1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích tình hình tiêu thụ vật liệu xây dựng tại công ty cổ phần vật tư hậu giang

77 644 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 77
Dung lượng 1,76 MB

Nội dung

42 4.3 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH HÌNH TIÊU THỤ VẬT LIỆU XÂY DỰNG CỦA CÔNG TY ..... Xuất khẩu được coi là lối thoát cho các Doanh nghiệp Vật liệu xây dựng khi tiêu thụ tại

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN THANH TÂN

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ VẬT LIỆU XÂY DỰNG TẠI CÔNG TY

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN THANH TÂN MSSV: 4104087

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ VẬT LIỆU XÂY DỰNG TẠI CÔNG TY

Trang 3

Qua đây tôi xin chân thành cảm ơn:

- Quý Thầy, Cô Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh trường Đại học Cần Thơ đã truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt thời gian tôi học tập tại trường, đặc biệt là cảm ơn Thầy Nguyễn Xuân Vinh đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian làm đề tài

- Ban lãnh đạo Công ty và các Anh phòng Kinh doanh dù rất bận rộn nhưng luôn nhiệt tình giúp đỡ và hướng dẫn tôi trong quá trình thực tập tại Công ty

Tuy nhiên, do hạn chế về kiến thức và thời gian thực tập có hạn nên không tránh khỏi những sai sót Vì vậy rất mong được sự đóng góp ý kiến của Thầy, Cô và Quý Công ty để luận văn này được hoàn thiện hơn

Sau cùng, tôi xin kính chúc Quý Thầy, Cô và các Anh, Chị tại Công ty luôn dồi dào sức khỏe và thành công trong công việc cũng như trong cuộc sống

Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2013

Người thực hiện

Trang 4

TRANG CAM KẾT

Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác

Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2013

Người thực hiện

Trang 5

NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2013

Trưởng đơn vị

Trang 6

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2013 Giáo viên hướng dẫn

Th.S Nguyễn Xuân Vinh

Trang 7

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2013

Giáo viên phản biện

Trang 8

MỤC LỤC

Trang

CHƯƠNG 1 1

GIỚI THIỆU 1

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1

1.2.1 Mục tiêu chung 1

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2

1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 2

1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2

1.4.1 Không gian 2

1.4.2 Thời gian 2

1.4.3 Đối tượng nghiên cứu 2

CHƯƠNG 2 3

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3

2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 3

2.1.1 Khái niệm và vai trò của tiêu thụ hàng hóa 3

2.1.2 Nhiệm vụ của phân tích tình hình tiêu thụ 3

2.1.3 Nội dung phân tích tình hình tiêu thụ 4

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6

2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu 6

2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu 6

2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu 6

CHƯƠNG 3 8

GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN 8

VẬT TƯ HẬU GIANG GIAI ĐOẠN 2010 – 2012 8

3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 9

3.2 CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ CHÍNH SÁCH CHẤT LƯỢNG 10

3.2.1 Chức năng, nhiệm vụ của Công ty 10

3.2.2 Chính sách chất lượng 10

Trang 9

3.3 LĨNH VỰC KINH DOANH CỦA CÔNG TY 11

3.4 NÂNG LỰC CUNG CẤP HÀNG HÓA 11

3.5 CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ TÌNH HÌNH NHÂN SỰ 13

3.5.1 Cơ cấu tổ chức 13

3.5.2 Tình hình nhân sự 19

3.6 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ HẬU GIANG GIAI ĐOẠN 2010 – 2012 20

3.7 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA CÔNG TY 24

3.7.1 Thuận lợi 24

3.7.2 Khó khăn 25

3.8 ĐỊNH HƯỚNG CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI 25

CHƯƠNG 4 26

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ 26

VẬT LIỆU XÂY DỰNG TẠI CÔNG TY CP VẬT TƯ HẬU GIANG 26

4.1 TÌNH HÌNH CUNG CẦU VẬT LIỆU XÂY DỰNG CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010 – 6/2013 26

4.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ VẬT LIỆU XÂY DỰNG CỦA CÔNG TY HAMACO GIAI ĐOẠN 2010 – 2012 32

4.2.1 Phân tích tiêu thụ vật liệu xây dựng theo mặt hàng 32

4.2.2 Phân tích tiêu thụ vật liệu xây dựng theo quý 36

4.2.3 Phân tích tiêu thụ vật liệu xây dựng theo thị trường 37

4.2.4 Phân tích tiêu thụ vật liệu xây dựng theo đối tượng khách hàng 41

4.2.5 Phân tích tồn kho vật liệu xây dựng 42

4.3 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH HÌNH TIÊU THỤ VẬT LIỆU XÂY DỰNG CỦA CÔNG TY 45

4.3.1 Nhân tố chủ quan 45

4.3.1 Nhân tố khách quan 50

CHƯƠNG 5 57

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH TIÊU THỤ 57

VẬT LIỆU XÂY DỰNG TẠI CÔNG TY CP VẬT TƯ HẬU GIANG 57

5.1 NHẬN XÉT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VẬT LIỆU XÂY DỰNG CỦA CÔNG TY 57

Trang 10

5.2 MỘT SỐ TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN 57

5.1 Tồn tại 57

5.2 Nguyên nhân 58

5.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH TIÊU THỤ VẬT LIỆU XÂY DỰNG 58

CHƯƠNG 6 61

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 61

6.1 KẾT LUẬN 61

6.2 KIẾN NGHỊ 62

TÀI LIỆU THAM KHẢO 63

PHỤ LỤC 64

Trang 11

DANH SÁCH BẢNG

Bảng 3.1: Tình hình nhân sự của Công ty qua 3 năm 2010 - 2012 19

Bảng 3.2: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Hamaco giai đoạn 2010 - 2012 21

Bảng 4.1: Sản lượng tiêu thụ theo mặt hàng qua 3 năm 2010 - 2012 32

Bảng 4.2: Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch theo mặt hàng qua 3 năm 2010 - 2012 33 Bảng 4.3: Doanh thu các mặt hàng tiêu thụ qua 3 năm 2010 - 2012 34

Bảng 4.4: Tỷ trọng doanh thu các mặt hàng vật liệu xây dựng 34

Bảng 4.5: Sản lượng xi măng tiêu thụ theo thị trường 38

Bảng 4.6: Sản lượng thép tiêu thụ theo thị trường 39

Bảng 4.7: Sản lượng xi măng và thép tiêu thụ theo đối tượng khách hàng 41

Bảng 4.8: Sản lượng tồn kho theo mặt hàng qua 3 năm 2010 -2012 42

Bảng 4.9: Cơ cấu giá trị hàng tồn kho qua 3 năm 2010 - 2012 43

Bảng 4.10: Tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty qua 3 năm 2010 –2012 45

Bảng 4.11: Các nhà cung cấp chính 53

Bảng 4.12: Các công trình tiêu biểu do Công ty Hamaco cung cấp vật liệu xây dựng từ năm 2010 đến 2013 55

Trang 12

DANH SÁCH HÌNH

Hình 3.1: Trụ sở chính của Công Ty Cổ Phần Vật tư Hậu Giang 8

Hình 3.2 Sơ đồ tổ chức Công Ty Cổ Phần Vật tư Hậu Giang: 13

Hình 3.3 Sơ đồ tổ chức phòng kinh doanh Vật liệu xây dựng 16

Hình 3.4 Thu nhập bình quân của nhân viên qua 3 năm 2010 – 2012 23

Hình 3.5 Lợi nhuận sau thuế từ năm 2010 – 2012 23

Hình 4.1: Sản lượng sản xuất và tiêu thụ Xi măng qua 3 năm 2010 – 2012 26

Hình 4.2: Sản lượng sản xuất và tiêu thụ thép xây dựng qua 3 năm 29

2010 – 2012 29

Hình 4.3: Sản lượng xi măng tiêu thụ của Công ty theo quý 36

qua 3 năm 2010 - 2012 36

Hình 4.4: Sản lượng thép tiêu thụ của Công ty theo quý 37

qua 3 năm 2010 - 2012 37

Hình 4.5: Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2010 – 2012 52

Trang 14

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Bất kỳ một doanh nghiệp nào bước vào kinh doanh thì luôn hướng tới mục tiêu tồn tại, phát triển và đạt được lợi nhuận cao nhất Để có thể tồn tại và phát triển đòi hỏi doanh nghiệp phải luôn nghĩ tới việc gắn hoạt động của mình với biến động của thị trường và việc không thể thiếu để giúp doanh nghiệp có được vốn để tiếp tục quá trình sản xuất kinh doanh đó là tiêu thụ Quá trình tiêu thụ là khâu cuối cùng trong quá trình sản xuất kinh doanh nhưng nó có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp Vấn đề đặt ra là làm sao để có thể tiêu thụ được nhiều sản phẩm, hàng hóa Dù là doanh nghiệp sản xuất hay doanh nghiệp thương mại để làm được điều đó thì cần phải nghiên cứu thị trường, từ đó có thể định ra chiến lược kinh doanh, chiến lược tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp

Vật liệu xây dựng là nguyên liệu không thể thiếu trong các công trình xây dựng Không có vật liệu xây dựng chúng ta không thể xây dựng nên những ngôi nhà khang trang, trường học, công viên v.v Trong những năm gần đây, trong bối cảnh ảm đảm chung của thị trường bất động sản, ngành vật liệu xây dựng cũng đang vật lộn tìm cách tháo gỡ khó khăn Từ năm 2012 đến nay, ngành vật liệu xây dựng luôn nằm trong tốp đầu chỉ số tồn kho hàng hóa Trong đó, xi măng, thép là hai mặt hàng có mức tồn kho cao nhất Theo thống

kê của Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam, sáu tháng đầu năm 2013 các doanh nghiệp Vật liệu xây dựng vẫn chưa thoát khỏi những khó khăn: sản xuất chỉ khai thác được khoảng 50 - 80% công suất thiết kế, sản phẩm tồn kho lớn Xuất khẩu được coi là lối thoát cho các Doanh nghiệp Vật liệu xây dựng khi tiêu thụ tại thị trường trong nước vẫn thấp do thị trường bất động sản chưa có dấu hiệu phục hồi

Thị trường ảm đạm, tuy nhiên nhu cầu xây cất và sửa chữa là nhu cầu cần thiết và bất biến Do vậy, các doanh nghiệp với những chiến lược đúng đắn, đầu tư vào chất lượng và uy tín thương hiệu vẫn đứng vững và phát triển ngay cả trong những thời điểm khó khăn nhất Để thấy rõ hơn về việc tiêu thụ sản phẩm mà cụ thể là về vật liệu xây dựng, trong thời gian thực tập tại Công

ty Cổ phần Vật tư Hậu Giang em quyết định tiến hành nghiên cứu đề tài

“Phân tích tình hình tiêu thụ vật liệu xây dựng tại Công ty Cổ phần Vật tư Hậu Giang”

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1 Mục tiêu chung

Đề tài tập trung phân tích, đánh giá tình hình tiêu thụ vật liệu xây dựng

Trang 15

và các nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ vật liệu xây dựng tại Công ty Cổ phần Vật tư Hậu Giang giai đoạn 2010 – 2012 từ đó đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả tiêu thụ

1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

- Lượng tiêu thụ vật liệu xây dựng tăng giảm như thế nào qua 3 năm 2010,2011,2012?

- Nguyên nhân nào ảnh hưởng đến lượng tiêu thụ?

- Đề ra giải pháp gì để tăng lượng tiêu thụ?

Đề tài nghiên cứu các số liệu từ nội bộ Công ty giai đoạn 2010 –2012

Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 8/2013 – 11/2013

1.4.3 Đối tượng nghiên cứu

Tình hình tiêu thụ vật liệu xây dựng của Công ty Cổ phần Vật tư Hậu Giang giai đoạn 2010 –2012

Trang 16

CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1.1 Khái niệm và vai trò của tiêu thụ hàng hóa

* Khái niệm về tiêu thụ:

Tiêu thụ sản phẩm hàng hóa và dịch vụ là quá trình đưa hàng hóa, dịch

vụ đến tay người tiêu dùng thông qua hoạt động mua bán

* Vai trò của tiêu thụ:

Quá trình tiêu thụ hàng hóa là khâu cuối cùng và cũng là khâu rất quan trọng đối với doanh nghiệp, bởi vì:

- Doanh nghiệp có tiêu thụ được sản phẩm, hàng hóa thì doanh nghiệp mới thu hồi được vốn, mới có quá trình sản xuất tiếp theo và như vậy sản xuất mới có thể ổn định và phát triển, góp phần tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn Đồng thời thỏa mãn phần nào nhu cầu tiêu dùng của xã hội

- Sản phẩm hàng hóa có tiêu thụ được mới có thể xác định được kết quả tài chính cuối cùng của doanh nghiệp là lỗ hay lãi và lãi, lỗ ở mức độ nào

- Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm hàng hóa để xác định đúng những nguyên nhân, tìm ra những biện pháp tích cực nhằm đưa quá trình tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp đạt được mục tiêu là: tiêu thụ với khối lượng lớn sản phẩm hàng hóa, giá bán cao, thị trường ổn định và thu được lợi nhuận cao trong kinh doanh

- Qua tiêu thụ, tính chất hữu ích của sản phẩm mới được xác định một cách hoàn toàn, có tiêu thụ được sản phẩm mới chứng tỏ được năng lực kinh doanh của Công ty, thể hiện kết quả của công tác nghiên cứu thị trường

- Doanh thu bán hàng của doanh nghiệp là cơ sở để tính ra các chỉ tiêu chất lượng, nhằm đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời kỳ sản xuất kinh doanh1

2.1.2 Nhiệm vụ của phân tích tình hình tiêu thụ

Từ những ý nghĩa nói trên có thể nhận thấy rằng đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa luôn là vấn đề được đặt ra đối với doanh nghiệp Để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm đòi hỏi doanh nghiệp một mặt phải thường xuyên theo dõi tình hình thị trường để kịp thời nắm bắt sự thay đổi nhu cầu của khách hàng đối với sản phẩm hàng hóa hay dịch vụ mà doanh nghiệp đang hoặc có khả năng sản xuất, trên cơ sở đó kịp thời điều chỉnh kế hoạch sản xuất kinh doanh, cải tiến chất lượng sản phẩm hiện tại, tung ra thị trường những sản phẩm mới nhằm thỏa mãn tốt nhất nhu cầu khách hàng, mặt khác phải thường xuyên phân tích, đánh giá những mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội và nguy cơ của doanh

Trang 17

nghiệp trong lĩnh vực tiêu thụ sản phẩm, từ đó đề ra các biện pháp khả thi nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm

Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp cần tập trung vào các nhiệm vụ sau:

- Đánh giá tình hình và kết quả tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp trong

kỳ phân tích, bao gồm: tình hình và kết quả thực hiện kế hoạch trong kỳ, tình hình tăng giảm khối lượng sản phẩm tiêu thụ kỳ phân tích so với kỳ trước, tình hình bảo đảm chất lượng sản phẩm tiêu thụ, …

- Phân tích chi tiết tình hình tiêu thụ theo yêu cầu quản trị doanh nghiệp như: thị trường tiêu thụ, mặt hàng tiêu thụ, đối tượng tiêu thụ, …

- Phát hiện, phân loại và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình

và kết quả tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp trong kỳ phân tích Trong đó, cần đặt biệt quan tâm đến các nhân tố mà doanh nghiệp có khả năng kiểm soát

và tác động tới (các nhân tố thuộc về doanh nghiệp)

Từ kết quả phân tích phát hiện ra các nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả phân tích, từ đó đưa ra các biện pháp tương ứng nhằm khai thác tối đa khối lượng tiêu thụ góp phần nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp

2.1.3 Nội dung phân tích tình hình tiêu thụ

2.1.2.1 Phân tích tiêu thụ vật liệu xây dựng theo mặt hàng

* Phân tích sản lượng tiêu thụ

- So sánh giữa sản lượng tiêu thụ thực tế với kỳ kinh doanh trước để thấy được tốc độ tiêu thụ vật liệu xây dựng của Công ty qua các thời kỳ

- Đánh giá tình hình hoàn thành kế hoạch tiêu thụ từng loại sản phẩm theo chỉ tiêu sau:

* Phân tích doanh thu tiêu thụ

Phân tích doanh thu tiêu thụ sử dụng chỉ tiêu doanh thu bán hàng

- So sánh doanh thu thực tế năm nay với doanh thu thực tế năm trước ở

cả hai chỉ tiêu số tuyệt đối và số tương đối nhằm đánh giá tình hình hoàn thành

Trang 18

kế hoạch tiêu thụ từng mặt hàng và sự biến động giữa các kỳ

- Phân tích cơ cấu doanh thu thực tế theo từng loại mặt hàng

Cơ cấu doanh thu theo từng loại mặt hàng tiêu thụ là tỷ phần giá trị từng loại mặt hàng tiêu thụ trong tổng giá trị hàng hóa tiêu thụ, được xác định theo công thức:

Tỷ phần giá trị Giá tri từng mặt hàng tiêu thụ =

từng mặt hàng tiêu thụ Tổng giá trị hàng hóa tiêu thụ

So sánh chỉ tiêu tỷ phần giá trị từng loại mặt hàng tiêu thụ thực tế với kỳ kinh doanh trước để đánh giá chung tình hình tiêu thụ từng mặt hàng Đồng thời xác định vị trí từng loại mặt hàng đã tiêu thụ trong tổng giá trị hàng hóa

đã tiêu thụ

2.1.2.2 Phân tích tiêu thụ vật liệu xây dựng theo quý

Phân tích sản lượng tiêu thụ theo quý nhằm mục đích thấy được mức độ biến động của sản lượng bán hàng qua từng thời điểm khác nhau và những nhân tố ảnh hưởng của chúng để có những chính sách và biện pháp thích hợp trong việc chỉ đạo kinh doanh

2.1.2.3 Phân tích tiêu thụ vật liệu xây dựng theo thị trường

Phân tích tình hình tiêu thụ theo thị trường chủ yếu so sánh tỷ phẩn tiêu thụ của từng thị trường trong tổng sản lượng tiêu thụ để từ đó thấy được đâu là thị trường trọng điểm cần phát huy và thị trường có tiềm năng cần đầu tư thêm

2.1.2.4 Phân tích tiêu thụ vật liệu xây dựng theo đối tượng khách hàng Phân tích tình hình tiêu thụ vật liệu xây dựng theo đối tượng khách hàng: khách hàng dân dụng, khách hàng thương mại và công ty xây dựng

2.1.2.5 Phân tích tồn kho vật liệu xây dựng

Phân tích sản lượng tồn kho và cơ cấu giá trị hàng tồn kho của các mặt hàng vật liệu xây dựng

- Chỉ tiêu chênh lệch tổng giá trị hàng tồn kho giữa cuối kỳ và đầu kỳ được xác định bằng công thức:

Tỷ phần sản lượng từng thị trường = Sản lượng từng thị trường

Tổng sản lượng tiêu thụ

Trang 19

Mức độ chênh lệch tổng giá trị hàng tồn kho càng lớn thì hàng tồn đọng

chưa tiêu thụ được càng nhiều

- Cơ cấu tỷ phần tồn kho theo mặt hàng được xác định theo công thức:

D =Giá trị hàng tồn kho cuối kỳ của mặt hàng i

Tổng giá trị hàng tồn kho cuối kỳ

Những mặt hàng có tỷ phần hàng tồn kho lớn, doanh nghiệp cần tìm ra

những nguyên nhân gây nên tồn kho sản phẩm như: giá bán, chất lượng, hình

thức, bao bì, kiểu dáng lạc hậu so với thị hiếu tiêu dùng hiện tại…

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu

Số liệu bài phân tích được thu thập từ các tỉnh của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương và các tỉnh lân cận, nơi có các

đại lí của Công ty Cổ phần Vật tư Hậu Giang đang hoạt động

2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu

Số liệu sử dụng trong đề tài là số liệu thứ cấp được thu thập từ các bảng

cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, thuyết minh các báo

cáo tài chính, kế hoạch hoạt động kinh doanh, các chính sách của Công ty

Tham khảo thông tin trên internet, trên các tạp chí có liên quan đến tình

hình tiêu thụ vật liệu xây dựng

2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu

Đề tài sử dụng phương pháp so sánh để phân tích, đây là phương pháp

xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ

tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc) Phương pháp này được sử dụng phổ biến trong phân

tích để xác định xu hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích Mục tiêu

so sánh trong phân tích kinh doanh là xác định xem chỉ tiêu phân tích biến

động như thế nào Tốc độ tăng hay giảm như thế nào để có hướng khắc phục

* Phương pháp so sánh tuyệt đối

Số tuyệt đối là mức độ biểu hiện quy mô, khối lượng, giá trị của một chỉ

tiêu kinh tế nào đó So sánh tuyệt đối giữa năm này với năm khác để thấy

được quy mô phát triển về mặt giá trị, khối lượng

tồn kho đầu kỳ

Tổng giá trị hàng tồn kho cuối kỳ

- Mức độ chênh lệch

tổng giá trị HTK

Trang 20

Giá trị chênh lệch = Giá trị năm này - Giá trị năm trước

* Phương pháp so sánh tương đối

Số tương đối là tỷ lệ phần trăm của chỉ tiêu kỳ phân tích so với kỳ kinh doanh trước đó Số tương đối thể hiện mức độ biến động, tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu

(F t – F t-1 ) F (%) =  x 100

F t-1

Trang 21

CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ HẬU GIANG

GIAI ĐOẠN 2010 – 2012

Nguồn: www.Hamaco.vn

Hình 3.1: Trụ sở chính của Công Ty Cổ Phần Vật tư Hậu Giang

• Tên gọi chính thức: Công ty Cổ phần Vật tư Hậu Giang

• Tên giao dịch quốc tế: Hau Giang Materials Joint-stock Company

• Tên viết tắt: HAMACO

• Trụ sở chính: 184 Trần Hưng Đạo, Phường An Nghiệp, Quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ

• Mã số Thuế: 1800506679

• Điện thoại: 0710.3832175 • Fax: 0710.3832176

• Website: www.hamaco.vn • Email: hamaco@hamaco.vn

• Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty cổ phần số 1800506679 do Sở

Kế hoạch và Đầu tư TP Cần Thơ cấp lần đầu ngày 12/5/2003 và thay đổi lần

19 ngày 20/3/2012

Trang 22

3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

Từ khi được thành lập (năm 1976) đến khi chuyển đổi thành công ty Cổ phần (năm 2003) và đến nay Hamaco không ngừng phát triển về mọi mặt Quá

trình thành lập và phát triển của Công ty được ghi nhận như sau :

- Công Ty vật tư tổng hợp Hậu Giang được thành lập theo quyết định số

245/VT-QT ngày 03/03/1976 do bộ trưởng bộ vật tư ký với nhiệm vụ chủ yếu

là cung cấp vật tư kỹ thuật trong phạm vi tỉnh Cần Thơ Đồng thời công ty còn được tổ chức kinh doanh các mặt hàng do bộ vật tư quản lý để phục vụ nhu cầu trong tỉnh

- Năm 1976: Công ty Cổ phần Vật tư Hậu Giang được thành lập có tên là Công ty Vật tư tổng hợp Hậu Giang Công ty được thành lập trên cơ sở sáp nhập 5 đơn vị: Công Ty Vật tư Kỹ thuật TP Cần Thơ, Công ty Xăng dầu TP Cần Thơ, Ty Vật tư tỉnh Cần Thơ, Công ty Xăng dầu tỉnh Cần Thơ, Công ty Xăng dầu Sóc Trăng Công ty có nhiệm vụ tiếp nhận và cung ứng vật tư hàng hóa trên địa bàn TP Cần Thơ và 14 huyện thị trong tỉnh Hậu Giang

- Năm 1991: Khi tách tỉnh Hậu Giang thành tỉnh Sóc Trăng và tỉnh Cần Thơ, Công ty đổi tên thành Công ty Vật tư tỉnh Cần Thơ

- Năm 1993: Tiếp tục đổi tên thành Công ty Vật tư Tổng hợp Hậu Giang Đây là thời điểm Công ty phát triển thêm mặt hàng gas đốt, bếp gas, phụ tùng ngành gas

- Năm 2000: Để đáp ứng nhu cầu vật liệu xây dựng tại thị trường TP Cần Thơ, Công ty thành lập thêm TT KD VLXD 26B, nay là Cửa hàng Vật tư Trà Nóc

- Năm 2004: Khi tỉnh Cần Thơ được tách thành TP Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang, Hamaco thành lập Chi nhánh Vị Thanh để đẩy mạnh kinh doanh tại tỉnh Hậu Giang

- Năm 2009: Hamaco tiếp tục mua quyền sử dụng đất tại 184 Trần Hưng Đạo với diện tích 1.000 m2 Hamaco thành lập Công ty Cổ phần Bê Tông Hamaco

- Năm 2010: Hamaco nằm trong bảng xếp hạng “500 doanh nghiệp lớn

nhất Việt Nam năm 2010” do Vietnamnet tổ chức bình chọn Hamaco được xếp hạng nằm trong 1.000 doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam 2010 Hamaco đạt top 500 Thương hiệu Việt năm 2010

- Năm 2011: Hamaco thành lập Chi nhánh Phú Quốc tại 51 Nguyễn Huệ, thị trấn Dương Đông, Phú Quốc, Kiên Giang Hamaco đầu tư mua quyền sử dụng đất làm kho dự trữ hàng hóa tại Quốc lộ 91B với diện tích 10.000m2

- Năm 2012: Hamaco xây dựng Tổng Kho LPG với diện tích 2.000 m2tại Khu Công nghiệp Trà nóc II, TP Cần Thơ Hamco đạt danh hiệu cúp vàng

“doanh nghiệp hội nhập và phát triển” lần thứ V, năm 2012

Trang 23

3.2 CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ CHÍNH SÁCH CHẤT LƯỢNG

3.2.1 Chức năng, nhiệm vụ của Công ty

* Chức năng

- Phân phối, bán sỉ và lẻ các mặt hàng tiêu dùng, nhất là vật tư và vật

liệu xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng trong phạm

vi chủ yếu là Thành phố Cần Thơ và các tỉnh Đồng Bằng sông Cửu Long

- Mở rộng và đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ, đa dạng hóa sản phẩm dần dần nâng cao lợi thế cạnh tranh trên thị trường

- Song song với hoạt động kinh doanh trực tiếp các mặt hàng chủ lực, công ty còn phát huy lợi thế của chính mình để nhận ủy thác cho các đơn vị xuất nhập khẩu và nhận làm đại lý cho các công ty sản xuất

- Chủ động nắm giữ hàng kinh doanh trong những lúc cao điểm, góp

phần ổn định giá cả thị trường, tạo điều kiện ổn định đời sống nhân dân

* Nhiệm vụ

Để thực hiê ̣n tốt chức năng hoa ̣t đô ̣ng của mình , Công ty Cổ phần Vâ ̣t tư

Hâ ̣u Giang đă ̣t ra cho mình những nhiê ̣m vu ̣ sau:

- Thực hiê ̣n đúng chính sách , đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước đề ra, cụ thể là UBND thành phố Cần Thơ

- Xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh doanh theo đúng ngành nghề được ghi trong giấy chứng nhận dăng ký kinh doanh

- Xây dựng các phương án kinh doanh, phát triển kế hoạch và mục tiêu chiến lược của Công ty

- Tổ chức nghiên cứu thị trường, tìm hiểu và xác định thị trường có nhu cầu

- Tổ chức nghiên cứu sản phẩm, nâng cao năng suất lao động, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao năng suât, chất lượng cho phù hợp với thị trường

- Thực hiện việc chăm lo và không ngừng cải thiện điều kiện làm việc, đời sống vật chất và tinh thần, bồi dường nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho người lao động

- Bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm theo đúng quy định của Nhà nước

- Nộp Thuế và thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật

Trang 24

2 Đào tạo đội ngũ lao động đủ năng lực và trình độ cần thiết để thực hiện tốt công việc được giao nhằm thỏa mãn yêu cầu cao nhất của khách hàng

và sự phát triển bền vững của Công ty

Với chính sách trên, Ban Tổng Giám đốc và toàn thể nhân viên quyết tâm xây dựng, cải tiến không ngừng hệ thống quản lý của Công ty và hoạt động kinh doanh theo phương châm: “UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – HIỆU QUẢ”

Uy tín:luôn thực hiện đúng những gì đã cam kết với khách hàng

Chất lượng: ngày càng nâng cao chất lượng họat động của toàn công

ty, đảm bảo chất lượng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ phù hợp với yêu cầu của khách hàng

Hiệu quả: các họat động của Công ty nhằm đem lại hiệu quả cao nhất

trong kinh doanh, đồng thời cung cấp cho khách hàng những lợi ích khi sử dụng hàng hóa và dịch vụ của Công ty

3.3 LĨNH VỰC KINH DOANH CỦA CÔNG TY

Kinh doanh vật liệu xây dựng

- Thép Pomina, Miền Nam, VinaKyoei, Tây Đô, Hòa Phát…

- Thép tấm, thép lá, thép vuông, thép ống, thép hình (H, U, I, V, C…)

- Xi măng Nghi Sơn, Holcim, Tây Đô, Fico, Vicem Hà Tiên 2

- Cát, Đá, Gạch tuyne

- Sơn Dulux, Maxilite

- Sản phẩm gia công: Thép đầu cọc, thép mặt bít, cắt, dập, hàn theo yêu cầu

- Sản xuất và kinh doanh bê tông trộn sẳn HAMACO

Kinh doanh Gas

- Các thương hiệu: Elf Gas, Petronas, Vina Gas, Petro Viet Nam, Total

Gas, VT Gas, Shell Gas, Petrolimex Gas,…

- Bếp gas và các phụ kiện ngành gas

- Lắp đặt hệ thống gas công nghiệp

Kinh doanh xăng, dầu

- Đại lý ủy quyền dầu nhờn Total tại Đồng Bằng Sông Cửu Long

- Sản phẩm xăng dầu Sài Gòn Petro

Kinh doanh Dịch vụ

- San lấp mặt bằng

- Vận tải hàng hóa Thủy - Bộ

- Cho thuê Văn phòng - Kho - Bãi

3.4 NÂNG LỰC CUNG CẤP HÀNG HÓA

Hamaco ngày càng quan tâm đến việc nâng cao năng lực phân phối hàng

Trang 25

hóa đến khách hàng Công ty không ngừng đầu tư, cải tiến phương tiện để phục vụ kịp thời, nhanh chóng

Kho bãi:

Tổng diện tích kho bãi hiện có của Công ty là 48.500 m2, cụ thể như sau:

- Tổng Kho Trà Nóc, TP Cần Thơ : 10.000 m2

- Kho 8A Đường CMT8, TP Cần Thơ : 3.700 m2

- Kho 184 Trần Hưng Đạo, TP Cần Thơ : 1.000 m2

- Kho C22 Lê Hồng Phong, TP Cần Thơ : 10.000 m2

- Kho 55 Tầm Vu, TP Cần Thơ : 800 m2

- Kho 65A Đường 3/2, TP Cần Thơ : 500 m2

- Kho Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu : 1.000 m2

- Kho Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang : 5.800 m2

- Kho Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng : 1.400 m2

- Kho Bình Dương, tỉnh Bình Dương : 1.000 m2

- Kho Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang : 2.500 m2

Phương tiện vận tải bộ:

Tổng số phương tiện vận tải bộ hiện có của Công ty là 55 phương tiện:

- Xe tải từ 5 đến dưới 10 tấn : 20 chiếc

- Xe chuyên dùng cho bê tông tươi : 10 chiếc

Ngoài ra, chúng tôi còn liên kết trên 20 phương tiện vận tải đường bộ nhằm đảm bảo phục vụ tốt cho Quý khách hàng

Phương tiện vận tải thủy:

Tổng số phương tiện vận tải thủy hiện có của Công ty là 35 phương tiện:

Trang 26

3.5 CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ TÌNH HÌNH NHÂN SỰ

3.5.1 Cơ cấu tổ chức

Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty là mô hình trực tuyến theo chức năng, đứng đầu là Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc điều hành các bộ phận, chịu trách nhiệm chính đối với mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Mỗi phòng ban thực hiện chuyên môn hóa theo chức năng của mình

Nguồn: Phòng Kế hoạch – Marketing, Công ty Hamaco

Hình 3.2: Sơ đồ tổ chức Công Ty Cổ Phần Vật tƣ Hậu Giang

Phòng Tổ chức - Hành chính

Chi nhánh Sóc Trăng

Chi nhánh Bạc Liêu

Trang 27

Cơ cấu tổ chức trên có ưu và nhược điểm như sau:

* Nhược điểm:

- Mỗi phòng ban chịu trách nhiệm về các vấn đề khác nhau, tính chất hoạt động của mỗi bộ phận khác nhau nên sự hợp tác của các bộ phận chưa thật sự chặt chẽ

- Việc đánh giá hoạt động của các phòng ban gặp nhiều khó khăn do khó lượng hóa sự đóng góp của mỗi phòng ban vào thành tích của Công ty, cũng như khó xác định được trách nhiệm đối với các vấn đề xảy ra

Tuy nhiên, với ưu thế Công ty đã hoạt động nhiều năm nên việc phối hợp giữa các bộ phận cũng tương đối đồng bộ, không gây ra những vướng mắc nhiều giữa các bộ phận Nhiều năm hoạt động nên Công ty đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong việc giải quyết các bất đồng giữa các phòng ban, bộ phận nên đây không phải là vấn đề đáng lo ngại Khả năng nắm bắt và phối

hợp hoạt động các công việc trong Công ty diễn ra ngày càng hiệu quả hơn

* CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ TỪNG BỘ PHẬN

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ: số thành viên hội đồng quản trị gồm 5 thành

viên Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý cao nhất của Công Ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định và thực hiện các quyền và lợi ích hơp pháp của Công ty Các quyền này bao gồm: quyết định chiến lược kinh doanh dài, trung và ngắn hạn; kiểm soát cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cắt chức, ký hợp đồng, cắt hợp đồng với Tổng giám đốc, phó Giám đốc và Kế toán trưởng của Công ty; quyết định cơ cấu, quy chế nội bộ của Công ty, quyết định thành lập, giải thể các đơn vị trực thuộc của Công ty, lập chi nhánh, văn phòng đại diện và việc góp vốn cổ phần của doanh nghiệp khác; kiến nghị việc tổ chức lại, giải thể hoặc phá sản Công

ty

BAN KIỂM SOÁT: do Đại hội đồng bầu ra gồm 3 thành viên, thay

mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, quản trị và điều hành Công ty Ban kiểm soát chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông và pháp luật về những công việc theo nghĩa vụ và quyền hạn của mình

BAN TỔNG GIÁM ĐỐC: do Đại hội đồng bổ nhiệm gồm 3 thành

viên Tổng giám đốc có nhiệm vụ:

- Quyết định các vấn đề có liên quan tới công việc hàng ngày của Công

Trang 28

ty mà không cần có ý kiến của Đại hội đồng quản trị

- Tổ chức thực hiện các quyết định của Đại hội đồng quản trị

- Tổ chức thực hiện các hoạt động kinh doanh và phươn án đầu tư của Công ty

- Kiến nghị phương án tổ chức, quy chế quản lý nội bộ của Công ty

- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cắt chức các chức danh quản lý trong Công ty, trừ các chức danh thẩm quyền của Đại hội đồng

BAN PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC: do Tổng giám đốc bổ nhiệm và được

sự thông qua của Đại hội đồng Nhiệm vụ thay mặt cho Tổng giám đốc giám sát trực tiếp quá trình thực hiện công việc của cấp dưới, báo cáo tình hình của

cấp dưới cho Tổng giám đốc và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc

- Trực tiếp chủ động tiếp thị và phát triển thị trường ở khu vực ĐBSCL

- Nghiên cứu và đánh giá thị trường đang kinh doanh

- Hoạch định chiến lược kinh doanh cho từng thời điểm để phù hợp với thị trường

- Lập phương thức hỗ trợ bán hàng cho đại lí và người tiêu dung

- Nghiên cứu chính sách bán hàng của nhà cung cấp khi có thay đổi

- Đề xuất với Ban Giám đốc và thực hiện các mục tiêu do Công ty đưa

ra

- Thay mặt Công ty thực hiện các thỏa thuận với nhà cung cấp trong lĩnh vực kinh doanh dầu nhờn

- Chấp hành đúng chế độ báo cáo theo chỉ đạo của Công ty

Phòng kế hoạch - kinh doanh Vật liệu xây dựng:

 Chức năng:

- Tham mưu cho Ban Tổng giám đốc trong lĩnh vực kinh doanh Vật liệu xây dựng, phát triển thị trường, tiêu thụ hàng hóa, quản lý các cửa hàng tại Cần Thơ

- Tổ chức công tác quản lý kho

- Thực hiện công tác kiểm soát các thiết bị đo lường

- Tổ chức quản lý và điều động các phương tiện thủy, bộ vận chuyển hàng hóa ngành vật liệu xây dựng cho các đơn vị trong Công ty

 Nhiệm vụ:

Trang 29

TRƯỞNG PHÒNG

PHÓ PHÒNG PHÓ PHÒNG

- Thực hiện chiến lược kinh doanh, giữ vững và phát triển thị phần, mở rộng địa bàn và phát triển mạng lưới khách hàng mới, tăng cường khả năng cạnh tranh, tăng doanh thu, nâng cao lợi nhuận và quảng bá thương hiệu Công

ty

- Quản lý, kiểm tra, giám sát và hỗ trợ các đơn vị trực thuộc

Nguồn: Phòng Kế hoạch – Marketing, Công ty Hamaco

Hình 3.3 Sơ đồ tổ chức phòng kinh doanh Vật liệu xây dựng

Phòng kinh doanh Gas:

 Chức năng:

- Trực tiếp kinh doanh ngành Gas, bếp gas tại khu vưc ĐBSCL theo chỉ tiêu và kế hoạch của Công ty giao

 Nhiệm vụ:

- Trực tiếp chủ động tiếp thị và phát triển thị trường ở khu vực ĐBSCL

- Nghiên cứu và đánh giá thị trường đang kinh doanh

- Hoạch định chiến lược kinh doanh cho từng thời điểm để phù hợp với thị trường

- Lập phương thức hỗ trợ bán hàng cho đại lí và người tiêu dung

- Nghiên cứu chính sách bán hàng của nhà cung cấp khi có thay đổi

- Phát triển hệ thống Gas công nghiệp

- Kiểm tra hệ thống phòng cháy chữa cháy của các kho thường xuyên

- Thực hiện kế hoạch Công ty giao đạt hiệu quả

- Chấp hành các chế độ báo cáo theo chỉ đạo của Công ty

Cửa hàng bán

lẻ dân dụng (CH số 2,55TV)

Cửa hàng bán

đại lý (CH

Trà Nóc)

Cửa hàng Cát, Đá

Cửa hàng bán Thép

CN (CH số 1)

Bộ phận cung ứng và thống kê

Trang 30

- Tổ chức hệ thống kế toán phù hợp với mô hình hệ thống quản lý của Công ty, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và hệ thống kế toán của Công ty

- Nghiên cứu các chế độ chính sách về tài chính doanh nghiệp của Nhà nước, Bộ ngành và địa phương để xây dựng và chiến lược tài chính của Công

ty

 Nhiệm vụ:

- Lập các báo cáo kế toán, thống kê, báo cáo định kỳ và Báo cáo tài

chính của Công ty gửi đến các cơ quan hữu quan theo chế độ quy định Tổ chức kiểm tra, đối chiếu, duyệt các báo cáo kế toán, thống kê của các đơn vị trực thuộc

- Kiểm tra tính hiệu quả của các định mức lao động, tiền lương, các chế

độ chính sách đối với người lao động, các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh

- Trực tiếp chỉ đạo và thực hiện kiểm kê định kỳ hoặc đột xuất, đánh giá lại tài sản theo qui định của Nhà nước Kiểm tra và đề xuất việc giải quyết, xử

lý các khoản thiếu hụt, mất mát, hư hỏng, nợ không đòi được và các thiệt hại tài chính khác

- Kịp thời phát hiện những sai sót, bất hợp lý hoặc vi phạm quy định nội

bộ về định mức tài chính gây thiệt hại cho Công ty

+ Phòng Tổ chức - Hành chính:

 Chức năng và nhiệm vụ chủ yếu:

- Quản lý, tổ chức, điều hành, kiểm tra các họat động về chính sách tuyển dụng và điều phối lao động

- Quản lý, tổ chức, điều hành và kiểm tra các họat động về chính sách đào tạo

- Quản lý, tổ chức, thực hiện và kiểm tra các họat động về chế độ, chính sách lương bổng, đãi ngộ, thi đua – khen thưởng

- Quản lý, điều hành công tác Hành chính - Văn phòng trong Công ty

+ Phòng kế hoạch – Marketing:

 Chức năng: tham mưu cho Ban Giám đốc trong việc:

- Xây dựng và đề ra các chính sách, kế hoạch, giải pháp để thực hiện chiến lược kinh doanh của Công ty trong từng giai đoạn cụ thể

- Xây dựng và cải tiến hệ thống Hamaco ngày một hoàn thiện làm cơ sở quan trọng xây dựng thương hiệu

- Phát triển mạng lưới hoạt động của Công ty

Trang 31

nhóm khách hàng, thị trường mục tiêu và các chương trình tiếp thị nhằm đẩy mạnh bán hàng

- Nghiên cứu, xây dựng hệ thống Hamaco nhằm đảm bảo sự thỏa mãn của khách hàng và hiệu quả của Công ty

- Theo dõi, giám sát tiến độ và chất lượng các công trình của Công ty

- Thực hiện chế độ nhiệm thu, thanh toán và quyết toán theo đúng quy định

- Đảm bảo hệ thống máy tính của Công ty luôn hoạt động trong trạng

thái ổn định, sẵn sàng đáp ứng mọi công việc một cách tốt nhất

- Thiết kế các phần mềm bổ sung cho các đơn vị nhằm hỗ trợ tốt hơn cho

công việc kinh doanh

- Thực hiện mua sắm các thiết bị công nghệ thông tin mới

- Duy trì cập nhật Website giới thiệu sản phẩm kinh doanh, quảng bá về Công ty

* CÁC CHI NHÁNH VÀ CÔNG TY TRỰC THUỘC

Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh:

- Địa chỉ: 166 Bình Lợi, phường 13, quận Bình Thạnh, TP HCM

- Điện thoại: 08.35532169 - Fax 08.35532149

- Chuyên kinh doanh: Sắt - Thép - Xi măng - Cát - Đá các loại

Chi nhánh Sóc Trăng:

- Địa chỉ: 339 đườ ng Ba ̣ch Đằng, phường 9, TP Sóc Trăng

Trang 32

- Điện thoại: 079.3623972 - Fax 079.3624972

- Chuyên kinh doanh: Sắt - Thép - Xi măng - Cát - Đá các loại

Chi nhánh Bạc Liêu:

- Địa chỉ:107 QL1A, ấp Phước Thạnh, xã Long Thạnh, H.Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu

- Điện thoại: 0781.3891873 - Fax 0781.3891874

- Chuyên kinh doanh: Sắt - Thép - Xi măng - Cát - Đá các loại

Chi nhánh Vị Thanh:

- Số 34/9 ấp Mỹ Hiệp 1, xã Tân Tiến, TP.Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang

- Điện thoại: 0711.3879036 - Fax 0711.3879037

- Chuyên kinh doanh: Sắt - Thép - Xi măng - Cát - Đá - Gạch các loại

Chi nhánh Phú Quốc:

- Địa chỉ: 51 Nguyễn Huệ, TT.Dương Đông, Huyện Phú Quốc, T Kiên Giang

- Điện thoại: 077.3991888 - Fax 077.3993377

- Chuyên kinh doanh: Sắt - Thép - Xi măng - Cát - Đá các loại, Gas đốt, bếp gas, phụ kiện gas, lắp đặt hệ thống gas, Dầu nhờn Total

Công ty Cổ phần Bê tông HAMACO:

- Địa chỉ: C22 Lê Hồng Phong, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ

- Điện thoại: 0710.3600010 - Fax: 0710.3880883

- Chuyên sản xuất và kinh doanh: bê tông trộn sẵn

Ngoài ra, còn có trên 300 đại lý Vật liệu xây dựng, trên 200 đại lý Dầu nhờn, trên 200 đại lý Gas tại các tỉnh ĐBSCL và TP.HCM

3.5.2 Tình hình nhân sự

Để đảm bảo cho kinh doanh có hiệu quả thì việc bố trí và sử dụng lao động một cách hợp lý, chặt chẽ luôn là vấn đề mà Công ty quan tâm

Bảng 3.1: Tình hình nhân sự của Công ty qua 3 năm 2010 - 2012

Nguồn: Phòng Kế hoạch – Marketing, Công ty Hamaco

Trình độ

2010 2011 2012

Số lượng (Người)

Tỷ lệ (%)

Số lượng (Người)

Tỷ lệ (%)

Số lượng (Người)

Tỷ lệ (%)

Trang 33

Qua bảng số liệu trên ta thấy qua ba năm hoạt động, cơ cấu nhân sự của Công ty có sự thay đổi theo từng năm một cách rõ rệt

Năm 2011 do tình hình kinh tế khó khăn, Công ty tiến hành tái cơ cấu tổ

chức, cắt giảm một số nhân viên do thực hiện công việc chưa hiệu quả, bên

cạnh đó còn do một số nhân viên xin nghỉ việc Cho nên, số nhân viên Công ty trong năm 2011 ở tất cả cấp bậc xuống chỉ còn 217 người, giảm đến 13 người

so với năm 2010, nhưng từng cấp bậc giảm không đều nhau Trong số đó nhân viên phổ thông giảm 2 nhân viên, ảnh hưởng nhiều nhất là nhân viên kỹ thuật giảm 6 nhân viên và ảnh hưởng ít nhất là nhân viên đại học, cao đẳng giảm 1 nhân viên Số lượng nhân viên ở bộ phận thực hiện công việc có xu hướng giảm nhiều, điều này cần được quan tâm và xem xét vì ảnh hưởng đến năng suất lao động của Công ty

Đến năm 2012, tình hình nhân sự có sự thay đổi tăng lên là do tình hình kinh tế có dấu hiệu phục hồi trở lại Nên năm 2012 do nhu cầu phát triển thị trường nên Công ty bổ sung nhân sự đáp ứng nhu cầu mở rộng thị trường của Công ty vì thế số lượng nhân viên đạt đến 221 người cao hơn năm 2010 là 4 người Trong đó chỉ tăng nhân viên phổ thông lên 8 nhân viên, ngoài ra nhân viên có trình độ đại học, cao đẳng giảm 2 nhân viên, trung cấp giảm 1 nhân viên và kỹ thuật giảm đi 1 nhân viên so với năm 2010

Mặc dù số lượng lao động có trình độ giảm dần qua 3 năm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu nhân sự và vẫn đáp ứng được nhu cầu về nguồn nhân lực có trình độ cho Công ty Nhìn chung, cơ cấu nhân sự của Hamaco là hợp lý và có sự đồng đều về việc phân bổ số lượng lao động ở các

bộ phận

Công ty đã có sự tuyển dụng nhân viên khá tốt Tình hình nhân sự của Công ty có chất lượng cao do công ty có vị trí thuận lợi nằm ngay trung tâm Thành phố Cần thơ, nơi hội tụ nhiều nhân tài từ các trường Đại học, Cao đẳng… Nhân viên Công ty đa số có tuổi đời còn rât trẻ, năng động, sáng tạo

và ham học hỏi

Công ty cũng đang chú trọng công tác đào tạo nhân sự thông qua việc thường xuyên cử cán bộ - công nhân viên đi học thêm các lớp đào tạo ngắn hạn, đặc biệt là cán bộ - công nhân viên phòng kinh doanh để nâng cao kiến thức, kỹ năng cũng như phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội

3.6 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG

TY CỔ PHẦN VẬT TƯ HẬU GIANG GIAI ĐOẠN 2010 – 2012

Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh là việc làm có vai trò rất quan trọng, nhằm đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp, để từ đó phát hiện những mặt còn hạn chế và kịp thời điều chỉnh, góp phần giúp đơn vị hoạt

Trang 34

động có hiệu quả hơn

Bảng 3.2: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Hamaco

DT hoạt động tài chính 3.778 2.776 3.689 -1.002 -26,52 913 32,89 Chi phí tài chính 12.306 17.934 8.146 5.628 45,73 -9.788 -54,58 Chi phí bán hàng 39.986 37.189 38.883 -2.797 -6,99 1.694 4,56 Chi phí quản lý DN 18.255 11.380 7.434 -6.875 -37,66 -3.946 -34,67

LN từ HĐKD 16.812 12.171 10.545 -4.641 -27,61 -1.626 -13,36

Lơi nhuận khác 3.124 892 3.456 -2.232 -71,45 2.564 287,44 Lợi nhuận trước thuế 19.936 17.561 17.857 -2.375 -11,91 296 1,69

Lợi nhuận sau thuế 15.032 14.479 15.440 -553 -3,68 961 6,64

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Công ty Hamaco 2010 - 2012

Nhận xét:

Doanh thu thuần của Công ty năm 2010 là 1.663.518 triệu đồng, năm

2011 đạt 1.606.064 triệu đồng, giảm 3,45% so với năm 2010 Năm 2011

doanh thu giảm là do sự cạnh tranh gay gắt giữa các đối thủ cạnh tranh trong

ngành, sản lượng tiêu thụ của các mặt hàng chủ lực giảm, chính sách bán hàng

chưa điều chỉnh kịp thời dẫn đến một số hợp đồng để tụt về tay đối thủ, thêm

vào đó là trong năm này không có doanh thu từ trợ cấp, trợ giá như năm 2010

Đến năm 2012, với chính sách giảm giá đồng thời kết hợp với chính sách

thu tiền bán hàng mềm dẻo, điều này đã kích thích người tiêu dùng ngày càng

tăng dẫn đến doanh thu thuần trong năm 2012 tăng trở lại đạt 1.612.431 triệu

đồng, tăng 6.367 triệu đồng tương ứng tăng 0,4% so với năm 2011

Giá vốn hàng bán bao gồm tất cả các chi phí đầu vào để mua hàng hóa, dịch vụ Năm 2011, giá vốn hàng bán là 1.530.166 triệu đồng, giảm 49.770

triệu đồng tương ứng 3,15% so với năm 2010 Đến năm 2012 con số này tăng

lên là 1.551.110 triệu đồng, tăng 20.944 triệu đồng ứng với tốc độ tăng 1,37%

so với năm 2011 Nguyên nhân chủ yếu làm cho giá vốn hàng bán tăng trở lại

về mặt giá trị trong năm 2012 là do Công ty đã tăng lượng hàng hóa bán ra và

chi phí mua vào cũng tăng

Trang 35

Doanh thu hoạt động tài chính chiếm một phần nhỏ trong tổng doanh thu của Công ty Doanh thu hoạt động tài chính biến động qua các năm Năm

2011 đạt 2.776 triệu đồng, giảm 1.002 triệu đồng tương ứng tỷ lệ giảm 26,52%

so với năm 2010 Nhưng đến năm 2012 thì doanh thu hoạt động tài chính lại tăng lên 3.689 triệu đồng, tăng 913 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng 32,89% so với năm 2011 Tuy doanh thu hoạt động tài chính có khởi sắc trong năm 2012 nhưng ta có thể thấy được khả năng đầu tư vào lĩnh vực hoạt động tài chính của công ty là chưa cao, khoản mục này còn rất thấp trong cơ cấu doanh thu, do đó Công ty cần có chủ trương và biện pháp tích cực hơn nữa để

đầu tư vào lĩnh vực hoạt động này

Chi phí tài chính năm 2011 tăng đột biến là 17.934 triệu đồng, cao nhất trong 3 năm, tăng 5.628 triệu đồng tương ứng 45,73 % so với năm 2010 Nguyên nhân là do năm 2011 lãi tiền vay cao, có thêm các khoản dự phòng giảm giá dầu tư ngắn hạn, dài hạn Năm 2012 khoản chi phí này giảm xuống thấp còn 8.146 triệu đồng, giảm 9.788 triệu đồng ứng với 54,58 % so với năm

2011 Nguyên nhân chính làm cho chi phí tài chính giảm mạnh trong năm

2012 là do khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái và khả năng góp vốn liên doanh vào công ty con giảm xuống, bên cạnh đó công ty cũng được bổ sung nguồn vốn chủ sở hữu và chính sách ưu đãi về lãi suất của ngân hàng cũng góp phần làm giảm chi phí tài chính

Chi phí bán hàng là loại chi phí thời kỳ và không kém phần quan trọng

vì nó có tác dụng thúc đẩy quá trình tiêu thụ sản phẩm dích vụ Chi phí bán

hàng biến động cùng chiều với doanh thu bán hàng Năm 2010 hàng hóa của

Công ty tiêu thụ mạnh nên đẩy chi phí bán hàng lên cao là 39.986 triệu đồng Năm 2011 hàng hóa tiêu thụ giảm vì vậy chi phí cho công tác bán hàng cũng thấp hơn so với năm 2010 là 2.797 triệu đồng, tương ứng với giảm 6,99 % Sang năm 2012 hàng hóa tiêu thụ mạnh trở lại nên chi phí cho hoạt động này cũng tăng lên là 38.883 triệu đồng, tăng 1.694 triệu đồng ứng với 4,56 % so với năm 2011

Chi phí quản lý doanh nghiệp là khoản mục chi phí có ảnh hưởng đến chất lượng của việc điều hành và quản lý công việc Khoản mục này có xu hướng giảm qua 3 năm Cụ thể: năm 2010 chi phí này là 18.255 triệu đồng, năm 2011 là 11.380 triệu đồng, giảm 6.875 triệu đồng ứng với 37,66 % so với năm 2010 Năm 2012 giảm còn 7.434 triệu đồng, giảm 3.946 triệu đồng ứng với 34,67 % so với năm 2011 Do khủng hoảng về kinh tế và giá cả nên Công

ty ngày càng có các biện pháp để cắt giảm chi phí để năng cao năng lực cạnh tranh, điển hình là cắt giảm trong chi phí để chi trả lương và các khoản phụ cấp cho nhân viên Năm 2010 thu nhập bình quân của mỗi nhân viên là

Trang 36

5.100.000 đồng/người/tháng, năm 2011 giảm còn 4.500.000 đồng/người/tháng

và năm 2012 là 4.600.000 đồng/người/tháng

Nguồn: Phòng Kế hoạch – Marketing, Công ty Hamaco

Hình 3.4 Thu nhập bình quân của nhân viên qua 3 năm 2010 – 2012

Lợi nhuận sau thuế là khoản mục có tính chất quyết định sự lãi, lỗ của

doanh nghiệp Lợi nhuận sau thuế của Công ty được thể hiện trong biểu đồ

sau:

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Công ty Hamaco 2010 - 2012

Hình 3.5 Lợi nhuận sau thuế từ năm 2010 – 2012

Trang 37

Qua biểu đồ trên cho thấy lợi nhuận sau thuế của Công ty có sự tăng giảm không đều qua 3 năm Năm 2011 lợi nhuận sau thuế là 14.479 triệu đồng, giảm đáng kể so với năm 2010 là 553 triệu đồng tương ứng với giảm 3,68 % Nhưng đến năm 2012 thì lợi nhuận sau thuế tăng trở lại với con số là 15.440 triệu đồng, tăng 961 triệu đồng tương ứng tăng 6,64 % so với năm

2011 Năm 2012 do do chính sách quản lý và tiết kiệm các khoản mục chi phí của công ty tốt nên đã làm cho lợi nhuận tăng trở lại trong năm 2012, điều này cho thấy tình hình kinh doanh của công ty đang dần chuyển biến tốt hơn Nhìn chung, tình hình hoạt động kinh doanh của công ty có biến động nhưng không đáng kể, lơi nhuận thu về tương đối ổn định và có xu hướng tăng trong thời gian tới

Tóm lại: Mặc dù kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong 3

năm qua chưa thật sự ổn định nhưng trong thời điểm kinh tế khó khăn như hiện nay thì việc kinh doanh thiếu ổn định là điều bình thường ở các doanh nghiệp Tuy nhiên, Hamaco vẫn giữ được mức tăng trưởng lợi nhuận khá cao, những biến động không nhiều phần nào nói lên tín hiệu lạc quan, trong thời gian sắp tới, Công ty cần có các biện pháp bình ổn hoạt động kinh doanh, giảm thiểu chi phí và tăng lợi nhuận một cách có hiệu quả

3.7 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA CÔNG TY

3.7.1 Thuận lợi

Trên con đường phát triển Công ty có những thuận lợi sau:

- Công ty luôn được sự hỗ trợ của Bộ thương mại, Ủy ban nhân dân TP Cần Thơ và các ngành hữu quan cùng với sự chỉ đạo trực tiếp Ban Giám đốc

và sự cố gắng nổ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty

- Sự tăng trưởng kinh tế của Thành Phố Cần Thơ khá cao tạo điều kiện thuận lợi cho tất cả các nhà kinh doanh nói chung và Công ty Cổ Phần Vật Tư Hậu Giang nói riêng Công ty có địa điểm kinh doanh thuận lợi nằm ngay trên tuyến đường chính trong Thành phố Bên cạnh đó, thị phần tiêu thụ của Công

ty khá rộng được trải đều khắp các tỉnh ở khu vực ĐBSCL, TP Hồ Chí Minh

và các tỉnh lân cận

- Phương tiện thông tin của Công ty cũng khá đầy đủ, hệ thống điện thoại được lắp đặt ở tất cả các kho bãi, cửa hàng phòng ban, kho hàng nên khi có biến động về giá cả Công ty thông tin rất nhanh, Công ty có một máy Fax đây

là phương tiện thông tin hữu ích

- Công ty kinh doanh nhiều mặt hàng đa dạng về chủng loại và giá cả phù hợp mọi nhu cầu của các tầng lớp dân cư, từng bước Công ty đã tạo được

uy tín kinh doanh trên thương trường trong và ngoài nước

Trang 38

- Công ty là thành viên của Bộ thương mại nhờ vào đó Công ty có thể nắm bắt được sự biến động về giá cả trên thị trường thế giới và trong cả nước một cách nhanh chóng giúp Công ty kinh doanh một cách thuận lợi

- Việc thu hồi công nợ còn chậm nên ảnh hưởng đến vòng quay vốn làm cho tốc độ luân chuyển vốn giảm

- Công tác quản lý còn yếu so với yêu cầu

Tóm lại: Trong thời gian qua, hoạt động kinh doanh của Công ty đã thu

được một số kết quả đáng kể như tạo được uy tín ở khách hàng, địa bàn hoạt động được mở rộng chủ yếu tập trung ở nơi trọng điểm của thị trường tiêu thụ Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, Công ty còn gặp nhiều khó khăn

và tồn tại cần giải quyết trong hoạt động bán hàng

3.8 ĐỊNH HƯỚNG CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI

- Doanh thu dự kiến đến năm 2015 sẽ tăng 15 – 20%/năm, lợi nhuận tăng khoảng 18%/năm

- Mở rộng quy mô và địa bàn hoạt động để đáp ứng nhu cầu của khách hàng

- Tiếp tục khai thác khách hàng tiềm năng, năng động trong công tác tìm kiếm thị trường

- Phân khúc thị trường, xây dựng hệ thống bán hàng, từ đó đưa ra chính sách phù hợp để đáp ứng nhanh nhu cầu thực tế của thị trường

- Phấn đấu hoàn thành cơ sở vật chất, kinh doanh những sản phẩm chất lượng tốt, tăng uy tín và tăng cường khả năng cạnh tranh của Công ty

- Năng cao trình độ kiến thức chuyên môn cho công nhân và công nhân viên, từng bước cải thiện đời sống vật chất của họ

- Phấn đấu tập trung kinh doanh các mặt hàng chủ lực nhằm tăng doanh thu, ổn định giá trên địa bàn

- Phải chiếm lĩnh được thương trường cũng như khách hàng và đồng thời phải nêu cao bản chất, tác dụng của mặt hàng mà Công ty đang kinh doanh với việc mở rộng thị phần cũng như khách hàng mới

- Với phương châm chăm sóc tốt nhu cầu của người tiêu dùng, cũng như khẩu hiệu “Uy tín – chất lượng – hiệu quả”

Ngày đăng: 09/10/2015, 23:21

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w