Thực hành vẽ khai triển tôn vỏ

Một phần của tài liệu bài giảng Kỹ thuật vẽ tàu Phạm Thanh Nhựt (Trang 70)

- Đối với thép T: thể hiện trên bảng 2.9.

KỸ THUẬT VẼ TAØU TRÊN MÁY TÍNH 3.1 Chuẩn bị trước khi vẽ

3.9.3. Thực hành vẽ khai triển tôn vỏ

- Vẽ đường bao:

Căn cứ vào bản vẽ sườn thực, tiến hành duỗi thẳng các sườn (trên hình chiếu đứng) dựa trên đường cơ bản. Nối đầu mút tất cả các sườn ta được đường bao của nửa thân tàu. Tương tự, nối các giao điểm giữa tôn đáy trong với các sườn ta được đường biểu diễn vết đáy đôi.

- Vẽ các đường chia tôn (đường hàn):

Đường chia tôn là đường giới hạn các khổ tôn cấu thành nên vỏ tàu. Các đường chia tôn biểu diễn bằng nét liền và có ký hiệu riêng. Các dãi tôn trên bề mặt vỏ tàu được chia theo nguyên tắc sau:

+ Các dãi tôn được chia phải có kích thước phù hợp với các khổ tôn hiện có trên thị trường (đúng tiêu chuẩn).

+ Dãi tôn dưới sống chính được chia đầu tiên và là dãi tôn đối xứng qua mặt cắt dọc giữa tàu (không đường chia tôn dọc bên dưới sống chính).

+ không có đường chia tôn dọc theo giữa hông tàu.

+ Tại khu vực giao tuyến giữa mặt boong với mạn tàu, đường chia tôn dọc phải lệch đường giao tuyến này một khoảng ít nhất bằng 5 lần chiều dày dãi tôn ở khu vực đó. + Các đường chia tôn theo chiều dọc tàu phải lệch các kết cấu dọc một khoảng ít nhất bằng 10 lần chiều dày dãi tôn tại vị trí đó.

+ Các đường chia tôn theo chiều ngang tàu phải lệch các kết cấu ngang một khoảng ít nhất bằng 10 lần chiều dày dãi tôn tại vị trí đó.

Theo nguyên tắc trên, thường ta tiến hành chia như sau: các đường chia tôn theo chiều dọc bắt đầu từ sồng chính ra phía hông tàu, từ trên mạn xuống hông tàu, chia dãi tôn hông tàu. Như vậy, hai dãi tôn kề hai bên hông tàu là hai dãi tôn có kích thước không xác định. Các đường chia tôn theo chiều ngang ưu tiên từ đoạn thân ống về hai phía mũi và đuôi tàu.

Hình 3.23. Khai triển tôn vỏ

Tại một số khu vực như vòm đuôi và mũi tàu, bề mặt vỏ tàu là những mặt cong phức tạp, do đó các dãi tôn được chia ở đây không còn có hình dạng theo khổ tiêu chuẩn nữa mà có hình dạng bất kỳ sao cho đảm bảo hợp lý về mặt công nghệ và tiết kiệm vật liệu.

* Lưu ý :

Tránh chia những dãi tôn có dạng hình tam giác (có mũi nhọn) – hình 3.24

Hình 3.24. Cách chia tôn tại khu vực có đường biên cong * Cách chia tôn boong:

Tôn boong được chia tương tự như tôn vỏ. Trước hết, chia dãi tôn dọc giữa và dãi tôn dọc kề mạn. Các dãi tôn còn lại thường được chia theo thứ tự từ giữa ra mạn, và như vậy dãi tôn kề dãi tôn mạn sẽ có kích thước không xác định.

- Ghi quy quy cách và kích thước:

+ Ghi kích thước: một số khoảng cách cần ghi kích thước như khoảng cách giữa đường chia tôn dọc với các kết cấu dọc, khoảng cách giữa đường chia tôn ngang với các kết cấu ngang, …

+ Ghi quy cách dãi tôn:

 Các dãi tôn xác định đủ 3 kích thước dài (a), rộng (b) và dày (s) được ghi: axbxs

 Các dãi tôn chỉ xác định 2 kích thước rông (b) và dày (s) được ghi: bxs

Một phần của tài liệu bài giảng Kỹ thuật vẽ tàu Phạm Thanh Nhựt (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)