Vẽ hình chiếu bằng

Một phần của tài liệu bài giảng Kỹ thuật vẽ tàu Phạm Thanh Nhựt (Trang 57)

- Đối với thép T: thể hiện trên bảng 2.9.

KỸ THUẬT VẼ TAØU TRÊN MÁY TÍNH 3.1 Chuẩn bị trước khi vẽ

3.5.2.2. Vẽ hình chiếu bằng

- Vẽ mặt cắt thể hiện giàn boong (hình 3.14):

Đường biên dạng chung được lấy từ bản vẽ đường hình hay bố trí chung. Hình vẽ này thường được chia thành hai nửa khác nhau:

+ Một nửa thể hiện toàn bộ kết cấu khung giàn boong, bao gồm các xà ngang boong thường và khoẻ, các xà dọc boong thường và khoẻ (còn gọi là sống chính và sống phụ boong), kết cấu các khung miệng hầm và các mã liên kết.

Khi thể hiện khung giàn boong cần lưu ý đến vị trí liên kết giữa các xà ngang và xà dọc boong, ví dụ một số trường hợp sau:

 Nếu là xà ngang boong khoẻ thì ưu tiên đi liền qua tất cả các xà dọc boong, trong đó, các xà ngang boong thường đi liền qua lỗ khoét trên xà ngang boong khoẻ còn các xà dọc khoẻ bị đứt tại các vị trí này.

 Nếu là xà ngang boong thường thì ưu tiên đi liền qua tất cả các xà dọc boong, trong đó, các xà dọc boong thườócẽ bị đứt còn các xà dọc boong khỏe bị khoét lỗ.

Hình 3.13. Một số nút kết cấu giàn boong

+ Nửa còn lại thể hiện toàn bộ tôn boong và các kết cấu gắn liền bên trên nó như các lôc khoét người chui, tôn gia cường các góc miệng hầm, tôn gia cường cọc bích neo,… Trên tôn boong phải thể hiện các đường chia tôn (đường hàn), vết của các xà ngang, xà dọc boong thể hiện bằng đường nét đứt hay đường tâm

Hình 3.14. Hình chiếu bằng giàn boong

- Vẽ mặt cắt thể hiện giàn đáy tàu (hình 3.16):

Mặt cắt này thường được thực hiện tại vị trí mặt đường nước nào đó nhằm tận dụng đường biên dạng đã có sẵn trong bản vẽ đường hình. Hình vẽ này cũng bao gồm hai nửa:

+ Một nửa thể hiện toàn bộ kết cấu khung giàn đáy bao gồm các đà ngang đáy khỏe và thường, các đà dọc đáy khỏe và thường (còn gọi là sống chính và sống phụ đáy), kết cấu các vách kín nước trong đáy đôi,…

+ Nửa còn lại thể hiện toàn bộ tôn đáy trong và hình chiếu của giàn mạn gồm các sườn và xà dọc mạn. Trên tôn đáy ta cũng vẽ các đường chia tôn, các loại lỗ khoét, vết của đà ngang và đà dọc đáy, vết vách kín nước,…

Nếu bên trong kết cấu thân tàu còn bố trí các boong, sàn,… thì phải sử dụng thêm mặt cắt khác để thể hiện đầy đủ. Khi dùng thêm mặt cắt để thể hiện một cụm kết cấu nào đó, ta có thể cắt bỏ những phần không liên quan để tránh sự trùng lặp giữa các bản vẽ.

Ví du: Khi dùng mặt cắt để thể hiện kết cấu mặt sàn trong khoang mũi ta có thể cắt bỏ từ phần thân ống về phía đuôi tàu.

Hình 3.16. Hình chiếu bằng giàn đáy

Sau khi thực hiện xong các hình vẽ, tiến hành ghi kích thước và các ghi chú khác như ký hiệu vật liệu, quy cách chi tiết, dạng liên kết, yêu cầu kỹ thuật,...

Một phần của tài liệu bài giảng Kỹ thuật vẽ tàu Phạm Thanh Nhựt (Trang 57)