Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính nói chung và quy trình kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ nói riêng được Công ty Kiểm toán và Tư vấn APEC xây dựng khá hoàn thiện. Quy trình bao gồm 3 giai đoạn: chuẩn bị kiểm toán, thực hiện kiểm toán và kết thúc kiểm toán. Quy trình này được xây dựng dựa trên cơ sở quy định của Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam, Chế độ tài chính hiện hành và phù hợp với các nguyên tắc, chuẩn mực Kiểm toán Quốc tế được thừa nhận rộng rãi.
3.1.1.1. Trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán
Thứ nhất, quy trình lập kế hoạch kiểm toán được xây dựng khoa học và huớng
dẫn cụ thể, rõ ràng. Lập kế hoạch kiểm toán được thực hiện bởi trưởng nhóm kiểm toán và phải được thông qua bởi Ban lãnh đạo là các kiểm toán viên cao cấp có kinh nghiệm lâu năm trong kiểm toán BCTC các doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực hoạt động. Việc
tuân thủ theo những hướng dẫn trong Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam và đảm bảo các yêu cầu chung của giai đoạn này. Đầu tiên, kiểm toán viên phải nhận diện lý do kiểm toán của doanh nghiệp, từ đó đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán. Sau đó, KTV sẽ tiến hành tìm hiểu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đánh giá ban đầu về trọng yếu và rủi ro, phân tích sơ bộ báo cáo tài chính nói chung và doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ nói riêng. Dựa trên cơ sở các thông tin đã thu thập được, kiểm toán viên sẽ khoanh vùng rủi ro, xác định có khả năng xảy ra các sai phạm đối với các phần hành Đồng thời với các thông tin phân tích sơ bộ về tình hình tài chính, các khoanh vùng rủi ro cũng như các thủ tục kiểm toán đã được kiến nghị thực hiện, các thành viên trong nhóm kiểm toán sẽ nắm bắt được trọng tâm của công việc kiểm toán, tránh tình trạng thực hiện giàn trải các thủ tục, gây lãng phí về mặt thời gian và công sức dẫn đến làm giảm hiệu quả công việc.
Thứ hai, trước khi tiến hành kiểm toán, Công ty đều tiến hành thu thập
những thông tin cần thiết để đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán đối với khách hàng, nhằm đảm bảo khi kí kết hợp đồng, công ty có khả năng thực hiện các điều khoản trong hợp đồng thời cung cấp được cho khách hàng một dịch vụ kiểm toán chất lượng cao nhất. Nhất là đối với những khách hàng mới, KTV xem xét đầy đủ các vấn đề như liên lạc với KT tiền nhiệm, xem xét mối quan hệ về tính thân quên, về lợi ích tài chính. Đây cũng là cơ sở để Công ty thực hiện tốt các bước công việc tiếp theo trong quy trình kiểm toán.
Thứ ba, quy định chung về xác định mức trọng yếu đã được ban hành và áp dụng thống nhất. Trên cơ sở tham khảo chương trình kiểm toán mẫu của VACPA cũng như qua kinh nghiệm làm việc, Công ty Kiểm toán và Tư Vấn APEC đã xây dựng quy trình đánh giá, xem xét mức trọng yếu đối với mỗi cuộc kiểm toán. Thông thường mức trọng yếu được xác định dựa trên cơ sở các chỉ tiêu trọng yếu trên báo cáo tài chính như: Lợi nhuận trước thuế, Doanh thu, Vốn chủ sở hữu và Tổng tài sản. Tỷ lệ để xác định mức trọng yếu đối với mỗi chỉ tiêu trên đã được xác định bao gồm có tỷ lệ tối thiểu và tối đa. Trên cơ sở xem xét đặc điểm hoạt động kinh doanh trong năm tại khách hàng, kiểm toán viên sẽ lựa chọn mức trọng yếu tổng thể với mỗi cuộc kiểm toán. Căn cứ vào mức trọng yếu tổng thể được xác định trong giai đoạn lập kế hoạch, tùy thuộc đánh giá của KTV vào hiệu quả
hiện.
3.1.1.2. Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán
Thứ nhất, các KTV rất linh hoạt trong việc vận dụng các thủ tục kiểm toán. Trên
cơ sở rủi ro xảy ra các sai phạm đối với phần hành doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đã được xác định trong giai đoan chuẩn bị kiểm toán cũng như các thủ tục kiểm toán đề xuất trong chương trình kiểm toán, các KTV luôn bám sát quy trình kiểm toán đã được đề ra, tuy nhiên vẫn có sự vận dụng linh hoạt các thủ tục kiểm toán nếu thấy cần thiết tùy thuộc vào đặc điểm cuộc kiểm toán. Chương trình kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đã được xây dựng sẵn. Nhưng, đó chỉ là những thủ tục chung, hướng dẫn cho các KTV. Với các khách hàng khác nhau thì thủ tục kiểm toán cần áp dụng cũng sẽ khác nhau. KTV có thể xem xét, tìm hiểu về đặc điểm khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tại khách hàng để thiết kế thủ tục kiểm toán phù hợp. KTV có thể bổ sung hoặc giảm bớt số lượng các thủ tục kiểm toán nếu thấy cần thiết nhằm đảm bảo tiến độ và hiệu quả công việc.
Thứ hai, giấy làm việc được sắp xếp có hệ thống, khoa học. Trong giai đoạn này,
các thành viên trong nhóm kiểm toán luôn có ý thức về việc lưu lại có hệ thống các giấy tờ làm việc, bằng chứng kiểm toán đã thu thập được trong quá trình kiểm toán (có thể do phía khách hàng cung cấp hoặc bên thứ 3 khác) nhằm đảm bảo đủ cơ sở đưa ra được ý kiến đối với việc ghi nhận và trình bày doanh thu bán hàng trên báo cáo tài chính của khách hàng. Giấy tờ làm việc phải được sắp xếp có hệ thống và được tham chiếu lên kết luận kiểm toán, chương trình kiểm toán, tham chiếu liên hệ giữa các giấy tờ làm việc nhằm dễ dàng trong việc kiểm tra, soát xét các thủ tục và bằng chứng kiểm toán đã thu thập được cho phần hành.
3.1.1.3. Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán
Ưu điểm nổi bật nhất của giai đoạn kết thúc kiểm toán tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn là việc soát xét giấy tờ làm việc sau kiểm toán. Đầu tiên, KTV trưởng nhóm tiến hành thu thập giấy tờ làm việc của các thành viên và trao đổi các vấn đề phát hiện được. Kiểm toán viên trưởng nhóm là người tiến hành tổng hợp tất cả các vấn đề của
họ sẽ phải trao đổi kỹ với các thành viên để hiểu rõ các vấn đề. Là người trực tiếp chỉ đạo cuộc kiểm toán, KTV trưởng nhóm hiểu rõ tình hình nên họ soát xét đầu tiên là việc hợp lý. Họ giúp các thành viên điều chỉnh lại giấy tờ làm việc cho phù hợp với yêu cầu.
Tiếp theo, trưởng phòng nghiệp vụ sẽ thực hiện soát xét bước hai và cuối cùng, Ban Giám đốc sẽ soát xét bước thứ ba, khi đó họ có thể phát hiện ra những vấn đề chưa thỏa đáng trong giấy tờ làm việc và yêu cầu người thực hiện bổ sung.
Tuy nhiên bên cạnh các ưu điểm nổi bật trên, thực tế thực hiện quy trình kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn APEC vẫn còn tồn tại những nhược điểm cần nghiên cứu, tìm hướng giải quyết khắc phục.