Hoạt động kiêm toán đang có những bước phát triên vượt bậc trong những năm gần đây đã chứng tỏ vai trò quan trọng của ngành, nghề kiểm toán đối với sự phát triến của nền kinh tế và theo yêu cầu quản lí. Kiếm toán góp phần củng cố nền nếp kế toán, lành mạnh hoá các quan tài chính, nâng cao năng lực và hiệu quả quản lí. Trên mỗi khía cạnh, phương diện hoạt động kiếm toán có những đặc trưng và ý nghĩa nhất định, trong đó các dịch vụ kiếm toán báo cáo tài chính do các công ty kiếm toán độc lập cung cấp là yếu tố quyết định cho sự tồn tại của kiếm toán độc lập.Cùng với sự ra đời và phát triên của các công ty kiêm toán trong và ngoài nước chất lượng của hoạt động kiếm toán báo cáo tài chính ngày càng nâng cao do sự chú trọng, tạo điều kiện thuận lợi từ phía Chính phủ đồng thời cũng do sự cố gắng nỗ lực từ bản thân các công ty kiếm toán, trong đó có sự đóng góp của công ty TNHH Kiểm toán DFK Việt Nam với vai trò là một trong những công ty hàng đầu về kiếm toán của Việt Nam.Một trong những vấn đề được chú trọng trong kiếm toán báo cáo tài chính đó là kiếm toán chi phí trong đó chi phí nhân công chiếm tỉ trọng lớn có ảnh hưởng lớn đến các thông tin khác trên báo cáo tài chính như doanh thu, thuế thu nhập doanh nghiệp đồng thời vấn đề quản lí nhân sự trong doanh nghiệp sao cho có hiệu quả nhất cũng là một vấn đề được chú trọng. Nhận thức được tầm quan trọng này, trong thời gian thực tập tại công ty TNHH Kiểm toán DFK Việt Nam, em đã chọn đề tài “Kiểm toán khoản mục lương và các khoản trích theo lương trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính củaCông ty TNHH kiểm toán DFK Việt Nam”.Báo cáo được trình bày thành ba phần như sau:CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP.CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN DFK THỰC HIỆNCHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ Ý KIÉN NHẢM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TIÈN LƯƠNG VÀ NHÂN VIÊN TẠI CÔNG TY DFKEm xin gửi lời cảm ơn chân thành tới TS.Phan Trung Kiên và các anh chị kiểm toán viên tại công ty TNHH DFK Việt Nam chi nhánh Hà Nội đã luôn tạo mọi điều kiện và giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này Sinh viênPhạm Thị Phương Thảo
Trang 1CHƯƠNG TRÌNH CHẤT LƯỢNG CAO
HÀ NỘI - 2015
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Trên thực tế, sẽ không có sự thành công nào đạt được mà không có những hỗ trợ
từ xung quanh, dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp từ những người khác Ngay từnhững ngày đầu học tập tại trường đại học Kinh tế Quốc dân cho đến nay, em đã nhậnđược rất nhiều những sự giúp đỡ nhiệt tình từ các giáo viên, gia đình và bạn bè củamình Với sự cảm kích của bản thân, em muốn gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới cácgiảng viên Viện kế toán-Kiểm toán và các cán bộ Trung tâm tiên tiến- chất lương cao
và POHE trường Đại học Kinh tế Quốc dân, những người đã truyền cho em rất nhiềunhững kiến thức quý báu và giá trị bằng tất cả sự tâm huyết và đam mê của mình trongsuốt thời gian học tập và nghiên cứu tại trường Đặc biệt, em cũng muốn gửi lời cảm
ơn sâu sắc tới Tiến sĩ Phan Trung Kiên, người đã luôn hướng dẫn và giúp đỡ em trongsuốt thời gian thực tập và hoàn thiện chuyên đề thực tập này Cuối cùng, em xin chânthành cảm ơn tới Công ty TNHH Kiểm toán DFK Việt Nam chi nhánh Hà Nội cũngnhư các anh, các chị kiểm toán viên trong công ty đã luôn tạo mọi điều kiện giúp đỡ vàhướng dẫn em trong suốt quá trình thực tập Là một sinh viên với vốn kinh nghiệm làmviệc không nhiều, em đã được mọi người dìu dắt và học hỏi rất nhiều kiến thức thực tếtrong suốt thời gian thực tập tại DFK Việt Nam
Sau phần 1 của báo cáo thực tập viết về Công ty DFK Việt Nam và các đặc điểm
tổ chức hoạt động, tại phần 2 của báo cáo thực tập này, em đã chọn đề tài “ Kiểm toánkhoản mục lương và các khoản trích theo lương trong quy trình kiểm toán báo cáo tàichính của Công ty TNHH Kiểm toán DFK Việt Nam” Chuyên đề thực tập này đượcviết và hoàn thiện trong khoảng thời gian gần 2 tháng Với vốn kiến thức và điều kiệntiếp cận với công việc thực tế còn nhiều hạn chế của một sinh viên thực tập, chắc hẳnbài viết của em sẽ không thể tránh khỏi những sai sót Vì vậy, em hy vọng sẽ nhậnđược những lời góp ý và nhận xét để bàn chuyên đề được hoàn thiện tốt hơn
Cuối cùng, em xin gửi lời chúc chân thành tới tất cả các giáo viên Chúc cácthầy cô luôn mạnh khỏe để tiếp tục thực hiện sứ mệnh cao cả của mình, truyền dạtnhững kiến thức quý giá cho các thể hệ sinh viên trong tương lại Chúc Công tyDFK Việt Nam không ngừng phát triển, trở thành một trong những hàng kiểm toánhàng đầu Việt Nam
Sinh viên
Phạm Thị Phương Thảo
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng em Các số liệu, kếtquả nêu trong chuyên đề thực tập này là do em tự thu thập, trích dẫn, tuyệt đốikhông sao chép từ bất kỳ một tài liệu nào
Hà Nội, ngày 30 tháng 5 năm 2015
Sinh viên
Phạm Thị Phương Thảo
Trang 4MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP 3
1.1 Các đặc điểm của quy trình kiểm toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong quy trình kiểm toán báo cáo chính của công ty kiểm toán độc lập 3
1.1.1 Đặc điểm của kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên 3
1.1.2 Đặc điểm hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương 6
1.1.2.1 Đặc điểm hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương 6
1.1.2.2 Chứng từ và tài khoản kế toán liên quan đến chu trình tiền lương và các khoản trích theo lương 8
1.1.2.3 Căn cứ kiểm toán khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương 11 1.1.2.4.Các sai phạm thường gặp trong chu trình tiền lương và các khoản trích theo lương 12
1.2 Mục tiêu kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên 13
1.3 Kiểm toán khoản mục lương và các khoản trích theo lương trong kiểm toán tài chính 14
1.3.1 Lập kế hoạch kiểm toán 14
1.3.2 Thực hiện kiểm toán chu trình lương và các khoản trích theo lương 20
1.3.2.1 Thực hiện thử nghiệm tuân thủ ( thử nghiệm kiểm soát ) 20
1.3.2.2 Thực hiện thủ tục phân tích tiền lương và các khoản trích theo lương 23
1.3.2.3 Thực hiện thử nghiệm cơ bản về tiền lương: 24
1.3.3 Kết thúc kiểm toán 26
1.3.3.1 Đánh giá các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ kế toán liên quan đến khoản mục tiền lương 26
1.3.3.2.Tổng hợp và đánh giá kết quả kiểm toán 27
1.3.3.3.Lập báo cáo kiểm toán 27
CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN DFK THỰC HIỆN 28 2.1 Khái quát về Công ty Cổ phần Sản xuất A và Tính thiết yếu trong kiểm toán
Trang 5chu trình lương và nhân viên trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính 28
2.1.1 Khái quát về Công ty Cổ phần Sản xuất A 28
2.1.1.1 Thông tin về Công ty Cổ phần Sản xuất A 28
2.1.1.2 Tóm tắt những chính sách kế toán chủ yếu tại Công ty Cổ phần sản xuất A 29
2.1.2 Tính thiết yếu trong kiểm toán chu trình lương và nhân viên trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần sản xuất A 31
2.2 Xây dựng chương trình kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán DFK Việt Nam thực hiện 32
2.2.1 Kế hoạch kiểm toán 32
2.2.1.1 Chuẩn bị kế hoạch kiểm toán 32
2.2.1.2 Thiết kế chương trình kiểm toán chu trình lương và nhân viên tại Công ty Cổ phần sản xuất A 49
2.2.2 Thực hiện kiểm toán 52
2.2.2.1 Khoản mục tiền lương 52
2.2.2.2 Kiểm toán các khoản trích theo lương 70
2.2.2.3 Ước tính thuế thu nhập cá nhân với các những nhân viên có mức lương cao 74
2.2.3 Kết thúc kiểm toán 77
CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ Ý KIÉN NHẢM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TIÈN LƯƠNG VÀ NHÂN VIÊN TẠI CÔNG TY DFK 79
3.1 Những kết quả đạt được 79
3.1.1 Lập kế hoạch kiểm toán 79
3.1.2 Thực hiện kiểm toán 79
3.1.3 Kết thúc kiểm toán 80
3.2 Những hạn chế và nguyên nhân 80
3.2.1 Những hạn chế 80
3.2.2 Nguyên nhân của những hạn chế 82
3.3 Một số đề xuất nhằm hoàn thiện việc thực hiện kiểm toán khoản mục lương và các khoản trích theo lương trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH Kiểm toán DFK thực hiện 82
3.3.1 Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán 82
3.3.2 Giai đoạn thực hiện kiểm toán 84
3.3.3 Giai đoạn kết thúc kiểm toán 84
KẾT LUẬN 84
Trang 6DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Trang 7DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
BẢNG
Bảng 1.1: Danh mục chứng từ kế toán lao động tiền lương 8
Bảng 1.2: Các thủ tục phân tích và đánh giá tổng quát chu trình tiền lương và nhân viên 16
Bảng 1.3: Các thủ tục phân tích và đánh giá tổng quát chu trình tiền lương và nhân viên 24
Bảng 2.1: Trích giấy tờ làm việc [A500]: Thực hiện các phân tích sơ bộ 42
Bảng 2.2: WPs A710 Bảng ước tính mức độ trọng yếu 44
Bảng 2.3 Bảng tìm hiểu môi trường kiểm soát, nhận diện các rủi ro kiểm soát thông qua HTKSNB 45
Bảng 2.4 Bảng tìm hiểu HTKSNB đối với khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương, các tài khoản chi phí có liên quan 48
Bảng 2.5: Chương trình kiểm toán chu trình lương và nhân viên tại Công ty Cổ phần sản xuất A 50
Bảng 2.6: Bảng đối chiếu số dư TK 334 và BCTC 60
Bảng 2.7: Ghi chú kiểm toán về quản lý người lao động tại Công ty Cổ phần A 60
Bảng 2.8: Công thức tính lương thực nhân tại Công ty Cổ phần sản xuất A 62
SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1 Chu trình tiền lương và nhân viên 5
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ kế toán phải trả người lao động 11
Sơ đồ 1.3: Lập kế hoạch và thiết kế phương pháp kiểm toán 19
Sơ đồ 2.1: Mối quan hệ giữa các phần hành kiểm toán trong cuộc kiểm toán 40
HÌNH Hình 2.1 WP410: Lương và các khoản trích theo lương 54
Hình 2.2: Wp E440: Lương- HTKSNB với lương thưởng tại công ty Cổ phần sản xuất A 58
Hình 2.3 Bảng lương tháng 11 của bộ phận sản xuất Công ty Cổ phần sản xuất A 64
Hình 2.4: WP E439 : Tóm tắt chi phí tiền lương qua các tháng 66
Hình 2.5 Trích giấy tờ làm việc E439: Kiểm tra việc thanh toán lương .70
Hình 2.6: WPs 410: Tổng hợp lương và các khoản trích theo lương 71
Hình 2.7 WPs E438: Các khoản trích theo lương 73
Hình 2.8: WPs E437: Thuế thu nhập cá nhân 76
Hình 2.9 WPs E410: Lương và các khoản trích theo lương 78
Trang 8LỜI MỞ ĐẦU
Hoạt động kiêm toán đang có những bước phát triên vượt bậc trong nhữngnăm gần đây đã chứng tỏ vai trò quan trọng của ngành, nghề kiểm toán đối với
sự phát triến của nền kinh tế và theo yêu cầu quản lí Kiếm toán góp phần củng
cố nền nếp kế toán, lành mạnh hoá các quan tài chính, nâng cao năng lực và hiệuquả quản lí Trên mỗi khía cạnh, phương diện hoạt động kiếm toán có những đặctrưng và ý nghĩa nhất định, trong đó các dịch vụ kiếm toán báo cáo tài chính docác công ty kiếm toán độc lập cung cấp là yếu tố quyết định cho sự tồn tại củakiếm toán độc lập
Cùng với sự ra đời và phát triên của các công ty kiêm toán trong và ngoàinước chất lượng của hoạt động kiếm toán báo cáo tài chính ngày càng nâng cao do
sự chú trọng, tạo điều kiện thuận lợi từ phía Chính phủ đồng thời cũng do sự cốgắng nỗ lực từ bản thân các công ty kiếm toán, trong đó có sự đóng góp của công tyTNHH Kiểm toán DFK Việt Nam với vai trò là một trong những công ty hàng đầu
về kiếm toán của Việt Nam
Một trong những vấn đề được chú trọng trong kiếm toán báo cáo tài chính đó
là kiếm toán chi phí trong đó chi phí nhân công chiếm tỉ trọng lớn có ảnh hưởng lớnđến các thông tin khác trên báo cáo tài chính như doanh thu, thuế thu nhập doanhnghiệp đồng thời vấn đề quản lí nhân sự trong doanh nghiệp sao cho có hiệu quảnhất cũng là một vấn đề được chú trọng Nhận thức được tầm quan trọng này, trongthời gian thực tập tại công ty TNHH Kiểm toán DFK Việt Nam, em đã chọn đề tài
Báo cáo được trình bày thành ba phần như sau:
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TIỀNLƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG KIỂM TOÁN TÀICHÍNH CỦA CÔNG TY KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP
CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤCLƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG QUY TRÌNH KIỂMTOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN DFK THỰC HIỆNCHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ Ý KIÉN NHẢM HOÀNTHIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TIÈN LƯƠNG VÀ NHÂN VIÊN TẠICÔNG TY DFK
Trang 9Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới TS.Phan Trung Kiên và các anh chịkiểm toán viên tại công ty TNHH DFK Việt Nam- chi nhánh Hà Nội đã luôn tạomọi điều kiện và giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này
Sinh viên
Phạm Thị Phương Thảo
Trang 10CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH
CỦA CÔNG TY KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP
1.1 Các đặc điểm của quy trình kiểm toán tiền lương
và các khoản trích theo lương trong quy trình kiểm toán báo cáo chính của công ty kiểm toán độc lập
1.1.1 Đặc điểm của kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên
Với mục đích tạo ra những vật phẩm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, con người đãthực hiện các hoạt động chân tay và vận dụng trí óc của mình nhằm tác động, biếnđổi các vật tự nhiên thành các sản phẩm hoàn thiện phục vụ cho đời sống hàngngày Trong mọi chế độ xã hội, việc sang tạo ra của cải vật chất luôn gắn liền vớilao động Lao động là điều kiện tiên quyết, cần thiết cho sự tồn tại và phát triển củacon người; là yếu tố cơ bản, quyết định nhất trong quá trình sản xuất Để cho quátrình tái sản xuất xã hội nói chung và quá trình sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệpnói riêng được diễn ra thường xuyên, liên tục đòi hỏi phải tái sản xuất sức lao động.Căn cứ vào thời gian, khối lượng và chất lượng công việc, doanh nghiệp sẽ trả chongười lao động phần thù lao được biểu hiện bằng tiền hoặc tương đương tiền Trongnền kinh tế hàng hóa, tiền lương là biểu hiện bằng tiền của giá cả sức lao động Bêncạnh vai trò thước đo giá trị, tiền lương còn là đòn bẩy kinh tế để nâng cao khả năng
và tinh thần lao động, kích thích và tạo mối quan hệ của người lao động đến hiểuquả công việc của họ.Tiền lương của doanh nghiệp bao gồm lương nhân viên hànhchính, lương hưởng theo giờ lao động hoặc sản phẩm hoàn thành của nhân viên, cáckhoản tiền thưởng, hoa hồng, các khoản phúc lợi-trợ cấp thuộc quỹ bảo hiểm xã hội,bảo hiểm y tế,… theo quy định hiện hành của pháp luật hoặc theo sử thỏa thuậngiữa người sử dụng lao động và người lao động
Bên cạnh khoản tiền lương, người lao động còn được hưởng các khoản tríchtheo lương bao gồm: Bảo hiểm xã hôi, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp và Kinhphí công đoàn
Trang 11nước tổ chức và quản lý nhằm thỏa mãn các nhu cầu vật chất ổn định cuộc sống củangười lao động và gia đình họ khi gặp những rủi ro làm giảm hoặc mất khả năng laođộng Nguồn hình thành quỹ bảo hiểm xã hội gồm người sử dụng lao động đónggóp; người lao động đóng góp một phần tiền lương của mình; thu từ các đối tượngtham gia BHXH tự nguyện và nhà nước đóng góp và hỗ trợ.Theo quy định hiệnhành tỷ lệ trích BHXH là 26% quỹ lương trong đó người sử dụng lao động đónggóp 18% và người lao động đóng góp 8%.
việc huy động các nguồn tài lực từ sự đóng góp của những người tham gia bảo hiểm
để hình thành quỹ bảo hiểm, và sử dụng quỹ để thanh toán các chi phí khám chữabệnh cho người được bảo hiểm khi ốm đau Nguồn hình thành quỹ bảo hiểm y tếgồm: ngân sách nhà nước cấp; tài trợ của các tổ chức xã hội, từ thiện; phí bảo hiểm
y tế của người tham gia bảo hiểm, đối với người nghỉ hưu, mất sức;do bảo hiểm xãhội đóng góp; phí bảo hiểm của tổ chức sử dụng người lao động Tỷ lệ trích hiệnhành của khoản bảo hiểm này là 4,5% quỹ lương trong đó 3% do người sử dụng laođộng đóng góp và 1,5% do người lao động đóng góp
tạm thời cho người lao động mất việc làm trừ trường hợp mất việc là do lỗi củangười lao động Theo quy định hiện hành tỷ lệ trích bảo hiểm thất nghiệp là 2% quỹlương trong đó 1% là do người sử dụng lao động chi trả, 1% là do đóng gớp củangười lao động
cấp.Theo chế độ hiện hành,KPCĐ được trích theo tỉ lệ 2% trên tổng số tiền lươngphải trả cho người lao động và hoàn toàn do người sử dụng lao động chi trả
và thuê mướn được ghi chép trên một bản báo cáo do Ban quản lý xem xét và phêduyệt Tất cả các chi tiết cần thiết như phân công nhân sự, trách nhiệm công việc,mức lương khởi điểm, các khoản khấu trừ, phúc lợi, thỏa thuận về mức tính hoahồng, mức thưởng cho người lao dộng đều được thể hiện chi tiết trên báo cáo này.Sau khi được Ban quản lý xem xét, phê duyệt, báo cáo sẽ được lập thành 2 bản: Mộtbản gửi cho phòng nhân sự để lưu hồ sơ nhân viên, theo dõi tình hình nhân sự trongcông ty Bản còn lại được gửi cho phòng kế toán để căn cứ vào đó, phòng kế toán sẽtính lương cho người lao động
Trang 12Bộ phận hoạt động
Có chức năng theo dõi thời gian, khối lượng công
việc/ lao vụ hoàn thành:
Chấm công, theo dõi thời gian lao động
Xác nhận công việc/lao vụ hoàn thành
Duyệt thời gian nghỉ ốm, thai sản, tai nạn lao
Bộ phận kế toán tiền lương
Tính lương, thưởng và lập bảng thanh toán lương, thưởng và các khoản phải nộp, phải trả
Ghi chép sổ sách kế toánThanh toán lương, thưởng và các khoản liên quan
một thời gian làm việc, căn cứ vào hiệu quả làm việc của người lao động, quản đốchoặc đốc công có thể đề xuất với Ban quản lý về việc thay đổi mức lương, bậclương, bậc tay nghề, khen thưởng, … hoặc thuyên chuyển công tác sang vị trí phùhợp hơn Đề xuất thay đổi này cần được chấp thuận, ký duyệt bởi phòng nhân sựhoặc người có thẩm quyền trong công ty trước khi ghi vào sổ nhân sự nhằm đảmbảo tính chính xác của các khoản thanh toán tiền lương
hoặc lao vụ hoàn thành
theo dõi và tính toán thời gian lao động, kết quả công việc cũng những chứng từliên quan được bộ phận hoạt động gửi đến, bộ phận kế toán sẽ kiểm tra tính chínhxác, đầy đủ của các chứng từ này rồi tiến hành tính lương, thưởng, phụ cấp và cáckhoản trích theo lương theo thỏa thuận ban đầu ( hợp đồng lao động )giữa nhân viêntrong công ty ( người lao động ) và công ty ( người sử dụng lao động ) rồi lập thànhcác bảng theo quy định của chế độ chứng từ kế toán, đồng thời ghi chép vào sổ quyđịnh, tiến hành viết phiếu chi, séc chi rồi gửi cho thủ quỹ sau khi đã được duyệt bởingười có thẩm quyền để thanh toán tiền lương cho người lao động
Sơ đồ 1.1 Chu trình tiền lương và nhân viên
(Nguồn: Giáo trình Kiểm toán tài chính )
Trang 13khoản trích theo lương là một trong những chi phí chủ yếu, chiếm phần lớn trongtổng chi phí của một doanh nghiệp, nó liên quan đến chi phí sản xuất kinh doanh vàgiá thành sản phẩm, dịch vụ của công ty Khi tiến hành phân loại và phân bổ chi phívào chi phí sản phẩm, tiền lương và các khoản trích theo lương vừa đóng vai trò làchi phí trực tiếp, đồng thời cũng là chi phí gián tiếp
phân loại và phân bổ chi phí vào sản phẩm, chi phí tiền lương được xem là mộtkhoản mục trọng yếu trong việc xác định giá trị hàng tồn kho của các công ty sảnxuất, xây dựng Việc phân loại và phân bổ sai chi phí này có thể dẫn đến những saisót trọng yếu về giá trị sản phẩm dở dang và trị giá hàng tồn kho Điều này tất yếu
sẽ ảnh hưởng đến kết quả kinh doah trong kỳ của doanh nghiệp
lương luôn chứa đựng nhiều gian lận Trong trường hợp doanh nghiệp quản lý laođộng và tiền lương kém hiệu quả, lãng phí, những gian lận như thanh toán tiềnlương cho nhân viên khống, các khoản chi vô lý và tăng mức chi phí nhân côngkhông đúng với thực tế, tuyển dụng các nhân viên chất lượng kém dẫn tới chi phíđào tạo lớn, lãng phí,… sẽ làm cho một lượng tiền lớn của công ty bị sử dụng kémhiệu quả hoặc thất thoát
Vì vậy, việc quản lý lao động và tiền lương luôn có vai trò vô cùng quantrọng trong công tác quản lý doanh nghiệp Tổ chức và quản lý tốt, hiệu quả tiềnlương giúp công tác quản lý doanh nghiệp đạt hiệu quả cao, thúc đẩy người laođộng tuân thủ tốt kỷ luật lao động, không ngừng phát triển, sáng tạo và hoànthiện nhằm tăng năng suất và hiệu quả công tác Bên cạnh đó, quản lý lao động
và tiền lương hiệu quả cũng là nền tảng cho việc tính lương theo đúng nguyêntắc, giúp doanh nghiệp quản lý tốt quỹ tiền lương, đảm bảo việc trả lương và cáckhoản trích theo lương đúng quy định, đúng chế độ; từ đó tạo động lực chongười lao động hoàn thành công việc được giao Với vai trò vô cùng quan trọngcủa chu trình tiền lương và nhân viên trong hầu hết các doanh nghiệp, kiểm toánchu trình lương và nhân viên thường được kiểm toán viên chú trọng trong cáccuộc kiểm toán tài chính
1.1.2 Đặc điểm hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương
1.1.2.1 Đặc điểm hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương
động, kết quả lao động, tiền lương phải trả một cách chính xác và làm cơ sở cho kế
Trang 14toán tổng hợp tiền lương.
lượng, kết cấu trong doanh nghiệp như số lao động dài hạn, tạm thời, số lao độngtrực tiếp, gián tiếp, tình hình tăng giảm lao động,, … như quyết định tuyển dụng,hợp đồng lao động
công, giờ công làm việc thực tế hoặc ngừng sản xuất, nghỉ việc và số lượng côngviệc/ lao vụ hoàn thành của từng người lao động, từng đơn vị sản xuất, từng phòngban trong doanh nghiêp làm cơ sở để tính lương phải trả cho người lao động Chứng
từ liên quan là thẻ thời gian, Giấy chứng nhận nghỉ ốm, thai sản, hoặc nghỉ phép, …
để làm căn cứ tính lương và các khoản theo lương Thông thường, Bảng chấm côngđược lập riêng cho từng bộ phận và dung cho một kỳ thanh toán Mọi thời gian thực
tế làm việc, nghỉ việc, vắng mặt của người lao động đều được ghi chép hàng ngàyvào bảng chấm công Người giám sát của bộ phận thực hiện công tác chấm côngcho nhân viên của mình căn cứ vào số lao động có mặt, vắng mặt đầu ngày làm việc
ở đơn vị mình Bảng chấm công phải để tại một địa điểm công khai để người laođộng có thể giám sát thời gian lao động của mình
lượng, chất lượng sản phẩm, hoặc khối lượng công việc hoàn thành của từng người,từng bộ phận, hợp đồng giao khoán, phiếu giao ca, bảng theo dõi công tác của tổ…Chứng từ liên quan là phiếu xác nhận sản phẩm hoặc lao vụ hoàn thành Đây làchứng từ xác nhận số sản phẩm hoặc lao vụ hoàn thành của đơn vị, cá nhân ngườilao động do người giao việc lập, phải có đầy đủ chữ ký của người giao việc, ngườinhận việc và người kiểm tra chất lượng sản phẩm hoặc lao vụ và người phê duyệt
lao động và kết quả công việc , sản phẩm, lao vụ hoàn thanh và các chứng từ liênquan khác được gửi từ bộ phận hoạt động tới bộ phận kế toán tiền lương Trước khitiến hành tính lương, thưởng, phụ cấp và các khoản khấu trừ dựa trên việc lấy sốthời gian lao động hoặc khối lượng công việc hoàn thành thực tế nhân với mứclương hoặc bậc lương theo thỏa thuận từ trước đó giữa công ty và người lao động,
bộ phần kế toán tiền lương cần kiểm tra tất cả các chứng từ nhằm bảo đảm đầy đủcác yêu cầu của chứng từ Đối với phương pháp hạch toán tiền lương, khi kế toánlập bảng thanh toán tiền lương, tiền thưởng thì tiến hành phân loại tiền lương,thưởng cho các nhóm người lao động theo bộ phận sử dụng và chức năng của ngườilao động Đối với trường hợp lao động trực tiếp nghỉ phép thì doanh nghiệp có thể
bố trí nghỉ phép đều đặn giữa các kỳ hạch toán rồi từ đó phân bổ tiền lương và
Trang 15các khoản trích theo lương như đối với lao động trực tiếp đang làm việc Bêncạnh đó, trong trường hợp doanh nghiệp không thể bố trí người lao động nghỉphép đều đặn, doanh nghiệp cũng có thể trích trước vào chi phí của từng kì hạchtoán theo số dự toán.
đoàn (KPCĐ): Các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, KPCĐ và thuế thunhập cá nhân, … đều phải được tính dựa trên các quy định của pháp luật hiện hànhhoặc thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động
1.1.2.2 Chứng từ và tài khoản kế toán liên quan đến chu trình tiền lương
và các khoản trích theo lương
Căn cứ theo luật lao động số 10/2012/QH13, doanh nghiệp có thể áp dụnghình thức trả lương cho người lao dộng theo tháng hoặc theo tuần Việc tính lương
và các khoản trích theo lương cần được tính riêng cho từng lao lao động, rồi tập hợptheo tổ, phân xưởng hoặc phòng ban Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC “ về việc banhành Chế độ kế toán doanh nghiệp áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệpthuộc các thành phần kinh tế”, các chứng từ thường được sử dụng trong kế toán tiềnlương và các khoản trích theo lương thể hiện trong bảng sau:
Bảng 1.1: Danh mục chứng từ kế toán lao động tiền lương
Tính chất hướng dẫn
Trang 162 Bảng chấm công làm thêm giờ 01b-LĐTL X
(Nguồn: Bộ tài chính)
Trang 17 Hệ thống tài khoản kế toán:
các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho người lao độngcủa doanh nghiệp về tiền lương, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội và cáckhoản phải trả khác thuộc về thu nhập của người lao động Tài khoản 334 có 2 tàikhoản cấp 2:
tình hình thanh toán các khoản phải trả cho công nhân viên của doanh nghiệp vềtiền lương, tiền thưởng có tính chất lương, bảo hiểm xã hội và các khoản phải trảkhác thuộc về thu nhập của công nhân viên
và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho người lao động khác ngoài công nhânviên của doanh nghiệp về tiền công, tiền thưởng (nếu có) có tính chất về tiền công
và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của người lao động
trường hợp cá biệt, tài khoản này có số dư bên Nợ Trường hợp này xảy ra phản ánh
số tiền đã trả cho người lao động lớn hơn số tiền phải trả về tiền lương, tiền công,tiền thưởng và các khoản khác cho người lao động Tài khoản 3382 - KPCĐ: Phảnánh tình hình trích và thanh toán kinh phí công đoàn ở đơn vị
xã hội của đơn vị
tế theo quy định
thất nghiệp theo quy định của đơn vị
Đối với chu trình tiền lương và các khoản trích theo lương, kế toán khoảnmục tiền lương và các khoản trích theo lương được thể hiện theo sơ đồ kế toándưới đây
111,112 334 241,622,623,627,641,642
Trang 18(1) : ứng trước tiền lương
(2) : tiền lương, tiền công phải trả
(3a) : tiền lương nghỉ phép nếu DN không trích trước
(3b) : tiền lương nghỉ phép nếu DN có trích trước với công nhân sản xuất(4) : BHXH phải trả người lao động
(5) : tiền lương phải trả người lao động
(6) : các khoản khẩu trừ
(7) : thanh toán các khoản phải trả bằng tiền hoặc hàng hóa
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ kế toán phải trả người lao động
1.1.2.3 Căn cứ kiểm toán khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương
Bên cạnh những quy định về luật lao động, chính sách về BHXH, BHYT, luậtthuế thu nhập cá nhân và các thông tư hướng dẫn có liên quan, trong quá trình kiểmtoán, kiểm toán viên cần thu thập các tài liệu từ phía khách hàng để phục vụ choviệc kiểm toán như sau:
tuyển dụng nhân sự, quản lý và sử dụng lao động
3383
353 335
Trang 19Quy định về tính toán, chi trả tiền lương và kế toán tiền lương, định mức chiphí lương;
3382, 3383, 3384, 3389, 622, 627, 641, 642, …;
các khoản trích theo lương;
báo làm them giờ, biên bản xử lý các trường hợp vi phạm hợp đồng lao động hoặccác sự việc phát sinh bất thường
1.1.2.4.Các sai phạm thường gặp trong chu trình tiền lương và các khoản trích theo lương
Trong quá trình thực hiện cuộc kiểm toán một công ty/tổ chức, kiểm toánviên gặp nhiều sai sót và gian lận Đối với chu trình lương và các khoản trích theolương, kiểm toán viên có thể thường gặp những sai phạm chính như sau:
toán tiền lương và các khoản trích theo lương Khai khống nhân viên thường đượcthực hiện bằng cách gian lận hồ sơ lao động của những nhân viên đã nghỉ việc hoặcbằng cách giữ lại hồ sơ ứng tuyển của lao động không thực sự làm trong doanhnghiệp khi doanh nghiệp đăng tuyển dụng lao động
việc phân chia tách bạch nhiệm vụ giữa người chấm công và người thực hiện hạchtoán kế toán không được đảm bảo Người chấm công có hành vi làm dụng quyềnhành và trách nhiệm của mình để ghi nhận nhiều hơn số giờ nhân công hay số sảnphẩm thực tế hoàn thành để chiếm dụng số tiền lương được hạch toán trên phần dưthừa đó
động: là sai phạm xảy ra khi có sự không chính xác giữa bảng tính lương, bảngthanh toán lương và việc hạch toán kế toán hay chi trả thực tế cho người lao động
quy trình tuyển dụng lao động, vi phạm nguyên tắc phân chia tách bạch giữanhân viên theo dõi trực tiếp lao động và nhân viên kế toán tiền lương và cáckhoản trích theo lương
trong thực chi Những gian lận này có thể là do nhân viên viết các chi phiếu cho
Trang 20những nhân viên đã thôi việc hoặc có thực dẫn tới các khoản chi phi lý, tiền chi racho những dịch vụ không có thật dẫn đén các khoản chi phi lý và làm tăng chi phínhân công không đúng với thực tế Những sai lệch trong thực chi cũng có thể bắtnguồn từ các sổ sách, báo cáo và tài liệu có thể được sử dụng bởi những nhân viênkhông có thẩm quyền chi những mục đích vụ lợi dẫn tới những khoản chi phi lý vàchi nhân công tăng quá so với thực tế.
1.2 Mục tiêu kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên
Mục tiêu kiểm toán chung đối với chu trình này là kiểm toán viên thu thập
đầy đủ các bằng chứng kiểm toán thích hợp để khẳng định tính trung thực và hợp lýcủa các nghiệp vụ về tiền lương và nhân viên, tất cả các thông tin tài chính trọngyếu có liên quan tới chu trình đều được trình bày phù hợp với các nguyên tắc kếtoán, chế độ kế toán hiện hành
Mục tiêu hiện hữu: Đối với nghiệp vụ kiểm toán chu trình lương và các
khoản trích theo lương, mục tiêu hiện hữu có nghĩa rằng những chứng từ,sổ sách ghichép các nghiệp vụ tiền lương và nhân viên thực sự đã xảy ra và số dư các tài khoảntiền lương và các khoản trích trên tiền lương thực sự tồn tại, nhằm tránh tình trạng côngty/ tổ chức ghi chép các nghiệp vụ thanh toán tiền lượng cho các nhân viên khống( những nhân viên không cung cấp bất cứ lao vụ hay dịch vụ gì cho tổ chức)
Mục tiêu đầy đủ (trọn vẹn): Tất cả các nghiệp vụ tiền lương đã xảy ra thì
đều được ghi chép đầy đủ, trong sổ sách, báo cáo kế toán Trong trường hợp côngty/ tổ chức không ghi chép một khoản thanh toán lương cho nhân viên thì chi phítiền lương và các khoản trích theo lương cũng như các tài sản có liên quan sẽ bị sailệch, dẫn đến việc trình bày không đúng với thực tế
Mục tiêu quyền và nghĩa vụ: Đối với chu trình này, mục tiêu quyền và
nghĩa vụ có nghĩa rằng đơn vị đã áp dụng theo đúng chế độ tài chính kế toán hiệnhành trong việc thanh toán tiền lương và các khoản trích trên tiền lương
Mục tiêu tính giá: Những giá trị đã ghi chép về các nghiệp vụ tiền lương
hợp lệ là đúng Thực tế, giá trị của các nghiệp vụ về tiền lương trong nhiều trườnghợp được phản ánh,ghi chép trên sổ sách,chứng từ liên quan không chính xác bắtnguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau Nguyên nhân này có thể do sử dụng saimức tính lương, do khấu trừ không theo đúng tỷ lệ quy định, hoặc sai sót trong việcghi chép theo dõi thời gian lao động thực tế, do tính toán, ghi chép sai về mặt sốhọc Tất cả những sai sót này đều đẫn đến việc tăng hoặc giảm hơn so với thực tếđối với chi phí lương và số tiền lương phải thanh toán cũng như các tài sản có liên
Trang 21quan sẽ bị trình bày không đúng với thực tế phát sinh Thêm vào đó, để tránh rủi ro
về sai phạm trong việc tính toán các khoản thuế và các khoản phải nộp liên quan tớitiền lương, các tổ chức thường phân công một nhân viên thực hiện rà soát một cáchđộc lập về vấn đề tính toán và lập các báo cáo
Mục tiêu phân loại và trình bày: Chi phí tiền lương và các khoản thanh
toán cho lao động cần được trình bày vào đúng các tài khoản thích hợp Bởi lẽ,những sai phạm trong việc trình bay vào các tài khoản không phù hợp sẽ dẫn đếnnhững sai lệch trong các khoản chi phí và ảnh hưởng đến giá trị của các khoản mụckhác có liên quan trên Báo cáo tài chính
1.3 Kiểm toán khoản mục lương và các khoản trích theo lương trong kiểm toán tài chính
1.3.1 Lập kế hoạch kiểm toán
Lập kế hoạch kiểm toán là giai đoạn đầu tiên của cuộc kiểm toán mà các KTVcần thực hiện nhằm tạo ra các điều kiện pháp lý cũng như các điều kiện cần thiếtkhác cho cuộc kiểm toán đó Chuẩn mực kiểm toán hiện hành đã quy định rõ vềviệc lập kế hoạch kiểm toán trong Chuẩn mực kiểm toán thứ tư thuộc 10 Chuẩnmực kiểm toán được chấp nhận rộng rãi đòi hỏi: “công tác kiểm toán phải được lập
kế hoạch kiểm toán đầy đủ và các trợ lý, nếu có phải được giám sát đúng đắn”.Trong Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 300 “lập kế hoạch kiểm toán” cũng yêucầu “KTV và công ty kiểm toán cần lập kế hoạch kiểm toán để có thể đảm bảo đượcrằng cuộc kiểm toán đã được tiến hành một cách có hiệu quả”
Đối với khách hàng mới, cuộc kiểm toán được bắt đầu khi KTV và công tykiểm toán tiếp nhận khách hàng Đối với khách hàng cũ, KTV phải đưa ra quyếtđịnh liệu có tiếp tục thực hiện kiểm toán khách hàng đó hay không Trên cơ sở đãxác định được đối tượng khách hàng, công ty kiểm toán tiến hành các công việc cầnthiết để phục vụ cho việc lập kế hoạch kiểm toán như: đánh giá khả năng chấp nhậnkiểm toán, nhận diện các lý do kiểm toán, lựa chọn đội ngũ nhân viên kiểm toán vàđạt được một hợp đồng kiểm toán
Sau khi ký hợp đồng kiểm toán, đối với chu trình tiền lương và nhân viênKTV phải tìm hiểu về chính sách tuyển dụng, các quy chế lao động cũng như việcchấm dứt hợp đồng lao động của đơn vị khách hàng, chính sách tiền lương của đơn
vị Bên cạnh đó, KTV cần chú trọng vào việc phê duyệt lương, quyết định tăng
Trang 22lương cũng như sự phân tách trách nhiệm giữa các phòng ban, đặc biệt là phòngnhân sự và phòng kế toán.
Nếu việc thu thập các thông tin cơ sở ở trên giúp cho KTV hiểu về các mặthoạt động kinh doanh của khách hàng thì việc thu thập các thông tin về nghĩa vụpháp lý của khách hàng giúp KTV hiểu biết về các quy trình mang tính pháp lý cóảnh hưởng đến các mặt hoạt động kinh doanh của khách hàng Trong quá trình tiếpxúc với Ban Giám đốc công ty khách hàng, KTV yêu cầu họ cung cấp những thôngtin này thường bao gồm: các hợp đồng lao động, Biên bản họp hội đồng quyết toánlương, Thỏa ước lao động, …
Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam hiện hành số 520 về các thủ tục phântích quy định các thủ tục phân tích được áp dụng trong tất cả các giai đoạn của cuộckiểm toán: “chuyên gia kiểm toán phải tiến hành các thủ tục phân tích khi lập kếhoạch và kiểm tra tính hợp lý của toàn bộ báo cáo tài chính”
Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 520 định nghĩa thủ tục phân tích: “là quátrình đánh giá các thông tin tài chính được thực hiện thông qua việc nghiên cứu cácmối quan hệ đáng tin cậy giữa các dữ liệu tài chính và dữ liệu phi tài chính Nó baohàm cả việc so sánh số liệu trên sổ với các số liệu ước tính của KTV”
Ngay sau khi đã thu thập được đầy đủ các thông tin cơ sở và thông tin vềnghĩa vụ pháp lý của khách hàng, KTV tiến hành thực hiện các thủ tục phân tíchdựa vào các thông tin đã thu thập để hỗ trợ cho việc lập kế hoạch về bản chất, thờigian và nội dung các thủ tục kiểm toán sẽ được sử dụng để thu thập BCKT
Trong quá trình phân tích và đánh giá tổng quát về chu trình tiền lương vànhân viên, KTV có thể xây dựng và phân tích các mối quan hệ giữa các dữ liệu.KTV lựa chọn ra một vài khoản mục rồi đem so sánh với các khoản mục khác trongcùng kỳ hạch toán hoặc so sánh với các khoản mục tương ứng trong BCTC củanhững năm trước Thông thường KTV sử dụng phân tích các tỷ lệ trong quá trình sosánh với các khoản mục khác có liên quan trong cùng kỳ hạch toán bởi vì nếu doanhkhông có gì thay đổi về bản chất kinh doanh của doanh nghiệp, về quy trình sảnxuất hoặc về các phương pháp hạch toán … thì mối quan hệ giữa các tài khoản
sẽ biến động không đáng kể qua thời gian KTV có thể tính toán các tỷ lệ nhằmxác định mối quan hệ giữa các tài khoản, khoản mục có đúng như phân tích của
Trang 23mình hay không Ví dụ, nếu tổng chi phí nhân công trực tiếp chiếm khoảng 30%trừ những trường hợp thay đổi xảy ra mà ảnh hưởng tới quan hệ đã được chỉ ratrong BCTC Nếu các mối quan hệ biến động sai lệch đáng kể so với các dự kiếncủa KTV thì cần phải tăng cường các thử nghiệm cơ bản đối với các số dư các tàikhoản.
Để phát hiện ra những sai phạm của các tài khoản chi tiền lương thông quanhững biến động bất thường thì KTV có thể tiến hành so sánh số các khoản chi phíliên quan đến tiền lương giữa kỳ này với kỳ kế toán trước.Tuy nhiên việc so sánhgiữa các kỳ kế toán phải tính đến sự thay đổi của khối lượng công việc hoàn thành
và của quỹ lương cho phép giữa các kỳ kế toán
Thủ tục phân tích đem so sánh số dư trên các tài khoản chi tiết về BHXH,BHYT, và KPCĐ của kỳ này với các kỳ trước sẽ giúp KTV tìm những sai phạm vềcác khoản trích theo lương của doanh nghiệp Mặt khác, KTV cũng có thể xem xétviệc so sánh sự biến động của tiền lương với sự biến động của các khoản trích theoxem có hợp lý không
Dưới đây là bảng tổng hợp các thủ tục phân tích và đánh giá tổng quát chutrình tiền lương và nhân viên áp dụng cho các tài khoản, khoản mục trên bảngCĐKT và BC KQKD trong chu trình tiền lương và nhân viên để phát hiện ra cáclĩnh vực cần phải tiến hành thêm các thủ tục điều tra chi tiết
Bảng 1.2: Các thủ tục phân tích và đánh giá tổng quát chu trình tiền
lương và nhân viên
So sánh số dư của tài khoản chi phí tiền lương
với các năm trước
Sai phạm của các tài khoản chiphí tiền lương
So sánh tỷ lệ của chi phí nhân công trực tiếp
trong tổng chi phí kinh doanh / doanh thu với các
năm trước
Sai phạm về chi phí nhân côngtrực tiếp
So sánh tỷ lệ của chi phí nhân công trực tiếp
trong tổng chi phí bán hàng với các năm trước
Sai phạm về tiền hoa hồng bánhàng
Trang 24So sánh tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân trong tổng số
tiền lương với các năm trước
Sai phạm về thuế thu nhập
So sánh các tài khoản chi tiết theo dõi về BHXH,
BHYT, KPCĐ được tính dồn của kỳ này so với kỳ
trước
Sai phạm về các khoản tríchtrên tiền lương
(Nguồn: Giáo trình Kiểm toán tài chính )
Khi lập kế hoạch kiểm toán, KTV phải xem xét đến các nhân tố có thể làmphát sinh những sai sót trọng yếu trong BCTC Đánh giá của KTV về mức trọngyếu liên quan đến số dư cuối kỳ của các khoản mục sẽ giúp KTV lựa chọn các thủtục kiểm toán thích hợp
đánh giá mức trọng yếu để ước tính mức độ sai sót của BCTC có thể chấp nhậnđược Việc ước tính ban đầu về mức trọng yếu sẽ giúp KTV thu thập được cácBCKT thích hợp hơn Nếu KTV xác định mức trọng yếu thấp tức là mức sai sót cóthể chấp nhận được thấp dẫn đến số lượng BCKT cần phải thu thập được sẽ nhiềuhơn trong trường hợp KTV xác định mức trọng yếu cao hơn
Chi phí tiền lương và khoản phải trả công nhân viên là những khoản mục quantrọng trên BCTC Tùy từng đối tượng khách hàng, kinh nghiệm phán xét nghềnghiệp của KTV mà việc đánh giá mức độ trọng yếu cho khoản mục tiền lương phụthuộc vào:
của chúng chiếm trong tổng chi phí sản xuất
cho khoản mục tiền lương theo doanh thu hoặc giá vốn
ro sau: rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát, rủi ro phát hiện
lao động đã đóng góp vào công ty Do vậy nó ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi vàlợi ích của người lao động và người sử dụng lao động nên rủi ro tiềm tàng có thểxảy ra ở đây là xuất hiện số lượng lao động khống hoặc số giờ lao động khống làmtăng chi phí tiền lương của doanh nghiệp Ngoài ra, KTV cần xem xét bản chất hoạtđộng kinh doanh của khách hàng, chính sách lương, hình thức trả lương của từngkhách hàng, tính trung thực của Ban Giám đốc và kết quả kiểm toán lần trước cũng
Trang 25như các nghiệp vụ không thường xuyên để xác định được rủi ro tiềm tàng một cáchchính xác.
lương và nhân viên của khách hàng mà KTV đưa ra đánh giá mức rủi ro kiểm soát
là cao hay thấp HTKSNB của chu trình tiền lương và nhân viên cần chú trọng vàoquy trình phê duyệt, sự phân chia trách nhiệm trong quy trình tuyển dụng và thanhtoán lương cho người lao động Nếu HTKSNB của khách hàng tốt tức là việc tuyểndụng lao động và ký kết hợp đồng lao động đều có sự phê chuẩn của Ban Giám đốchoặc các cấp có thẩm quyền, bảng lương, bảng chấm công đều có sự phê duyệt củatrưởng phòng, kế toán trưởng và Giám đốc…khi đó rủi ro kiểm soát sẽ ở mức thấp
và ngược lại
hiện ra các gian lận hoặc sai sót Do vậy trình độ của KTV là một nhân tố quantrọng ảnh hưởng đến việc phát sinh rủi ro phát hiện
Sau khi ước tính mức trọng yếu cho toàn bộ cuộc kiểm toán, KTV tiến hànhphân bổ ước tính ban đầu về tính trọng yếu cho các bộ phận Việc phân bổ ước tínhban đầu về tính trọng yếu là cần thiết vì BCKT thường được thu thập theo các bộphận hơn là theo toàn bộ BCTC nói chung
Việc tìm hiểu HTKSNB của khách hàng và đánh giá rủi ro kiểm soát là mộtphần việc hết sức quan trọng mà KTV phải thực hiện trong quá trình lập kế hoạchkiểm toán Việc đánh giá HTKSNB sẽ giúp KTV thu thập được những BCKT thíchhợp Đối với chu trình tiền lương và nhân viên, để tìm hiểu về HTKSNB thì KTVcần chú trọng đến các khía cạnh sau:
lương cho nhân viên cần có những quy định rõ ràng và phải có dấu vết của ngườiphê chuẩn trên các hóa đơn chứng từ như: bảng tính lương, phiếu đề nghị thanhtoán, hợp đồng lao động, bảng chấm công…
đủ và kịp thời
khoản liên quan phải có đầy đủ hóa đơn chứng từ và phải có chữ ký của người laođộng nhận lương trong bảng thanh toán lương
thẩm quyền liên quan tới hoạt động nhân sự và kế toán mới được tiếp xúc với hệ
Trang 26thống sổ sách.
tiền lương và bộ phận nhân sự cần phải được phân chia rõ ràng Ví dụ, phải táchbạch bộ phận nhân sự với việc tính chi phí lương, thưởng, lập bảng lương, chilương, thưởng
kiến chi tiết về các công việc kiếm toán cần thực hiện, thời gian hoàn thành và sựphân chia lao động giữa các kiểm toán viên cũng như dự kiến về những tưậ liệu,thông tin liên quan cần sử dụng và thu nhập Trọng tâm của chương trình kiểm toán
là các thủ tục kiểm toán cần thiết thực hiện đối với từng khoản mục hay bộ phậnđược kiếm toán
=> Tóm lại, giai đoạn lập kế kiểm toán và thiết kế phương pháp kiểm toánđược tổng quát theo sơ đồ dưới đây
Sơ đồ 1.3: Lập kế hoạch và thiết kế phương pháp kiểm toán
(Nguồn: Giáo trình Kiểm toán tài chính)
1.3.2 Thực hiện kiểm toán chu trình lương và các khoản trích theo lương
Kiểm toán về bản chất chính là việc KTV thu thập bằng chứng kiểm toán đểđưa ra ý kiến của mình về các thông tin được trình bày trên BCTC Thực chất củathực hiện kiểm toán chính là giai đoạn thực hiện các kế hoạch và chương trình kiểm
Trang 27toán đã xác định trước đó, nói cách khác đây là quá trình vận dụng các phương phápthu thập bằng chứng đối với từng cơ sở dẫn liệu để thu được những bằng chứng đầy
đủ và thích hợp làm cơ sở đưa ra ý kiến của KTV Cũng tương tự như các khoảnmục khác trên BCTC, trong giai đoạn thực hiện kiểm toán khoản mục tiền lương vàcác khoản trích theo lương KTV thực hiện hai thủ tục cơ bản là thực hiện thửnghiệm kiểm soát và thực hiện thử nghiệm cơ bản
1.3.2.1 Thực hiện thử nghiệm tuân thủ ( thử nghiệm kiểm soát )
Thử nghiệm kiểm soát được thực hiện sau khi KTV có những đánh giá về hệthống kiểm soát nội bộ Nhìn chung những bằng chứng nội bộ được chuẩn bị bởiđơn vị được kiếm toán là bằng chứng kiểm toán có tính thuyết phục nhất mà có sẵncho việc kiểm tra các tài khoản tiền lương Cho nên KTV thường chủ yếu dựa vàocác thử nghiệm kiểm soát trong các cuộc kiểm toán tiền lương hơn là việc thực hiệnthử nghiệm cơ bản Thử nghiệm kiểm soát thường được thực hiện trong chu trìnhtiền lương và nhân viên, gồm khảo sát tổng quan chu trình tiền lương và nhân viên,khảo sát tiền lương khống, khảo sát việc phân bổ chi phí về tiền lương vào các đốitượng sử dụng lao động và khảo sát các khoản trích trên tiền lương
đơn vị được kiểm toán là cơ sở để thanh toán tiền lương, ghi chép vào sổ sách kếtoán và phân bổ chi phí tiền lương Do đó, nó thường là xuất phát điểm trong cáccuộc khảo sát của kiểm toán viên về tiền lương và nhân sự Đầu tiên, KTV chọnbảng tính lương và thanh toán lương của một hoặc vài tháng bất kỳ để kiểm tratính chính xác về mặt số học, đối chiếu với số liệu hạch toán trên sổ sách kếtoán Căn cứ vào bảng tính lương, KTV cũng cần đối chiếu với tài khoản chiphí để kiểm tra việc phân loại chi phí có đúnghay không, đây là công việc quantrọng vì sự ảnh hưởng đáng kể của tiền lương tới rất nhiều khoản mục, chỉ tiêutrên báo cáo tài chính như sản phẩm dở dang, thành phẩm, phải trả công nhânviên, thuế thu nhập, tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, chi phí nhân công trực tiếp,chi phí bán hàng, chi phí quản lý,… Tiếp theo, KTV lựa chọn bất kỳ một vàilao động, lần theo hợp đồng lao động để kiểm tra việc ghi nhận lương cũng như cáckhoản trích theo lương đối với lao động này có theo hợp đồng lao động hay thỏaước lao động của DN
cách khác nhau để nhân viên có thể thực hiện hành vi gian lận Tuy nhiên,hình thứcphổ biến nhất vẫn là “lương khống” Lương khống có thể biểu hiện dưới hình thái
số là nhân viên không hoặc số giờ lao động hoặc số lượng sản phẩm (lao vụ) hoàn
Trang 28thành khống.
việc hoặc đã mãn hạn hợp đồng hoặc không có thực Có nhiều cách gian lận trongviệc khai tăng số lượng nhân viên ví dụ như nhân viên đã nghĩ việc nhưng doanhnghiệp vẫn lưu lại hồ sơ hay đăng tuyển lao động nhưng thực chất là để thu thập hồ
sơ lao động nhằm gian lận số lượng lao động trong DN Công việc này thường đượcthực hiện bời nhân viên phụ trách tiền lương, quản đốc, đốc công, bạn đồng nghiệp.Đặc biệt, khả năng giạn lận, khai khống số lượng nhân viên sẽ xảy ra rất cao đối vớitrường hợp doanh nghiệp người theo dõi (chấm công ) thời gian lao động lại vừa làngười phụ trách phát phiếu chi cho nhân viên Khi nghi ngờ DN khai khống nhânviên, KTV có thể sử dụng các thủ tục sau:
để kiểm tra về các lao động có tên trong bảng lương của tháng đó, đặc biệt là cáclao động mới thêm vào, tăng đột ngột lương,
toán lương với danh sách công nhân viên ở bộ phận tổ chức nhân sự để xem có phùhợp hay có sự khác biệt, đặc biệt chú ý đến chữ ký mới xuất hiện hoặc xuất hiệnnhiều lần trên bảng thanh toán lương Nếu phát hiện ra biểu hiện bất bình thường,KTV cần kiểm tra kỹ bằng cách phỏng vấn người có liên quan, đối chiếu chữ ký củangười nhận lương trên bảng lương với chữ ký của nhân viên đó trên các tài liệu cóliên quan trong hồ sơ nhân viên
nghỉ hưu … trong năm ở phòng tổ chức nhân sự để xem DN có tiếp tục trả lương vàcác khoản phải trả khác cho những người đó hay không
Hình thức khai tăng số giờ làm việc hoặc khai man số sản phẩm, lao vụ hoàn thànhthường dễ bị xảy ra trong những trường hợp do việc theo dõi thời gian, giám sát vàquản lý không chặt chẽ hoặc do sự móc nối giữa người giám sát với các nhân viêncủa họ Nhằm khảo sát hình thức gian lận này, KTv thường áp dụng các thủ tụckiểm toán sau:
được tính trả lương với số công ( theo thời gian hoặc theo sản phẩm) đã được ghichép và xác nhận bởi người độc lập ở bộ phận quản lý và sử dụng lao động
hoặc kê khai và xác nhận khối lượng sản phẩm, công việc hoàn thành ở từng bộ
Trang 29phận quản lý và sử dụng lao động để xem có khả năng kê khai khống kết quả laođộng hay không ?
xác nhận kết quả lao động để thu thập thông tin xem có hiện tượng kê khaikhống hay không?
động: Việc tính và phân bổ tiền lương cho các đối tượng sử dụng lao động khôngđúng sẽ dẫn tới việc đánh giá sai lệch các tài khoản trên bảng cân đối kế toán, sailệch các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh chẳng hạn như sẽ làmsai lệch giá trị tài sản của các số dư sản phẩm dở dang, thành phẩm, công trình xâydựng cơ bản, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, Chính vì vậy, việc khảo sát quá trình kiểm soát nội bộ về việc phân loại, phân bổchi phí tiền lương vào đối tượng sử dụng lao động đóng vai trò quan trọng Khi thựchiện thử nghiệm về phân bổ chi phí lương, KTV cần thực hiện các nội dung sau:
chi phí tiền lương;
tiền lương cho các đối tương chịu chi phí;
(hoặc sơ đồ tài khoản) xem có phù với quy định hiện hành và chính sách kế toáncủa DN hay không
dụng xem có hợp lý không bằng cách đối chiếu với thời gian làm việc hay khốilượng công việc hoàn thành của một và bộ phận hay công nhân viên đã được ghichép ở bộ phận sử dụng lao động với thời gian làm việc hay khối lương công việchoàn thành dùng làm căn cứ tính phân bổ tiền lương cho bộ phận sử dụng đó xem
có phù hợp không
là người nước ngoài (nếu có): Trong trường hợp doanh nghiệp có sử dụng lao động
là người nước ngoài, KTV cần kiểm tra hợp đồng lao động có tuân thủ các quy địnhpháp luật, có được BLĐ phê duyệt Đối với thù lao cho bộ phận hành chính và BGĐcần kiểm tra quy định về việc tính lương, đặc biệt là quy định về thưởng và thù laodành cho bộ phận lãnh đạo công ty
hiểm y tế (BHYT), và kinh phí công đoàn (KPCĐ) là các khoản trích theo tiềnlương Như vậy, tiền lương sẽ là căn cứ để tính ra các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ
Trang 30theo tỷ lệ quy định Theo chế độ hiện hành thì quỹ BHXH được hình thành bằngcách tính theo tỷ lệ 20% trên tổng quỹ lương cấp bậc và các khoản phụ cấp thườngxuyên của người lao động thực tế trong kỳ hạch toán (quỹ lương cơ bản) Người sửdụng lao động phải nộp 15% trên tổng số quỹ lương tính vào chi phí sản xuất kinhdoanh còn 5% trên tổng quỹ lương do người lao động trực tiếp đóng góp ( trừ trựctiếp vào thu nhập của người lao động) Quỹ BHYT được hình thành bằng cách trích3% trên quỹ lương cơ bản trong đó người sử dụng lao động phải chịu 2% và tínhvào chi phí kinh doanh, người lao động trực tiếp nộp 1% (trừ trực tiếp vào thu nhậpcủa người lao động) KPCĐ được trích theo tỉ lệ 2% trên tổng số tiền lương phải trảcho người lao động và người sử dụng lao động phải chịu tính vào chi phí sản xuấtkinh doanh
Đối với các khoản trích theo tiền lương này thì kiểm toán viên cần phải xácđịnh tính chính xác của quỹ lương để làm cơ sở tính toán chính xác cho các khoảnBHXH, BHYT, và KPCĐ Đồng thời, kiểm toán viên phải so sánh chi tiết thông tintrên bảng kê khai các khoản BHXH, BHYT, và KPCĐ phải nộp với các thông tintrên sổ lương để đánh giá tính hợp lý của các khoản phải nộp Kiểm toán viên cũng
có thể so sánh các khoản đã thanh toán với bảng kê khai các khoản phải nộp để xácđịnh doanh nghiệp có kê khai đúng hay không, cũng như xem xét thủ tục quyết toáncác khoản đó giữa doanh nghiệp với tổ chức bên ngoài có đúng không
1.3.2.2 Thực hiện thủ tục phân tích tiền lương và các khoản trích theo lương
So sánh số liệu các tài khoản chi phí về tiền lương với các niên độ khác: Việc
so sánh này nhằm phát hiện những biến động bất thường qua đó thu thập nhữngbằng chứng có thể có hoặc xác định phạm vi kiểm tra chi tiết đối với các tìa khoanrchi phí tiền lương có biến động bất thường Trong quá trình so sánh kiếm toán viênphải tính đến số lao động thay đối trong kì kế toán, khối lượng công việc hoặc sảnphâm hoàn thành hoặc sự thay đôi trong định mức chi trả lương
So sánh tỉ lệ chi phí về tiền lương trong giá thành sản xuất hoặc doanh thugiữa kì này với kì trước, với các kì trước Việc so sánh này nhằm khắng định tínhhợp lí về cơ cấu chi phí giữa các kì kế toán Tuy nhiên khi so sánh đối chiếu tỉ lệnày kiếm toán viên cũng phải tính đến điều kiện thực tế trong hoạt động sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp Chang hạn nếu doanh nghiệp gặp khó khăn trongviệc tiêu thụ sản phấm thì doanh thu có thế giảm nhưng chi phí về tiền lương vẫn
có thể vẫn giữ nguyên như các kì trước hoặc những biến động về nguyên vậtliệu, về chi phí khấu hao TSCĐ mới đưa vào sử dụng cũng có thế làm thay đối
cơ cấu chi phí về tiền lương trong giá thành sản phẩm của sản phẩm hoàn thành
Trang 31giữa các kì kế toán.
So sánh số dư các tài khoản BHXH, BHYT, KPCĐ giữa các kì kế toán nhằmphát hiện ra các sai sót trong hạch toán các khoản trích theo lương Sự biến động vềcác khoản trích theo lương thường rất ít xảy ra do phụ thuộc vào số lượng nhân viêntrong doanh nghiệp, phụ thuộc vào mức lương cơ bản, phụ thuộc vào các văn bảnqui định của Nhà nước Những việc biến động và việc kiểm tra phát hiện các biếnđộng liên quan đến các khoản trích theo tiền lương là dấu hiệu để phát hiện ra cácphát sinh tăng hoặc giảm của TK BHXH, BHYT, KPCĐ
Bảng 1.3: Các thủ tục phân tích và đánh giá tổng quát chu trình tiền
lương và nhân viên
So sánh số dư của tài khoản chi phí
tiền lương với các năm trước
Sai phạm của các tài khoản chi phí tiềnlương
So sánh tỷ lệ của chi phí nhân công
trực tiếp trong tổng số chi phí kinh
doanh/doanh thu với các năm trước
Sai phạm về chi phí nhân công trực tiếp
So sánh tỷ lệ của chi phí nhân công
trực tiếp trong tổng số chi phí bán hàng
với các năm trước
Sai phạm về tiền hoa hồng bán hàng
So sánh tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân
trong tổng số tiền lương so với các năm
trước
Sai phạm về thuế thu nhập
So sánh các tài khoản chi tiết theo dõi
về BHXH, BHYT, KPCĐ được tính dồn
của kỳ này so với các kỳ trước
Sai phạm về các khoản trích trên tiềnlương
1.3.2.3 Thực hiện thử nghiệm cơ bản về tiền lương:
Thử nghiệm cơ bản được thực hiện với 2 nội dung chính là phân tích số liệu
và kiểm tra chi tiết nghiệp vụ, số dư Sau khi có đánh giá về HTKSNB của khoảnmục phải trả người lao động, KTV đưa ra phạm vi thực hiện các thử nghiệm cơ bản.Trước hêt, KTV phân tích số liệu để nhận ra sự biến động tổng quát bất thường, saiphạm mang tình hệ thống
Đối với chu trình lương và các khoản trích theo lương, kiểm toán viên ápdụng các thủ tục phân tích sau:
kỳ trước, giữa các tháng trong kỳ kiểm toán;
Trang 32 Phân tích biến động tỷ trọng chi phí tiền lương trong giá thành giữa cácnăm và các tháng trong năm;
Bên cạnh việc thực hiện các thủ tục phan tích, thực hiện thử nghiệm cơ bảncòn bao gồm việc kiểm tra chi tiết một số nghiệp vụ và số dư KTV thực hiện chọnmẫu một vài nghiệp vụ để tiến hành kiểm tra chi tiết nghiệp vụ, số dư với mục đích:
mức trích theo lương của các tài khoản liên quan;
tiết, sổ cái;
bảo hiểm cho cơ quan bảo hiểm đã được thực hiện theo quy định và chính xác
về số học
Cụ thể, kiểm tra chi tiết được thực hiện nhau sau:
kiểm tra việc tính toán lương và đối chiếu với hạch toán kế toán Đối với các DNtiền lương được tính theo giờ công hay sản phẩm thì cần xem xét quy định về chínhsách lương, bảng chấm công, phiếu sản phẩm hay công việc hoàn thành;
tượng chịu chi phí;
quan bảo hiểm, nếu có sự chênh lệch phải giải thích rõ nguyên nhân;
đánh giá lại số dư ngoại tế tại thời điểm cuối kỳ;
12, đặc biệt đối với các DN trả lương công nhân trực tiếp sản xuất theo số lượng sảnphẩm hoặc công việc hoàn thành Việc kiểm tra này được thực hiện thông qua kiểmtra bảng lương, bảng thanh toán lương tháng 12 kết hợp thủ tục phân tích biến độngtiền lương giữa các tháng;
KTV cần kiểm tra số dư cuối năm đã hết hay chưa, kiểm tra tình hình trích lập và sửdụng quỹ trong năm có đúng theo quy định của DN
khoản trích nộp trên tiền lương như BHXH (TK3383), BHYT (TK 3384) và KPCĐ(TK 3382) thì kiểm toán viên có thể khảo sát bằng cách so sánh số dư trên các tàikhoản chi tiết với số liệu trên bảng tính, trích BHXH, KPCĐ, BHYT và với số liệutrên bảng kê khai các khoản phải nộp về BHXH, BHYT, và KPCĐ và đối chiếu với
Trang 33các khoản phải nộp về BHXH, BHYT, KPCĐ và đối chiếu với các khoản chi bằngtiền đã phát sinh trên các chứng từ chi tiền mặt Ngoài ra kiểm toán viên cần kiểmtra thời hạn tính và trích các khoản trên tiền lương và thời hạn thanh quyết toán cáckhoản đó
viên như “Chi phí nhân công trực tiếp - TK 622”, “Chi phí quản lý sản xuất
chung-TK 627”, “Chi phí bán hàng- chung-TK 641”, “Chi phí quản lý doanh nghiệp - chung-TK 642”thì kiểm toán viên thường tiến hành bổ sung các thủ tục thử nghiệm cơ bản khi pháthiện các nhược điểm trong cơ cấu kiểm soát nội bộ của đơn vị kiểm tra liên quan tớiviệc hạch toán và ghi sổ các tài khoản này; các sai sót đáng kể bị phát hiện ở khảosát các tài khoản “Phải trả công nhân viên”, “Các khoản phải trả, phải nộp khác”; vànhững biến động lớn không giải thích được phát hiện qua thủ tục phân tích
và nhân viên là tổng hợp các kết quả đã thu được từ các giai đoạn trước và thực hiệnthêm những thủ tục kiểm toán cần thiết bổ sung Để đưa ra ý kiến kiểm toán mộtcách đúng đắn nhất, KTV phải xem xét lại các nghiệp vụ và các sự kiện xảy ra saungày kết thúc niên độ để xác định liệu có sự kiện gì xảy ra mà có thể ảnh hưởng đến
ý kiến của KTV hay không Các sự kiện cần sự đánh giá của KTV gồm có hai loại:những sự kiện ảnh hưởng trực tiếp đến BCTC và cần điều chỉnh; những sự kiệnkhông có ảnh hưởng trực tiếp đến BCTC nhưng cần công khai
động liên tục của doanh nghiệp vì vậy có ảnh hưởng trực tiếp đến chu trình tiềnlương và nhân viên Chuẩn mực kiểm toán hiện hành của Việt Nam số 570 – hoạtđộng liên tục quy định: “Khi lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán cũng như khiđánh giá và trình bày ý kiến nhận xét trong báo cáo kiểm toán, KTV và công tykiểm toán phải luôn xem xét sự phù hợp của giả định "hoạt động liên tục" mà doanhnghiệp đã sử dụng để lập và trình bày báo cáo tài chính” Bởi vậy các sự kiện saungày kết thúc niên độ có thể ảnh hưởng đến tính hoạt động liên tục của doanhnghiệp và ảnh hưởng đến số dư của các tài khoản liên quan đến tiền lương cần đượccông bố, điều chỉnh và xem xét mức đến hoạt động liên tục của công ty
Trang 341.3.3.2.Tổng hợp và đánh giá kết quả kiểm toán
Ở giai đoạn hoàn thành tất cả các thủ tục kiểm toán đặc thù cho quy trình kiểmtoán chu trình tiền lương và nhân viên, công việc cần thực hiện là hợp nhất tất cảcác kết quả vào một kết luận chung KTV phải đảm bảo bằng chứng kiểm toán đãđược thu thập đầy đủ để đảm bảo cho kết luận là các BCTC đã được trình bày trungthực, hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu và đã tuân thủ các Chuẩn mực, Chế độ kếtoán hay chưa
1.3.3.3.Lập báo cáo kiểm toán
BCKT về BCTC là một bản thông báo của KTV về kết quả cuộc kiểm toánBCTC cho người sử dụng BCTC Tùy theo kết quả của mỗi cuộc kiểm toán màKTV đưa ra ý kiến của mình cho phù hợp Mỗi BCKT chỉ có duy nhất một ý kiếnkiểm toán Ý kiến kiểm toán gồm bốn loại: ý kiến chấp nhận toàn phần; ý kiến chấpnhận từng phần; ý kiến từ chối và kiến không chấp nhận.Thông thường các khoảnmục trong chu trình tiền lương và nhân viên là các khoản mục quan trọng trong cácBCTC của doanh nghiệp sản xuất và thương mại Vì thế các sai phạm trong cáckhoản mục này thường có ảnh hưởng lớn đến kết quả kiểm toán
CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN
Trang 35TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH
KIỂM TOÁN DFK THỰC HIỆN
Để minh họa về quy trình kiểm toán khoản mục tiền lương và các khoảntrích theo lương trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHHKiểm toán DFK Việt Nam thực hiện, em lựa chọn một công ty khách hàng là Công
ty Cổ phần Sản xuất A làm ví dụ để minh họa quy trình kiểm toán khoản mục tiềnlương và các khoản trích theo lương do công ty thực hiện
2.1 Khái quát về Công ty Cổ phần Sản xuất A và Tính thiết yếu trong kiểm toán chu trình lương và nhân viên trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính
2.1.1 Khái quát về Công ty Cổ phần Sản xuất A
2.1.1.1 Thông tin về Công ty Cổ phần Sản xuất A
Công ty Cổ phần Sản xuất A là công ty cổ phần 100% vốn nước ngoài hoạtđộng theo hình thức doanh nghiệp chế xuất theo Giấy chứng nhận đầu tư số212033.000134 ngày 29 tháng 4 năm 2008 do Ban quản lý các Khu công nghiệptỉnh Bắc Ninh cấp Thời hạn hoạt động của Công ty là 20 năm kể từ ngày được cấpGiấy chứng nhận đầu tư
Vốn đầu tư và vốn điều lệ của Công ty ghi trên Giấy chứng nhận đầu tư lầnlượt là 24 tỷ đồng (tương đương với 1.500.000 đô la Mỹ) và 8 tỷ đồng (tươngđương với 500.000 đô la Mỹ)
Trụ sở chính và nhà xưởng của Công ty đặt tại Khu công nghiệp Tiên Sơn, xãHoàn Sơn, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, Việt Nam
Theo Giấy chứng nhận đầu tư, Công ty là doanh nghiệp chế xuất hoạt độngtrong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh các loại trang thiết bị cứu hộ, trang phục và phụkiện bảo hộ cho lao động sản xuất, các loại hoạt động thể thao dưới nước và hoạtđộng thể thao nói chung
Trong năm 2014, hoạt động chủ yếu của Công ty là sản xuất các trang phục,sản phẩm cứu hộ và bảo hộ lao động để xuất khẩu
Tại ngày 31 tháng 12 năm 2014, Công ty có 37 nhân viên (31.12.2013: 28
Trang 36nhân viên).
Thành viên của Hội đồng Quản trị Công ty trong năm bao gồm:
2.1.1.2 Tóm tắt những chính sách kế toán chủ yếu tại Công ty Cổ phần sản xuất A
Năm tài chính của Công ty bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 và kết thúc vào ngày 31tháng 12 hàng năm
Báo cáo tài chính được lập bằng đồng Việt Nam (“VND”), theo nguyên tắcgiá gốc và phù hợp với các nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung tại Việt Nam.Các nguyên tắc này bao gồm các quy định tại các Chuẩn mực Kế toán Việt Nam,
Hệ thống Kế toán Việt Nam và các quy định về kế toán hiện hành tại Việt Nam Do
đó, bảng cân đối kế toán và các báo cáo liên quan về kết quả hoạt động kinh doanh
và lưu chuyển tiền tệ và việc sử dụng chúng không được lập cho những ngườikhông được thông tin về các thủ tục, nguyên tắc và phương pháp kế toán của ViệtNam, và hơn nữa, không nhằm mục đích phản ánh tình hình tài chính, kết quả hoạtđộng kinh doanh và lưu chuyển tiền tệ, phù hợp với các nguyên tắc và phương pháp
kế toán được thừa nhận chung ở các nước và thể chế khác ngoài Việt Nam
Trong năm, Công ty đã tuân thủ Luật Kế toán ban hành ngày 17 tháng 6 năm
2003 và Nghị định kèm theo số 129/2004/NĐ-CP ban hành ngày 31 tháng 5 năm
2004 của Chính Phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật
Kế toán áp dụng trong hoạt động kinh doanh Công ty cũng đã áp dụng Chế độ Kếtoán Việt Nam ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 3 năm
2006, và trong phạm vi liên quan, các Chuẩn mực Kế toán Việt Nam do Bộ Tàichính ban hành và các văn bản sửa đổi, bổ sung, hướng dẫn thực hiện
Tiền mặt là khoản tiền tồn tại quỹ của Công ty tại ngày kết thúc năm tài chính.Tiền gửi ngân hàng là các khoản gửi tại các ngân hàng được phép hoạt động hợppháp tại Việt Nam tại ngày kết thúc năm tài chính
Các khoản tương đương tiền là các khoản đầu tư ngắn hạn không quá 3 tháng
có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành tiền và không có nhiều rủi ro trong việcchuyển đổi thành tiền kể từ ngày mua khoản đầu tư đó tại ngày kết thúc năm tàichính Trong năm, Công ty sử dụng tỷ giá quy đổi ngoại tệ theo quy định tại Thông
Trang 37tư 179/2013/TT-BTC ngày 24 tháng 10 năm 2012 của Bộ Tài chính.
Các khoản phải thu được phản ánh theo giá trị ước tính có thể thu hồi sau khitrừ đi dự phòng các khoản phải thu khó đòi Dự phòng phải thu khó đòi được lậpdựa vào đánh giá của Ban Giám đốc về các khoản nợ không có khả năng thuhồi.Các khoản phải thu khách hàng, trả trước người bán, phải thu nội bộ, phải thutheo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng, và các khoản phải thu khác tại thời điểmbáo cáo:
xuất kinh doanh được phân loại là tài sản ngắn hạn;
xuất kinh doanh được phân loại là tài sản dài hạn
Tăng hoặc giảm số dư tài khoản dự phòng được tính vào chi phí quản lý doanhnghiệp trong năm
Hàng tồn kho, bao gồm cả sản phẩm dở dang, được đánh giá theo giá thấphơn giữa giá gốc và giá trị thuần có thể thực hiện được, sau khi lập dự phòng chocác loại hàng hư hỏng, lỗi thời Giá gốc hàng tồn kho bao gồm chi phí mua, chi phíchế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ởđịa điểm và trạng thái hiện tại Giá trị thuần có thể thực hiện là giá bán trong quátrình hoạt động kinh doanh bình thường trừ các chi phí tiếp thị và phân phối sảnphẩm Công ty áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ để hạch toán hàng tồn kho.Giá vốn thành phẩm được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền
Tài sản cố định hữu hình được phản ánh theo nguyên giá trừ đi giá trị haomòn lũy kế Khi tài sản được bán, nguyên giá và giá trị hao mòn lũy kế của tài sảnđược loại khỏi tài khoản và lãi lỗ phát sinh từ việc thanh lý tài sản được hạch toánvào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Nguyên giá của tài sản cố định hữu hìnhbao gồm giá mua của tài sản, thuế nhập khẩu, các khoản thuế trực thu và các chi phíliên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái và vị trí sẵn sàng sử dụng Cácchi phí phát sinh sau khi tài sản cố định hữu hình đã được đưa vào sử dụng, như chiphí sửa chữa, bảo dưỡng và đại tu, thường được hạch toán vào chi phí hoạt độngkinh doanh trong kỳ Trong trường hợp có thể chứng minh một cách rõ ràng là các
Trang 38chi phí này làm tăng lợi ích kinh tế tương lai ước tính thu được từ việc sử dụng tàisản cố định hữu hình vượt quá tiêu chuẩn hoạt động đánh giá ban đầu của tài sản,thì các chi phí này được vốn hóa làm tăng nguyên giá của tài sản cố định hữu hình.Khấu hao tài sản cố định hữu hình được trích theo phương pháp khấu hao đườngthẳng trong suốt thời gian hữu dụng ước tính của các tài sản như sau:
Doanh thu được ghi nhận khi Công ty có khả năng nhận được các lợi ích kinh
tế có thể xác định được một cách chắc chắn Doanh thu bán hàng được ghi nhận khiphần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu hàng hóa đã được chuyển sangngười mua
2.1.2 Tính thiết yếu trong kiểm toán chu trình lương và nhân viên trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần sản xuất A
Chu trình tiền lương và nhân viên bắt đầu từ việc tuyển dụng lao động và kếtthúc với việc trả lương cho người lao động Mức lương mà người lao động nhậnđược dựa trên đánh giá kết quả làm việc, thỏa thuận giữa công ty và người lao động,các chính sách của chính phủ và các cơ quan khác về thuế thu nhập cá nhân và cáckhoản trích theo lương như BHXH, BHTN, BHYT… Trong năm 2014, Công ty Cổphần sản xuất A có 37 nhân viên vào ngày 31 tháng 12 năm 2014, tăng 9 nhân viên
so với thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2013 ( năm 2013 có 28 nhân viên) Có thểthấy rằng số nhân viên của Công ty A là không nhỏ, do đó chi phí tiền lương trả chongười lao động trong công ty sẽ chiếm một phần lớn trong tổng chi phí của công ty,
Trang 39ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh trong năm Bởi lẽ, chi phítiền lương và các khoản trích theo lương có liên quan đến chi phí sản xuất kinhdoanh và giá thành sản phẩm của công ty Nếu chi phí tiền lương cao, chi phí sảnxuất kinh doanh sẽ lớn, dẫn đến giá bán sản phẩm cao và ngược lại Thông qua việcquản lý lao động và tiền lương một cách hiệu quả, Công ty Cổ phần sản xuất A cóthể kiểm soát tốt quỹ tiền lương, đảm bảo việc trả lương và các khoản trích theolương cho người lao động trong công ty theo đúng quy định, đúng chế độ; từ đógiúp tạo động lực cho đội ngũ lao động trong công ty hoàn thành tốt công việc đượcgiao, không ngừng sáng tạo và hoàn thiện nhằm tăng năng suất, chất lượng lao độngcũng như giúp giảm chi phí sản xuất cho công ty, từ đó giảm giá thành sản phẩm,tăng sức cạnh tranh trên thi trường Do đó, kiểm toán khoản mục tiền lương và cáckhoản trích theo lương để xem lại, đánh giá tính chính xác, đáng tin cậy và hợp lýcủa chi phí tiền lương trong công ty, từ đó đưa ra kết luận về số tiền lương đã trảcho nhân viên trong công ty có trung thực, hợp lý và tuân thủ theo đúng những quyđịnh của luật pháp hay không; đồng thời đưa ra những nhận định để giúp công ty cảithiện tổ chức quản lý nhằm giảm bớt hoặc tiết kiệm được chi phí này
2.2 Xây dựng chương trình kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán DFK Việt Nam thực hiện
2.2.1 Kế hoạch kiểm toán
Đây là giai đoạn đầu tiên trong quy trình kiểm toán của Công ty TNHH Kiểmtoán DFK Việt Nam Giai đoạn này gồm có hai bước công việc cần thực hiện baogồm: chuẩn bị kế hoạch kiểm toán và xây dựng chương trình kiểm toán
2.2.1.1 Chuẩn bị kế hoạch kiểm toán
Trang 40mức bình thường hay rủi ro cao,… để cân nhắc đánh giá khả năng chấp nhận haytiếp tục kiểm toán cho khách hàng
Đối với Công ty Cổ phần sản xuất A, dựa trên những thông tin cơ bản thu thậpđược về lĩnh vực kinh doanh, hoạt động, điều kiện kinh doanh và hệ thông kế toáncủa Công ty A, các kiểm toán viên nhận thấy:
có những hiểu biết không sâu về luật pháp Việt Nam nói chung cũng như quy định,chuẩn mực kế toán Việt nam nói riêng Do đó, công việc quản lý, kiểm soát của cácgiám đốc có thể không được chặt chẽ và khả năng sai sót có thể xảy ra
Kế toán tiền mặt mới có thể không hiểu và nắm rõ những công việc mà kế toán viêntiềm nhiệm đã làm trước đây; hoặc kế toán viên mới này tuy có kiến thức về nghiệp
vụ tốt những lại không biết làm như thế nào để phù hợp với những phần kế toán tiềnnhiệm đã làm từ trước Điều này có thể dẫn đến những sai sót trong quá trình kếtoán viên mới làm việc, xử lý số liệu hoặc lưu trữ các hóa đơn của công ty
xuất nhập khẩu Đòi hỏi các nhân viên của công ty nên có một sự hiểu biết tốt vềlĩnh vực sản xuất này, do đó, trong các báo cáo tài chinh của công ty có thể tồn tạinhững rủi ro tiềm tàng
Dựa trên những thông tin quan trọng thu thập được về các chính sách kế toán
mà Công ty áp dụng, Công ty Cổ phần sản xuất A áp dụng và tuân thủ theo cácchuẩn mực, quy tắc kế toán do Bộ Tài chính ban hành Công ty Cổ phần sản xuất Ađược thành lập từ năm 2008 nên cấu trúc bộ máy quản lý hoạt động của Công tytương đối hoàn thiện, hệ thống kiểm soát nội bộ cũng được nâng cao, hoạt động tốthơn so với những năm đầu thành lập Thêm vào đó, Công ty Cổ phần sản xuất A làkhách hàng cũ của công ty từ năm 2011 nên việc đánh giá khả năng chấp nhận tiếptục hợp đồng kiểm toán được dựa vào kết quả kiểm toán năm trước và kết hợp vớiviệc đánh giá sơ bộ BCTC 2014 Công ty TNHH kiểm toán DFK Việt Nam đã cungcấp dịch vụ kiểm toán cho Công ty Cổ phần sản xuất A trong một vài năm gần đâycũng như tiến hành soát xét giữa niên độ vào tháng 6 hàng năm nên mối quan hệgiữa hai công ty cũng như sự hiểu biết về công ty khách hàng, phong cách làm việccủa từng bên cũng giúp cho công việc của kiểm toán viên trong cuộc kiểm toán báocáo tài chính cũng như thu thập tài liệu, bằng chứng kiểm toán trở nên dễ dàng,thuận lợi hơn
Công ty Cổ phần sản xuất A là khách hàng cũ của Công ty DFK Việt Nam đã