Kết thúc kiểm toán

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn APEC thực hiện (Trang 86)

2.4.1. Tại khách hàng A

Giai đoạn kết thúc kiểm toán bao gồm các công việc:

+) Phân tích tổng thể BCTC lần cuối khẳng định các thông tin trên BCTC là phù hợp với thực tế sự hiểu biết của kiểm toán viên về hoạt động kinh doanh của khách hàng trong năm tài chính.

+) Phân tích soát xét các sự kiện phát sinh sau ngày khoá sổ kế toán: Nhằm xem xét ảnh hưởng của các sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc niên độ kế toán đòi hỏi sự điều chỉnh các giải trình trong BCTC, có khả năng làm tăng rủi ro đối với giả thiết về khả năng hoạt động liên tục của khách hàng hay không, làm sai lệch thông tin cung cấp cho người sử dụng BCTC.

+) Soát xét giấy tờ làm việc, đưa ra các bút toán điều chỉnh, tổng hợp kết quả kiểm toán phần hành để lập BCKT và thư quản lý.

+) Trao đổi với khách hàng về BCKT và thư quản lý.

Kết quả tổng hợp cho thấy, tại khách hàng A, sai phạm liên quan đến khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ ít. Do đó, kết luận của KTV đối với khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty A được trình bày trung thực hợp lý.

2.4.2. Tại khách hàng B

Cũng giống như quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tại khách hàng A. Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán, KTV thực hiện sẽ đưa ra bút toán điều chỉnh và tổng hợp ý kiến phát sinh. Giấy tờ làm việc liên quan đến quá trình kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của khách hàng B sẽ được chuyển cho trưởng nhóm kiểm tra lại và tổng hợp. Sau khi đối chiếu với giấy tờ làm việc của các phần hành có liên quan, trưởng nhóm kiểm toán đưa ra bảng tổng hợp tất cả các bút toán điều chỉnh liên quan đến doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ và nêu ý kiến trên biên bản

điều chỉnh đối với khách hàng B.

Biểu 2.17: Tổng hợp bút toán điều chỉnh khách hàng B

STT Nội dung điều chỉnh Tham chiếu Tài khoản Nợ

1 Điều chỉnh doanh thu chưa hạch toán 131N 51

1 235,513,000

2 Giảm chi phí quản lý doanh nghiệp các khoản chi phí từ quỹ phúc lợi

35 3

64

2 46,855,182

3 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

phải nộp thêm 8211 3334 50,757,927

4 Kết chuyển lợi nhuận tăng thêm 91 1

42

1 50,647,255

Cộng 383,773,364

Kết quả kiểm tra đối với khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty B, KTV nhận thấy khoản mục này của khách hàng B sai phạm không. Tuy là sai phạm trọng yếu nhưng khách hàng đồng ý với những điều chỉnh của KTV, do đó ý kiến của KTV liên quan đến khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của khách hàng là doanh thu đã được trình bày trung thực và hợp lý.

2.5. So sánh quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tại các khách hàng của Công ty Kiểm toán và Tư vấn APEC cấp dịch vụ tại các khách hàng của Công ty Kiểm toán và Tư vấn APEC

2.5.1. Điểm giống nhau

Thông qua việc tìm hiểu thực trạng vận dụng quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tại hai khách hàng A và B do công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn APEC thực hiện ta nhận thấy quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tại cả hai khách hàng này đều trải qua ba giai đoạn : chuẩn bị kiểm toán, thực hiện kiểm toán và kết thúc kiểm toán.

thông tin cơ sở về khách hàng và môi trường hoạt động bao gồm các yếu tố cả các yếu tố bên ngoài tác động tới quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như đặc điểm của doanh nghiệp. Tiếp đó, KTV tìm hiểu KSNB của khách hàng đối với bán hàng, phải thu và thu tiền cũng như doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, sau đó đánh giá mức độ rủi ro, xác định mức trọng yếu và thiết kế chương trình kiểm toán.

Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, KTV thực hiện các bước công việc đã được xây dựng ở chương trình kiểm toán, gồm : thực hiện thử nghiệm kiểm soát để đánh giá về tính hiện hữu và hiệu lực của HTKSNB của khách hàng (tùy thuộc vào quyết định của KTV trong bước lập kế hoạch có tiến hành thử nghiệm KSNB hay không? ); thực hiện thử nghiệm cơ bản: số lượng các thử nghiệm cơ bản KTV cần thực hiện tùy thuộc vào mức độ rủi ro kiểm soát mà KTV đánh giá. Nếu rủi ro kiểm soát ở mức cao thì tương ứng với số thử nghiệm cơ bản cần thực hiện nhiều và ngược lại, rủi ro kiểm soát ở mức thấp KTV có thể giảm bớt các thử nghiệm cơ bản. Thực hiện thử nghiệm cơ bản bao gồm các thủ tục phân tích về tình hình biến động doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp, và các thủ tục kiểm tra chi tiết như so sánh số liệu về doanh thu giữa doanh thu sổ sách và doanh thu trên tờ khai thuế, kiểm tra tính chính xác, tính có thật, và tính đúng kỳ của doanh thu ghi nhận.

Kết thúc kiểm toán là giai đoạn cuối cùng trong quy trình kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ cũng như mọi khoản mục trên BCTC. Ở giai đoạn này, KTV phụ trách phải đưa ra những bút toán điều chỉnh (nếu có) và tổng hợp vấn đề phát sinh liên quan đến doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. KTV cũng tiến hành phân tích tổng thể BCTC lần cuối cũng như xem xét các vấn đề sau ngày kết thúc niên độ kế toán. Tiếp đó KTV phụ trách sẽ tổng hợp lại số trước điều chỉnh và số sau điều chỉnh, hoàn thiện lại giấy tờ làm việc của mình và gửi cho trưởng nhóm kiểm toán soát xét để đưa ra nhận xét cuối cùng về khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Trưởng nhóm kiểm toán sẽ tổng hợp lại toàn bộ vấn đề phát sinh trong cuộc kiểm toán, trình bày lên biên bản kiểm toán và thảo luận với khách hàng. Nếu khách hàng chấp nhận những ý kiến, điều chỉnh thì công ty sẽ tiến hành phát hành báo cáo kiểm toán.

2.5.2. Điểm khác nhau

tính chất thân thuộc đối với khách hàng là khác nhau do đó quy trình kiểm toán tại hai khách hàng này có những điểm riêng như sau:

Bảng 2.18: So sánh quy trình kiểm toán tại hai khách hàng

Khách hàng A Khách hàng B

*Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán

+) Khách hàng A là khách hàng năm đầu tiên mà Công ty cung cấp dịch vụ kiểm toán BCTC do đó các bước thực hiện theo quy trình rất đầy đủ và chặt chẽ để đánh giá rủi ro hợp đồng, KTV phải xem xét kỹ lưỡng các vấn đề như liên lạc với KTV tiền nhiệm, xem xét mức độ thân thuộc, lợi ích tài chính.

+) Khách hàng A là công ty hoạt động trong lĩnh vực xây lắp nên doanh thu của công ty không phụ thuộc tính mùa vụ, nhưng KTV cần tìm hiểu thêm cả thông tin về yếu tố bên ngoài tác động đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp như : chính sách quản lý bất động sản, tình hình biến động nền kinh tế và thị trường bất động sản….

*Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán

+) Khách hàng B là khách hàng truyền thống của Công ty do đó khâu đánh giá chấp nhận khách hàng được thực hiện một cách đơn giản, chủ yếu xem xét vấn đề liên quan đến nợ phí kiểm toán, sau đó soạn thảo, ký kết hợp đồng.

+) Khách hàng B là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực mía đường nên doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ chịu ảnh hưởng bởi tính thời vụ ngành mía đường, từ đó KTV tìm hiểu thời điểm mùa vụ mía đường, tình hình biến động giá ngành mía đường…

* Giai đoạn thực hiện kiểm toán

+) Qua tìm hiểu KSNB đối với chu trình bán hàng, phải thu và thu tiền, KTV quyết định có thực hiện kiểm tra kiểm soát nội bộ đối với chu trình bán hàng, phải thu và thu tiền vì KTV kỳ vọng KSNB của khách hàng hoạt động có hiệu quả.

* Giai đoạn thực hiện kiểm toán

+) Do là khách hàng truyền thống bằng kinh nghiệm cùng với quá trình tìm hiểu KSNB của khách hàng, KTV nhận thấy có rủi ro cao đối với ghi nhận doanh thu, do đó KTV quyết định không thực hiện kiểm tra KSNB mà thực hiện thử nghiệm cơ bản ở mức độ cao.

không theo tính thời vụ cho nêm khi phân tích không cần xem xét doanh thu có biến động hợp lý theo mùa vụ không.

+) Thủ tục kiểm tra tính đúng kỳ của doanh thu: Sản phẩm xây lắp của khách hàng có thời gian xây dựng kéo dài, nghiệp vụ xuất hóa đơn trong năm ít và giãn cách. Chính vì thế, KTV sẽ chọn các nghiệp vụ cách ngày khóa sổ 3 tháng để kiểm tra tính đúng kỳ

mía đường nên doanh thu chịu ảnh hưởng bởi tính thời vụ, KTV cần xem xét biến động doanh thu theo tháng có hợp lý theo thời điểm mùa vụ hay không.

+) Thủ tục kiểm tra tính đúng kỳ của doanh thu: Sản phẩm, dịch vụ hoàn thành khách hàng B trong năm phát sinh nhiều nghiệp vụ ghi nhận doanh thu. Chính vì thế, KTV sẽ chọn các nghiệp vụ cách ngày khóa sổ 20 ngày để kiểm tra tính đúng kỳ.

* Giai đoạn kết thúc kiểm toán

Công ty không có sai sót trọng yếu nào phát hiện được. Chính vì thế KTV không đưa ra bút toán điều chỉnh nào và đồng ý với số trên BCTC

* Giai đoạn kết thúc kiểm toán

Công ty có một bút toán điều chỉnh liên quan đến doanh thu chưa hạch. KTV kiến nghị với khách hàng và trình bày bút toán này trên biểu tổng hợp sai sót.

TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ TRONG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY TNHH KIỂM

TOÁN VÀ TƯ VẤN APEC THỰC HIỆN

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn APEC thực hiện (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w