1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh ngành vật liệu xây dựng của công ty cổ phần vật tư hậu giang

78 1,2K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 78
Dung lượng 1,43 MB

Nội dung

1.3.3 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên trong đề tài này là những nhân tố phản ánh năng lực cạnh tranh ngành vật liệu xây dựng của doanh nghiệp, và những yếu tố tác động đến năng lự

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ & QTKD

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH

Mã số ngành: 52340101 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN ĐINH CÔNG THÀNH

Tháng 8 - 2013

Trang 2

LỜI CẢM TẠ

Trong khoảng thời gian ngồi trên ghế nhà trường được sự giảng dạy tận tình của các thầy cô trường Đại học Cần Thơ đã cung cấp cho em những kiến thức cần thiết và bổ ích Từ những bài học mang tính lý thuyết khá chặt chẽ kết hợp với thực tiễn cùng với sự hỗ trợ hết mình của đơn vị thực tập và sự chỉ dẫn nhiệt tình của thầy Đinh Công Thành đã giúp em hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình

Nay em xin chân thành cảm ơn Công ty Cổ phần Vật Tư Hậu Giang đã tạo điều kiện cho em thực tập tại cơ quan, cung cấp số liệu cùng với những kiến thức thực tế vô cùng bổ ích Đồng cảm ơn đến toàn thể quí thầy cô trường Đại học Cần Thơ, đặc biệt em xin cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy Đinh Công Thành đã giúp em hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp của mình

Em xin kính chúc quí thầy cô lời chúc sức khỏe, đạt được những thành công trong công việc cũng như trong cuộc sống

Kính chúc Công ty Cổ phần Vật Tư Hậu Giang hoàn thành tốt mục tiêu kinh doanh của mình Chúc toàn thể Ban lãnh đạo và nhân viên HAMACO lời chúc sức khỏe và thành công trong cuộc sống

Xin chân thành cảm ơn!

Ngày 22 tháng 11 năm 2013 Sinh viên thực hiện

(ký và ghi họ tên)

NGUYỄN VĂN RIÊN

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN



Em xin cam đoan rằng đề tài này là do chính em thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào

Trang 4

NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP



………

Cần Thơ, ngày…tháng…năm…

Thủ trưởng đơn vị

Trang 5

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1 1

GIỚI THIỆU 1

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2

1.2.1 Mục tiêu chung 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2

1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2

1.3.1 Phạm vi không gian 2

1.3.2 Phạm vi thời gian 2

1.3.3 Đối tượng nghiên cứu 2

1.3 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2

CHƯƠNG 2 3

PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3

2.1 NHỮNG CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP 3

2.1.1 Khái niệm về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 3

2.1.2 Các loại hình cạnh tranh 4

2.1.2 Những yếu tố tạo năng lực cạnh tranh của Doanh nghiệp 5

2.1.2.1 Nguồn nhân lực 5

2.1.2.2 Năng lực tài chính của doanh nghiệp 6

2.1.2.3 Cơ sở vật chất kỹ thuật 8

2.1.2.4 Năng lực cạnh tranh sản phẩm 8

2.1.2.5 Hệ thống kênh phân phối 9

2.1.2.6 Hoạt động Marketing 9

2.1.2.7 Giá trị vô hình của doanh nghiệp 10

2.1.3 Những yếu tố ảnh hưởng hay tác động đến năng lực canh tranh của doanh nghiệp 10

2.1.3.1 Sự tác động từ các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp 10

2.1.4 Ý nghĩa của việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 11

2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12

2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu 12

2.3.2 Phương pháp phân tích số liệu 12

CHƯƠNG 3 16

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ HẬU GIANG TRONG GIAI ĐOẠN 2010-2012 VÀ ĐỐI THỦ CẠNH TRANH TRỰC TIẾP 16

3.1 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ HẬU GIANG 16

3.1.1 Giới thiệu sơ lược về Công ty 16

3.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty 16

3.1.3 Lĩnh vực kinh doanh 19

3.1.4 Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của các phòng ban 22

3.1.4.1 Cơ cấu tổ chức và quản lý của công ty 22

3.1.4.2 Nhiệm vụ của các phòng ban 23

3.1.4.3 Sơ đồ tổ chức phòng Kế hoạch - Vật liệu xây dựng của Công ty Hamaco 24

3.1.4.3 Sứ mạng và mục tiêu của Công ty 26

3.2 Đối thủ cạnh tranh chính của công ty Hamaco 27

3.2.1 Giới thiệu Công ty TNHH Xây dựng – Thương mại – Vận tải Phan Thành 27

Trang 6

3.2.2 Giới thiệu công ty TNHH Thương mại Quang Giàu 28

3.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty Hamaco 29

3.3.1 Tình hình hoạt động kinh doanh ngành VLXD của 31

CHƯƠNG 4 32

THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÀNH VẬT LIỆU XÂY DỰNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ HẬU GIANG TRONG GIAI ĐOẠN 2010-2012 32

4.1 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TẠO NÊN NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÀNH VẬT LIỆU XÂY DỰNG CỦA DOANH NGHIỆP 32

4.1.1 Nguồn nhân lực 32

4.1.2 Năng lực tài chính của doanh nghiệp 34

4.1.2.1 Khả năng thanh toán 34

4.1.2.2 Tỷ số hiệu quả hoạt động 36

4.1.2.3 Tỷ số quản lý nợ 38

4.1.2.4 Tỷ số khả năng sinh lời 39

4.1.2.5 Đánh giá năng lực tài chính của công ty 40

4.1.3 Cơ sở vật chất kỷ thuật 40

4.1.4 Năng lực cạnh tranh sản phẩm 43

4.1.4.1 Chất lượng sản phẩm 43

4.1.4.2 Giá bán sản phẩm 44

4.1.5 Hệ thống kênh phân phối 46

4.1.6 Hoạt động Marketing 48

4.1.7 Giá trị vô hình của doanh nghiệp 49

4.2 NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP 51

4.2.1 Sự tác động từ các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp 51

4.2.1.1 Môi trường vi mô 51

4.2.1.2 Sự tác động từ môi trường vĩ mô 59

CHƯƠNG 5 64

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÀNH VẬT LIỆU XÂY DỰNG CHO 64

CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ HẬU GIANG 64

5.1 ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÀNH VLXD CHO CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ HẬU GIANG 64

5.1.1 MẶT TÍCH CỰC 64

5.1.2 MẶT TIÊU CỰC 64

5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÀNH VLXD CỦA CÔNG TY HAMACO 64

5.2.1 Duy trì và nâng cao lợi thế cạnh tranh 65

5.2.2 Giải pháp khắt phục mặt tiêu cực 65

CHƯƠNG 6 67

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 67

6.1 KẾT LUẬN 67

6.2 KIẾN NGHỊ 67

6.2.1 Đối với chính phủ 67

6.2.1 Đối với công ty Hamaco 67

TÀI LIỆU THAM KHẢO 68

Trang 7

DANH MỤC BIỂU BẢNG

Trang

Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Hamaco từ

2010 – 2012 29

Bảng 3.2 Tình hình doanh thu ngành VLXD của công ty Hamaco, 2010 – 2012 31

Bảng 4.1: Lao động của công ty Hamaco từ năm 2010 – 2012 32

Bảng 4.2 Một số tỷ số tài chính trung bình ngành VLXD, 2011 34

Bảng 4.3 Tỷ số thanh khoản của công ty Hamaco 2010 – 2012 34

Bảng 4.4 Tỷ số hiệu quả hoạt động của công ty Hamaco 2010 – 2012 35

Bảng 4.5 Tỷ số khả năng trả lãi, nợ của công ty Hamaco 2010 – 2012 37

Bảng 4.6 Tỷ số khả năng sinh lời của công ty Hamaco 2010 – 2012 39

Bảng 4.7 Cơ sở vật chất – phương tiện vận tải của Hamaco, 2012 – 2012 41

Bảng 4.8 Hệ thống kho bãi kinh doanh VLXD của công ty Hamaco, 2012 41

Bảng 4.9 Hệ thống chất lượng một số nhà cung cấp của Hamaco, 2012… 43

Bảng 4.10 Giá một số sản phẩm thép của công ty Hamaco và đối thủ

năm 2012 45

Bảng 4.11 Giá một số sản phẩm Xi măng của Hamaco và đối thủ

năm 2012 46

Bảng 4.12 Phân phối sản pẩm theo khu vực của Hamaco, 2010 – 2012… 47

Bảng 4.13 Hoạt động Marketing của phòng Kế hoạch – Kinh doanh VLXD của công ty Hamaco, 2012 49

Bảng 4.14 Ma trận đánh giá các yếu tố môi trường bên trong của công ty Hamaco, 2012 50

Bảng 4.15 Nhà cung cấp ngành vật liệu xây dựng của công ty Hamaco, 2012 52

Bảng 4.16 Một số công trình tiêu biểu Hamaco cung cấp vật tư năm 2010 – 2013 54

Bảng 4.17 Ma trận hình ảnh cạnh tranh 58

Bảng 4.18 GDP và lạm phát của Việt Nam từ năm 2010 – 2012 59

Bảng 4.19 Ma trận các yếu tố bên ngoài của công ty Hamaco, 2012 63

Trang 8

DANH MỤC HÌNH

Trang

Hình 1.1: Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của theo Micheal E.Porter 9 Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Công ty Hamaco 22 Hình 3.2: Cơ cấu tổ chức phòng Kế hoạch - Vật liệu xây dựng của công ty Hamaco 24 Hình 4.2 Biểu đồ GDP bình quân đầu người, 2008 – 2012 62

Trang 9

DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT

Trang 11

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Trong những năm gần đây, Việt Nam đang trên đà phát triển vững mạnh với nhiều lĩnh vực như kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội,…đặc biệt về kinh

tế có bước ngoặc rất quan trọng và là tiền đề để nền kinh tế Việt Nam khẳng định vị thế trên thương trường quốc tế, đó là Việt Nam gia nhập WTO năm

2007 và là thành viên thứ 150 của tổ chức Điều đó, tạo cho các doanh nghiệp bước vào sân chơi mới với nhiều cơ hội hơn về thị trường, tiếp cận được những phương thức quản lí, công nghệ mới, đồng thời tiếp cận những hàng hóa dịch vụ ở các nước thành viên với mức thuế được cắt giảm và tạo điều kiện để Việt Nam hợp tác với các đối tác nước ngoài về mọi mặt Bên cạnh những thuận lợi thì các doanh nghiệp trong nước gặp phải không ít thách thức, khó khăn phải đối mặt, và đây thực sự là mối lo lớn cho các doanh nghiệp trong nước khi mà sự xuất hiện ngày càng nhiều các Doanh Nghiệp nước ngoài tại Việt Nam là điều tất yếu trong thời hội nhập Vì thế, thị trường ngày càng cạnh tranh gay gắt hơn, ngày càng nhiều đối thủ hơn, trên bình diện sâu và rộng hơn Những doanh nghiệp thành viên là đối thủ nặng ký, mạnh cả về tài chính, nguồn nhân lực, chiến lược Do đó, Doanh nghiệp trong nước không có chính sách, chiến lược phát triển đúng đắng và hợp lí, thì thất bại trên sân nhà là điều khó tránh khỏi Vì vậy, đổi mới và nâng cao năng lực cạnh tranh là vấn đề sống còn của mỗi doanh nghiệp Việt Nam và đây là một vấn đề nóng bỏng mà doanh nghiệp phải đối mặt trong thời buổi hiện nay

Qua thời gian tiếp cận tình hình thực tế tại công ty cổ phần Vật Tư Hậu Giang, nhận thấy đây là một trong những công ty đứng đầu trong lĩnh vực phân phối tại ĐBSCL đặc biệt là ngành hàng VLXD, đồng thời luôn đặt quyền lợi của công ty gắn liền với quyền lợi của khách hàng theo phương châm: “Uy tín – Chất lượng – Hiệu quả” Để làm được điều đó công ty cần phải không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh trong điều kiện hiện nay, cùng với những kiến thức có được sau những năm học ở trường và nhờ sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn Ths Đinh Công Thành và các cô

chú, anh chị ở của công ty Em quyết định chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh ngành vật liệu xây dựng của công ty

cổ phần Vật Tư Hậu Giang” làm đề tài tốt nghiệp

Trang 12

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1 Mục tiêu chung

Phân tích tình hình năng lực cạnh tranh ngành vật liệu xây dựng của công ty nhằm đưa ra một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh, gia tăng lợi nhuận và vị thế của công ty

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

 Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh ngành vật liệu xây dựng của

công ty cổ phần Vật tư Hậu Giang

 Đưa ra một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh ngành vật liệu xây

dựng cho doanh nghiệp

1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.3.1 Phạm vi không gian

Do Công ty có nhiều lĩnh vực kinh doanh, vì thế đề tài chỉ phân tích năng lực cạnh tranh ngành xây dựng tại công ty cổ phần Vật tư Hậu Giang Riêng số liệu, thông tin bên ngoài đề tài phân tích môi trường vi mô như: đối thủ cạnh tranh trong ngành, khách hàng, nhà cung ứng,…và môi trường vĩ

mô như: môi trường kinh tế, biến động của ngành, chính sách định hướng

phát triển của TP Cần Thơ…

1.3.2 Phạm vi thời gian

Đề tài được thực hiện trong thời gian từ 19/08/2013 đến 18/11/2013, các số liệu có liên quan trong quá trình phân tích của đề tài được giới hạn

trong phạm vi 3 năm 2010, 2011, 2012

1.3.3 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên trong đề tài này là những nhân tố phản ánh năng lực cạnh tranh ngành vật liệu xây dựng của doanh nghiệp, và những yếu tố tác động đến năng lực đó

1.3 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

Phạm Thị Thùy Linh, 2010 Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh công ty cổ phần CAFATEX Luận văn Đại học Trường Đại Học Cần

Thơ Đề tài đi sâu phân tích các yếu tố nội lực, và thấy được khả năng khai thác, sử dụng hiệu quả các yếu tố như thế nào, đồng thời cơ hội và những nguy cơ của môi trường bên ngoài tác động như thế nào đến tình hình hoạt động của doanh nghiệp

Trang 13

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 NHỮNG CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP

2.1.1 Khái niệm về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Hiện nay, các khái niệm về năng lực cạnh tranh của Doanh nghiệp vẫn còn chưa thống nhất Có quan niệm cho rằng năng lực cạnh tranh của Doanh nghiệp là khả năng tồn tại trong kinh doanh và đạt đưực một số kết quả như mong đợi dưới dạng lợi nhuận, giá cả, lợi tức hoặc chất lượng các sản phẩm cũng như năng lực của nó để khai thác các cơ hội thị trường hiện tại và làm nảy sinh thị trường mới Có quan niệm lại cho rằng năng lực cạnh tranh của Doanh nghiệp là khả năng thể hiện thực lực và lợi thế của Doanh nghiệp

so với đối thủ cạnh tranh trong việc thỏa mãn tốt nhất các đòi hỏi của khách hàng để thu lợi nhuận ngày càng cao

Như vậy, năng lực cạnh tranh của Doanh nghiệp trước hết phải được tạo ra từ thực lực nội của Doanh nghiệp, gắn liền với ưu thế của sản phẩm mà Doanh nghiệp đưa ra thị trường, cùng với thị phần mà Doanh nghiệp nắm giữ

trên thị trường và hiệu quả sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp

Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào thực lực và lợi thế của mình thì vẫn chưa

đủ, bởi trong điều kiện toàn cầu hóa kinh tế, tận dụng cơ hội từ bên ngoài có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng cạnh tranh của Doanh nghiệp Thực tế cho thấy một số Doanh nghiệp dù là rất nhỏ, không có lợi thế nội tại, thực lực bên trong yếu, song vẫn tồn tại và phát triển trong một thể giới cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, đủ thấy được tầm quan trọng của việc tận dụng cơ hội từ bên ngoài đối với khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là quan trọng như thế nào

Tóm lại, năng lực cạnh tranh của Doanh nghiệp là sự kết hợp lại giữa khả năng khai thác, sử dụng thực lực bên trong và tận dụng những cơ hội từ bên ngoài bằng các hoạt động được tiến hành đề tác động tới môi trường nhằm tạo ra những sản phẩm - dịch vụ hấp dẫn, thỏa mãn đến người tiêu dùng để tồn tại và phát triền, thu được và duy trì lợi nhuận ngày càng cao và cải tiến vị trí so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường

Trang 14

2.1.2 Các loại hình cạnh tranh

 Các cấp độ của năng lực cạnh tranh

Năng lực cạnh tranh có thể được phân thành 4 cấp độ:

+ Năng lực cạnh tranh cấp sản phấm hàng hóa

+ Năng lực cạnh tranh cấp doanh nghiệp

+ Năng lực cạnh tranh cấp độ ngành

+ Năng lực cạnh tranh cấp quốc gia

Năng lực cạnh tranh ở bốn cấp độ phân biệt trên đây có mối tương quan mật thiết và phụ thuộc lẫn nhau Do đó khi xem xét, đánh giá, đề ra giải pháp nhằm nâng cao nâng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nói chung cần thiết phải đặt nó trong mối tương quan chung giữa các cấp độ của năng lực cạnh tranh nêu trên

Năng lực cạnh tranh cấp sản phẩm hàng hóa: năng lực cạnh tranh sản

phẩm là khả năng sản phẩm đó tiêu thụ được nhanh chóng khi có nhiều người cùng bán loại sản phẩm đó trên cùng thị trường Hay nói cách khác, năng lực cạnh tranh của sản phẩm được đo bằng thị phần của sản phấm đó Năng lực cạnh tranh sản phẩm phụ thuộc vào chất lượng của nó, giá cả, tốc độ cung cấp, dịch vụ đi kèm, uy tín của người bán, thương hiệu, quảng cáo, điều kiện mua bán

Ở đây cũng cần phân biệt năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa

và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là hai phạm trù khác nhau nhưng có quan hệ hữu cơ với nhau Năng lực cạnh tranh của hàng hóa có được do năng lực cạnh tranh của chủ thể (doanh nghiệp) tạo ra, nhưng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp không chỉ do năng lực cạnh tranh của sản phẩm tạo nên mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa Tuy nhiên năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa có ảnh hưởng lớn và thể hiện năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Năng lực cạnh tranh cấp doanh nghiệp: Trong nền kinh tế cơ chế thị trường, một doanh nghiệp muốn có chỗ đứng vừng chắc, ngày càng phát triến thì cần phải có một tiềm lực đủ mạnh đế có thế cạnh tranh trên thị trường, tiềm lực đó chính là năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp Hay năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng doanh nghiệp tạo ra được lợi thế cạnh tranh, có khả năng tạo ra năng suất và chất lượng cao hơn đối thủ cạnh tranh, chiếm lĩnh thị phần lớn, tạo ra thu nhập cao và phát triển bền vững

Trang 15

Năng lực cạnh tranh cấp ngành: trước tiên cần làm rõ khái niệm

“ngành” được đề cập ở đây là ngành hàng, gắn liền với một chủng loại sản phẩm cụ thế, ví dụ: ngành xây dựng, ngành du lịch, Lợi thế cạnh tranh của ngành được xem xét trong mối tương quan giữa các ngành hàng tương ứng của những quốc gia khác nhau để tranh giành thị trường trên phạm vi thế giới

Lợi thế cạnh tranh của ngành hàng cụ thể của một quốc gia là sự khác biệt về lợi thế cạnh tranh mang tính vượt trội của các nhóm chiến lược trong ngành hàng đó so với các nhóm chiến lược trong ngành hàng tương ứng của những quốc gia khác trên thế giới Và do đó, năng lực cạnh tranh của ngành hàng biểu hiện qua năng lực cạnh tranh của các nhóm chiến lược trong ngành Nhóm chiến lược là một tập hợp những công ty áp dụng chiến lược sản xuất kinh doanh tương tự nhau Mỗi ngành hàng có thế bao gồm một hay nhiều nhóm chiến lược

Năng lực cạnh tranh cấp quốc gia: Trong một báo cáo của diễn đàn

kinh tế thế giới (WEF) thì “năng lực cạnh tranh của một quốc gia là năng lực của nền kinh tế quốc dân nhằm đạt được và duy trì ở mức tăng trưởng cao trên

cơ sở các chính sách, thể chế bền vững tương đối và các đặc trưng kinh tế khác” Hay lợi thế cạnh tranh quốc gia là sự khác biệt mang tính vượt trội trong môi trường kinh tế xã hội làm cho nền kinh tế quốc gia trở nên hấp dẫn hơn đối với các hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh (trên phương diện đảm bảo cho đồng vốn đầu tư vào đấy được an toàn và hiệu quả hơn) để cạnh tranh với các quốc gia khác trong việc thu hút các nguồn lực kinh tế quốc tế (như: vốn, công nghệ, chất xám, ) và thiết lập các quan hệ thị trường quốc tế thuận lợi, nhằm góp phần thúc đấy sự phát triển toàn diện của nền kinh tế quốc gia Điều đó cũng có nghĩa là, năng lực cạnh tranh quốc gia gắn liền với năng lực cạnh tranh của các chỉnh thể bên trong nền kinh tế, như: các doanh nghiệp; các ngành kinh tế; các vùng, đặc khu kinh tế, ;và phương thức phối hợp khai thác năng lực cạnh tranh của các chỉnh thể kinh tế đó Như vậy, năng lực cạnh tranh của quốc gia không chỉ phụ thuộc vào các yếu tố tự nhiên mà còn phụ thuộc vào năng lực hoạch định, tổ chức thực hiện và điều chỉnh chính sách kinh tế - xã hội của chính phủ

2.1.2 Những yếu tố tạo năng lực cạnh tranh của Doanh nghiệp

2.1.2.1 Nguồn nhân lực

Nhân lực là một nguôn lực rất quan trọng vì nó sáng tạo ra các nguồn khác Từ xưa đến nay vẫn thế, chẳng qua trước đây con người chưa nhận thức được vai trò cuả mình mà thôi Tuy nhiên xã hội càng phát triển thì vai trò của con người càng được thể hiện rõ hơn

Trang 16

Nguồn nhân lực của doanh nghiệp là vốn quý nhất, trình độ của nguồn nhân lực thể hiện ở trình độ quản lí của các cấp lãnh đạo, trình độ lành nghề của công nhân viên, trình độ tư tưởng văn hóa của mọi thành viên Trình

độ nguồn nhân lực cao sẽ tạo ra các sản phẩm có hàm lượng chất xám cao, sản phẩm có hàm lượng kỹ thuật cao sẽ bán được nhiều hơn, với giá cao hơn, lợi nhuận của doanh nghiệp ngày càng tăng, uy tín và danh tiếng của doanh nghiệp ngày càng lớn Nhờ uy tín và danh tiếng đó doanh nghiệp có điều kiện phát triển thị trường, mở rộng qui mô, góp phần làm cho nền kinh tế ngày càng phát triển

Thực tế đã chứng minh có nhiều doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả

đi đến thua lỗ phá sản là do trình độ quản lý yếu kém Như vậy, vai trò của nhà quản trị cấp cao là rất quan trọng đối với doanh nghiệp, nhà quản trị cấp cao phải biết tố chức phối hợp để các bộ phận trong doanh nghiệp hoạt động một cách nhịp nhàng hiệu quả, phải biết biến sức mạnh của cá nhân thành sức mạnh chung của cả tập thể như vậy sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp

Đội ngũ cán bộ quản lý cấp trung gian và đội ngũ nhân viên cũng giữ vai trò rất quan trọng trong doanh nghiệp Trình độ tay nghề của công nhân và tinh thần làm việc của họ ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sản phẩm, tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Khi tay nghề lao động cao cộng thêm ý thức và lòng hăng say nhiệt tình lao động thì việc tăng năng suất lao động là tất yếu Đây là tiền đề để doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh và đứng vững trên thị trường

Kết hợp và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực là yếu tố cần thiết cho mỗi doanh nghiệp tạo điều kiện cho sản xuất, hoạt động của doanh nghiệp nhịp nhàng trôi chảy, nâng cao được khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp

2.1.2.2 Năng lực tài chính của doanh nghiệp

 Nhóm các chỉ số về khả năng thanh khoản

Phân tích khả năng thanh khoản của công ty cho biết năng lực tài chính của trước mắt và sau này của công ty Do vậy, phân tích khả năng thanh khoản của công ty sẽ cho phép các nhà quản lý đánh giá được sức mạnh tài chính hiện tại, tương lai cũng như dự đoán được tiềm lực trong thanh khoản và góp phần đảm bảo an ninh tài chính của công ty Nhóm các chỉ số về khả năng thanh khoản bao gồm các chỉ số sau:

- Hệ số thanh khoản hiện thời = Tổng tài sản lưu động/ Nợ ngắn hạn

- Hệ số thanh khoản nhanh = (Tổng tài sản lưu động - hàng tồn kho)/ Nợ

Trang 17

ngắn hạn

 Nhóm các chỉ số hoạt động

Nó phản ảnh các tài sản trên bảng cân đối kế toán có hợp lí hay không? Nếu công ty đầu tư quá nhiều vốn làm cho lượng vốn dư thừa, gây ảnh hưởng đến giá trị cổ phiếu (giảm), tác động đến các cổ đông Ngược lại nếu công ty đầu quá ít làm lượng vốn không đủ để tiến hành các hoạt động kinh doanh làm cho doanh thu và lợi nhuận giảm ảnh hưởng đến sức cạnh tranh Khi tiến hành phân tích các chỉ số để đưa ra các quyết định đầu tư hợp

lí tránh lãng phí, là điều cần thiết mà mỗi doanh nghiệp khi kinh doanh ở bất cứ lĩnh vực nào đều phải tính đến Bao gồm các chỉ tiêu sau:

- Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán/ Bình quân hàng tồn kho

- Số ngày một vòng quay hàng tồn kho=360/ Số vòng quay hàng tồn kho

- Kì thu tiền bình quân = Các khoản phải thu bình quân/ ( Doanh thu thuần/360)

- Vòng quay tài sản lưu động = Doanh thu thuần/ Giá trị tài sản lưu động bình quân

- Vòng quay tài sản cố định = Doanh thu thuần/ Giá trị tài sản cố định bình quân

- Vòng quay tổng tài sản = Doanh thu thuần/ Giá trị tổng tài sản bình quân

- Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu ( ROS) = Lợi nhuận sau thuế/ Doanh thu thuần

- Tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) = Lợi nhuận sau thuế/ Tổng tài sản bình quân

- Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ ( ROE) = Lợi nhuận sau thuế/ Vốn chủ sở hữu bình quân

Trang 18

2.1.2.3 Cơ sở vật chất kỹ thuật

Cơ sở vật chất kỹ thuật cũng là một trong những yếu tố rất cơ bản góp phần tạo nên năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp Nó là nhân tổ vật chất quan trọng bậc nhất thể hiện năng lực cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp

và tác động trực tiếp đến chất lượng sản phẩm Ngoài ra, công nghệ sản xuất, máy móc thiết bị cũng ảnh hưởng tới giá thành và giá bán sản phẩm Một doanh nghiệp có trang thiết bị máy móc hiện đại thì sản phẩm của họ nhất định

có chất lượng cao Ngược lại, không một doanh nghiệp nào có khả năng cạnh tranh cao khi mà trong tay họ là cả hệ thống máy móc củ kỹ với công nghệ sản xuất lạc hậu

2.1.2.4 Năng lực cạnh tranh sản phẩm

Muốn nói tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp không thể không bàn tới năng lực cạnh tranh của sản phẩm do doanh nghiệp đó tạo ra Vì một doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh thì một trong những yếu tố quan trọng là các sản phẩm do doanh nghiệp đó tạo ra phải có năng lực cạnh tranh

Năng lực cạnh tranh của sản phẩm là khả năng sản phẩm đó bán được nhiều và nhanh chóng khi trên thị trường có nhiều người cùng bán loại sản phẩm đó Năng lực cạnh tranh của sản phẩm chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như: chất lượng sản phẩm, giá cả sản phẩm, thời gian cung cấp, dịch vụ đi kèm, điều kiện mua bán, uy tín và danh tiếng của doanh nghiệp, nhưng trong các yếu tố trên thì chất lượng và giá cả của sản phẩm là hai yếu tố quan trọng nhất

 Chất lượng sản phẩm

Nội dung của chất lượng sản phâm hữu hình biếu hiện ở hai mặt là trình độ kỹ thuật của sản phẩm và mặt kinh tế Trình độ kỹ thuật của sản phẩm thể hiện qua các chỉ tiêu an toàn, vệ sinh, thấm mỹ, công dụng Mặt kinh tế thể hiện ở chi phí sản xuất, chi phí đảm bảo chất lượng, chi phí sử dụng và chi phí môi trường Chất lượng sản phẩm tốt là yếu tố quan trọng nhất để nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm Đồng thời, chất lượng cao tuổi thọ mới đảm bảo, người tiêu dùng sẽ tin tưởng vào sản phẩm khi sử dụng nó, nhờ đó sản phẩm sẽ được tiêu thụ nhiều, doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ lớn, doanh nghiệp có khả năng mở rộng qui mô và nâng cao uy tín của mình, cũng nhờ đó mà doanh nghiệp mở rộng thị trường nội địa và xuất khẩu các sản phẩm của mình sang các thị trường khác

 Về giá cả

Trang 19

Giá cả là yếu tố quan trọng thứ hai cuả năng lực cạnh tranh sản phẩm sau yếu tố chất lượng Ngày nay khoa học kỹ thuật phát triển với trình độ cao, chất lượng sản phẩm của các công ty gần như tương đối giống nhau thì giá cả

là yếu tố trở nên hấp dẫn Chất lượng tốt kèm theo giá rẻ đó là một lợi thế

cạnh tranh lớn cho doanh nghiệ

 Tính đa dạng và khác biệt cửa sản phẩm

Đa dạng hoá sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp giảm bớt rủi ro, san xẻ rủi ro vào các mặt hàng khác nhau, lợi nhuận của mặt hàng này có thế bù đắp cho mặt hàng khác Đồng thời, đa dạng hoá sản phâm nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu của các khách hàng khác nhau Bởi vì nhu cầu của khách hàng rất đa dạng, phong phú theo các lứa tuổi nghề nghiệp, giới tính khác nhau do vậy các sản phẩm của doanh nghiệp cũng phải tương ứng với các nhu cầu đó

Sự khác biệt về sản phẩm là một công cụ để cạnh tranh hữu hiệu Nếu doanh nghiệp có các sản phẩm ưu thế so với các sản phẩm cùng loại thì khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là rất cao, doanh nghiệp có ít đối thủ cạnh tranh

2.1.2.5 Hệ thống kênh phân phối

Phân phối sản phấm hợp lý là một trong những công cụ cạnh tranh đắc lực bởi nó hạn chế được tình trạng ứ đọng hàng hoá hoặc thiếu hàng Để hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp được diễn ra thông suốt, thường xuyên và đầy đủ doanh nghiệp cần phải lựa chọn các kênh phân phối nghiên cứu các đặc trưng của thị trường, của khách hàng Từ đó có các chính sách phân phối sản phẩm hợp lý, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu của khách hàng Chính sách phân phối sản phẩm hợp lý sẽ tăng nhanh vòng quay của vốn, thúc đẩy tiêu thụ, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp

2.1.2.6 Hoạt động Marketing

Để nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp thì chính sách Maketing đóng một vai trò rất quan trọng bởi khi bắt đầu thực hiện hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp cần phải nghiên cứu thị trường, tìm hiểu nhu cầu khách hàng đang có xu hướng tiêu dùng những sản phẩm gì?, thu thập thông tin thông qua sự phân tích và đánh giá doanh nghiệp sẽ đi đến quyết định sản xuất – kinh doanh những gì? Kinh doanh những gì mà khách hàng cần, khách hàng có nhu cầu, trong khi thực hiện hoạt động kinh doanh thì doanh nghiệp thường sử dụng các chính sách xúc tiến bán hàng thông qua các hình thức quảng cáo, truyền bá sản phẩm đến người tiêu dùng Kết thúc quá trình bán

Trang 20

hàng, để tạo được uy tín hơn nữa đối với khách hàng, doanh nghiệp cần thực hiện các hoạt động dịch vụ trước khi bán, trong khi bán và sau khi bán

Như vậy, chính sách Maketing đã xuyên suốt vào quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nó vừa có tác dụng chính và vừa có tác dụng phụ để hỗ trợ các chính sách khác Do vậy chính sách Maketing không thể

thiếu được trong bất cứ hoạt động của doanh nghiệp

2.1.2.7 Giá trị vô hình của doanh nghiệp

Giá trị vô hình là tiêu chí mang tính tổng hợp, giá trị này có được là

do quá trình phấn đấu bền bỉ theo định hướng và chiến lược phát triến đúng đắn, hợp đạo, hợp lí của doanh nghiệp, được xã hội và cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước biết đến

Giá trị vô hình của doanh nghiệp gồm hai bộ phận, Thứ nhất là uy tín, danh tiếng của doanh nghiệp, được phản ánh chủ yếu ở văn hóa doanh nghiệp, bao gồm trang phục, văn hóa ứng xử, hoàn thành nghĩa vụ đối với nhà nước, hoạt động từ thiện, kinh doanh minh bạch, Thứ hai là giá trị tài sản của nhãn hiệu Những nhãn hiệu lâu đời, có uy tín cao thì giá trị càng cao Muốn có được giá trị thương hiệu doanh nghiệp phải thường xuyên chăm lo chất lượng, thường xuyên đổi mới, tạo sự khác biệt về chất lượng và phong cách cung cấp sản phẩm

2.1.3 Những yếu tố ảnh hưởng hay tác động đến năng lực canh tranh của doanh nghiệp

2.1.3.1 Sự tác động từ các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp

 Môi trường vĩ mô

Một doanh nghiệp luôn luôn lúc nào cũng chịu sự ảnh hưởng hay tác động từ môi trường bên ngoài dù ít hay nhiều Sự tác động đó có thể là cơ hội hoặc thách thức mà doanh nghiệp cân nhắc để đưa ra quyết định hợp lý nhất

để cạnh tranh Những yếu tố tác động đó là: môi trường vĩ mô như: yếu tố về kinh tế, sự biến động môi trường ngành, chính sách định hướng phát triển ngành xây dựng và vật liệu xây dựng của chí phủ nói chung và TP Cần Thơ nói riêng

 Môi trường vi mô

Về môi trường vi mô thì theo Micheal E.Porter gồm có 5 áp lực cạnh tranh như: nguy cơ gia nhập ngành của đối thủ cạnh tranh tiềm năng, sức mạnh đàm phán của nhà cung cấp, sức mạnh đàm phán của người mua, đe dọa

Trang 21

của sản phẩm thay thế và cường độ canh tranh của những doanh nghiệp hiện hữu trong ngành

Hình 1.1: Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của theo Micheal E.Porter

2.1.4 Ý nghĩa của việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Nâng cao năng lực cạnh tranh có ý nghĩa rất quan trọng đối với doanh nghiệp, nó giúp cho doanh nghiệp:

- Tồn tại và đứng vững trên thị trường: cạnh tranh sẽ tạo ra môi trường kinh doanh và những điều kiện thuận lợi để đáp ứng nhu cầu khách hàng, làm cho khách hàng tin rằng sản phẩm của doanh nghiệp mình là tốt nhất, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng nhất Doanh nghiệp nào có sức cạnh tranh tốt, đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng thì doanh nghiệp đó mới có khả năng tồn tại trong nền kinh tế thị trương hiện nay

- Doanh nghiệp cần phải cạnh tranh để phát triển: ngày nay trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là một điều kiện và là một yếu tố kích thích kinh doanh Quy luật cạnh tranh là động lực thúc đẩy phát triển sản xuất, sản xuất hàng hóa ngày càng phát triển, hàng hóa sản xuất ra nhiều, số lượng người cung ứng ngày càng đông thì cạnh tranh ngày càng khốc liệt, kết quả của cạnh tranh là loại bỏ những công ty làm ăn kém hiệu quả, năng suất chất lượng thấp và ngược lại nó thúc đẩy những công ty làm ăn tốt, năng suất chất lượng cao Do vậy muốn tồn tại và phát triển doanh nghiệp cần

Trang 22

phải cạnh tranh, tìm cách phù hợp để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách hàng Các doanh nghiệp phải tìm mọi biện pháp để đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng, như tạo ra nhiều loại hàng hóa, dịch vụ có chất lượng cao, giá cả phù hợp với chất lượng sản phẩm, phù hợp với mức thu nhập của từng đối tượng khách hàng Có như vậy hàng hóa của doanh nghiệp bán ra mới ngày càng nhiều, tạo được lòng tin đối với khách hàng Muốn tồn tại và phát triển được thì doanh nghiệp cần phải phát huy hết những ưu thế của mình nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo ra những điểm khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh từ đó doanh nghiệp mới có khả năng tồn tại, phát triển và thu được lợi nhuận cao

2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu

Các số liệu phân tích trong đề tài chủ yếu thu thập trực tiếp từ những

số liệu thực tế của công ty trong thời gian qua Các báo cáo, tài liệu của công

ty từ các phòng ban: hành chánh tổ chức, tài chính - kế toán, phòng nhân sự, các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong giai đoạn 2010-2012 Và lấy

số liệu thứ cấp thông qua phỏng vấn chuyên gia để phục vụ cho việc phân tích các ma trận (IFE,EFE, ma trận hinh ảnh cạnh tranh)

Ngoài ra, đề tài còn tham khảo một số tài liệu, giáo trình và Internet

nhằm giúp ích trong quá trình phân tích

2.3.2 Phương pháp phân tích số liệu

Đề tài sử dụng số liệu thứ cấp và sơ cấp để phân tích vì thế cần có phương pháp thích hợp và cụ thể như sau:

 Về số liệu thứ cấp thì đề tài sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích, mô tả và so sánh trên cơ sở định lượng, định tính để đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty HAMACO

 Về số liệu sơ cấp thì đề tài sử dụng phương pháp phỏng vấn chuyên gia qua bảng câu hỏi, từ đó xử lý số liệu và đưa dữ liệu vào từng ma trận với từng bảng câu hỏi thích hợp Ma trận được sử dụng và từng bước thực hiên như sau:

- Ma trận EFE: Ma trận EFE đánh giá các yếu tố bên ngoài, tổng hợp và

tóm tắt những cơ hội và nguy cơ chủ yếu của môi trường bên ngoài ảnh hưởng tới quá trình hoạt động của doanh nghiệp Qua đó giúp nhà quản trị doanh nghiệp đánh giá được mức độ phản ứng của doanh nghiệp với những cơ hội, nguy cơ và đưa ra những nhận định về các yếu tố tác động bên ngoài là thuận

Trang 23

lợi hay khó khăn cho công ty Để xây dựng được ma trận này bạn cần thực hiện 05 bước sau:

 Bước 1: Lập một danh mục từ 10- 20 yếu tố cơ hội và nguy cơ chủ yếu mà bạn cho là có thể ảnh hưởng chủ yếu đến sự thành công của doanh nghiệp trong ngành/ lĩnh vực kinh doanh

 Bước 2: Phân loại tầm quan trọng theo thang điểm từ 0,0 (Không quan trọng) đến 1.0 (Rất quan trọng) cho từng yếu tố Tầm quan trọng của mỗi yếu tố tùy thuộc vào mức độ ảnh hưởng của yếu tố đó tới lĩnh vực/ ngành nghề mà doanh nghiệp bạn đang sản xuất/ kinh doanh Tổng điểm số tầm quan trọng của tất các các yếu tố phải bằng 1,0

 Bước 3: Xác định trọng số từ 1 đến 4 cho từng yếu tố, trọng số của mỗi yếu tố tùy thuộc vào mức độ phản ứng của mỗi công ty với yếu

tố, trong đó 4 là phản ứng tốt nhất, 3 là phản ứng trên trung bình, 2 là phản ứng trung bình, 1 là phản ứng yếu

 Bước 4:Nhân tầm quan trọng của từng yếu tố với trọng số của nó để xác định điểm số của các yếu tố

 Bước 5: Cộng số điểm của tất cả các yếu tố để xác định tổng số điểm của ma trận

Đánh giá: Tổng số điểm của ma trận không phụ thuộc vào số lượng các yếu tố có trong ma trận, cao nhất là điểm 4 và thấp nhất là điểm 1 Nếu tổng số điểm là 4 thì công ty đang phản ứng tốt với những cơ hội và nguy cơ Nếu tổng số điểm là 2,5 công ty đang phản ứng trung bình với những cơ hội

và nguy cơ Nếu tổng số điểm là 1, công ty đang phản ứng yếu kém với những

cơ hội và nguy cơ

- Ma trận IFE: Yếu tố nội bộ được xem là rất quan trọng trong mỗi

chiến lược kinh doanh và các mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra, sau khi xem xét tới các yếu tố nội bộ , nhà quản trị chiến lược cần lập ma trận các yếu tố này nhằm xem xét khả năng năng phản ứng và nhìn nhận những điểm mạnh, yếu Từ đó giúp doanh nghiệp tận dụng tối đã điểm mạnh để khai thác và chuẩn bị nội lực đối đầu với những điểm yếu và tìm ra những phương thức cải tiến điểm yếu này Để hình thành một ma trận IEF câng thực hiện qua 5 bước như sau:

 Bước 1: Lập danh mục từ 10 – 20 yếu tố , bao gồm những diểm mạnh, yếu cơ bản có ảnh hưởng tới doanh nghiệp, tới những những mục tiêu mà doanh nghiệp dã đề ra

Trang 24

 Bước 2: Phân loại tầm quan trọng từ 0,0 (không quan trọng) đến 1,0 (rất quan trọng) cho từng yếu tố Tầm quan trọng của những yếu tố này phụ thuộc vào mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tới sự thành công của doanh nghiệp trong ngành Tổng số tầm quan trọng của tất

cả các yếu tố phải bằng 1,0

 Bước 3: Xác định trọng số cho từng yếu tố theo thành điểm từ 1 tới 4 , trong đó 4 là rất mạnh, 3 điểm là khá mạnh, 2 điểm là khá yếu, 1 điểm là rất yếu

 Bước 4: Nhân tầm quan trọng của từng yếu tố với trọng số của nó để xác định số điểm của các yếu tố

 Bước 5: Cồng số điểm của tất cả các yếu tố, để xác định tổng số điểm

ma trận

Đánh giá: Tổng số điểm của ma trạn nằm trong khoảng từ diểm 1 đến điểm 4, sẽ không phụ thuộc vào số lượng các yếu tố quan trọng trong ma trận Nếu tổng số điểm dưới 2,5 điểm , công ty yếu về những yếu tố nội bộ Nếu tổng số diểm trên 2,5 điểm công ty mạnh về các yếu tố nội bộ

- Ma trận hình ảnh cạnh tranh: Thiết lập ma trận này nhằm đưa ra

những đánh giá so sánh công ty với các đối thủ cạnh tranh chủ yếu trong cùng ngành, sự so sánh dựa trên các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của công ty trong ngành Qua đó nó cho nhà Quản trị nhìn nhận được những điểm mạnh và điểm yếu của công ty với đối thủ cạnh tranh, xác định lợi thế cạnh tranh cho công ty và những điểm yếu cần được khắc phục Để xây dựng một

ma trận hình ảnh cạnh tranh cần thực hiện qua 05 bước:

 Bước 1: Lập một danh sách khoảng 10 - 20 yếu tố chính có ảnh

hưởng quan trọng đến khả năng cạnh tranh của công ty trong ngành

 Bước 2: Phân loại tầm quan trọng từ 0,0 (Không quan trọng) đến 1,0 (Rất quan trọng) cho từng yếu tố Tâm quan trọng của mỗi yếu tố tùy thuộc vào mức độ ảnh hưởng của yếu tố đến khả năng cạnh tranh của công ty trong ngành Tổng điểm số tầm quan trọng của tất cả các yếu

tố phải bằng 1,0

 Bước 3: Xác định trọng số từ 1 đến 4 cho từng yếu tố, trọng số của mỗi yếu tố tùy thuộc vào khả năng của công ty với yếu tố, trong đó 4

là tốt, 3 là trên trung bình, 2 là trung bình, 1 là yếu

 Bước 4: Nhân tầm quan trọng của từng yếu tố với trọng số của nó để

xác định điểm số của các yếu tố

Trang 25

 Bước 5: Cộng số điểm của tất cả các yếu tố để xác định tổng số điểm

của ma trận

Đánh giá : So sánh tổng số điểm của công ty với các đối thủ cạnh tranh chủ yếu trong ngành để đánh giá khả năng cạnh tranh của công ty

Trang 26

CHƯƠNG 3 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ HẬU GIANG TRONG GIAI ĐOẠN 2010-2012 VÀ

ĐỐI THỦ CẠNH TRANH TRỰC TIẾP 3.1 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ HẬU GIANG

3.1.1 Giới thiệu sơ lược về Công ty

- Tên Công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ HẬU GIANG

- Địa chỉ: 184 Trần Hưng Đạo, phường An Nghiệp, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ

- Điện thoại: 0710 3735345

- Fax: 1710 3734426

- Email: hamaco@hamaco.vn

- Website: http://www.hamaco.vn

- Tên giao dịch: Haugiang Materials Joint-stock Company

- Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh: số 5703000042 ngày

12/05/2003 của Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Cần Thơ cấp

- Tên gọi tắt: HAMACO

3.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty

Năm 1976: Công ty Cổ phần Vật tư Hậu Giang được thành lập có tên là

Công ty Vật tư tỉnh Hậu Giang Công ty được thành lập trên cơ sở

Trang 27

sáp nhập 5 đơn vị: Ty Vật tư Kỹ thuật TP Cần Thơ, Công ty Xăng dầu TP Cần Thơ, Ty Vật tư tỉnh Cần Thơ, Công ty Xăng dầu tỉnh Cần Thơ, Công ty Xăng dầu Sóc Trăng Công ty có nhiệm vụ tiếp nhận và cung ứng vật tư hàng hóa trên địa bàn TP Cần Thơ và 14 huyện thị trong tỉnh Hậu Giang

Năm 1976: Công ty được Bác Tôn trao tặng lẵng hoa

Năm 1984: Công ty được Nhà nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng

ba

Năm 1990: Công ty được Nhà nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng

nhì

Năm 1991: Khi tách tỉnh Hậu Giang thành tỉnh Sóc Trăng và tỉnh Cần Thơ,

công ty đổi tên thành công ty Vật tư tỉnh Cần Thơ

Năm 1993: Tiếp tục đổi tên thành công ty Vật tư Tổng hợp Hậu Giang Đây

là thời điểm công ty phát triển thêm mặt hàng gas đốt, bếp gas, phụ kiện ngành gas

Năm 2000: Để đáp ứng nhu cầu vật liệu xây dựng tại thị trường TP.Cần Thơ,

công ty thành lập thêm trung tâm KD VLXD 26B, nay là cửa hàng Vật tư Trà Nóc

Năm 2001: Công ty tiếp tục thành lập chi nhánh TP.HCM để mở rộng mạng

lưới kinh doanh tại thành phố Hồ Chí Minh

Năm 2002: Nhằm phát triển thị trường Bạc Liêu, Sóc Trăng, công ty thành

lập chi nhánh Bạc Liêu

Năm 2003: Công ty được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao Động

Hạng Nhất Đồng thời, công ty bắt đầu phát triển thêm mặt hàng dầu nhờn

Tháng 4 năm 2003, công ty chuyển đổi thành công ty cổ phần Vật

tư Hậu Giang (HAMACO)

Năm 2004: Khi tỉnh Cần Thơ được tách thành TP Cần Thơ và tỉnh Hậu

Giang, HAMACO thành lập chi nhánh Vị Thanh để đẩy mạnh kinh doanh tại tỉnh Hậu Giang

Năm 2007: HAMACO thành lập chi nhánh Sóc Trăng tại thị xã Sóc Trăng,

tỉnh Sóc Trăng nhằm đẩy mạnh khai thác thị trường Sóc Trăng Công ty đã được cấp chứng nhận “Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2000” Điều này khẳng định

Trang 28

rằng HAMACO luôn đề cao chất lượng trong quản lý nhằm đảm bảo cung cấp sản phẩm hàng hóa và dịch vụ đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng

HAMACO nằm trong bảng xếp hạng “500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2007” do Vietnamnet tổ chức bình chọn

Năm 2008: HAMACO khai trương Tổng kho Trà Nóc với diện tích 10.000

m2 sử dụng hệ thống cần trục nhập xuất hàng đồng thời, nhằm đảm bảo xuất hàng nhanh chóng cho khách hàng

HAMACO mua quyền sử dụng đất và đầu tư Kho C22 Lê Hồng Phong với diện tích gần 10.000m2 để phát triển mặt hàng cát, đá

và kinh doanh thêm mặt hàng xăng dầu

HAMACO được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập Hạng ba

HAMACO nằm trong bảng xếp hạng “500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2008” do Vietnamnet tổ chức bình chọn

Năm 2009: HAMACO tiếp tục mua quyền sử dụng đất tại 184 Trần Hưng

Đạo với diện tích 1.000 m2

Thành lập công ty cổ phần Bê tông HAMACO với công suất 90m3/giờ để đáp ứng nhu cầu sử dụng bê tông tươi cho các công trình tại TP.Cần Thơ

HAMACO nằm trong bảng xếp hạng “500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2009” do Vietnamnet tổ chức bình chọn

Năm 2010: HAMACO đầu tư mua quyền sử dụng đất làm kho dự trữ hàng

hóa tại Quốc lộ 91B (TP.Cần Thơ) với diện tích 10.000 m2 Công ty đã chuyển đổi “Hệ thống quản lý chất lượng tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2000 sang tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2001 Điều này khẳng định rằng HAMACO luôn chú trọng đến chất lượng trong quản lý nhằm đảm bảo cung cấp sản phẩm, hàng hóa

và dịch vụ đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng HAMACO nằm trong bảng xếp hạng “500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2010” do Vietnamnet tổ chức bình chọn

HAMACO được xếp hạng nằm trong 1.000 doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam 2010

HAMACO đạt top 500 Thương hiệu Việt năm 2010

Trang 29

HAMACO mua quyền sử dụng đất đầu tư xây dựng kho 91B tại TP.Cần Thơ làm kho chứa vật liệu xây dựng, gas với diện tích 10.000 m2

Năm 2011: HAMACO thành lập chi nhánh Phú Quốc với tổng diện tích ban

đầu 2.500 m2 và chính thức đi vào hoạt động vào đầu tháng 6 năm 2011

Năm 2012: HAMACO xây dựng Tổng Kho LPG với diện tích 2.000 m2 tại

Khu Công nghiệp Trà nóc II, TP Cần Thơ

HAMACO nằm trong Top 1.000 doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2012

HAMACO nằm trong bảng xếp hạng “500 doanh nghiệp lớn nhất

Việt Nam năm 2012” do Vietnamnet tổ chức bình chọn

3.1.3 Lĩnh vực kinh doanh

 Kinh doanh vật liệu xây dựng: Thép xây dựng, thép công nghiệp (thép tấm, lá, vuông, ống, U, I, V,C…); Xi măng; Cát; Đá; Gạch tuyne; sơn…

 Sản phẩm gia công: Thép đầu cọc, thép mặt bít, cắt, dập, hàn theo yêu cầu

 Sản xuất và kinh doanh bê tông trộn sẵn HAMACO

 Kinh doanh Gas, bếp gas, phụ kiện ngành gas, lắp đặt hệ thống gas công nghiệp

 Kinh doanh dầu nhờn Total, xăng, dầu

 Dịch vụ vận tải hàng hóa thủy - bộ

 Dịch vụ san lấp mặt bằng

 Dịch vụ cho thuê văn phòng - kho - bãi

 Các đơn vị trực thuộc

1 Chi nhánh Thành Phố Hồ Chí Minh

Địa chỉ: Số 166 Bình Lợi, phường 13, quận Bình Thạnh, TP HCM

Điện thoại: (08) 35532169 - Fax (08) 35532149

Chuyên kinh doanh: Vật liệu xây dựng

2 Chi nhánh Bạc Liêu

Địa chỉ: Số 107 QL 1A, ấp Phước Thạnh, xã Long Thạnh, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu

Trang 30

Điện thoại: (0781) 3891873 - Fax: (0781) 3891874

Chuyên kinh doanh: Vật liệu xây dựng

Địa chỉ: Số 339 đường Bạch Đằng, phường 9, TP Sóc Trăng

Điện thoại: (079) 3623972 - Fax (079) 3624972

Chuyên kinh doanh: Vật liệu xây dựng

5 Chi nhánh Phú Quốc

Địa chỉ: Số 51 Nguyễn Huệ, TT.Dương Đông, Phú Quốc, Kiên Giang

Điện thoại: (077) 3991888 - Fax (077) 3993377

Chuyên kinh doanh: Thép, xi măng, cát, đá, gạch, Gas, Dầu nhờn

6 Phòng Kinh doanh Vật liệu Xây dựng

Địa chỉ: Số 184 Trần Hưng Đạo, phường An Nghiệp, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ

Điện thoại: (0710) 3831486 - Fax (0710) 3730982

Chuyên kinh doanh: Vật liệu xây dựng

7 Phòng Kinh doanh Gas

Địa chỉ: Số 8A Cách Mạng Tháng 8, phường An Thới, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ

Điện thoại: (0710) 3831630 - Fax (0710) 3732505

Chuyên kinh doanh: Khí hóa lỏng, bếp gas, các phụ kiện bếp gas, lắp đặt hệ thống khí hóa lỏng

8 Phòng Kinh doanh Xăng dầu - Dầu nhờn

Địa chỉ: Số 8A Cách Mạng Tháng 8, phường An Thới, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ

Điện thoại: (0710) 3883928 - Fax (0710) 3883928 Chuyên kinh doanh: xăng, dầu, nhớt

Trang 31

Địa chỉ: Lô 11/18A Khu Công nghiệp Trà Nóc, TP Cần Thơ

Điện thoại: (0710) 3884576 - Fax (0710) 3884744

Chuyên kinh doanh: Vật liệu xây dựng

13 Cửa hàng Cát đá

Địa chỉ: Số C22 Lê Hồng Phong, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ

Điện thoại: (0710) 3880744 - Fax (0710) 3880745

Chuyên kinh doanh: Cát, đá

14 Cửa hàng Xăng dầu HAMACO

Địa chỉ: Số C22 Lê Hồng Phong, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ

Điện thoại: (0710) 3880877 - Fax (0710) 3880745

Chuyên kinh doanh: Xăng, dầu, dầu nhờn Total

15 Công ty CP Bê Tông HAMACO

Địa chỉ: Số C22 Lê Hồng Phong, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ

Điện thoại: (0710) 3880833 - Fax (0710) 3880833

Chuyên sản xuất: bê tông tươi

Trang 32

Chi nhánh Phú Quốc

Phòng

Kế toán PHÓ TỔNG GIÁM DỐC

Chi nhánh Bạc Liêu

Chi nhánh Vị Thanh

Phòng Công nghệ Thông tin

3.1.4 Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của các phòng ban

3.1.4.1 Cơ cấu tổ chức và quản lý của công ty

Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Công ty Hamaco

Ban lãnh đạo - điều hành

- Hội đồng quản trị:

+ Ông Lâm Anh Truyền: Chủ tịch Hội đồng Quản trị

Điện thoại: 0710.3832161 - DĐ: 0913 806 065

Trang 33

Điện thoại cơ quan: 0710.3730058 - DĐ: 0903 756 060

+ Ông Nguyễn Minh Thiện : Phó Tổng Giám đốc (phụ trách tài chính) Điện thoại: 0710.3832175 - DĐ: 0918 035 611

3.1.4.2 Nhiệm vụ của các phòng ban

- Phòng kinh doanh: gồm phòng kinh doanh Xăng dầu - Dầu nhờn, phòng kinh doanh Gas, phòng kinh doanh Vật liệu xây dựng, dưới sự điều hành phó tổng giám đốc kinh doanh trong việc thúc đẩy quá trình tiêu thụ hàng hóa, các phòng kinh doanh còn trực tiếp giao dịch và ký kết những hợp đồng giữa các đại lý trong khu vực và các công trình Phòng kinh doanh còn có nhiệm vụ tiếp cận thị trường để làm cơ sở cho việc tổ chức, cung ứng, khai thác nguồn hàng

- Phòng kế toán: thực hiện các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong hoạt động kinh doanh, lập quyết toán hàng quý, năm theo đúng quy định về chế độ

kế toán tài chính do nhà nước quy định Giúp cho doanh nghiệp quản lý được những nghiệp vụ về tài chính kế toán như là hoạch định chi phí (thu, chi, lãi lỗ ), nhận biết được tình hình về tài sản, nguồn vốn, sử dụng vật tư thiết bị của tất cả các bộ phận trong Công ty về khả năng kinh doanh có hiệu quả kinh tế hay không đồng thời ban lãnh đạo Công ty sẽ có những kế hoạch kinh doanh có hiệu quả hơn

- Phòng kế hoạch Marketing: xây dựng kế hoạch, chiến lược kinh doanh hằng năm, xây dựng các phương án kinh doanh và các phương án đầu tư phát triển của công ty , thực hiện những nghiên cứu, tiếp cận thị trường để tạo lập khả năng xúc tiến việc tiêu thụ được sản phẩm, mở rộng thị trường

- Phòng tổ chức - hành chính: quản lý toàn bộ công nhân lao động trong Công ty và có thể tuyển dụng nhân viên và đào tạo nguồn nhân lực đó theo từng giai đoạn phát triển cho Công ty Bộ phận này sẽ thực hiện chính sách, chế độ đối với người lao động theo quy định của Bộ luật Lao động Theo dõi, giải quyết các chế độ, chính sách về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, tai nạn lao động, hưu trí, chế độ nghỉ việc do suy giảm khả năng lao động, các chế độ chính sách khác có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ cho cán bộ, công nhân

Trang 34

TRƯỞNG PHÒNG

Cửa hàng Cát, Đá

PHÓ PHÒNG

Cửa hàng bán Thép Công Nghiệp (CH Số 1)

Bộ phận cung ứng

và Thống kê

PHÓ PHÒNG

Cửa hàng bán

lẻ dân dụng (CH Số 2,55TV)

- Phòng xây dựng cơ bản: tham mưu cho Tổng giám đốc về đầu tư xây dựng cơ bản, vận chuyển, lưu trữ và quan lý hàng hóa, kho bãi, vận chuyển hàng hóa cho Công ty và cho thuê

- Phòng công nghệ thông tin: nhiệm vụ đảm bảo hệ thống mạng máy tính của Công ty luôn ở tình trạng bảo mật, ổn định, sử dụng các phần mềm và phần cứng của máy tính, thiết kế các phần mềm hổ trợ cho các đơn vị chức năng

3.1.4.3 Sơ đồ tổ chức phòng Kế hoạch - Vật liệu xây dựng của Công ty Hamaco

Nguồn: Phòng kế toán công ty Hamaco, 2012

Hình 3.2: Cơ cấu tổ chức phòng Kế hoạch - Vật liệu xây dựng của

công ty Hamaco

 Chức năng

- Tham mưu cho Ban Tổng Giám đốc trong lĩnh vực kinh doanh Vật liệu xây dựng (VLXD), phát triển thị trường, tiêu thụ hàng hóa, quản

lý các Cửa hàng tại Cần Thơ:

Tạo nguồn hàng đáp ứng yêu cầu kinh doanh của công ty

Xây dựng kế hoạch, tổ chức kinh doanh VLXD tại thị trường Cần Thơ và các công trình ở khác khu vực lân cận

Phát triển thị trường

- Tổ chức thực hiện công tác quản lý kho

Trang 35

- Thực hiện công tác kiểm soát các thiết bị đo lường

- Tổ chức, quản lý và điều động các phương tiện thủy, bộ vận chuyển hàng hóa ngành vật liệu xây dựng cho các đơn vị trong công ty: Quản lý và điều động các phương tiện vận chuyển của công ty giao Kết hợp thuê ngoài đảm bảo đáp ứng cho nhu cầu vận chuyển nội bộ

- Tổ chức sửa chữa các phương tiện vận chuyển trong công ty

 Nhiệm vụ

Thực hiện chiến lược kinh doanh, giữ vững và phát triển thị phần, mở rộng địa bàn và phát triển mạng lưới khách hàng mới, tăng cường khả năng cạnh tranh, tăng doanh thu, nâng cao lợi nhuận, và quảng bá thương hiệu công ty

Quản lý, kiểm tra, giám sát và hỗ trợ các đơn vị trực thuộc

 Bộ phận cung ứng, thống kế:

- Phân tích, đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp VLXD

- Quản lý, cân đối nguồn hàng VLXD tại các kho Công ty (Tất cả các kho tại Cần Thơ) nhập hàng hóa, điều phối hàng hóa kịp thời, chính xác và thuận lợi, nhằm đáp ứng yêu cầu kinh doanh của các đơn vị và chiến lược dự trữ hàng

- Tổ chức tiếp nhận, truyền đạt thông tin, các chính sách của các nhà cung cấp đầy đủ và kịp thời cho các đơn vị

- Nắm bắt thật chặt chẽ tình hình kho hàng, điều kiện giao nhận của các nhà cung cấp

- Quản lý, báo cáo hàng tồn kho chặt chẻ, chính xác kịp thời theo yêu cầu

- Quản lý, giám sát hoạt động phương tiện vận chuyển nhằm giảm tối

đa chi phí, theo dõi thời hạn bảo hiểm xe và giấy chứng nhận lưu hành

- Quản lý công tác Thu - Chi của tổ vận tải công ty

- Kết hợp phòng tổ chức hành chánh xây dựng tiền lương cho lái xe/ tài công hoặc giao khoán trên từng phương tiện nhằm mang tính minh bạch rõ ràng

Trang 36

- Lập kế hoạch bảo dưỡng và tổ chức sửa chữa các phương tiện vận chuyển theo định kỳ/ đột xuất bảo đảm cho công tác vận chuyển hàng hoá đáp ứng theo yêu cầu các đơn vị kinh doanh

- Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch nhập xuất hàng hoá

- Tổ chức bộ phận nghiệp vụ để thực hiện các công tác tiếp nhận, quản

lý Nhập - Xuất kho hàng hoá theo yêu cầu

- Lưu trữ và bảo quản tốt chất lượng hàng hóa trong kho, sắp xếp hàng hoá trong kho phải theo đúng quy định về quy cách, chủng loại và quy trình kỹ thuật để tiện lợi cho việc nhập xuất hàng được chính xác

và kịp thời

- Thực hiện việc báo cáo tình hình hoạt động Nhập – Xuất – Tồn theo qui định

- Quản lý các phương tiện xếp dỡ phục vụ việc Nhập- Xuất hàng hoá

- Lập kế hoạch và thực hiện công tác kiểm định, bảo trì, bảo dưỡng và sửa chữa định kỳ các phương tiện xếp dỡ phục vụ công tác kinh doanh

- Lập kế hoạch và tiến hành kiểm định thiết bị đo theo định kỳ bảo đảm cho công tác nhập xuất hàng hoá chính xác nhằm đáp ứng theo yêu cầu các đơn vị kinh doanh

- Theo dõi và giải quyết kịp thời các khiếu nại của khách

- Xây dựng và thực hiện chính sách bán hàng, chăm sóc khách hàng cuả đơn vị

3.1.4.3 Sứ mạng và mục tiêu của Công ty

Sứ mệnh

- HAMACO quyết tâm là đơn vị đứng đầu khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long trong lĩnh vực kinh doanh các mặt hàng: Vật liệu xây dựng, Gas đốt (công nghiệp và dân dụng), bếp gas và phụ kiện ngành

Trang 37

gas ; Đại lý xăng, dầu, dầu nhờn, trên cơ sở phát triển bền vững về mọi mặt

- Không ngừng thỏa mãn nhu cầu về hàng hóa, dịch vụ ngày càng cao của khách hàng

- Đào tạo đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên nghiệp, được làm việc trong môi trường thuận lợi, có cơ hội thăng tiến và cùng sở hữu doanh nghiệp

- Bảo toàn và phát triển vốn, đem lại lợi nhuận và cổ tức ngày càng cao cho các cổ đông

- Xây dựng thương hiệu HAMACO ngày càng lớn mạnh góp phần vào

sự phát triển chung của toàn xã hội

Mục tiêu của Công ty

- Giữ vững và phát triển thị trường các mặt hàng truyền thống của công

ty

- Chú ý phát triển thị trường bán lẻ và thị trường nông thôn

- Đa dạng hoá ngành hàng thuộc các mặt hàng gần gủi với mặt hàng truyền thống

3.2 Đối thủ cạnh tranh chính của công ty Hamaco

3.2.1 Giới thiệu Công ty TNHH Xây dựng – Thương mại – Vận tải Phan Thành

- Loại hình doanh nghiệp: công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn

- Website: www.phanthanh.vn

- Nguồn vốn kinh doanh: 65 tỷ đồng

- Trụ sở chính: Cách Mạng Tháng Tám, Phường Bùi Hữu Nghĩa,

Quận bình Thủy, TP Cần Thơ

Trang 38

- Chi nhánh: Số 71, đường Trần Phú, Quạn Ninh Kiều, TP Cần Thơ;

chi nhánh Hậu Giang: thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang

- Lịch sử hình thành và phát triển: Công ty TNHH Xây dựng – Thương mại – Vận tải Phan Thành, trước là Doanh nghiệp tư nhân Phan Thành được thành lập ngày 07 tháng 12 năm 2001, đến ngày 29 tháng 09 năm 2004 phát triển thành Công ty TNHH Xây dựng – Thương mại – Vận tải Phan Thành theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số:

5705000635 của Sở kế hoạch và Đầu tư Thành Phố Cần Thơ cấp Phan Thành đã và đang có những bước phát triển tốt trong việc tiềm kiếm khách hàng và mở rộng thị trường cũng như khả năng cung cấp hàng hóa và dịch vụ Năm 2008, Phan Thành đầu tư trang thiết bị và cho ra đời hai thiết bị là: Hệ thống sàng rửa và phân loại các sạch tại:

388 Cách Mạng Tháng Tám, phường Bùi Hữu Nghĩa, Quận bình Thủy, TP Cần Thơ, dến năm 2011, Phan Thành tiếp tục đưa vào sử

dụng hai thiết bị này tại quận Ninh Kiều

- Lĩnh vực kinh doanh: kinh doanh vật liệu xây dựng thô như: cát, đá, sắt, thép và trang trí nội thất; đầu tư xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, thủy lợi, cầu đường, cở sở hạ tầng khu dân cư; san lắp

mặt bằng; vận tải hàng hóa đường song và đường bộ

3.2.2 Giới thiệu công ty TNHH Thương mại Quang Giàu

Công ty TNHH Thương mại Quang Giàu được thành lập vào ngày 12/03/1998, với tên gọi ban đầu là Cửa hàng vật liệu xây dựng số 7, trụ sở chính đặt tại số 326, đường Tầm Vu, phường Hưng Lợi, TP Cần Thơ với vốn ban đầu là 1,7 tỷ đồng

Đến năm 2004, Quang Giàu đã đăng ký và trở thành Công ty TNHH Thương mại Quang Giàu, với vốn điều lệ là: 4.706.496.000 đồng

Đến năm 2010, Quang Giàu nâng vốn điều lệ lên 10 tỷ đồng

Lĩnh vực kinh doanh: kinh doanh vạt liệu xay dựng: xi măng, cát, đá, thép Đầu tư công trình, cầu đường…

Trang 39

3.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty Hamaco

Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Hamaco từ 2010 – 2012

ĐVT: Triệu đồng

2011/2010 2012/2011

Giá trị % Giá trị % Doanh thu thuần

doanh nghiệp 18.255 11.380 7.434 -6.875 -37,66 -3.946 -34,67 Lợi nhuận thuần

từ hoạt động

kinh doanh

16.812 12.171 10.546 -4.641 -27,61 -1.625 -13,35

Thu nhập khác 3.355 973 3.906 -2.382 -71,00 2.933 75,09 Lợi nhuận trước

Nguồn: Phòng kế toán của công ty Hamaco,2010 - 2012

Qua Bảng 3.1 ta thấy doanh thu từ năm 2010 đến năm 2011 giảm 3,45% tương đương với giá trị giảm 57.454 triệu đồng, đồng thời doanh thu từ

hoạt động tài chính giảm 26,50% tương đương 1 tỷ đồng, tuy chi phí bán hàng

và chi phí có phần giảm mạnh tương ứng là 6,99% và 37,66% nhưng chí phí

tài chính cũng tăng rất cao lên đến 45,73% tương đương với 5.628 triệu đồng

đẫn đến lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh giảm 27,67% (tương đương 4.641

triệu đồng), đồng thời kéo theo lợi nhuân sau thuế của doanh nghiệp giảm

3,96% (tương đương 554 triệu đồng) Nguyên nhân là do lạm phát tăng cao

vào năm 2011, lãi xuất cho vay cũng khá cao là chi cho phí tài chính của

doanh nghiệp tăng nhanh đến 45,73%, đồng thời công ty là một công ty phân

phối mặt hàng chủ lực về vật liệu xây dựng cho những công trình, nhà thầu

Ngày đăng: 18/09/2015, 13:17

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Cao Cẩm Tú, 2012. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Xây dựng – Thương mại – Vận tải Phan Thành. Luận văn tốt nghiệp. Trường Đại học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Xây dựng – Thương mại – Vận tải Phan Thành
2. chinhphu.vn, 2010, 2011, 2012. Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội 3. Đổ Thị Tuyết, 2011. Bài giảng Quản trị chiến lược. Trường Đại họcCần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội " 3. Đổ Thị Tuyết, 2011. "Bài giảng Quản trị chiến lược
4. Đoàn Thị Hồng Vân và Kim Ngoc Đạt, 2011. Quản trị chiến lược. Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị chiến lược
Nhà XB: Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ chí Minh
6. Nguy ễn minh Kiều, 2012. Tài chính doanh nghiệp căn bản. Thành Phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Lao động – Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài chính doanh nghiệp căn bản
Nhà XB: Nhà xuất bản Lao động – Xã hội
7. Phạm Thị Thùy Linh, 2010. Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh công ty cổ phần CAFATEX. Luận văn Đại học. Trường Đại Học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh công ty cổ phần CAFATEX
5. Hamaco, 2010, 2011, 2012. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, cân đối kế toán, tình hình nhân sự và một số liệu liên quan đề tài Khác
8. www.phanthanh.vn www.quanggiau.com.vn www.smc.vnwww.thuonghieuxaydung.com.vn Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w