Thực hành vẽ đường hình lý thuyết tàu (Xem hình 3.3)

Một phần của tài liệu bài giảng Kỹ thuật vẽ tàu Phạm Thanh Nhựt (Trang 42)

- Đối với thép T: thể hiện trên bảng 2.9.

KỸ THUẬT VẼ TAØU TRÊN MÁY TÍNH 3.1 Chuẩn bị trước khi vẽ

3.3.3. Thực hành vẽ đường hình lý thuyết tàu (Xem hình 3.3)

- Phân chia sườn lý thuyết, mặt đường nước (MĐN) và cắt dọc (CD):

Số sườn lý thuyết được phân chia tùy thuộc vào chiều dài của tàu và sự phức tạp về hình dáng của tàu. Đối với tàu vỏ thép thường có chiều dài lớn, tổng số sườn lý thuyết vào khoảng 21 sườn (từ sườn 0 đến sườn 20), có thể nhiều hơn hoặc ít hơn nhưng phải là số lẻ để luôn có một sườn trùng với mặt cắt ngang giữa tàu. Đối với các tàu có chiều dài nhỏ như tàu vỏ gỗ hay vỏ composite, tổng số sườn lý thuyết vào khoảng từ 9 đến 15 sườn. Ở phần mũi và đuôi tàu có hình dáng phức tạp hơn nên có thể chia thêm sườn lẻ ở các khu vực này.

Khoảng cách sườn lý thuyết thường bằng nhau, các khoảng sườn lẻ ở khu

vực mũi và đuôi tàu thường lấy bằng ½ khoảng sườn chẵn. Khoảng sườn lý thuyết thường là bội số của khoảng sườn thực.

+ Thứ tự sườn được đánh số : 0, 1, 2, ... từ đuôi đến mũi. + Các sườn lẻ ký hiệu : 0 ½ , 1 ½ ,... hay 0,5; 1,5;... + Vị trí sườn giữa được ký hiệu bằng dấu:

Số MĐN được phân chia tùy thuộc vào chiều cao tàu và sự phức tạp về hình dáng của tàu. Tuy nhiên, đối với hầu hết các loại tàu đều được phân thành khoảng từ 5 đến 7 MĐN (thường là 6 MĐN) cách đều nhau (chưa kể đường cơ bản). MĐN trên cùng thường không vượt quá boong chính.

Số thứ tự MĐN được ký hiệu : ĐN1, ĐN2,... hay ĐNa, ĐN2a,... (a: khoảng cách MĐN).

Số mặt CD được phân chia tùy thuộc vào chiều rộng tàu và sự phức tạp về hình dáng của tàu. Thông thường chia khoảng từ 2 đến 4 CD (chưa kể cắt dọc tâm hay còn gọi là cắt dọc giữa).

Số thứ tự mặt cắt dọc được ký hiệu : CDI, CDII, ... hay CD1, CD2,..., cắt dọc tâm : DT (cắt dọc giữa: CDG hay CD0).

Hình 3.3. Bản vẽ đường hình tàu

- Vẽ các đường bao:

Việc vẽ đường bao của tàu nhằm định dạng được hình dáng con tàu trước khi thực hiện các bước tiếp theo.

Căn cứ vào các số liệu trong bảng tọa độ, vẽ đường be chắn sóng và đường DT ở hình chiếu đứng, đường be chắn sóng ở hình chiếu bằng, be chắn sóng và sườn giữa ở hình chiếu cạnh tương ứng theo các sườn, đường nước và cắt dọc đã phân chia. Sau đó vẽ các đường biên dạng của mũi và đuôi tàu theo tàu mẫu hoặc theo kinh nghiệm.

- Vẽ các đường còn lại:

Có thể vẽ các đường sườn trên bản vẽ chiếu cạnh, từ đó khai triển các đường CD trên bản vẽ chiếu đứng và các ĐN trên bản vẽ chiếu bằng hay có thể thực hiện trên hình chiếu đứng và chiếu bằng trước rồi suy ra hình chiếu cạnh. Tiến hành chỉnh sữa các đường nét cho trơn đều và kiểm tra độ chính xác của các giao điểm tương ứng trên ba hình chiếu.

- Vẽ đường kiểm tra:

Để kiểm tra biên dạng của vỏ tàu có trơn đều hay không ta có thể vẽ đường kiểm tra, thực hiện như sau: Trên bản vẽ chiếu cạnh, dựng đường thẳng a và b bất kỳ cắt đường DT và ĐCB (hình 3.4) sao cho đường thẳng a đi qua nhiều sườn nhất và đi qua đoạn cong của các sườn (thường đi qua hông tàu).

Trên đường thẳng a, b, đo khoảng cách từ O (giao điểm của đường kiểm tra và đường DT) đến giao điểm với các sườn và lấy các khoảng cách đó làm chiều cao tương ứng trên các sườn ở hình chiếu đứng, nối các điểm này lại ta được đường kiểm tra trên hình chiếu đứng.

Để biên dạng của vỏ tàu trơn đều thì đường kiểm tra cũng phải trơn đều. Nếu đường kiểm tra bị gãy khúc tại khoảng sườn nào đó ta phải hiệu chỉnh lại cả ba hình chiếu tại khu vực khoảng sườn đó cho đến khi có được đường kiểm tra theo ý muốn.

- Ghi các chú thích cần thiết vào bản vẽ như: số sườn, ĐN, CD, be chắn sóng, boong chính, boong dâng,...

- Ghi các kích thước cần thiết như: khoảng cách sườn, ĐN, CD, khoảng cách từ be chắn sóng đến boong, từ vách đuôi đến sườn 0, từ mũi đến sườn cuối cùng,...

Hình 3.4. Cách vẽ đường kiểm tra

- Đo trên đường hình đã vẽ để xây dựng bảng tọa độ đường hình đặt ở góc trên bên trái của bản vẽ (hình 3.5).

Bảng ghi các thông số chủ yếu của tàu đặt ở góc trên bên phải của bản vẽ, nội dung của bảng này thường bao gồm:

+ Chiều dài lớn nhất : Lmax, m

+ Chiều dài thiết kế : LTK, m

+ Chiều rộng lớn nhất : Bmax, m

+ Chiều rộng thiết kế : BTK, m

+ Chiều cao mạn : D, m

+ Chiều chìm : d, m

+ Hệ số béo thể tích : Cb ()

+ Lượng chiếm nước : W (), Tấn

+ Trọng tải (đối với tàu hàng) : Phh (Dw), Tấn

+ Hành khách (đối với tàu khách) : người

+ Thuyền viên : người

+ Công suất máy chính : Ne, KW (HP,CV)

+ Quy phạm áp dụng,....

Một phần của tài liệu bài giảng Kỹ thuật vẽ tàu Phạm Thanh Nhựt (Trang 42)