1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kiểm toán chỉ tiêu phải thu khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính của Công ty ABC do Công ty TNHH Kiểm toán VFA thực hiện

42 421 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 312,5 KB

Nội dung

Nội dung của khóa luận gồm 3 phần: Nợ phải thu khách hàng là một loại tài sản khá nhạy cảm với nhiều khả năng xảy ra sai phạm, là chỉ tiêu có liên quan mật thiết đến kết quả kinh doanh. Chỉ tiêu này thường được áp dụng các thủ thuật thổi phồng để tăng doanh thu và lợi nhuận của đơn vị. Do vậy, kiểm toán khoản phải thu khách hàng cần thiết phải thực hiện nhằm xác minh và bày tỏ ý kiến về mức độ trung thực, hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu của các chỉ tiêu phải thu khách hàng trên BCTC. Từ nhận định trên, sau thời gian thực tập tại Công ty TNHH Kiểm toán VFA , với sự giúp đỡ của Thạc sỹ Hà Thị Tường Vy và các nhân viên phòng kiểm toán tài chính Công ty, kết hợp với kiến thức đã học ở nhà trường, em đã chọn đề tài: “Kiểm toán chỉ tiêu phải thu khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính của Công ty ABC do Công ty TNHH Kiểm toán VFA thực hiện” cho khóa luận tốt nghiệp của mình. Chương I: Một số lý luận cơ bản về kiểm toán chỉ tiêu nợ phải thu khách hàng trong kiểm toán BCTC của Công ty ABC do Công ty TNHH Kiểm toán VFA thực hiệnChương II: Thực trạng kiểm toán chỉ tiêu nợ phải thu khách hàng trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Kiểm toán VFA thực hiệnChương III: Một số nhận xét và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kiểm toán chỉ tiêu phải thu khách hàng trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Kiểm toán VFA thực hiệnDo hạn chế về thời gian cũng như trình độ chuyên môn nên khóa luận còn nhiều hạn chế. Em kính mong nhận được sự giúp đỡ, góp ý của thầy cô giáo, đặc biệt là Cô giáo Th.s Hà Thị Tường Vy cùng toàn thể cán bộ trong Công ty để khóa luận được hoàn thiện.

Trang 1

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT/KÝ HIỆU

BCTCBĐSBSCĐKTCĐPSCSDLKTVKSNBKQHĐKDRR

SP, HH, DVTK

TNHHTSCĐXDCB

Báo cáo tài chínhBất động sảnKhớp với số liệu trên Bảng CĐKTCân đối kế toán

Cân đối phát sinh

Cở sở dẫn liệuKiểm toán viênKiểm soát nội bộKết quả hoạt động kinh doanhRủi ro

Sản phẩm, hàng hóa, dịch vụTài khoản

Trách nhiệm hữu hạnTài sản cố định

Xây dựng cơ bản

SV: Nguyễn Thị Diễm Hương GVHD: Th.s Hà Thị Tường Vy

MSV: 09A04796

Trang 2

MỤC LỤC

CHƯƠNG I: 1 MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KIỂM TOÁN CHỈ TIÊU NỢ PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BCTC 1 CHƯƠNG II: 17 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TOÁN CHỈ TIÊU NỢ PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VFA THỰC HIỆN 17 Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý 22 CHƯƠNG III: 31 NHẬN XÉT VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN CHỈ TIÊU PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG

TY TNHH KIỂM TOÁN VFA THỰC HIỆN 31 2.1 Hoàn thiện việc thu thập thông tin về khách hàng 35 2.2 Hoàn thiện Mô hình đánh giá hệ thống KSNB của khách hàng 36

SV: Nguyễn Thị Diễm Hương GVHD: Th.s Hà Thị Tường Vy

MSV: 09A04796

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Nợ phải thu khách hàng là một loại tài sản khá nhạy cảm với nhiều khả năngxảy ra sai phạm, là chỉ tiêu có liên quan mật thiết đến kết quả kinh doanh Chỉ tiêunày thường được áp dụng các thủ thuật thổi phồng để tăng doanh thu và lợi nhuậncủa đơn vị Do vậy, kiểm toán khoản phải thu khách hàng cần thiết phải thực hiệnnhằm xác minh và bày tỏ ý kiến về mức độ trung thực, hợp lý trên các khía cạnhtrọng yếu của các chỉ tiêu phải thu khách hàng trên BCTC

Từ nhận định trên, sau thời gian thực tập tại Công ty TNHH Kiểm toán VFA ,với sự giúp đỡ của Thạc sỹ Hà Thị Tường Vy và các nhân viên phòng kiểm toántài chính Công ty, kết hợp với kiến thức đã học ở nhà trường, em đã chọn đề tài:

“Kiểm toán chỉ tiêu phải thu khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính của

Công ty ABC do Công ty TNHH Kiểm toán VFA thực hiện” cho khóa luận tốt

nghiệp của mình

Nội dung của khóa luận gồm 3 phần:

Chương I: Một số lý luận cơ bản về kiểm toán chỉ tiêu nợ phải thu khách hàng trong kiểm toán BCTC của Công ty ABC do Công ty TNHH Kiểm toán VFA thực hiện

Chương II: Thực trạng kiểm toán chỉ tiêu nợ phải thu khách hàng trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Kiểm toán VFA thực hiện

Chương III: Một số nhận xét và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kiểm toán chỉ tiêu phải thu khách hàng trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Kiểm toán VFA thực hiện

Do hạn chế về thời gian cũng như trình độ chuyên môn nên khóa luận cònnhiều hạn chế Em kính mong nhận được sự giúp đỡ, góp ý của thầy cô giáo, đặc

biệt là Cô giáo Th.s Hà Thị Tường Vy cùng toàn thể cán bộ trong Công ty để

khóa luận được hoàn thiện

SV: Nguyễn Thị Diễm Hương GVHD: Th.s Hà Thị Tường Vy

MSV: 09A04796

Trang 4

CHƯƠNG I:

MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KIỂM TOÁN CHỈ TIÊU NỢ PHẢI THU

KHÁCH HÀNG TRONG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BCTC

1 Khái quát chung về kiểm toán BCTC

1.1 Khái niệm và mục tiêu kiểm toán BCTC

 Khái niệm:

Kiểm toán BCTC được hiểu là hoạt động của các kiểm toán viên độc lập và

có năng lực tiến hành thu thập đầy đủ và đánh giá các bằng chứng kiểm toán thíchhợp để đưa ra ý kiến về mức độ trung thực, hợp lý của BCTC của đơn vị đượckiểm toán với các tiêu chuẩn, chuẩn mực đã được thiết lập

 Mục tiêu kiểm toán BCTC

Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 200, khoản 11 xác định:

“Mục tiêu của kiểm toán báo cáo tài chính là giúp cho kiểm toán viên và công

ty kiểm toán đưa ra ý kiến xác nhận rằng báo cáo tài chính có được lập trên cơ sởchuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành hoặc được chấp nhận, có tuân thủ phápluật liên quan và có phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu haykhông

Mục tiêu kiểm toán báo cáo tài chính còn giúp cho đơn vị được kiểm toánthấy rõ những tồn tại, sai sót để khắc phục nhằm nâng cao chất lượng thông tin tàichính của đơn vị.”

1.2 Nguyên tắc cơ bản chi phối kiểm toán BCTC

Để đảm bảo mức độ hiệu quả, quá trình kiểm toán BCTC cần phải tuân thủcác nguyên tắc cơ bản sau:

1) Tuân thủ pháp luật

2) Tuân thủ đạo đức nghề nghiệp: KTV trong quá trình kiểm toán BCTCphải tuân thủ các nguyên tắc đạo đức sau: Độc lập, chính trực, khách quan, nănglực chuyên môn và tính thận trọng, tính bảo mật, tư cách nghề nghiệp, tuân thủchuẩn mực chuyên môn

3) Tuân thủ chuẩn mực kiểm toán

4) Thái độ hoài nghi nghề nghiệp

1.3 Phương pháp kiểm toán

Phương pháp kiểm toán BCTC là phương pháp được thiết kế, sử dụng để thuthập các bằng chứng kiểm toán có liên quan đến số liệu trên BCTC do đơn vị được

SV: Nguyễn Thị Diễm Hương 1 GVHD: Th.s Hà Thị Tường Vy MSV: 09A04796

Trang 5

kiểm toán cung cấp Phương pháp kiểm toán BCTC gồm:

1) Phương pháp kiểm toán cơ bản

2) Phương pháp kiểm toán tuân thủ

1.3.1 Phương pháp kiểm toán cơ bản

Đây là các thủ tục, kỹ thuật kiểm toán được thiết kế và sử dụng để thu thậpcác bằng chứng có liên quan đến các thông tin do hệ thống kế toán thu thập, xử lý

và cung cấp Mọi thực nghiệm đánh giá của KTV đều dựa vào các tài liệu (số liệu,chứng từ, sổ kế toán, thông tin trên BCTC,…) do hệ thống kế toán đơn vị đượckiểm toán cung cấp Phương pháp này được vận dụng cho mọi cuộc kiểm toánnhưng mức độ và phạm vi vận dụng sẽ phụ thuộc vào mức độ tin cậy của hệ thốngKSNB của đơn vị được kiểm toán

Phương pháp này bao gồm 2 kỹ thuật kiểm toán cụ thể là:

+ Kỹ thuật phân tích đánh giá tổng quát (gọi tắt là phân tích)

+ Kỹ thuật kiểm tra chi tiết nghiệp vụ và số dư các tài khoản

(1) Kỹ thuật phân tích đánh giá tổng quát: Là việc xem xét số liệu trên

BCTC thông qua phân tích xu hướng và các tỷ số tài chính Phương pháp này gồm

(2) Kiểm tra chi tiết nghiệp vụ và số dư tài khoản: Là kỹ thuật kiểm tra chi

tiết quá trình ghi chép, hạch toán từng nghiệp vụ kinh tế từ chứng từ vào sổ kế toán

có liên quan, kiểm tra việc tính toán và tổng hợp số dư từng tài khoản Phươngpháp này nhằm mục đích thu thập bằng chứng trực tiếp chứng minh cho mức độ tincậy của các số liệu trên các tài liệu kế toán

+ Kiểm tra chi tiết nghiệp vụ: Là kỹ thuật nhằm xem xét, kiểm tra các nghiệp

vụ kinh tế tài chính thực tế đã phát sinh và được ghi nhận Việc khảo sát này giúpKTV phát hiện sai phạm ngay từ khâu thu thập, ghi chép số liệu

+ Kiểm tra chi tiết số dư tài khoản: Là kỹ thuật thu thập các bằng chứng kiểm

toán khẳng định sự thỏa mãn các CSDL (Tính hiện hữu, tính đầy đủ, tính chínhxác, đánh giá, quyền và nghĩa vụ, trình bày và công bố) của BCTC

1.3.2 Phương pháp kiểm toán tuân thủ

Đây là thủ tục, kỹ thuật kiểm toán được thiết kế và sử dụng nhằm thu thập các

SV: Nguyễn Thị Diễm Hương 2 GVHD: Th.s Hà Thị Tường Vy MSV: 09A04796

Trang 6

bằng chứng kiểm toán có liên quan đến tính thích hợp và hiệu quả của hệ thốngKSNB Nội dung phương pháp bao gồm 2 kỹ thuật là:

(1) Kỹ thuật điều tra hệ thống: Là kỹ thuật xem xét, kiểm tra từ đầu đến cuốimột loạt các nghiệp vụ cùng loại trong một hệ thống để xem xét, đánh giá các bướckiểm soát áp dụng trong hệ thống KSNB của đơn vị

(2) Kỹ thuật thử nghiệp chi tiết về kiểm soát: Là thử nghiệm được tiến hành

để thu thập bằng chứng về sự hiện hữu, hiệu lực, hiệu quả của các thủ tục KSNB,xem xét mức độ tuân thủ các quy chế KSNB trong đơn vị được kiểm toán

1.4 Quy trình kiểm toán BCTC

Quy trình tổng thể cho một cuộc kiểm toán BCTC gồm 3 giai đoạn: Lập kế hoạch kiểm toán, thực hiện kiểm toán và kết thúc kiểm toán.

Sơ đồ quy trình kiểm toán báo cáo tài chính (Phụ lục 2).

2 Khái quát chung về các khoản phải thu khách hàng liên quan đến kiểm toán chỉ tiêu nợ phải thu khách hàng trong kiểm toán BCTC

2.1 Khái quát và phân loại các khoản phải thu

 Khái quát các khoản phải thu

Các khoản phải thu là một loại tài sản của công ty tính dựa trên tất cả cáckhoản nợ, các giao dịch chưa thanh toán hoặc bất cứ nghĩa vụ tiền tệ nào mà kháchhàng chưa thanh toán cho công ty Các khoản phải thu được kế toán của công tyghi lại và phản ánh trên Bảng cân đối kế toán

bộ, các khoản phải thu khác

Phải thu khách hàng là các khoản phải thu phát sinh trong quá trình cung cấphàng hóa, dịch vụ khi thời điểm bán hàng và thu tiền diễn ra không đồng thời Cáckhoản phải thu khách hàng là loại tài sản của doanh nghiệp bị người mua chiếmdụng, doanh nghiệp có trách nhiệm thu hồi trong tương lai

Các khoản phải thu khách hàng là một phần trong tổng số các khoản phải thu

SV: Nguyễn Thị Diễm Hương 3 GVHD: Th.s Hà Thị Tường Vy MSV: 09A04796

Trang 7

của doanh nghiệp Trong phạm vi đề tài này, em đi sâu vào nghiên cứu các khoảnphải thu khách hàng.

2.2 Đặc điểm các khoản phải thu khách hàng

Các khoản phải thu khách hàng là các khoản thu từ bán hàng và cung cấp dịch

vụ bị người mua chiếm dụng, đây là hình thức tín dụng thương mại phổ biến trongđiều kiện cạnh tranh như hiện nay Thời hạn, quy mô các khoản phải thu kháchhàng tùy thuộc vào chính sách tín dụng của doanh nghiệp và áp dụng với từngkhách hàng

Nợ phải thu khách hàng là chỉ tiêu nhạy cảm dễ xảy ra gian lận và sai sót.Trong kiểm toán nợ phải thu khách hàng, KTV cần chú ý tới khả năng nợ phải thukhách hàng bị khai cao hơn hoặc được ghi chép không chính xác Việc khai tăng

nợ phải thu khách hàng sẽ làm tăng tài sản của doanh nghiệp hoặc được thổi phồng

để tăng doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp Chẳng hạn như khi phát sinhnghiệp vụ bán hàng mà khách hàng chưa thanh toán nhưng doanh nghiệp gian lậnbằng cách thay vì hạch toán vào khoản nợ phải thu khách hàng lại hạch toán thànhkhoản doanh thu bán hàng, từ đó làm tăng doanh thu, tăng lợi nhuận của đơn vị

Bên cạnh đó, nợ phải thu khách hàng được trình bày theo giá trị thuần có thểthực hiện được Trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi thường mang tính chủquan nên khó kiểm tra và có nhiều sai sót Doanh nghiệp cần tuân thủ nghiêm ngặtcác quy định và hướng dẫn của chế độ về việc trích lập dự phòng nợ phải thu khóđòi nhằm đảm bảo mình bạch, rõ ràng tình hình tài chính của đơn vị

3 Đặc điểm kiểm toán các khoản phải thu khách hàng trong quy trình kiểm toán BCTC

3.1.Vai trò, ý nghĩa kiểm toán các khoản phải thu khách hàng trong kiểm toán BCTC

Trong nền kinh tế thị trường mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay,Nhà nước, các tổ chức kinh tế và các nhà đầu tư rất cần những thông tin về kinh tế

- tài chính tin cậy phục vụ các quyết định kinh tế, quyết định kinh doanh, quyết

SV: Nguyễn Thị Diễm Hương 4 GVHD: Th.s Hà Thị Tường Vy MSV: 09A04796

Trang 8

định đầu tư Vì vậy những thông tin kế toán phải toàn diện, kịp thời và phải đượckiểm tra, được xác nhận, được đảm bảo độ tin cậy bởi các tổ chức, các chuyên giatài chính – kế toán độc lập Kiểm toán tài chính được ra đời với vai trò kiểm tra,đánh giá và xác nhận độ tin cậy của các thông tin tài chính do kế toán cung cấp,phục vụ đắc lực cho các nhà đầu tư, các nhà kinh tế.

Kiểm toán các khoản phải thu của khách hàng là một bộ phận của kiểm toántài chính Do vậy, cũng không nằm ngoài vai trò đó, kiểm toán các khoản phải thucủa khách hàng nhằm xác minh, bày tỏ ý kiến về mức độ trung thực, hợp lý trênkhía cạnh trọng yếu cúa các khoản phải thu trên BCTC Không những thế, nợ phảithu khách hàng là chỉ tiêu có liên quan mật thiết đến kết quả hoạt động kinh doanhnên cần được KTV chú ý và dành thời gian kiểm tra trong quy trình kiểm toánBCTC

3.2 Mục tiêu và căn cứ kiểm toán các khoản phải thu khách hàng

3.2.1 Mục tiêu kiểm toán đối với các khoản phải thu khách hàng

Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 200 "Mục tiêu và nguyên tắc cơ bản chi phối kiểm toán BCTC" đã chỉ ra mục tiêu của kiểm toán BCTC là giúp cho

KTV và công ty kiểm toán đưa ra ý kiến xác nhận rằng BCTC có được trên cơ sởchuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc được chấp nhận), có tuân thủ phápluật liên quan và có phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu haykhông ?

Mục tiêu của kiểm toán BCTC còn giúp cho đơn vị được kiểm toán thấy rõnhững tồn tại, sai sót để khắc phục nhằm nâng cao chất lượng thông tin tài chínhcủa đơn vị

Cụ thể mục tiêu kiểm toán đối với chỉ tiêu phải thu khách hàng như sau:

* Đối với kiểm toán nghiệp vụ phải thu khách hàng:

- Kiểm tra CSDL về tính có thật (sự phát sinh): Nghiệp vụ phải thu kháchhàng đã ghi sổ phải thực sự phát sinh

- Kiểm tra CSDL về sự tính toán, đánh giá: Nghiệp vụ phải thu khách hàngđã ghi sổ phải được tính toán, đánh giá đúng đắn và hợp lý

SV: Nguyễn Thị Diễm Hương 5 GVHD: Th.s Hà Thị Tường Vy MSV: 09A04796

Trang 9

- Kiểm tra CSDL về sự hạch toán đầy đủ: Nghiệp vụ phải thu khách hàng đãghi sổ kế toán phải được hạch toán đầy đủ, không trùng không sót.

- Kiểm tra CSDL về sự phân loại và hạch toán đúng đắn: các nghiệp vụ phảithu khách hàng phải được phân loại và ghi nhận đúng nguyên tắc kế toán và đúngquan hệ đối ứng tài khoản(vào các sổ kế toán), chính xác về số liệu tương ứng đãghi trên chứng từ

- Kiểm tra CSDL về sự phân loại và hạch toán đúng kỳ: nghiệp vụ phải thukhách hàng phát sinh phải được hạch toán kịp thời,đảm bảo phát sinh thuộc kỳ nàophải được ghi sổ kế toán của kỳ ấy

* Đối với kiểm toán số dư phải thu khách hàng

- Kiểm tra CSDL về tính hiện hữu: Các khoản nợ còn phải thu khách hàng trên sổ kế toán là thực tế đang tồn tại

- Kiểm tra CSDL về quyền và nghĩa vụ: Có đầy đủ bằng chứng xác nhận quyền được thu của đơn vị đối với các tổ chức và cá nhân

- Kiểm tra CSDL về tính toán, đánh giá: Các khoản nợ còn phải thu khách hàng được tính toán đúng đắn,ghi nhận chính xác

- Kiểm tra CSDL tính đầy đủ: Các khoản nợ còn phải thu khách hàng được ghi nhận đầy đủ

- Kiểm tra CSDL về cộng dồn: Các khoản nợ còn phải thu khách hàng được tổng hợp đầy đủ,chính xác

- Kiểm tra CSDL về trình bày và công bố: Các khoản nợ còn phải thu được trình bày trên BCTC phù hợp với quy định của chế độ kế toán và nhất quán với số liệu trên sổ kế toán của đơn vị

3.2.2 Căn cứ kiểm toán

Nguồn tài liệu KTV cần thu thập để tìm kiếm và đánh giá các bằng chứng làm

cơ sở hình thành ý kiến liên quan đến nợ phải thu khách hàng bao gồm:

+ Các chính sách về hoạt động bán hàng và tín dụng của đơn vị

+ Các quy định về trình tự thực hiện nghiệp vụ có liên quan

SV: Nguyễn Thị Diễm Hương 6 GVHD: Th.s Hà Thị Tường Vy MSV: 09A04796

Trang 10

+ Các BCTC chủ yếu có liên quan như bảng CĐKT, Báo cáo KQHĐKD+ Các sổ kế toán tổng hợp, chi tiết các tài khoản có liên quan đến nợ phải thukhách hàng

+ Các chứng từ, tài liệu có liên quan như: Hợp đồng kinh tế, hóa đơn bánhàng, các chứng từ thu tiền… Và các hồ sơ khách có liên quan như kế hoạch bánhàng, đơn đặt hàng,…

3.3 Hệ thống KSNB đối với các khoản phải thu khách hàng

Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 400, hệ thống kiểm soát nội bộ làcác qui định và các thủ tục kiểm soát do đơn vị được kiểm toán xây dựng và ápdụng nhằm bảo đảm cho đơn vị tuân thủ pháp luật và các qui định, để kiểm tra,kiểm soát, ngăn ngừa và phát hiện gian lận, sai sót; để lập BCTC trung thực và hợplý; nhằm bảo vệ, quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản của đơn vị Hệ thống kiểmsoát nội bộ bao gồm môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán và các thủ tục kiểmsoát

Để tìm hiểu về hệ thống KSNB đối với các khoản phải thu khách hàng, KTVthu thập thông tin đối với cả chu trình bán hàng - phải thu - thu tiền Để tổ chứcmột hệ thống KSNB có hiệu quả doanh nghiệp cần xây dựng các quy chế, thể thức,thủ tục kiểm soát có tính hiệu lực, hiện hữu và liên tục; đồng thời tôn trọng cácnguyên tắc kiểm soát như phân công và phân nhiệm, bất kiêm nhiệm, phê chuẩn và

ủy quyền phê chuẩn

 Sự đồng bộ của sổ kế toán

Hệ thống chứng từ, sổ kế toán và bảng tổng hợp cần có tác dụng kiểm soáttối đa các nghiệp vụ.Với khung pháp lý là như nhau và được quy định trước, mỗiđơn vị lại có thể lựa chọn các hình thức kế toán, các phương thức kế toán khácnhau dẫn tới trình tự kế toán cụ thể cũng khác nhau Mỗi đơn vị cần định sẵn trình

tự cụ thể tương ứng với hệ thống sổ kế toán tạo thành yếu tố kiểm soát có hiệu lực

Ví dụ: Có công ty quy định khi nhận được đơn đặt hàng của người mua, công

ty lập hóa đơn bán hàng đánh số trước và lập biểu nhiều liên: Liên đầu giao chongười mua, các liên sau dùng để ghi sổ theo dõi bán hàng và thu tiền, cũng có thể

SV: Nguyễn Thị Diễm Hương 7 GVHD: Th.s Hà Thị Tường Vy MSV: 09A04796

Trang 11

dùng để duyệt bán chịu, cho phép vận chuyển…

 Việc đánh số thứ tự các chứng từ

Sử dụng chứng từ có đánh số thứ tự trước theo thứ tự liên tục có tác dụng vừa

đề phòng bỏ sót, dấu diếm, vừa tránh trùng lặp các khoản phải thu, các khoản ghi

sổ bán hàng Tuy nhiên việc đánh số thứ tự trước phải có mục đích rõ ràng kèmtheo việc tổ chức hợp lý theo hướng tích cực để đạt được mục đích đó

 Lập bảng cân đối thanh toán tiền hàng và gửi cho người mua

Tùy theo quy mô nghiệp vụ bán hàng và quy định của mỗi doanh nghiệp thìhàng tháng, quý kế toán lập bảng cân đối thanh toán tiền hàng nhằm đối chiếunhững khoản phải thu đã ghi nhận với số tiền đã thanh toán Do các cân đối này thểhiện mối liên hệ trực tiếp giữa doanh nghiệp với người mua nên được gửi đến chongười mua để xác nhận quan hệ mua – bán đã phát sinh Việc lập bảng cân đối cầnđược đảm bảo tính khách quan do đó nên giao cho người không có liên quan đếnthu tiền hàng, ghi sổ bán hàng và thu tiền lập ra Người lập bảng cân đối thanh toántiền hàng và gửi cho người mua có thể là kế toán thanh toán dưới sự phê duyệt,kiểm tra của kế toán trưởng và Phó giám đốc… Cũng có thể là kế toán tổng hợpngười chịu trách nhiệm thực hiện công việc này

 Xét duyệt nghiệp vụ bán chịu

Bao gồm ba nguyên tắc chủ yếu sau:

- Việc bán chịu phải được duyệt y cẩn trọng trước khi bán hàng

- Hàng bán chỉ được vận chuyển sau khi duyệt với đầy đủ chứng cứ (tàikhoản, con dấu, chữ ký hợp pháp của bên mua.)

- Giá bán phải được duyệt bao gồm cả phí vận chuyển, giảm giá và điều kiệnthanh toán

 Phân cách nhiệm vụ đầy đủ trong tổ chức công tác tài chính kế toán

- Phân tách và theo dõi độc lập sổ bán hàng và sổ thu tiền bởi hai kế toánkhác nhau và có đối chiếu định kỳ Sổ bán hàng do người phụ trách ở bộ phận bánhàng lập ra, sổ thu tiền do kế toán thanh toán với người mua lập ra

SV: Nguyễn Thị Diễm Hương 8 GVHD: Th.s Hà Thị Tường Vy MSV: 09A04796

Trang 12

- Ngăn cách nơi làm việc độc lập của thủ quỹ với người ghi chép các nhật kýbán hàng Nhật ký bán hàng do kế toán bán hàng lập và theo dõi

- Giữa chức năng bán hàng và chức năng duyệt bán chịu cần phân tách đểphòng ngừa những tiêu cực có thể phát sinh trong khâu bán hàng và khả năng thấtthu trong thanh toán

 Tính độc lập của người kiểm tra – kiểm soát

Trong việc thực hiện trình tự kiểm soát nội bộ đây là yêu tố chủ yếu trongviệc phát huy hiệu lực của kiểm soát nội bộ Thông thường, sử dụng KTV nội bộ

để kiểm soát việc xử lý và ghi sổ các nghiệp vụ bán hàng và thu tiền sẽ đảm bảochất lượng kiểm soát và phục vụ tốt cho việc thực hiện các mục tiêu kiểm toán.Việc kiểm tra giám sát của KTV nội bộ đối với chỉ tiêu phải thu khách hàngđược thực hiện theo định kỳ theo quy định của từng công ty, cũng có thể theo quy

mô của chỉ tiêu, trong trường hợp xảy ra bất thường hoặc theo yêu cầu của Bangiám đốc công ty với mục đích cụ thể

3.4 Những sai phạm thường gặp trong kiểm toán các khoản phải thu khách hàng trong quy trình kiểm toán BCTC

Nợ phải thu khách hàng là một trong những chỉ tiêu chiếm tỷ trọng lớn trongtài sản của doanh nghiệp, sai lệch chỉ tiêu này cũng ảnh hưởng trọng yếu đếnBCTC Các sai phạm này có thể do vô ý, bất cẩn, thiếu trình độ chuyên môn songcũng không loại trừ do đơn vị cố tình gian lận, vi phạm Cách thức gian lận, saiphạm của doanh nghiệp liên quan đến khoản phải thu khách hàng cũng rất đa dạng

Vì vậy trong quá trình thực hiện kiểm toán các khoản phải thu khách hàng có thểgặp những sai phạm sau:

+ Nợ phải thu khách hàng thể hiện các khoản nợ không phát sinh, khai khống

nợ phải thu khách hàng Mặc dù không có khoản nợ nào nhưng kế toán vẫn khaităng khoản phải thu khách hàng, Doanh nghiệp vẫn hạch toán bình thường Điềunày làm ảnh hưởng đến doanh thu của đơn vị Tăng doanh thu, làm lợi nhuận tăng,doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả Doanh nghiệp muốn làm đẹp BCTC nhằm mục

SV: Nguyễn Thị Diễm Hương 9 GVHD: Th.s Hà Thị Tường Vy MSV: 09A04796

Trang 13

đích thu hút vốn đầu tư hoặc vay vốn ngân hàng,…

+ Các khoản nợ phải thu khách hàng đã phát sinh nhưng Doanh nghiệp cố ýkhông ghi nhận hoặc vô tình bỏ sót Việc kế toán phản ánh thiếu các khoản nợ phảithu khách hàng sẽ làm giảm doanh thu của đơn vị, lợi nhuận giảm theo đồng thờilàm giảm nghĩa vụ thuế của Doanh nghiệp với Nhà nước

+ Hạch toán giảm khoản phải thu khách hàng do hàng bán bị trả lại, giảm giáhàng bán nhưng không có hóa đơn, chứng từ hợp lệ, ghi nhận tăng các khoản phảithu không phù hợp với doanh thu

+ Chưa có quy chế tài chính về thu hồi công nợ, quy trình phê duyệt bán chịukhông đầy đủ chặt chẽ (chưa có quy định về số nợ tối đa đối với một khách hàng,thời hạn thanh toán,…)

+ Chưa tiến hành đối chiếu công nợ hoặc đối chiếu không đầy đủ tại thờiđiểm lập BCTC

+ Chênh lệch giữa biên bản đối chiếu công nợ và sổ kế toán chưa giải thích

rõ nguyên nhân và xử lý kịp thời

+ Chưa có sổ chi tiết theo dõi riêng cho từng khách hàng hoặc cùng một đốitượng nhưng theo dõi trên nhiều tài khoản, dẫn đến bù trừ không cùng đối tượng.+ Cuối kỳ chưa đánh giá được các khoản phải thu có gốc ngoại tệ

+ Hạch toán sai nội dung, số tiền, tính chất nghiệp vụ khoản phải thu kháchhàng, hạch toán các khoản phải thu không mang tính chất thương mại vào TK 131,hoặc hạch toán các khoản phải thu khách hàng vào TK 1388

+ Có những khoản công nợ thu hồi bằng tiền mặt với số lượng lớn không quyđịnh thời gian nộp nên bị nhân viên chiếm dụng

+ Chưa tiến hành phân tích tuổi nợ đối với các khoản phải thu khách hàng+ Không trích lập dự phòng đối với các khoản phải thu khó đòi hoặc đã lập

dự phòng nhưng trích thiếu hoặc trích quá tỷ lệ cho phép, hồ sơ lập dự phòng chưađầy đủ theo quy định, không thành lập hội đồng xử lý các công nợ khó đòi Điềunày dẫn đến việc không phán ánh chính xác giá trị thuần các khoản phải thu trên

SV: Nguyễn Thị Diễm Hương 10 GVHD: Th.s Hà Thị Tường Vy

MSV: 09A04796

Trang 14

bảng CĐKT.

3.5 Quy trình kiểm toán nợ phải thu khách hàng trong kiểm toán BCTC

Để đảm bảo tính kinh tế, tính hiệu quả, tính hiệu lực của từng cuộc kiểm toáncũng như để thu thập bằng chứng kiểm toán đầy đủ và thích hợp làm căn cứ chokết luận của KTV về tính trung thực, hợp lý của số liệu trên BCTC, cuộc kiểm toánthường tiến hành theo quy trình gồm 3 giai đoạn sau:

+ Lập kế hoạch kiểm toán

+ Thực hiện kiểm toán

+ Kết thúc kiểm toán

Kiểm toán chỉ tiêu Phải thu khách hàng là một phần trong quy trình kiểm toánBCTC, do vậy, nó cũng phải thực hiện qua 3 giai đoạn trên

3.5.1 Lập kế hoạch kiểm toán

Lập kế hoạch kiểm toán là giai đoạn đầu tiên trong quy trình kiểm toán Lập

kế hoạch kiểm toán gồm 6 bước công việc cụ thể sau:

+ Chuẩn bị kế hoạch kiểm toán

+ Thu thập thông tin cơ sở

+ Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng

+ Đánh giá trọng yếu và RR kiểm toán

+ Tìm hiểu hệ thống KSNB và đánh giá RR kiểm toán

+ Lập kế hoạch kiểm toán toàn diện và thiết kế chương trình kiểm toán

3.5.2 Thực hiện kiểm toán chỉ tiêu nợ phải thu khách hàng

3.5.2.1 Các thử nghiệm kiểm soát thực hiện trong quy trình kiểm toán chỉ tiêu

nợ phải thu khách hàng

a/Khảo sát việc thiết kế các chính sách, quy chế và các thủ tục kiểm soát nội

bộ đối với chỉ tiêu nợ phải thu khách hàng

- Mục đích: Đánh giá sự đầy đủ, chặt chẽ và thích hợp của các chính sách,quy chế và thủ tục kiểm soát đã được thiết lập

- Thủ tục thực hiện:

+ KTV cần yêu cầu các nhà quản lý đơn vị cung cấp các văn bản quy định vềKSNB có liên quan như : Quy định về việc lập dự phòng phải thu khó đòi, quyđinh về việc thực hiện đối chiếu công nợ vào cuối kì với các đối tượng phải thu,

SV: Nguyễn Thị Diễm Hương 11 GVHD: Th.s Hà Thị Tường Vy

MSV: 09A04796

Trang 15

quy định về việc theo dõi các đối tượng công nợ

+ Đọc, nghiên cứu và đánh giá các quy chế và thông tin về kiểm soát màđơn vị cung cấp

b/Khảo sát sự vận hành các chính sách, quy chế và các thủ tục kiểm soát nội

bộ đối với chỉ tiêu nợ phải thu khách hàng

- Mục đích: Đánh giá sự thích hợp, hiệu lực và liên tục của các chính sách,quy chế và thủ tục kiểm soát đã được thiết lập

- Thủ tục thực hiện:

+ Phỏng vấn nhân viên có liên quan trong đơn vị về sự hiện hữu của các bướckiểm soát và tính thường xuyên liên tục trong vận hành và áp dụng các quy chế,thủ tục kiểm soát

+ Kiểm tra các dấu hiệu của các hoạt động kiểm soát còn lưu lại trên các hồ

sơ tài liệu như: Lời phê duyệt, chữ ký của người kiểm tra

c/ Khảo sát về tình hình thực hiện nguyên tắc tổ chức hoạt động KSNB đối với chỉ tiêu nợ phải thu khách hàng

- Mục đích: Xem xét việc thực hiện nguyên tắc bất kiêm nhiệm và nguyên tắcphân công phân nhiệm

- Thủ tục thực hiện:

+ Kiểm tra các bộ phận và phỏng vấn nhân viên có liên quan trong đơn vị vềviệc thực hiện các công việc liên quan đến chỉ tiêu phải thu khách hàng Cụ thể,đối với chỉ tiêu phải thu khách hàng: Người chịu trách nhiệm ghi sổ kế toán theodõi các khoản công nợ phải thu có tham gia vào việc bán hàng, lập hóa đơn haykhông; người đứng ra bán hàng đồng thời có phải là người thu tiền của khách hànghay không?

+ Kiểm tra các quy định liên quan đến thẩm quyền phê chuẩn

Sau khi thực hiện các thủ tục khảo sát về hệ thống KSNB và dựa vào kết quảđã thu thập , KTV đánh giá rủi ro kiểm soát nội bộ đối với khoản phải thu kháchhàng ở mức độ cao, trung bình, thấp đối với chỉ tiêu phải thu khách hàng Nếu hệthống KSNB được thiết kế và vận hành hữu hiệu thì rủi ro kiểm soát được đánh giá

SV: Nguyễn Thị Diễm Hương 12 GVHD: Th.s Hà Thị Tường Vy

MSV: 09A04796

Trang 16

thấp và KTV có thể tin tưởng vào hệ thống KSNB và ngược lại Trên cơ sở đó,KTV sẽ thiết kế các thủ tục kiểm toán phù hợp nhằm đảm bảo thực hiện được mụctiêu kiểm toán.

3.5.2.2.Thủ tục kiểm toán

3.5.2.2.1.Thủ tục phân tích đánh giá tổng quát

Kiểm tra các nguyên tắc kế toán áp dụng nhất quán với các năm trước và phùhợp với quy định của chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành

Lập bảng số liệu tổng hợp có so sánh với số dư cuối năm trước Đối chiếu các

số dư trên bảng số liệu tổng hợp với bảng CĐPS và giấy tờ làm việc của kiểm toánnăm trước (nếu có)

So sánh số dư phải thu khách hàng bao gồm cả số dư dự phòng năm nay vớinăm trước kết hợp với phân tích biến động của doanh thu thuần, dự phòng phải thukhó đòi giữa 2 năm

So sánh hệ số quay vòng các khoản phải thu và số ngày thu tiền bình quânnăm nay so với năm trước để đánh giá tính hợp lý của số dư nợ cuối năm cũng nhưkhả năng trích lập dự phòng (nếu có)

Việc tiến hành các thủ tục phân tích giúp KTV thấy được nguyên nhân dẫnđến sự biến động là hợp lý hay không? Trên cơ sở đó, KTV khoanh vùng trọng tâmkiểm toán và đi vào kiểm tra chi tiết

3.5.2.2.2 Thủ tục kiểm tra chi tiết

Các thủ tục kiểm tra chi tiết đối với khoản phải thu khách hàng bao gồm:

a) Kiểm tra chi tiết nghiệp vụ phải thu khách hàng

- Kiểm tra CSDL “sự phát sinh” của nghiệp vụ

+ Kiểm tra hóa đơn bán hàng tương ứng của khoản phải thu khách hàng đãghi sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết phải thu khách hàng

+ Kiểm tra hồ sơ phê chuẩn cho nghiệp vụ bán hàng chịu: như đơn đặt hàng,hợp đồng thương mại…xem xét tính đúng đắn, hợp lý của nội dung phê chuẩn vàtính thẩm quyền của người phê chuẩn

+ Kiểm tra nghiệp vụ bán hàng chịu trên có chứng từ xuất kho, chứng từ

SV: Nguyễn Thị Diễm Hương 13 GVHD: Th.s Hà Thị Tường Vy

MSV: 09A04796

Trang 17

vận chuyển tương ứng( nếu có ) hay không.

+ Gửi thư hoặc trực tiếp yêu cầu người mua xác nhận về công nợ để có cơ

sở xác minh về tính có thật của khoản phải thu khách hàng

- Kiểm tra CSDL “ Tính toán và đánh giá”

+ Tiến hành kiểm tra các thông tin là cơ sở mà đơn vị dùng để tính khoảnphải thu khách hàng xem có hợp lý và đúng đắn hay không Cụ thể là kiểm tra về:

Số lượng,đơn giá, thuế suất thuế GTGT của hàng bán chịu

+ Trường hợp bán hàng chịu bằng ngoại tệ, KTV phải kiểm tra tỷ giángoại tệ ghi nhận trên hóa đơn bán chịu có đúng theo tỷ giá ngoại tệ do ngân hàngcông bố tại thời điểm bán hàng chịu hay không

- Kiểm tra CSDL “sự đầy đủ”

+ Kiểm tra tính liên tục của chứng từ, hóa đơn phải thu khách hàng, đặcbiệt chú ý đến các chứng từ chứng minh các nghiệp vụ phát sinh vào đầu và cuối

kỳ, nhằm kiểm tra xem các nghiệp vụ này đã được ghi vào sổ kế toán tổng hợp, chitiết, báo cáo công nợ, bảng kê phải thu khách hàng hay chưa Kiểm tra các nghiệp

vụ thanh toán của người mua phát sinh vào đầu kỳ kế toán sau

- Kiểm tra CSDL “sự phân loại và hạch toán”

+ KTV kiểm tra chính sách phân loại và hạch toán các khoản phải thu của

đơn vị

+ Kiểm tra nội dung ghi chép trên chứng từ về sự rõ ràng, tính đầy đủ, chínhxác, để đảm bảo không lẫn lộn giữa nghiệp vụ phải thu khách hàng với nghiệp vụkhác như phải thu nội bộ, phải thu khác

+KTV kiểm tra các sổ chi tiết công nợ và quá trình ghi chép đúng phương

pháp bằng cách xem xét, đối chiếu, quan sát quá trình xử lý nghiệp vụ phát sinh vàviệc ghi sổ kế toán theo đúng quy định

- Kiểm tra CSDL về “sự đúng kỳ” của nghiệp vụ phải thu khách hàng.

+ KTV thực hiện kiểm tra ngày tháng trên chứng từ, hoá đơn có liên quan vớingày tháng ghi nhận nghiệp vụ vào sổ kế toán và bảng kê các chứng từ hoá đơnhàng bán ra trong kì Ngoài ra để kiểm tra các nghiệp vụ phải thu khách hàng có

SV: Nguyễn Thị Diễm Hương 14 GVHD: Th.s Hà Thị Tường Vy

MSV: 09A04796

Trang 18

được ghi chép đúng kỳ hay không thì KTV cũng phải kiểm tra các nghiệp vụ liênquan đến khoản phải thu phát sinh vào đầu kỳ kế toán sau.

b) Kiểm toán chi tiết số dư nợ phải thu khách hàng

- Kiểm tra CSDL về sự hiện hữu: Khoản nợ phải thu khách hàng trên sổ kế toán là thực tế đang tồn tại.

+ Phương pháp kiểm tra tốt nhất là KTV gửi thư xác nhận công nợ đến kháchhàng Tuy nhiên, trong thực tế việc nhờ người mua xác nhận không phải lúc nàocũng có kết quả, có thể người mua sẽ không trả lời hoặc có trả lời bằng văn bảnnhưng không kịp thời Nếu không có điều kiện xác nhận thì KTV phải thực hiệncác kỹ thuật sau:

 Kiểm tra tính có thật của khách hàng, như: Sự tồn tại thực tế, tính pháp lý.Nếu khách hàng là có thật thì KTV phải thực hiện các kỹ thuật và bước kiểm toántiếp theo

 Dựa trên kết quả kiểm toán các nghiệp vụ mua hàng và thanh toán phátsinh, KTV tính ra số dư và đối chiếu với số liệu của doanh nghiệp, tìm bằng chứngchứng minh cho chênh lệch nếu có

- Kiểm tra CSDL “tính toán và đánh giá”.

+ Kiểm tra tính hợp lý và chính xác của các cơ sở tính toán nợ còn phải thu

mà đơn vị đã thực hiện bằng cách so sánh đối chiếu số lượng hàng bán chịu và đơngiá trên hóa đơn bán hàng chưa thu tiền với thông tin tương ứng đã ghi trên hợpđồng thương mại hay trên kế hoạch bán hàng, trên bảng niêm yết giá của đơn vị đãđược phê chuẩn Trường hợp nợ phải thu chỉ còn một phần cần kiểm tra chứng từđã thu tiền tương ứng của hóa đơn đó

+ Kiểm tra tính chính xác về số liệu do đơn vị tính toán về nợ còn phải thuKiểm tra CSDL này KTV đặc biệt cần chú ý đối với những nghiệp vụ có sốtiền lớn, không bình thường hoặc nghiệp vụ thanh toán bằng ngoại tệ phải đượcquy đổi theo đúng tỷ giá quy định

3.5.3 Kết thúc và hoàn tất công tác kiểm toán chỉ tiêu nợ phải thu khách

SV: Nguyễn Thị Diễm Hương 15 GVHD: Th.s Hà Thị Tường Vy

MSV: 09A04796

Trang 19

Sau khi hoàn thành giai đoạn thực hiện kiểm toán, KTV tổng hợp công việccủa mình, đánh giá các sai phạm phát hiện được trong quá trình kiểm toán chỉ tiêu

nợ phải thu khách hàng, đưa ra kết luận về tính trung thực, hợp lý của chỉ tiêu và

đề nghị các bút toán điều chỉnh (nếu có)

+ Kết luận về mục tiêu kiểm toán

KTV khi kết thúc công việc kiểm toán cần đưa ra kết luận về mục tiêu kiểmtoán có đạt được hay không? Đạt được mục tiêu kiểm toán: KTV thỏa mãn về kếtquả kiểm tra, đánh giá về chỉ tiêu nợ phải thu khách hàng đã được kiểm toán vì đã

có đủ bằng chứng thích hợp về mọi khía cạnh trọng yếu để đưa ra kết luận rằng sốliệu, thông tin tài chính đó đã được phản ánh hợp lý, đúng đắn hoặc chỉ rõ thôngtin tài chính còn chứa đựng sai sót

Chưa đạt được mục tiêu kiểm toán: KTV chưa thỏa mãn với kết quả kiểmtoán ở một khía cạnh nào đó, cần thu thập thêm bằng chứng bổ sung

+ Kiến nghị

Kiến nghị về các bút toán điều chỉnh (nếu có) hoặc những giải trình, thuyếtminh cần bổ sung trên BCTC, trong đó chỉ rõ nguyên nhân điều chỉnh và số tiềnđiều chỉnh Nhận xét những tồn tại của hệ thống kế toán và hệ thống KSNB đối vớichỉ tiêu nợ phải thu khách hàng Đồng thời đưa ra ý kiến đề xuất, cải tiến cũng nhưhoàn thiện hệ thống KSNB tốt hơn

SV: Nguyễn Thị Diễm Hương 16 GVHD: Th.s Hà Thị Tường Vy

MSV: 09A04796

Trang 20

CHƯƠNG II:

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TOÁN CHỈ TIÊU NỢ PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY TNHH

KIỂM TOÁN VFA THỰC HIỆN

1 Khái quát chung về Công ty TNHH Kiểm toán VFA

1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Kiểm toán VFA

Công ty TNHH Kiểm toán VFA, tiền thân là Công ty Hợp danh Kiểm toán

và Tư vấn Tài chính Việt Nam (VFA), được thành lập tháng 10 năm 2005 theogiấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 0102389868, thay đổi lần 7 ngày19/9/2011 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp

• Địa chỉ trụ sở chính: Số 5, ngõ 68 ngách 53/16 Phố Cầu Giấy, phường QuanHoa, Q.Cầu Giấy, Hà Nội

• Địa chỉ văn phòng: 1702, Nhà 29T2, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội

• Điện thoại: 04 62512 482 / Fax: 04.62512821

• Email: info@vfa.com.vn / Website: www.vfa.com.vn

• Mã số thuế: 0102389868

• Vốn điều lệ: 3.000.000.000 (Ba tỷ đồng chẵn./.)

Công ty TNHH Kiểm toán VFA cung cấp dịch vụ chuyên ngành với phương

châm hoạt động rõ ràng ”Cùng khách hàng phát triển vượt trội” Đây là cam kết

thể hiện bằng chất lượng và hiệu quả của dịch vụ khách hàng mà VFA cung cấp,được mọi thành viên từ ban Giám đốc đến từng nhân viên trong công ty áp dụngtrong hoạt động nghề nghiệp của mình Cung cấp các dịch vụ vượt trội về chấtlượng đã trở thành khẩu hiệu của lãnh đạo và nhân viên, là bộ phận hợp thành vănhóa của công ty Đồng thời, các dịch vụ của VFA cung cấp đều được thực hiện bởiđội ngũ các KTV trẻ, năng động và giàu kinh nghiệm đủ năng lực và tuân thủ cácchuẩn mực kế toán, kiểm toán hiện hành của Việt Nam cũng như Quốc tế

SV: Nguyễn Thị Diễm Hương 17 GVHD: Th.s Hà Thị Tường Vy

MSV: 09A04796

Trang 21

1.2 Nhân sự và ban Giám đốc

Nhân sự:

Hiện nay, VFA có văn phòng tại Hà Nội với tổng số 30 nhân viên bao gồm:Kiểm Toán Viên Hành Nghề, Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh, chuyên gia Tư vấnĐầu tư Xây dựng, trợ lý Kiểm toán,… Được trang bị đầy đủ kỹ năng chuyên môn,kinh nghiệm làm việc nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng

Trong môi trường cạnh tranh đầy biến động, VFA vẫn duy trì mức tăngtrưởng nhân viên ổn định Trong chiến lược phát triển của mình, VFA xây dựng,gìn giữ và phát triển các giá trị cốt lõi trong quá trình xây dựng và phát triển công

ty bao gồm đạo đức nghề nghiệp; tài năng cá nhân; sức mạnh đoàn kết; tính độclập sáng tạo…

Ban Giám đốc:

Các thành viên Ban Giám đốc và đội ngũ trưởng phó phòng của VFA thực sựgiỏi chuyên môn và dày dạn kinh nghiệm nghề nghiệp tại các công ty kiểm toán,các tổ chức nghề nghiệp trước khi chuyển về làm việc tại Công ty Các thành viênnày đã tốt nghiệp các các trường đại học danh tiếng và đang tham gia các khóa đàotạo nâng cao tại trung tâm đào tạo uy tín hoặc tham gia các chứng chỉ nghề nghiệpquốc tế

Ông Đỗ Quốc Bảo Giám đốc - CPA

Ông Trần Xuân Hà Chủ tịch Hội đồng thành viên – MA, CPAÔng Lưu Quang Tuấn Phó Giám đốc

Ông Mạc Văn Hạnh Giám đốc kiểm toán MBA- CPA

Bà Nguyễn Hương Giang Chủ nhiệm kiểm toán

1.3 Tổ chức bộ máy quản lý

Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý (Phụ lục 4)

Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận tại VFA

- Giám đốc điều hành: Trực tiếp điều hành toàn bộ hoạt động của Công ty và

chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên về mọi hoạt động của Công ty

- Các Phó giám đốc điều hành: Được giao nhiệm vụ theo sự phân công và ủy

SV: Nguyễn Thị Diễm Hương 18 GVHD: Th.s Hà Thị Tường Vy

MSV: 09A04796

Ngày đăng: 03/07/2015, 17:11

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Giáo trình Kiểm toán trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội Chủ biên: PGS.TS Đặng Văn Thanh Khác
5. Giáo trình Pháp luật kiểm toán và chuẩn mực kiểm toán Chủ biên: TS. Nguyễn Đăng Huy Khác
6. Giáo trình Kế toán Thương mại – dịch vụ Chủ biên: TS. Nguyễn Thế Khải Khác
7. Sách 37 chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam Nhà xuất bản tài chính Khác
8. Hồ sơ kiểm toán Công ty ABC 9. Luận văn cuối khóa năm 2013 Khác
10.Trang web: tailieu.vn, doc.edu.vn, thuvienluanvan.com, thuvienphapluat.vn Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w