Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn APEC thực hiện (Trang 69)

2.3.1.1. Tại khách hàng A

Khi tìm hiểu về KSNB đối với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ cũng như chu trình bán hàng, phải thu và thu tiền, KTV quyết định tiến hành kiểm tra KSNB đối với chu trình bán hàng, phải thu và thu tiền để đánh giá tính hiệu lực của hệ thống KSNB do KTV kỳ vọng rằng các kiểm soát về bán hàng, phải thu và thu tiền hoạt động có hiệu quả.

Đối với khách hàng A thủ tục kiểm tra KSNB, việc lựa chọn mẫu hay các phần tử ngẫu nhiên để kiểm tra chủ yếu dựa vào xét đoán của bản thân KTV. Các kiểm soát chính mà KTV tiến hành kiểm tra đã được thu thập khi KTV tìm hiểu về KSNB đối với bán hàng, phải thu và thu tiền ở mẫu A410.

Biểu 2.8: Kiểm tra KSNB đối với khách hàng A

C110 Mục tiêu kiểm

soát Kiểm soát chính

hiệu Thủ tục kiểm tra KSNB (1) (2) (3) (5) (1): “Tính có thật”: Doanh thu, phải thu ghi nhận trên sổ phải có thật.

•Hóa đơn bán hàng chỉ được lập khi hợp đồng và biên bản nghiệm thu đã được phê duyệt.

•Đối chiếu Biên bản bàn giao với hóa đơn để đảm bảo rằng một khoản doanh thu không bị xuất hóa đơn và ghi sổ kế toán nhiều lần.

KS1 1. Chọn mẫu ngẫu nhiên 30 Hóa đơn trong năm.

Đối chiếu Biên bản bàn giao, hóa đơn

(2): “Tính đầy đủ”: Doanh thu, các khoản phải thu và đã thu tiền được ghi nhận đầy đủ.

•Hợp đồng, biên bản bàn giao phải được đánh số thứ tự để kiểm soát, so sánh với hóa đơn về các thông số kỹ thuật

KS2 2. Chọn 3 tháng trong năm để mượn Đơn đặt hàng, biên bản bàn giao. Kiểm tra việc đánh STT có liên tục không.

•Hàng quý, phải tiến hành đối chiếu công nợ với KH. Các chênh lệch phải được điều tra, xử lý.

KS3 3. Chọn 1 quý trong năm để mượn Biên bản đối chiếu công nợ với KH. Đối chiếu số liệu với sổ kế toán. Xem xét việc xử lý các chênh lệch (nếu có).

(3): “Tính chính xác”: Doanh thu, các khoản phải thu và đã thu tiền được ghi nhận chính xác, đúng đối tượng.

•Đối chiếu sổ chi tiết với sổ cái KS4 4. Căn cứ các hóa đơn đã chọn ở bước (1): Kiểm tra, đối chiếu sổ chi tiết với sổ cái

•Hàng tháng, kế toán lập biên bản đối chiếu nợ phải thu với phòng kinh doanh

KS5 5. Chọn 3 tháng trong năm để mượn Biên bản đối chiếu 2 bộ phận. Đối chiếu số liệu và xem xét việc xử lý các chênh lệch (nếu có).

(4): “Tính đánh giá”: Các khoản phải thu KH được ghi nhận theo giá trị có thể thu hồi được.

•Người có thẩm quyền đánh giá khả năng thanh toán của KH trước khi bán chịu

KS6 6. Khách hàng không đánh giá

•Thường xuyên kiểm tra hạn mức tín dụng của các KH và đánh giá khả năng thanh toán.

Mục tiêu kiểm

soát Kiểm soát chính

hiệu

Thủ tục kiểm tra KSNB

(1) (2) (3) (5)

KẾT LUẬN: KTV có tin tưởng vào HTKSNB chính của chu trình bán hàng, phải thu và thu tiền có thể ngăn ngừa, phát hiện kịp thời các sai sót trọng yếu

Sau khi thực hiện các công việc trên tại khách hàng A. Bằng kinh nghiệm của KTV, kết hợp với việc phỏng vấn nhân viên kế toán, thu thập các tài liệu liên quan. Cuối cùng KTV kết luận có tin tưởng vào KSNB của chu trình có thể ngăn ngừa/phát hiện kịp thời các sai sót trọng yếu và tiến hành thêm các thử nghiệm cơ bản ở cấp độ trung bình.

2.3.1.2. Tại khách hàng B

Do khách hàng B là khách hàng truyền thống của Công ty, bằng kinh nghiệm kiểm toán cũng như kết quả của quá trình tìm môi trường hoạt động, tìm hiểu KSNB đối với chu trình bán hàng, phải thu và thu tiền, KTV nhận thấy khách hàng có rủi ro lớn đối với việc ghi nhận doanh thu. Do đó, KTV quyết định không thực hiện thử nghiệm kiểm soát đối với chu trình bán hàng, phải thu và thu tiền cũng như khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn APEC thực hiện (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w