toán BCTC do Công ty TNHH Kiểm toán VFA thực hiện
1.1. Những ưu điểm trong kiểm toán chỉ tiêu phải thu khách hàng do Công tyTNHH Kiểm toán VFA thực hiện TNHH Kiểm toán VFA thực hiện
1.1.1. Trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán
Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán được đánh giá là khá quan trọng ở VFA, do đó Ban lãnh đạo công ty và các nhân viên khá chú trọng đến giai đoạn này. Đặc biệt là bước công việc đánh giá tìm hiểu khách hàng để chấp nhận kiểm toán và bước đánh giá hệ thống KSNB.
Trong giai đoạn này, Các KTV đã thu thập các thông tin về khách hàng bao gồm các thông tin cơ sở và thông tin liên quan đến nghĩa vụ pháp lý của khách hàng. Từ những thông tin này, KTV đã bước đầu đánh giá được rủi ro tiềm tàng đối với BCTC của đơn vị.
VFA xây dựng sẵn mô hình ước lượng mức trọng yếu và phân bổ mức trọng yếu nhất quán cho các chỉ tiêu trên BCTC và áp dụng đối với tất cả các khách hàng. Dựa vào phương pháp ước lượng này, KTV chỉ cần nhập số liệu của khách hàng vào mẫu giấy làm việc được thiết kế sẵn sẽ có được kết quả nhanh chóng. Do đó, KTV có thể tiết kiệm thời gian và chi phí trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán. Đối với KTV thực hiện kiểm toán chỉ tiêu phải thu khách hàng, mức trọng yếu cho chỉ tiêu này đã được trưởng nhóm kiểm toán chịu trách nhiệm tính toán và phân bổ, do vậy KTV chỉ cần sử dụng mức trọng yếu được phân bổ này để quyết định xem sai phạm phát hiện được có cần điều chỉnh hay không mà không cần phải thực hiện thêm bất cứ một công việc nào nữa.
SV: Nguyễn Thị Diễm Hương 31 GVHD: Th.s Hà Thị Tường Vy
1.1.2. Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán
Dựa vào chương trình kiểm toán chi tiết đã thiết kế sẵn cho chỉ tiêu phải thu, KTV có thể linh hoạt sử dụng đối với từng khách hàng khác nhau mà không cần phải xây dựng một chương trình kiểm toán riêng biệt dành riêng cho từng khách hàng sẽ gây lãng phí thời gian và công sức. Trong quá trình thực hiện kiểm toán chỉ tiêu phải thu khách hàng, KTV thực hiện rất đầy đủ các thủ tục đã nêu ở trong chương trình kiểm toán mẫu đó là Thủ tục phân tích và đối chiếu số liệu tổng hợp, Thủ tục kiểm soát, Thủ tục kiểm tra chi tiết đã giúp KTV thu thập được các bằng chứng kiểm toán có hiệu lực để đưa ra được kết luận chính xác đối với chỉ tiêu phải thu khách hàng.
Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, dựa vào chương trình kiểm toán đã thiết kế sẵn, KTV có thể thực hiện công việc kiểm toán đối với chỉ tiêu phải thu khách hàng một cách tuần tự và khoa học, đã tiết kiệm được rất nhiều thời gian. Ngoài ra, các KTV trong cùng một nhóm còn phối hợp với nhau rất hiệu quả nhờ chương trình kiểm toán đã thiết kế các thủ tục để thực hiện kiểm toán chỉ tiêu phải thu khách hàng nhất quán với các chỉ tiêu khác để tránh hai KTV cùng thực hiện cùng một bước công việc mang lại kết quả cho hai chỉ tiêu khác nhau. Đối với chỉ tiêu phải thu khách hàng trong thủ tục kiểm tra chi tiết thông thường KTV chỉ thực hiện thực hiện kiểm tra các giao dịch phát sinh bên Có của TK 131, còn các giao dịch phát sinh bên Nợ TK 131 tương ứng với phần Doanh thu thực hiện được sẽ do người làm doanh thu chịu trách nhiệm thực hiện. Sự kết hợp linh hoạt này, các KTV trong cùng nhóm đã hỗ trợ nhau rất nhiều, đặc biệt là vào mùa kiểm toán bận rộn hàng năm, thời gian kiểm toán đối với một khách hàng là không nhiều.
1.1.3. Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán
Đây là giai đoạn cuối cùng của cuộc kiểm toán. Ở giai đoạn này KTV tổng hợp các bước công việc đã thực hiện và báo cáo với trưởng nhóm kiểm toán về các phát hiện trong quá trình kiểm toán chỉ tiêu phải thu khách hàng. Trưởng nhóm kiểm toán xem xét vấn đề và là người quyết định đưa ra bút toán điều chỉnh trước
SV: Nguyễn Thị Diễm Hương 32 GVHD: Th.s Hà Thị Tường Vy
khi tiến hành họp với khách hàng. Sự soát xét ngay sau khi kết thúc công việc kiểm toán do trưởng nhóm thực hiện đã đảm bảo được công việc kiểm toán chỉ tiêu phải thu khách hàng của KTV được đảm bảo.
Trên đây là những ưu điểm trong quy trình thực hiện kiểm toán chỉ tiêu phải thu khách hàng trong kiểm toán BCTC do VFA thực hiện. Tuy nhiên, có thể thấy rằng bên cạnh những thành công mà VFA đang có vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế cần khắc phục để ngày càng phát triển hơn nữa.
1.2. Hạn chế trong kiểm toán chỉ tiêu phải thu khách hàng do Công ty TNHH Kiểm toán VFA thực hiện TNHH Kiểm toán VFA thực hiện
1.2.1. Việc thu thập thông tin về khách hàng vẫn còn sơ sài
Mặc dù được xác định là công việc cần thiết và quan trọng nhưng việc thu thập thông tin về khách hàng vẫn còn sơ sài, chưa thực sự được chú trọng đúng mức. Đối với các khách hàng lâu năm, KTV sử dụng thông tin trên hồ sơ chung và hồ sơ kiểm toán năm trước, đồng thời phỏng vấn khách hàng về các thay đổi trong cơ cấu quản lý hoạt động kinh doanh của khách hàng mà không tìm kiếm thông tin trên các phương tiện khác như thông tin chung về ngành nghề sản xuất kinh doanh của DN, các chỉ số quan trọng của các doanh nghiệp trong cùng ngành nghề với khách hàng. Sự thiết sót này có thể làm cho KTV không nắm được mấu chốt của thị trường dẫn tới rủi ro kiểm toán là rất cao. Trên thực tế, trong nhóm kiểm toán có những người chưa nắm được các thông tin về khách hàng mà vẫn được giao các phần hành riêng biệt nên khi thực hiện kiểm toán không có sự linh hoạt dựa theo phán đoán để có thể bỏ qua các sai sót không trọng yếu.
Đối với phần hành phải thu khách hàng, KTV thực hiện cũng không tìm hiểu kỹ về thị trường khách hàng và khả năng bán hàng của đơn vị được kiểm toán để phân tích một cách hiệu quả các biến động đối với khoản phải thu khách hàng trong năm.
SV: Nguyễn Thị Diễm Hương 33 GVHD: Th.s Hà Thị Tường Vy
1.2.2. Mô hình đánh giá hệ thống KSNB của khách hàng còn hạn chế và ít được thực hiện được thực hiện
Mặc dù VFA đã xây dựng được một bảng đánh giá hệ thống KSNB của khách hàng để áp dụng đối với chỉ tiêu phải thu khách hàng. Tuy nhiên, các câu hỏi được ghi trong bảng hỏi đều có dạng câu hỏi đóng, ngoài các thông tin được hỏi thì KTV không thu được thêm các vấn đề mà không được đề cập đến trong bảng câu hỏi này. Đặc biệt đối với chỉ tiêu phải thu khách hàng, số lượng các câu hỏi vẫn còn ít và áp dụng chung cho tất cả các doanh nghiệp nên đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đặc thù Bảng câu hỏi này đôi khi không có tác dụng. Ngoài ra, VFA còn chưa có quy định rõ chỉ tiêu đánh giá hệ thống KSNB của khách hàng là yếu, trung bình, khá hay tốt nên còn gây ra nhiều tranh cãi trong việc áp dụng bảng câu hỏi này. Chính vì những hạn chế trên cùng với thời gian thực hiện công việc kiểm toán là hạn chế nên hệ thống Bảng câu hỏi này mới chỉ được áp dụng ở một số đơn vị khách hàng.
1.2.3. Chương trình kiểm toán chỉ tiêu phải thu được thiết kế chi tiết nhưng không được thực hiện đầy đủ không được thực hiện đầy đủ
Chương trình kiểm toán mẫu được thiết lập sẵn giúp cho KTV đinh hướng được các bước công việc cần thực hiện để đảm bảo trình tự công việc có khoa học.Tuy nhiên với một khung mẫu có sẵn, chương trình kiểm toán được áp dụng đối với mọi loại hình DN nên sẽ thiếu đi sự linh hoạt. Đối với chỉ tiêu phải thu khách hàng, do sức ép về thời gian hoàn thành công việc kiểm toán nên KTV không thực hiện hết các bước công việc đã được thiết kế.
Việc thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết chỉ được KTV thực hiện đối với các nghiệp vụ phát sinh lớn, và rất hạn chế vì thủ tục này mất rất nhiều thời gian. Hiện nay ở VFA việc chọn mẫu để tiến hành kiểm tra chi tiết đối với chỉ tiêu phải thu khách hàng chủ yếu là dựa vào phán đoán nghề nghiệp của KTV, bao gồm các khách hàng có số dư lớn, hay không có đối chiếu công nợ cuối kỳ hoặc có Biên bản đối chiếu công nợ nhưng không khớp với sổ kế toán. Phương pháp này tuy có
SV: Nguyễn Thị Diễm Hương 34 GVHD: Th.s Hà Thị Tường Vy
chi phí thấp và tiết kiệm thời gian nhưng không mang lại hiệu quả cao, đặc biệt đối với khách hàng lâu năm của VFA sẽ quen dần với phương pháp chọn mẫu của KTV để che dấu đi các sai phạm mà KTV trong quá trình thực hiện sẽ không phát hiện được.
1.3. Nguyên nhân của thực trạng
Hiện nay Công ty TNHH Kiểm toán VFA cũng như hầu hết các doanh nghiệp kiểm toán chịu rất nhiều áp lực về thời gian thực hiện kiểm toán, hầu hết các khách hàng đều mong muốn được thực hiện kiểm toán với thời gian nhanh chóng và yêu cầu phát hành Báo cáo kiểm toán một cách sớm nhất có thể nên KTV không thể thực hiện được các thủ tục một cách chi tiết nhất. Áp lực từ thị trường, các công ty kiểm toán đang phát triển về quy mô, sự cạnh tranh ngày một gia tăng đòi hỏi các công ty kiểm toán phải nâng cao năng lực, tiết kiệm chi phí kiểm toán và thực hiện kiểm toán trong một thời gian nhanh nhất có thể. Chính điều này làm cho rủi ro kiểm toán trở nên cao hơn khi các thủ tục kiểm toán chưa đảm bảo cho việc đem lại những bằng chứng kiểm toán có tính thuyết phục tốt nhất.