- Đối với thép T: thể hiện trên bảng 2.9.
KỸ THUẬT VẼ TAØU TRÊN MÁY TÍNH 3.1 Chuẩn bị trước khi vẽ
3.11. Phương pháp vẽ tàu vỏ gỗ
Tàu vỏ gỗ thường có bố trí và kết cấu đơn giản hơn tàu vỏ thép nên số lượng bản vẽ cũng ít hơn. Các bản vẽ cơ bản của tàu vỏ gỗ cũng được tiiến hành tương tự như đối với tàu vỏ thép, khi thực hiện cần lưu ý một số đặc điểm khác biệt sau:
- Bản vẽ đường hình:
+ Ở tàu gỗ, bổ viền có chiều dày lớn hơn ván vỏ, do đó khi vẽ chiều rộng của đường hình phải trừ đi khoảng dôi ra (t) của bổ viền so với ván mạn.
Hình 3.25. Cách đo chiều rộng đường hình + Phải vẽ cả sống chính (ky chính) và sống mũi (ky mũi).
+ Thường không có đoạn thân ống nên ở hình chiếu cạnh không có các sườn trùng nhau.
- Bản vẽ bố trí chung: + Có bổ chụp, bổ viền.
+ Có thể vẽ các đường biểu diễn các tấm ván của vỏ và boong.
+ Các miệng hầm ở boong chính thường được bố trí thành một khối liền nhau. + Vách ngăn tại vị trí giữa boong chính và boong nâng trước mũi thường nhô lên cao hơn boong nâng.
+ Hai mặt bên của cabin được tạo nên bởi những cánh cửa chế tạo rời rồi ghép lại với nhau.
+ Bố trí thêm một số thiết bị như bích neo, ngà neo, trụ cảo, xà liên kết trụ cảo với cabin,…
- Bản vẽ kết cấu:
+ Đà ngang đáy và sườn mạn không cùng nằm trong một mặt phẳng, dạng liên kết được thể hiện trên hình 3.26.
Hình 3.26. Dạng liên kết sườn - đà + Thường không có đà dọc đáy.
+ Các trụ chính cabin được kéo dài đến đáy tàu và liên kết với các đà ngang đáy. + Các hầm cách nhiệt có kết cấu dạng 3 lớp: gỗ – xốp – gỗ.
+ Một số kết cấu khác như xà dọc nền cabin, xà dọc miệng hầm, …
- Bản vẽ bố trí buồng may – lắp đặt hệ động lực:
+ Ống khí xả thường được đưa lên một bên hông cabin.
+ Các bình cứu hỏa thường được treo lên trụ cabin hoặc lên vách.
+ Tại mặt bánh đà của máy chính thường bố trí một bơm cọ dùng để hút khô.