các bên hữu quan, cũng như thu thập thông tin về nghĩa vụ

hoạch kiểm toán nói chung và kế hoạch kiểm toán khoản mục doanh thu nói riêng. CMKiT số 500 “ Bằng chứng kiểm toán” cũng chỉ ra bằng chứng kiểm toán được thu thập từ nguồn lập bên ngoài có mức độ đảm bảo cao hơn từ nội bộ Doanh nghiệp.

Do đó, kiến nghị: Với những hạn chế còn tồn tại trong bước công việc này của công ty, yêu cầu đặt ra là việc thông tin về khách hàng cần được tìm hiểu và thu thập thông qua nhiều nguồn khác nhau. KTV không chỉ thu thập thông tin từ nội bộ doanh nghiệp mà cần thu thập từ các nguồn bên ngoài độc lập như: khách hàng, chủ đầu tư, cơ quan thuế, ngân hàng và các nguồn khác … Đồng thời, KTV phải chú trọng vào việc quan sát thực trạng sản xuất kinh doanh, chính sách và thực trạng quy trình bán hàng - thu tiền và ghi nhận doanh thu, chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, thực trạng hàng tồn kho, … tại đơn vị khách hàng.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn APEC thực hiện (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w