- Đối với thép T: thể hiện trên bảng 2.9.
KỸ THUẬT VẼ TAØU TRÊN MÁY TÍNH 3.1 Chuẩn bị trước khi vẽ
3.4.3. Thực hành vẽ bố trí chung (Xem hình 3.8, 3.9)
Bản vẽ bố trí chung thường được thực hiện theo trình tự sau:
- Căn cứ vào bản vẽ đường hình, phân chia sườn thực, vẽ các đường bao theo đúng quy cách đã cho, bao gồm mặt cắt dọc giữa tàu (hình chiếu đứng), đường be chắn sóng và đường mép boong (hình chiếu bằng), mặt cắt ngang giữa tàu (hình chiếu cạnh). Khoảng cách sườn thực tế được xác định theo yêu cầu của Quy phạm và tình hình cụ thể của kết cấu thân tàu. Khi chia khoảng sườn thực còn phải chú ý tới việc phân chia khoang. Đường bao phần vỏ của tàu vỏ thép thường giống với đường hình nhưng đối với các loại tàu có bổ chụp và bổ viền thì chiều cao của mạn chắn sóng sẽ được cộng thêm một khoảng bằng chiều cao bổ chụp và chiều rộng mạn chắn sóng được cộng thêm một khoảng bằng chiều dày của bổ viền trên.
- Vẽ bố trí boong lái, boong chính (tàu cá gọi là boong khai thác) và boong mũi(hay boong nâng) và bố trí các tầng boong. Với hình chiếu đứng nhìn từ ngoài vào (nhìn tổng thể), đường boong được thể hiện bằng nét đứt hoặc không thể hiện. Những tàu có nhiều tầng boong và trên mỗi tầng có bố trí phức tạp, trên hình chiếu bằng cần thể hiện một mặt cắt cho một tầng.
- Vẽ bố trí các khoang như khoang máy, khoang hàng, khoang cá (đối với tàu cá), khoang nhiên liệu, khoang mũi, lái,... Trong khoang máy chỉ thể hiện một số chi tiết cơ bản như : máy chính , máy phụ (nếu có), cầu thang và két nhiên liệu.
- Vẽ bố trí các miệng hầm (miệng hầm hàng đối với tàu hàng; miệng hầm cá đối, hầm lưới với tàu cá; hầm mũi; hầm lái;…).
- Vẽ bố trí thượng tầng, các buồng ở, buồng làm việc, lối đi,... và bố trí các thiết bị phục vụ sinh hoạt, làm việc. Đối với các bộ phận thể hiện trên bản vẽ không rõ ràng ta dùng thêm một số ký hiệu riêng. Ví dụ lối đi lại ta dùng mũi tên một hoặc hai chiều; cửa mở dạng bản lề ta dùng một cung tròn có mũi tên để thể hiện hướng mở của cửa.
- Vẽ bố trí các thiết bị neo, tời, cẩu, thiết bị chằng buộc, thiết bị cứu sinh, cứu hỏa, thông gió, các lỗ khoét,...
- Vẽ cụm chân vịt, bánh lái (được thực hiện sau khi vẽ bố trí buồng máy và lắp đặt hệ động lực).
- Các chi tiết khác.
- Ghi các chú thích trên bản vẽ. Có thể ghi trực tiếp (hình 3.6) lên hình vẽ hoặc ghi gián tiếp (hình 3.7).
Hình 3.6. Ghi chú trực tiếp lên hình vẽ
- Vẽ dấu mớn nước (lấy số liệu trong tính toán thuyết minh), mớn nước lái được đo tại trụ lái, mớn nước mũi được đo tại trụ mũi. Dấu mớn nước được ký hiệu sau lái và trước mũi như sau:
hay
- Xây dựng bảng ghi các thông số cơ bản, giống bảng thông số trên bản vẽ đường hình.
Hình 3.8. Bản vẽ bố trí chung
Hình 3.9. Bản vẽ bố trí khoang, két chứa