Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở đánh giá năng lực cạnh tranh hiện có, các tiềm năng và các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty trong lĩnh
Trang 1TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN
Trang 2MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, đấu thầu được áp dụng trên nhiều lĩnh vực nhưng nhiều nhất vẫn làtrong lĩnh vực xây dựng công trình Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, phươngthức đấu thầu trong lĩnh vực xây dựng cơ bản có vai trò to lớn đối với chủ đầu tư,nhà thầu và nhà nước
Đối với doanh nghiệp, vì mục tiêu khi tham gia đấu thầu là phải giành đượcchiến thắng nên việc xây dựng năng lực cạnh tranh trong đấu thầu có ý nghĩa rấtquan trọng Chính mục tiêu này sẽ là động lực để doanh nghiệp phát huy được tínhnăng động, sáng tạo trong đấu thầu, tích cực tìm kiếm thông tin, xây dựng các mốiquan hệ, tìm mọi cách nâng cao uy tín, thương hiệu trên thị trường Và trong quátrình thực hiện dự án, với yêu cầu phải đảm bảo đúng tiến độ, đúng kế hoạch vàhoàn thành càng sớm càng tốt đã thúc đẩy doanh nghiệp tìm mọi cách nâng caonăng lực về kỹ thuật công nghệ tiên tiến để rút ngắn thời hạn thi công, điều này sẽgiúp ích rất nhiều cho doanh nghiệp trong các cuộc đấu thầu sau này
Việc thắng thầu sẽ giúp doanh nghiệp tạo được công ăn việc làm và thu nhậpcho người lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp,ngược lại nếu doanh nghiệp trượt thầu thì sẽ không có việc làm, không tạo được thunhập cho người lao động, hiệu quả kinh doanh giảm sút, nếu kéo dài thì sẽ dẫn đếnthua lỗ, phá sản
Mặc khác hiện nay nhiều nhà thầu không chú trọng đến công tác xây dựngnăng lực cạnh tranh của mình dẫn đến hệ quả là không đáp ứng được yêu cầu đề racủa chủ đầu tư, dẫn đến công trình bị chậm tiến độ, chất lượng kém, thậm chí không
đủ năng lực để hoàn thành công trình
Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Công trình Đô thị Đà Nẵng có chức năngchính là xây dựng các công trình giao thông, dân dụng, thủy lợi và thủy điện Trongnhững năm vừa qua Công ty đã tham gia đấu thầu và giành được một số công trìnhlớn, có hiệu quả kinh tế cao Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay khi thị trường xây
Trang 3dựng đang sôi động và cạnh tranh quyết liệt bởi các yếu tố như:
- Xu thế hội nhập, các doanh nghiệp xây dựng nước ngoài xuất hiện ngày càngnhiều
- Các doanh nghiệp xây dựng trong nước mạnh lên sau quá trình đổi mới, sắp xếp,
cổ phần hóa
- Hầu như tất cả các hợp đồng thi công của công ty nhận được trước đây chủ yếuthông qua hình thức đấu thầu hạn chế hoặc giao thầu Tuy nhiên kể từ khi Luật đấu thầu
có hiệu lực hình thức đấu thầu rộng rãi gần như áp dụng cho tất cả các gói thầu (các
nhà thầu có đủ năng lực đều được tham gia dự thầu)
- Công tác quản lý, giám sát của các chủ đầu tư và các cơ quan quản lý nhà nước vềxây dựng được tăng cường và xiết chặt sau một thời gian dài bị buông lỏng Các yêu cầu
về kỹ thuật, chất lượng cũng được nâng cao hơn
Tất cả những sự kiện trên dự báo mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệpxây dựng sẽ quyết liệt hơn Do đó, để tồn tại và phát triển thì đòi hỏi các doanhnghiệp xây dựng phải không ngừng tìm tòi các giải pháp để xây dựng năng lực cạnhtranh, từ đó nâng cao khả năng thắng thầu Đây là phương thức cạnh tranh đặc trưngđược sử dụng rộng rãi và gần như bắt buộc trong lĩnh vực xây dựng cơ bản Cạnhtranh thông qua việc nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, rút ngắn thời gianthi công
Từ cách đặt vấn đề đó, với tư cách là cán bộ đang trực tiếp tham gia trong
công tác quản lý đấu thầu của thành phố Đà Nẵng, tôi chọn đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Công trình Đô thị Đà Nẵng” làm luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh.
2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở đánh giá năng lực cạnh tranh hiện có, các tiềm năng và các nhân
tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty trong lĩnh vực đấu thầu xây dựng,kết hợp với các nghiên cứu lý thuyết, đề tài đề xuất các giải pháp xây dựng năng lựccạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của Công ty CP Đầu tư Xây dựng Công trình
Trang 4Đô thị Đà Nẵng.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh cạnh tranh trong đấuthầu xây dựng của doanh nghiệp, các nhân tố bên trong, nhân tố bên ngoài; Các tiêuchí đánh giá năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng; Đánh giá thực trạng nănglực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của công ty, từ đó phân tích các nhân tố ảnhhưởng đến khả năng cạnh tranh của công ty để đề xuất những giải pháp cơ bảnnhằm xây dựng năng lực cạnh tranh của Công ty CP Đầu tư Xây dựng Công trình
Đô thị Đà Nẵng trong đấu thầu xây dựng
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu các giải pháp xây dựng năng lực cạnh tranhtrong đấu thầu xây dựng của Công ty CP Đầu tư Xây dựng Công trình Đô thị ĐàNẵng
Phạm vi nghiên cứu
+ Về không gian: Luận văn nghiên cứu những vấn đề về xây dựng năng lựccạnh tranh của Công ty CP Đầu tư Xây dựng Công trình Đô thị Đà Nẵng giới hạntrong phạm vi đấu thầu xây dựng
+ Về thời gian: Luận văn nghiên cứu kết quả hoạt động đấu thầu từ năm
2008 đến nay và định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới
4 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, luận văn sử dụng tổng hợp các phương phápphân tích, so sánh, thu thập và xử lý thông tin, thống kê, mô hình hoá và cácphương pháp nghiên cứu khoa học khác trên cơ sở phép duy vật biện chứng và duyvật lịch sử
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Đấu thầu trong lĩnh vực xây dựng cơ bản ở cấp độ vĩ mô quản lý nhà nướcđược Chính phủ và cơ quan quản lý ngành là Bộ Kế hoạch và Đầu tư hằng năm banhành các Nghị định, Thông tư hướng dẫn và Sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh, thành
Trang 5tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ về đấu thầu để phù hợp với sự phát triển và hộinhập của ngành Ở cấp độ vi mô là doanh nghiệp, tại thành phố Đà Nẵng đã đượcmột số công ty về thi công xây dựng nghiên cứu xây dựng quy trình khi tham gia dựthầu như Công ty Cổ phần Dinco, Công ty TNHH Một thành viên Xây dựng và Pháttriển Hạ tầng Đà Nẵng, Công ty Cổ phần Xây dựng Công trình 545… Tuy nhiên,tất cả những nghiên cứu này chỉ dừng lại ở mức xây dựng các bước cơ bản và mangtính chất thủ tục khi tham gia dự thầu mà chưa đi sâu nghiên cứu các vấn đề về kỹnăng lập hồ sơ dự thầu, lập giá, nâng cao năng lực về tài chính Mặc khác, trước đâycác hợp đồng thi công của các công ty nhận được chủ yếu thông qua hình thức đấu thầuhạn chế hoặc giao thầu mà không phải đấu thầu rộng rãi, vì vậy hầu hết các doanhnghiệp chưa chú trọng đến việc xây dựng năng lực cạnh tranh trong đấu thầu cũng là vấn
đề dễ hiểu
Những đóng góp mới của luận văn
Luận văn tập trung nghiên cứu, giải quyết một số vấn đề cơ bản và cụ thể hóaLuật đấu thầu, các văn bản về đấu thầu của cơ quan quản lý nhà nước vào tình hình thực
tế của công ty nhằm xây dựng khả năng cạnh tranh để thắng thầu mà các nghiên cứutrước đây chưa đề cập đến đó là: Cạnh tranh thông qua việc xây dựng các giải phápnhằm hoàn thiện kỹ năng xây dựng hồ sơ dự thầu và tham gia đấu thầu; Các giảipháp về tài chính; Xây dựng liên danh, liên kết; Quản lý hiệu quả chi phí, nâng caochất lượng, hạ giá thành sản phẩm, rút ngắn thời gian thi công
Những vấn đề chưa giải quyết được của luận văn
Hoạt động đấu thầu là cả một quá trình và rất phức tạp, do điều kiện và khảnăng có hạn nên luận văn chỉ tập trung nghiên cứu các vấn đề cơ bản về xây dựng nănglực cạnh tranh trong đấu thầu như đã nêu ở trên mà chưa giải quyết được một số vấn đềkhác như: Hiệu quả trong và sau đấu thầu; Tham gia đấu thầu quốc tế; Liên danh với cácnhà thầu nước ngoài…Vì vậy những nghiên cứu tiếp theo sẽ góp phần hoàn thiện quátrình đấu thầu của các doanh nghiệp xây dựng
6 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, phụ lục, danh mục các chữ viết tắt, các
Trang 6bảng, các hình vẽ và đồ thị, nội dung của luận văn gồm 3 chương chính:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về đấu thầu xây dựng và cạnh tranh trong đấu thầuxây dựng
Chương 2: Năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của Công ty Cổ phần Đầu
tư Xây dựng Công trình Đô thị Đà Nẵng
Chương 3: Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng củaCông ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Công trình Đô thị Đà Nẵng
Trang 7CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐẤU THẦU XÂY DỰNG
VÀ CẠNH TRANH TRONG ĐẤU THẦU XÂY DỰNG
1.1 Những vấn đề cơ bản về đấu thầu
Theo Luật đấu thầu số 61/2005/QH11 [18, tr 7-10] một số thuật ngữ đượchiểu như sau:
1.1.1 Khái niệm đấu thầu
Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các điều kiện của bên mờithầu để thực hiện các gói thầu về mua sắm hàng hóa, xây lắp, dịch vụ tư vấn
Đấu thầu là phương thức tổ chức quá trình cạnh tranh giữa những người bán
để nhằm tối đa hoá lợi ích của người mua Thực chất đây là quá trình mua và bán cócạnh tranh diễn ra giữa một người mua với nhiều người bán trong trường hợp màviệc xác định tương quan giữa giá cả với số lượng và chất lượng hàng hóa, dịch vụgặp khó khăn
Đây là phương thức mua bán khá thông dụng và có hiệu quả được sử dụngphổ biến trong nền kinh tế thị trường
1.1.2 Khái niệm đấu thầu xây dựng
Đấu thầu xây dựng (hay còn gọi là đấu thầu thi công xây lắp) là phương thứccạnh tranh được áp dụng rộng rãi đối với các dự án đầu tư trong lĩnh vực xây dựng
cơ bản Đấu thầu xây dựng là cuộc cạnh tranh công khai giữa các nhà thầu với cùngmột điều kiện nhằm dành được công trình (hay dự án) xây dựng do chủ đầu tư mờithầu, xét thầu và chọn thầu theo các quy định về đấu thầu của nhà nước
1.1.3 Nhà thầu
Nhà thầu là tổ chức, cá nhân có đủ tư cách hợp lệ theo quy định của phápluật tham gia đấu thầu Nhà thầu có thể là nhà xây dựng trong đấu thầu xây lắp, nhàcung cấp trong đấu thầu mua sắm, nhà tư vấn trong đấu thầu cung cấp dịch vụ
1.1.4 Gói thầu
Là toàn bộ dự án hoặc một phần công việc của dự án được phân chia theo tính
Trang 8chất kỹ thuật hoặc trình tự thực hiện dự án, có quy mô hợp lý nhằm đảm bảo tínhđồng bộ của dự án Trong trường hợp mua sắm thì gói thầu có thể là một loại đồdùng, trang thiết bị hoặc phương tiện.
1.1.5 Dự án
Theo định nghĩa chung nhất thì dự án là tổng thể các hoạt động phụ thuộc lẫnnhau nhằm tạo ra một sản phẩm đơn chiếc trong giới hạn cho phép về thời gian,không gian và nguồn lực Dự án là tập hợp các đề xuất để thực hiện một phần haytoàn bộ công việc nhằm đạt được mục tiêu hay yêu cầu nào đó trong một thời giannhất định dựa trên nguồn vốn xác định
1.1.6 Chủ đầu tư
Chủ đầu tư là người sở hữu vốn hoặc được giao trách nhiệm thay mặt chủ sởhữu, người vay vốn trực tiếp quản lý và thực hiện dự án theo quy định của phápluật
1.1.7 Bên mời thầu
Bên mời thầu là chủ đầu tư hoặc tổ chức chuyên môn có đủ năng lực và kinhnghiệm được chủ đầu tư sử dụng để tổ chức đấu thầu theo các quy định của phápluật về đấu thầu
1.1.8 Các hình thức đấu thầu
Theo Luật đấu thầu số 61/2005/QH11 [18,tr 24-26] có các hình thức đấu thầusau:
1.1.8.1 Đấu thầu rộng rãi
Đấu thầu rộng rãi là hình thức đấu thầu không hạn chế số lượng nhà thầutham dự Trước khi phát hành hồ sơ mời thầu, bên mời thầu phải thông báo mờithầu theo quy định tại điều 5 của Luật đấu thầu để các nhà thầu có thông tin tham
dự Bên mời thầu phải cung cấp hồ sơ mời thầu cho các nhà thầu có nhu cầu thamgia đấu thầu Trong hồ sơ mời thầu không được nêu bất cứ điều kiện nào nhằm hạnchế sự tham gia của các nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhàthầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng
Đây là hình thức áp dụng chủ yếu trong đấu thầu
Trang 91.1.8.2 Đấu thầu hạn chế
Đấu thầu hạn chế là hình thức đấu thầu mà bên mời thầu phải mời tối thiểunăm nhà thầu được xác định là có đủ năng lực và kinh nghiệm tham gia đấu thầu.Hình thức này được áp dụng trong các trường hợp sau:
+ Theo yêu cầu của nhà tài trợ nước ngoài đối với nguồn vốn sử dụng chogói thầu
+ Gói thầu có yêu cầu cao về kỹ thuật hoặc kỹ thuật có tính đặc thù; gói thầu
có tính chất nghiên cứu thử nghiệm mà chỉ có một số nhà thầu có khả năng đáp ứngyêu cầu của gói thầu
Trường hợp thực tế có ít hơn năm nhà thầu tham dự thì chủ đầu tư phải trìnhngười có thẩm quyền xem xét, quyết định cho phép tiếp tục tổ chức đấu thầu hạnchế hoặc áp dụng hình thức khác
1.1.8.3 Chỉ định thầu
Chỉ định thầu là hình thức chọn trực tiếp nhà thầu đáp ứng yêu cầu của góithầu để đàm phán ký kết hợp đồng, đây là trường hợp đặc biệt được áp dụng trongcác trường sau:
+ Sự cố bất khả kháng do thiên tai địch họa, sự cố cần khắc phục ngay thìchủ đầu tư hoặc cơ quan chịu trách nhiệm quản lý công trình, tài sản đó được chỉđịnh ngay nhà thầu để thực hiện; trong trường hợp này chủ đầu tư được chỉ địnhtiến hành thủ tục chỉ định thầu theo quy định trong thời hạn không quá mười lămngày kể từ ngày chỉ định thầu
+ Gói thầu do yêu cầu của nhà tài trợ nước ngoài
+ Gói thầu thuộc dự án bí mật quốc gia, dự án cấp bách vì lợi ích quốc gia,
an ninh an toàn năng lượng do Thủ tướng quyết định khi thấy cần thiết
+ Gói thầu mua sắm các loại vật tư, thiết bị để phục hồi, duy tu, mở rộngcông suất của thiết bị, dây chuyền công nghệ mà trước đó đã được mua từ một nhàthầu cung cấp và không thể mua từ các nhà thầu khác do phải đảm bảo tính tươngthích của thiết bị, công nghệ
+ Gói thầu dịch vụ tư vấn có giá trị dưới năm trăm triệu đồng, gói thầu mua
Trang 10sắm hàng hóa, xây lắp có giá trị dưới một tỷ đồng thuộc dự án phát triển; gói thầumua sắm hàng hóa có giá trị dưới một trăm triệu đồng thuộc dự án hoặc dự toánmua sắm thường xuyên; trường hợp thấy cần thiết thì tổ chức đấu thầu.
1.2 Vai trò của đấu thầu
Đấu thầu nói chung và đấu thầu xây dựng nói riêng là một trong nhữngphương thức kinh doanh có hiệu quả cao, điều này đã được khẳng định không chỉ ởViệt Nam mà còn ở nhiều nước trên thế giới Nó góp phần thúc đẩy sản xuất pháttriển, đặc biệt là trong ngành xây dựng, mang lại nhiều lợi ích to lớn cho các nhàthầu, chủ đầu tư và nền kinh tế quốc dân
1.2.1 Đối với chủ đầu tư
Thông qua đấu thầu chủ đầu tư sẽ lựa chọn được nhà thầu có khả năng đáp ứngcao nhất các yêu cầu đề ra, tiết kiệm vốn, đúng tiến độ công trình Việc áp dụng đấuthầu trong xây dựng sẽ giúp cho công tác quản lý vốn đầu tư được hiệu quả hơn,hạn chế và khắc phục tình trạng thất thoát vốn đầu tư ở các khâu trong quá trìnhthực hiện dự án
Mặt khác đấu thầu sẽ giúp chủ đầu tư chủ động trong việc lựa chọn đối tác,tránh lệ thuộc vào một nhà thầu duy nhất, dễ dẫn đến tình trạng độc quyền Ngoài ratrong quá trình đấu thầu, từ khâu chuẩn bị tổ chức, xét thầu, thương thảo ký kết hợpđồng, giám sát thi công, đều đòi hỏi đôi ngũ cán bộ của chủ đầu tư phải có trình
độ chuyên môn, quản lý cao để lựa chọn được nhà thầu tốt nhất và tổ chức giám sátnhà thầu trong suốt quá trình thực hiện dự án đảm bảo chất lượng và đúng tiến độ.Điều này đòi hỏi các cán bộ của chủ đầu tư bắt buộc phải tự nâng cao trình độ củamình để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công việc
1.2.2 Đối với các nhà thầu
Hoạt động đấu thầu đã giúp nhà thầu có được môi trường cạnh tranh lànhmạnh, phát huy tối đa tính chủ động, năng động trong công việc tìm kiếm cơ hộitham gia đấu thầu Cũng chính nhờ đấu thầu đã thúc đẩy nhà thầu phải không ngừngnâng cao trình độ mọi mặt như tổ chức quản lý, đào tạo nâng cao tay nghề đội ngũcán bộ, đầu tư nâng cao năng lực máy móc thiết bị, từ đó góp phần nâng cao năng
Trang 11lực cạnh tranh của nhà thầu Đồng thời thông qua các cuộc đấu thầu dù thắng haytrượt cũng sẽ giúp nhà thầu tích luỹ được kinh nghiệm cạnh tranh, tiếp thu đượcnhững kiến thức, công nghệ mới, tiên tiến hiện đại.
1.2.3 Đối với Nhà nước
Thông qua đấu thầu, công tác quản lý trong lĩnh vực đầu tư và xây dựng cơbản của nhà nước ngày càng được nâng cao, nguồn vốn được sử dụng có hiệu quả,hạn chế được thất thoát, lãng phí Khi đấu thầu các doanh nghiệp phải sử dụng mọibiện pháp cạnh tranh để thắng thầu, trong đó có biện pháp giảm giá Vì vậy nhànước phải bỏ ra một khoản tiền ít hơn dự toán để xây dựng công trình và từ đó tiếtkiệm tối đa cho ngân sách Nhà nước
Đấu thầu giúp nhà nước tạo ra được môi trường cạnh tranh lành mạnh, đồngthời qua đó có đủ thông tin thực tế và khoa học để đánh giá đúng năng lực thực sựcủa chủ đầu tư, của nhà thầu
1.3 Các khái niệm về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng
1.3.1 Các quan niệm về cạnh tranh
Cạnh tranh được hiểu là sự cố gắng giành phần hơn, phần thắng về mình giữanhững người, những tổ chức hoạt động nhằm những lợi ích như nhau
Theo tiến trình của lịch sử các học thuyết kinh tế, các học giả cũng đã đưa rarất nhiều những quan niệm về cạnh tranh
Trong tác phẩm “Quốc phú luận” của Adam Smith, tác giả đã cho rằng cạnhtranh có thể phối hợp kinh tế một cách nhịp nhàng, có lợi cho xã hội Vì sự cạnhtranh trong quá trình của cải quốc dân tăng lên chủ yếu diễn ra thông qua thị trường
và giá cả, do đó cạnh tranh có quan hệ chặt chẽ với cơ chế thị trường Theo Smith
“cạnh tranh và thi đua thường tạo ra sự cố gắng lớn nhất Ngược lại, chỉ có mục đíchlớn lao nhưng lại không có động cơ thúc đẩy thực hiện mục đích ấy thì rất ít có khảnăng tạo ra được bất kỳ sự cố gắng lớn nào”
Trong lý luận cạnh tranh của mình, trọng điểm nghiên cứu của Các Mác làcạnh tranh giữa những người sản xuất và liên quan tới sự cạnh tranh này là cạnh
Trang 12tranh giữa những người sản xuất và người tiêu dùng Những cuộc cạnh tranh nàydiễn ra dưới ba góc độ: cạnh tranh giá thành thông qua nâng cao năng suất lao độnggiữa các nhà tư bản nhằm thu được giá trị thặng dư siêu ngạch; cạnh tranh chấtlượng thông qua nâng cao giá trị sử dụng hàng hoá, hoàn thiện chất lượng hàng hoá
để thực hiện được giá trị hàng hoá; cạnh tranh giữa các ngành thông qua việc giatăng tính lưu động của tư bản nhằm chia nhau giá trị thặng dư Ba góc độ cạnh tranh
cơ bản này diễn ra xoay quanh sự quyết định giá trị, sự thực hiện giá trị và sự phânphối giá trị thặng dư, chúng tạo nên nội dung cơ bản trong lý luận cạnh tranh củaCác Mác
Đến nửa cuối thế kỷ XIX, các nhà kinh tế học thuộc trường phái cổ điển mớixây dựng lý luận cạnh tranh trên cơ sở tổng kết sự phát triển lý luận kinh tế ở nửađầu thế kỷ ấy nhằm vạch ra nguyên lý cơ bản về sự vận động của chế độ tư bản chủnghĩa để chỉ đạo cạnh tranh, kết quả là họ đã cho ra đời tư tưởng về thể chế kinh tếcạnh tranh hoàn hảo, lấy thị trường tự do hoặc chế độ trao đổi làm cốt lõi Cạnhtranh hoàn hảo là một trong những giả thiết cơ bản của lý luận kinh tế này Trongkinh tế học cổ điển mới, thị trường được giả định là thị trường không có độc quyền,không có cọ sát, tự động giữ được cân đối, những người tham gia thị trường cũngđược giả định là có đầy đủ thông tin như nhau Trong nền kinh tế cạnh tranh hoànhảo, người sản xuất phải bố trí sản xuất theo thị hiếu của người tiêu dùng, còn ngườitiêu dùng phải chọn lựa hàng hoá và dịch vụ bằng hình thức tiền tệ
Như vậy, cạnh tranh là một công cụ mạnh mẽ và là một yêu cầu tất yếu cho sựphát triển kinh tế của mỗi doanh nghiệp và mỗi quốc gia
Cạnh tranh giúp khai thác một cách hiệu quả nguồn lực thiên nhiên và tạo racác phương tiện mới để thoả mãn nhu cầu ở mức giá thấp hơn và chất lượng caohơn, từ đó, nâng cao được đời sống vật chất và tinh thần của con người Nhờ cạnhtranh đã thúc đẩy đổi mới công nghệ và gia tăng năng suất, tạo ra những thành tựumới trên nhiều lĩnh vực
Do sự phát triển của thương mại và chủ nghĩa tư bản công nghiệp cùng vớiảnh hưởng của tư tưởng kinh tế, cạnh tranh ngày càng được xem như là cuộc đấu
Trang 13tranh giữa các đối thủ Trong thực tế đời sống kinh tế, cạnh tranh ngày càng đượcxem như là cuộc đấu tranh giữa các đối thủ với mục đích đánh bại đối thủ Đặc biệt,trước xu thế hội nhập như hiện nay, cạnh tranh giữa các đối thủ ngày càng phức tạp
và khốc liệt hơn Bây giờ, cạnh tranh không còn ý nghĩa là đối lập với độc quyền,thị trường cạnh tranh không chỉ đơn thuần là đối lập với thị trường độc quyền Cạnhtranh không còn là phương tiện để đạt mục tiêu, khả năng cạnh tranh đã đạt đếntrạng thái như là một một tư tưởng
1.3.2 Cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng
Hiện nay đấu thầu xây dựng và các vấn đề liên quan đến nó được rất nhiềusách, báo, tài liệu và các văn bản của nhà nước đề cập đến nhưng chưa thấy tài liệunào đưa ra một định nghĩa cụ thể về cạnh tranh trong đấu thầu nói chung và cạnhtranh trong đấu thầu xây dựng nói riêng Chúng ta có thể hiểu cạnh tranh trong đấuthầu theo hai cách sau:
- Theo nghĩa hẹp: Cạnh tranh trong đấu thầu là sự phát huy sức mạnh củanhà thầu này so với các nhà thầu khác về giá bỏ thầu, chất lượng công trình, tiến độthi công nhằm thoả mãn tối ưu các yêu cầu của bên mời thầu Quan niệm này chothấy mục tiêu cạnh tranh của các doanh nghiệp là thắng thầu, sự cạnh tranh chỉ bóhẹp trong phạm vi một cuộc đấu thầu công trình, chưa chỉ ra được sự cạnh tranh củadoanh nghiệp trong suốt quá trình sản xuất kinh doanh vì mỗi doanh nghiệp hàngnăm đều tham gia đấu thầu rất nhiều công trình khác nhau với nhiều đối thủ khácnhau trong những thời điểm và địa điểm khác nhau, do đó theo định nghĩa như trênthì các vấn đề cạnh tranh trong đấu thầu không thể xác định một cách toàn diện vàđầy đủ vì vậy ta có thể hiểu cạnh tranh theo một nghĩa khác
- Theo nghĩa rộng: Cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng là quá trình đấu tranhquyết liệt giữa các doanh nghiệp xây dựng kể từ khi bắt đầu tìm kiếm thông tin, đưa
ra các giải pháp tham gia đấu thầu, bảo đảm trúng thầu, ký kết và thực hiện hợpđồng cho tới khi hoàn thành công trình bàn giao cho chủ đầu tư, thời gian bảo hànhtheo yêu cầu của chủ đầu tư Có thể mô tả quá trình cạnh tranh trong đấu thầu xâydựng bằng sơ đồ 1.1
Trang 14
Sơ đồ 1.1 : Quá trình cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng
Chức năng tìm kiếm thông tin được giao cho bộ phận Kế hoạch, bộ phận này
có trách nhiệm thực hiện những công việc sau:
- Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như tivi, báo, đài…(sẽ đượcBên mời thầu thông báo) để nhận biết thông tin về gói thầu
- Liên hệ với Bên mời thầu để tìm hiểu về gói thầu như: Giá trị gói thầu,nguồn vốn, khả năng tham gia của các đối thủ, nguồn cung cấp nguyên vật liệu,những yêu cầu về kỹ thuật, tiến độ…
- Trên cơ sở dữ liệu đầu vào phối hợp với các bộ phận liên quan như phòng
kỹ thuật để biết được khả năng đáp ứng về mặt kỹ thuật, phòng tài vụ để biết đượckhả năng đáp ứng về mặt tài chính, phòng vật tư thiết bị để biết được khả năng cungứng vật tư thiết bị của công ty những dữ liệu đầu vào báo cáo cho lãnh đạo Công tytìm kiếm các thông tin về đấu thầu (về chủ đầu tư, đặc điểm dự án, nguồn vốn, cácđối thủ có thể tham gia, ) nghiên cứu quyết định có tham gia hay không, nếu có thìtiếp tục tiến hành các bước tiếp theo là tiến hành khảo sát thực tế kết hợp với phântích tài liệu tìm ra các giải pháp hợp lý nhất để trúng thầu
THAM GIA ĐẤU THẦU
TÌM KIẾM THÔNG TIN
KÝ HỢP ĐỒNG
NGHIỆM THU BÀN GIAO
Chuẩn bị và Đưa ra bịên pháp
Trúng thầu
Thực hiện hợp đồng
Trượt thầu
Trang 15Nếu thắng thầu thì tiến hành thương thảo với bên mời thầu để ký kết hợpđồng giao nhận thầu, tổ chức thi công, nghiệm thu, bàn giao Ngược lại, nếu trượtthầu thì tìm kiếm các thông tin về các công trình khác.
1.3.3 Năng lực cạnh tranh quốc gia
Năng lực cạnh tranh quốc gia được định nghĩa là năng lực của một nền kinh
tế đạt được tăng trưởng bền vững, thu hút được đầu tư, bảo đảm ổn định kinh tế, xãhội, nâng cao đời sống của người dân
1.3.4 Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được đo bằng khả năng duy trì và mởrộng thị phần, thu lợi nhuận của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh trong vàngoài nước Một doanh nghiệp có thể kinh doanh một hay nhiều sản phẩm và dịch
vụ, vì vậy người ta còn phân biệt năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp với nănglực cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ
1.3.5 Năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng
Năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của doanh nghiệp là toàn bộnhững năng lực về tài chính, thiết bị công nghệ, marketing, nguồn nhân lực, tổ chứcquản lý mà doanh nghiệp có thể sử dụng để tạo ra lợi thế của mình so với các đốithủ cạnh tranh khác nhằm thoả mãn tối đa đòi hỏi của thị trường
Để có thể dễ nhìn thấy được năng lực năng lực cạnh tranh trong đấu thầu củacác doanh nghiệp, chúng ta tiến hành xem xét lý thuyết về quá trình chấm thầu của
Tổ chuyên gia xét thầu, để từ đó xem xét đánh giá được thực trạng của Công ty và
đề xuất những giải pháp:
Lý thuyết về quá trình chấm thầu của Tổ chuyên gia xét thầu:
Tiêu chuẩn đánh giá một hồ sơ dự thầu thông qua các bước sau:
- Tiêu chuẩn năng lực kinh nghiệm:
+ Năng lực về thi công (số công trình tương tự đã thi công)
+ Năng lực về tài chính: Khả năng huy động vốn, cung ứng vốn cho côngtrình, hiệu quả sử dụng vốn, cam kết tín dụng của ngân hàng…
+ Máy móc, thiết bị thi công
Trang 16+ Nguồn nguyên vật liệu cung cấp cho công trình.
+ Nguồn nhân lực
- Tiêu chuẩn về mặt kỹ thuật:
+ Đáp ứng các yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng vật tư
+ Giải pháp kỹ thuật và biện pháp tổ chức thi công
+ Tiến độ thi công
- Tiêu chuẩn giá:
+ Nhà thầu nào có giá đánh giá thấp nhất và nhỏ hơn giá gói thầu sau khi đãsửa sai sót về số học, hiệu chỉnh sai lệch được kiến nghị là đơn vị trúng thầu với giá
đã hiệu chỉnh
Sau khi xem xét về quá trình chấm thầu của Tổ chuyên gia, chúng ta có thểphân loại hai nhóm nhân tố chính ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh trong đấu thầuxây dựng của doanh nghiệp:
- Nhóm nhân tố năng lực kinh nghiệm của Công ty gồm:
+ Năng lực về thi công (số công trình tương tự đã thi công)
+ Nguồn nguyên vật liệu cung cấp cho công trình
+ Năng lực về tài chính: Khả năng huy động vốn, cung ứng vốn cho côngtrình, hiệu quả sử dụng vốn, cam kết tín dụng của ngân hàng…
+ Máy móc, thiết bị thi công
+ Nguồn nhân lực
- Nhóm nhân tố liên quan đến kỹ năng xây dựng hồ sơ đấu thầu và tham giađấu thầu của Công ty gồm:
+ Đáp ứng các yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng vật tư
+ Giải pháp kỹ thuật và biện pháp tổ chức thi công
+ Tiến độ thi công
+ Định giá: Nhà thầu nào có giá đánh giá thấp nhất và nhỏ hơn giá gói thầusau khi đã sửa sai sót về số học, hiệu chỉnh sai lệch được kiến nghị là đơn vị trúngthầu với giá đã hiệu chỉnh
Trang 171.4 Các công cụ cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng
Qua việc phân tích lý thuyết về quá trình chấm thầu, chúng ta thấy trong đấuthầu xây dựng các nhà thầu thường sử dụng những công cụ cạnh tranh sau:
1.4.1 Cạnh tranh bằng giá dự thầu (Liên quan đến kỹ năng xây dựng hồ sơ dự thầu)
Đây là chỉ tiêu quan trọng, nó quyết định việc doanh nghiệp có trúng thầuhay không Nếu xây dựng được mức giá bỏ thầu tốt sẽ đảm bảo cho doanh nghiệp
có khả năng trúng thầu cao đồng thời cũng bảo đảm được hiệu quả sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp
Giá bỏ thầu liên quan đến rất nhiều yếu tố như trình độ tổ chức, quản lý củadoanh nghiệp, kỹ thuật thi công, khả năng áp dụng công nghệ tiên tiến, năng lực tàichính của doanh nghiệp, Việc xác định giá để đánh giá là xác định chi phí trêncùng một mặt bằng về kỹ thuật, tài chính, thương mại và các yếu tố khác nhằm sosánh, xếp hạng các hồ sơ dự thầu Hồ sơ dự thầu có giá đánh giá thấp nhất sẽ đượcxếp thứ nhất Vì vậy, để giá bỏ thầu có ưu thế cạnh tranh thì đòi hỏi doanh nghiệpphải có chính sách giá linh hoạt dựa trên cơ sở: năng lực thực sự của doanh nghiệp;mục tiêu tham gia đấu thầu; quy mô, đặc điểm, địa điểm của dự án, các phong tụctập quán của địa phương có dự án thi công,
Thông thường thì việc xây dựng giá bỏ thầu phụ thuộc lớn vào mục tiêu đấuthầu của nhà thầu như: kiếm lợi nhuận, tạo công ăn việc làm hay mở cửa thị trườngmới Tuỳ theo những mục tiêu cụ thể mà nhà thầu xây dựng những mức giá phù hợp
để đạt được mục tiêu
1.4.2 Cạnh tranh bằng chất lượng công trình
Chất lượng sản phẩm là khả năng thoả mãn nhu cầu của khách hàng, một sảnphẩm hay công trình được coi là tốt khi nó đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của kháchhàng Để nâng cao năng lực cạnh tranh đòi hỏi doanh nghiệp phải luôn luôn giữvững và không ngừng nâng cao chất lượng công trình, đây là điều kiện không thểthiếu được nếu doanh nghiệp xây dựng muốn giành chiến thắng trong cạnh tranhđấu thầu Trong lĩnh vực xây dựng, chất lượng công trình là vấn đề sống còn đối với
Trang 18doanh nghiệp Việc nâng cao chất lượng công trình có ý nghĩa hết sức quan trọng,
nó được thể hiện trên các mặt:
+ Nếu chất lượng công trình tốt sẽ góp phần tăng uy tín, thương hiệu củadoanh nghiệp qua đó nâng cao khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường
+ Khi chất lượng công trình được nâng cao thì hiệu quả sản xuất kinh doanhtăng, doanh thu, lợi nhuận tăng theo, đời sống của công nhân viên được nâng lên,kích thích mọi người làm việc nhiều hơn
Khi cạnh tranh bằng phương thức này, các nhà thầu cạnh tranh với nhaukhông chỉ bằng chất lượng cam kết trong công trình đang tổ chức đấu thầu mà còncạnh tranh thông qua chất lượng các công trình khác đã xây và đang xây dựng
Trên thực tế cho thấy hậu quả của công trình xây dựng kém chất lượng để lạithường là rất nghiêm trọng, gây thiệt hại không chỉ là tiền bạc mà còn là con người.Hiện nay Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy định rõ trách nhiệm của chủ đầu
tư, do đó mà các chủ đầu tư ngày càng xem trọng chất lượng công trình vì vậy màchất lượng công trình được xem là công cụ mạnh trong đấu thầu xây dựng
1.4.3 Cạnh tranh bằng tiến độ thi công (Liên quan đến kỹ năng xây dựng hồ sơ
dự thầu)
Tiến độ thi công là bảng kế hoạch tổng hợp việc thực hiện các bước côngviệc trong công tác thi công công trình của nhà thầu Tiến độ thi công thể hiệnnhững cam kết của doanh nghiệp về các mặt chất lượng, an toàn lao động, thời hạnbàn giao công trình Bảng tiến độ thi công giúp chủ đầu tư đánh giá được năng lựccủa nhà thầu trên các mặt như trình độ quản lý, kỹ thuật thi công, năng lực máy mócthiết bị, nhân lực
Nếu như trước đây khi xem xét, đánh giá, lựa chọn nhà thầu trong các cuộcđấu thầu chủ đầu tư thường chọn nhà thầu bỏ giá thấp, giá càng thấp thì khả năngtrúng thầu càng cao mà không chú trọng đến các mặt khác và hậu quả là nhiều côngtrình kéo dài tiến độ thi công, chất lượng thấp kém ảnh hưởng nghiệm trọng đếnmọi mặt đời sống kinh tế xã hội
Vì vậy hiện nay khi xem xét, chấm thầu thì chủ đầu tư chú trọng nhiều hơn
Trang 19đến chất lượng, tiến độ Giá bỏ thầu tuy vẫn là yếu tố quan trọng nhưng không còntình trạng bỏ giá thấp hơn giá sàn đến bốn mươi phần trăm, thậm chí đến năm mươiphần trăm như trước kia Giá bỏ thầu hiện nay thường được quy định không đượcchênh lệch năm mươi phần trăm so với giá dự toán và cơ cấu giá phải hợp lý, khoahọc và phù hợp với giá cả thị trường địa phương nơi đặt dự án.
1.4.4 Cạnh tranh bằng năng lực tài chính
Hiện nay các chủ đầu tư trước khi ra quyết định còn xem xét đến khả năngứng vốn thi công và khả năng huy động vốn của nhà thầu Thực tế vừa qua cho thấytrong rất nhiều dự án, các nhà thầu đã trúng thầu nhờ có năng lực tài chính tốt
1.4.5 Cạnh tranh bằng máy móc thiết bị, công nghệ thi công
Đối với doanh nghiệp xây dựng, máy móc thiết bị được xem là bộ phận chủyếu và quan trọng nhất trong tài sản cố định của doanh nghiệp Nó là thước đo trình
độ kỹ thuật, là thể hiện năng lực hiện có đồng thời là nhân tố quan trọng góp phầntăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong đấu thầu
Trong quá trình chấm thầu năng lực về máy móc thiết bị được chủ đầu tưxem xét rất kỹ, bởi vì nó có tác động rất lớn đến chất lượng và tiến độ thi công Khiđánh giá năng lực về máy móc thiết bị và công nghệ chủ đầu tư thường đánh giá cácmặt sau:
- Tính hiện đại của thiết bị, công nghệ, biểu hiện ở các thông số như tên nhàsản xuất, nước sản xuất, năm sản xuất, model, công suất, giá trị còn lại của thiết bị
- Tính trạng đồng bộ của thiết bị, công nghệ, vì nếu thiết bị đồng bộ sẽ đảmbảo sự phù hợp gữa thiết bị, công nghệ với phương pháp sản xuất; giữa chất lượng,
độ phức tạp của sản phẩm do công nghệ đó sản xuất ra
- Tính hiệu quả: Thể hiện qua việc sử dụng máy móc thiết bị sẽ tác động nhưthế nào đến hiệu quả sản xuất kinh doanh và khả năng huy động và phát huy tối đanguồn lực về máy móc thiết bị sẵn có phục vụ cho mục đích cạnh tranh của nhàthầu
1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của doanh nghiệp
Trang 20Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là điềukiện tiên quyết quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp trên thị trường, để có đượcnăng lực cạnh tranh thì doanh nghiệp phải trải qua một quá trình xây dựng bộ máy
tổ chức, xây dựng chiến lược kinh doanh (trong đó bao gồm các chiến lược về sảnphẩm, thị trường, nhân lực, công nghệ, cạnh tranh) Việc tạo dựng môi trường bêntrong và thích ứng với môi trường bên ngoài tốt sẽ làm cơ sở cho vững chắc chodoanh nghiệp hoạt động Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanhnghiệp có thể chia làm hai nhóm:
1.5.1 Các nhân tố bên trong
Các nhân tố bên trong là các nhân tố phát sinh từ trong lòng doanh nghiệp có ảnhhưởng đến việc củng cố và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đó là:
1.5.1.1 Nguồn lực tài chính
Đây là nguồn lực quan trọng nhất và quyết định đến mọi hoạt động sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp Đối với doanh nghiệp mọi hoạt động sản xuất kinhdoanh đều là hoạt động đầu tư mang tính chất sinh lời Trong nền kinh tế thị trườngsản xuất kinh doanh hàng hóa, doanh nghiệp phải có vốn bằng tiền hay bằng nguồnlực tài chính để thực hiện được hoạt động sản xuất kinh doanh Với nguồn lực tàichính này doanh nghiệp sẽ chi cho các hoạt động như đầu tư mới, mua nguyên vậtliệu, trả lương cho công nhân
Trong đấu thầu xây dựng năng lực tài chính được xét trên hai phương diện:
- Năng lực tài chính mạnh giúp doanh nghiệp hoàn thành nhiệm vụ thi công,bảo đảm chất lượng, tiến độ và tạo niềm tin cho chủ đầu tư đồng thời nâng cao uytín, thương hiệu của nhà thầu
- Trong đấu thầu với khả năng tài chính mạnh sẽ được chủ đầu tư đánh giá cao
vì đối với các nguồn vốn không phải ngân sách nhà nước trong các hồ sơ mời thầuchủ đầu tư thường yêu cầu nhà thầu tự ứng vốn trước thi công cho đến khi có khốilượng nghiệm thu rồi mới thanh toán, do đó chỉ có những doanh nghiệp có năng lựctài chính mạnh mới đáp ứng được Mặt khác, với nguồn lực tài chính mạnh sẽ chophép doanh nghiệp quyết định ra giá bỏ thầu một cách sáng suốt và hợp lý
Trang 21Trong đấu thầu xây dựng, năng lực máy móc thiết bị là một trong những tiêuchuẩn đánh giá của chủ đầu tư, vì vậy nếu năng lực máy móc thiết bị của nhà thầucàng mạnh sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh, tăng cơ hội trúng thầu.
1.5.1.2 Nguồn nhân lực
Ngày nay, tất cả chúng ta đều biết rằng nguồn nhân lực là yếu tố cơ bản, thenchốt, có vai trò đặc biệt quan trọng trong mọi quá trình sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp Khi đánh giá nguồn nhân lực của doanh nghiệp thì chủ đầu tư thườngchú trọng đến các vấn đề:
(i) Cán bộ quản trị cấp cao (ban giám đốc) là những người có vai trò quantrọng trong việc xây dựng chiến lược, điều hành và quản lý mọi hoạt động củadoanh nghiệp Sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp phụ thuộc vào cácquyết định của họ Khi đánh giá bộ máy lãnh đạo chủ đầu tư thường quan tâm đếncác tiêu thức như kinh nghiệm lãnh đạo, trình độ quản lý doanh nghiệp, phẩm chấtkinh doanh và các mối quan hệ và xa hơn nữa là khả năng xây dựng một tập thểđoàn kết, vững mạnh, thúc đẩy mọi người hết mình cho công việc Điều này sẽ giúpdoanh nghiệp tăng thêm sức mạnh, tăng thêm năng lực cạnh tranh
(ii) Cán bộ quản trị cấp trung gian là những người đứng dưới quản trị viêncao cấp và đứng trên quản trị viên cấp cơ sở Ở vị trí này họ vừa quản trị các quảntrị viên cấp cơ sở thuộc quyền, vừa điều khiển các nhân viên khác Chức năng của
họ là thực hiện các kế hoạch và chính sách của doanh nghiệp bằng cách phối hợpthực hiện các công việc nhằm dẫn đến hoàn thành mục tiêu chung Để đánh giánăng lực trình độ của đội ngũ cán bộ cấp này chủ đầu tư thường xem xét trên cácmặt:
+ Trình độ chuyên môn, kinh nghiệm công tác, thâm niên nghề nghiệp, tácphong làm việc, sự am hiểu về kinh doanh và pháp luật
+ Cơ cấu về các chuyên ngành đào tạo phân theo trình độ qua đó cho biếttrình độ chuyên môn hoá và khả năng đa dạng hóa của doanh nghiệp Thường thìđội ngũ cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản trị và công nhân lành nghề có chuyên môn vềlĩnh vực chính của doanh nghiệp phải chiếm tỷ trọng ít nhất là 60%
Trang 22(iii) Các chuyên viên, đây là một trong những khác biệt so với các ngànhkhác Họ là những người không làm quản lý mà chỉ làm nhiệm vụ chuyên môn đơnthuần Đó là những kỹ sư, cử nhân trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất kinhdoanh như lập dự toán, giám sát thi công và vai trò của họ cũng rất quan trọng.Chẳng hạn như cá nhân người kỹ sư giám sát thi công có quyền quyết định mọi vấn
đề trong quá trình thi công một hạng mục mà họ được phân công, quyết định của họ
có ảnh hưởng đến tiến độ thi công công trình
(iv) Cán bộ quản trị cấp cơ sở, công nhân là đội ngũ các nhà quản trị ở cấpcuối cùng trong hệ thống cấp bậc của các nhà quản trị một doanh nghiệp Thôngthường họ là những đốc công, tổ trưởng, trưởng ca Nhiệm vụ của họ là hướng dẫn,đôn đốc, điều khiển công nhân hoàn thành các công việc hàng ngày theo tiến độ kếhoạch để đưa đến hoàn thành mục tiêu chung của cả doanh nghiệp Đây là đội ngũquản trị viên lãnh đạo lực lượng lao động trực tiếp, tạo nên sức mạnh tổng hợp củadoanh nghiệp qua khía cạnh như chất lượng, tiến độ thi công Và cuối cùng là là độingũ lao động với trình độ tay nghề cao, có khả năng sáng tạo trong công việc, họchính là những người thực hiện những ý tưởng, chiến lược của các quản trị cấp cao,tạo nên năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
(v) Một vấn đề mà chủ đầu tư quan tâm là khả năng huy động lực lượng côngnhân kịp thời về số lượng và chất lượng để phục vụ cho quá trình thi công côngtrình Đây là việc rất khó vì khác với các ngành sản xuất khác trong ngành xâydựng, nhu cầu sử dụng công nhân tuỳ thuộc vào tiến độ thi công, số lượng không ổnđịnh, có khi chỉ cần vài chục công nhân nhưng có khi phải huy động hàng trăm,thậm chí hàng ngàn công nhân vào phục vụ dự án
1.5.1.3 Hoạt động Marketing
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, Marketing là một công cụ cạnh tranhđóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng thị trường, tăng doanh thu, hiệu quả củadoanh nghiệp Một doanh nghiệp nếu xây dựng được chiến lược marketing và biếtcách sử dụng nó trong những tình huống, thời điểm thích hợp thì sẽ giúp doanhnghiệp đó giữ được ưu thế trên thị trường so với các đối thủ cạnh tranh
Trang 23Trong lĩnh vực xây dựng, do đặc thù sản phẩm của các doanh nghiệp ngànhnày là không thể đưa sản phẩm ra thị trường cho khách hàng lựa chọn như cácngành công nghiệp khác được mà chủ yếu dựa vào danh tiếng, thương hiệu, chấtlượng của của những công trình đã thi công để khách hàng xem xét và tìm đến yêucầu sản xuất sản phẩm Sự cạnh tranh trực tiếp giữa các doanh nghiệp xây dựng chủyếu là sự so sánh về thành tích, về thương hiệu Thành tích và thương hiệu củadoanh nghiệp càng lớn thì khả năng trúng thầu của doanh nghiệp càng cao Do đótrước khi đấu thầu cần phải làm tốt công tác quảng cáo, tiếp thị để nâng cao mức độtin cậy của chủ đầu tư với doanh nghiệp, từ đó góp phần vào việc nâng cao khảnăng trúng thầu.
1.5.1.4 Khả năng liên danh, liên kết
Khả năng liên danh, liên kết là sự kết hợp giữa hai hay nhiều pháp nhân kinh
tế để tạo thành một pháp nhân mới nhằm tăng sức mạnh tổng hợp về năng lực kinhnghiệm, tài chính và thiết bị công nghệ, giúp doanh nghiệp phát huy điểm mạnh,khắc phục điểm yếu nâng cao năng lực cạnh tranh
Đối với những dự án, công trình có quy mô lớn, những yêu cầu kỹ thuật đôikhi vượt quá khả năng của doanh nghiệp thì để tăng khả năng trúng thầu các doanhnghiệp thường liên danh, liên kết với nhau để tăng năng lực của mình trên thịtrường Đây là một trong những giải pháp quan trọng và phù hợp nhất, qua đódoanh nghiệp có khả năng đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về công nghệ, mức độ phứctạp cũng như quy mô của công trình, của dự án
1.5.1.5 Trình độ và công tác tổ chức lập hồ sơ dự thầu
Đây là công việc hết sức quan trọng vì khả năng cạnh tranh trong đấu thầuphụ thuộc trực tiếp vào trình độ lập hồ sơ dự thầu Nhà thầu có thể bị loại ngay từvòng đầu do hồ sơ không đảm bảo yêu cầu Do đó chất lượng hồ sơ thầu là mộttrong những tiêu chí cơ bản quyết định nhà thầu có trúng hay không Việc tổ chứclập hồ sơ dự thầu đòi hỏi phải trải qua các bước sau:
Trước tiên là nghiên cứu hồ sơ mời thầu, đây là bước quan trọng nhất quyếtđịnh sự thành công hay thất bại của nhà thầu khi tham gia đấu thầu, vì vậy công
Trang 24việc này đòi hỏi phải tiến hành một cách tỷ mỷ, nghiêm túc, đầy đủ các nội dungtrong hồ sơ mời thầu Yêu cầu phải nắm được tính chất, quy mô, phạm vi đấu thầu,mức độ phức tạp về kỹ thuật, các yêu cầu về tiến độ thi công, thời hạn hoàn thành,nguồn vốn đầu tư, phương thức thanh toán, các thông tin về cơ quan tư vấn, giámsát,
Đồng thời tiến hành tìm hiểu môi trường đấu thầu, khảo sát hiện trạng mặtbằng thi công, lập phương án thi công, xây dựng giá dự thầu Việc tìm hiểu môitrường đấu thầu bao gồm việc tìm hiểu các điều kiện về thi công, vị trí địa lý, điềukiện địa hình địa chất, giao thông vận tải, thông tin liên lạc, điều kiện cung ứng vật
tư, nguyên liệu, giá cả thị trường, khả năng khai thác nguyên vật liệu tại chỗ, laođộng phổ thông, khả năng về cung cấp lương thực, thực phẩm, môi trường thiênnhiên và các điều kiện kinh tế xã hội của dự án những điều kiện này ảnh hưởngtrực tiếp đến phương án thi công và giá thành công trình Vì thời gian chuẩn bị hồ
sơ dự thầu rất ngắn nên để khảo sát và xử lý hàng loạt số liệu, thông tin nói trên đòihỏi nhà thầu phải có một đội ngũ cán bộ lập hồ sơ dự thầu có trình độ chuyên môn,
có kinh nghiệm và am hiểu kỹ càng tất cả các lĩnh vực
Công việc cuối cùng, sau khi tiến hành điều tra, khảo sát, xử lý tất cả các vấn
đề có liên quan là công tác xác định giá dự thầu, đây là công việc quan trọng, phứctạp quyết định đến việc trúng thầu, do đó công việc này đòi hỏi phải do một bộ phậnchuyên nghiệp thực hiện với sự phối hợp chặt chẽ nhịp nhàng và kịp thời của các bộphận chuyên môn khác
1.5.2 Các nhân tố bên ngoài
Cùng với các nhân tố bên trong như đã phân tích ở phần trên, thì các yếu tốbên ngoài cũng có ảnh hưởng rất lớn đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.Các nhân tố bên ngoài tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp rất nhiều,nhưng trong khuôn khổ luận văn này chỉ xét những nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp,
đó là các nhân tố sau:
1.5.2.1 Môi trường pháp lý
Môi trường pháp lý bao gồm luật và các văn bản dưới luật Luật gồm có luật
Trang 25trong nước và luật quốc tế, các văn bản dưới luật cũng vậy, có những quy định doChính phủ Việt Nam ban hành, có những quy định do các tổ chức quốc tế (WTO,AFTA, ASEAN) ban hành mà các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia vào hộinhập và toàn cầu hoá phải tuân theo Mọi quy định và luật lệ trong hợp tác kinhdoanh quốc tế đều có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động kinh doanh, nótác động trực tiếp đến mọi phương diện như tín dụng, thuế, chống độc quyền, bảo
hộ, ưu đãi, bảo vệ môi trường, những chính sách này khi tác động lên nền kinh tế
sẽ ra cơ hội cho doanh nghiệp này nhưng đồng thời cũng sẽ tăng nguy cơ cho doanhnghiệp khác
Sự ổn định của môi trường pháp lý cũng như sự ổn định chính trị sẽ là mộtnhân tố thuận lợi tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển, làm tăng khả năng cạnhtranh của doanh nghiệp đồng thời góp phần làm tăng khả năng cạnh tranh của quốcgia Ngược lại, doanh nghiệp sẽ gặp phải nhiều khó khăn khi phải đối diện vớinhững thay đổi liên tục của pháp luật, dẫn đến suy yếu năng lực cạnh tranh củadoanh nghiệp
1.5.2.2 Chủ đầu tư
Chủ đầu tư (hay còn gọi là bên mời thầu) là người sở hữu vốn hoặc đượcgiao trách nhiệm thay mặt chủ sở hữu, người vay vốn trực tiếp quản lý và thực hiện
dự án Vì vậy có thể xem chủ đầu tư là cơ quan chịu trách nhiệm toàn diện các vấn
đề liên quan đến dự án trước pháp luật, là người trực tiếp quyết định và lựa chọn hồ
sơ dự thầu của doanh nghiệp Do vậy, chủ đầu tư có ảnh hưởng rất lớn đến cácdoanh nghiệp tham gia đấu thầu xây dựng
Theo Luật đấu thầu thì bên mời thầu có quyền lựa chọn nhà thầu trúng hoặchuỷ bỏ kết quả lựa chọn theo quy định của pháp luật về đấu thầu Việc bên mời thầu
tự thực hiện hay lựa chọn tư vấn lập hồ sơ mời thầu, chọn tư vấn đánh giá hồ sơ dựthầu có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thắng thầu của doanh nghiệp Họ có thể đưa
ra những yêu cầu mà chỉ có một vài doanh nghiệp định trước mới thắng thầu được
Trong quá trình đấu thầu, bên mời thầu có quyền yêu cầu các các bên dự thầucung cấp các thông tin cần thiết phục vụ cho việc lựa chọn nhà thầu Nếu bên mời
Trang 26thầu có tinh thần trách nhiệm cao, trình độ chuyên môn nghiệp vụ tốt sẽ tạo nêncạnh tranh lành mạnh trong đấu thầu và từ đó sẽ lựa chọn ra được nhà thầu tốt nhất,ngược lại dễ tạo ra sự quan liêu, tiêu cực trong đấu thầu.
1.5.2.3 Các đối thủ cạnh tranh
Khi doanh nghiệp tham gia dự thầu cũng có nghĩa là doanh nghiệp phải thamgia vào cuộc cạnh tranh công khai trên thị trường, trong đó các đối thủ cạnh tranh lànhân tố ảnh hưởng trực tiếp nhất đến khả năng trúng thầu của doanh nghiệp Mức
độ cạnh tranh quyết liệt hay không phụ thuộc vào năng lực và số lượng nhà thầutham gia Để giành chiến thắng thì doanh nghiệp bắt buộc phải vượt qua được tất cảcác đối thủ trong tham dự cuộc đấu thầu, muốn vậy doanh nghiệp phải đảm bảo cónăng lực vượt trội hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh Do đó, yêu cầu doanh nghiệpphải coi trọng công tác thu thập thông tin và tiến hành nghiên cứu các đối thủ cạnhtranh trong quá trình đấu thầu, tìm hiểu điểm mạnh, điểm yếu để có biện pháp đốiphó
về chất lượng và giá cả phải ổn định trong thời gian dài Nếu các nhà cung cấp tănggiá hoặc giao vật liệu kém phẩm chất thì chất lượng và giá thành công trình sẽ bịảnh hưởng, dẫn đến lợi nhuận và uy tín của doanh nghiệp sẽ giảm, điều này đồngnghĩa với việc năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ bị giảm sút và cơ hội thắngthầu cũng giảm đi
Vì vậy, để việc cung cấp vật tư, nguyên liệu đúng hạn và đảm bảo yêu cầuchất lượng thì doanh nghiệp cần phải tiến hành lựa chọn nhà cung cấp một cách cẩnthận Tức là phải điều tra các điều kiện và hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà
Trang 27cung cấp đó có phù hợp với mình hay không, mặt khác không ngừng củng cố mốiquan hệ tốt đẹp với các nhà cung ứng, cùng nhau giải quyết những khó khăn trongquá trình thực hiện hợp đồng, tạo niềm tin cho nhau Ngoài ra, nếu có điều kiện cácdoanh nghiệp xây dựng đầu tư xây dựng các nhà máy sản xuất vật liệu xây dựngnhư gạch, đá, xi măng như vậy doanh nghiệp sẽ chủ động hơn trong quá trình thicông và hiệu quả mang lại sẽ lớn hơn.
1.6 Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng
Hiện nay chưa thấy có tài liệu nào đưa ra các tiêu chí để đánh giá năng lựccạnh tranh của doanh nghiệp trong lĩnh vực xây lắp Qua nghiên cứu hồ sơ mời thầucủa các chủ đầu tư thì thường nhận thấy chủ đầu tư thường căn cứ vào các chỉ tiêu
cơ bản sau đây để đánh giá năng lực của doanh nghiệp trong đấu thầu xây dựng:
1.6.1 Tỷ lệ/hệ số trúng thầu
Chỉ tiêu này phản ánh một cách khái quát tình hình dự thầu và kết quả đạtđược của doanh nghiệp bằng cách đánh giá được hiệu quả, chất lượng của việc dựthầu trong năm, quy mô và giá trị hợp đồng trúng thầu thông qua đó có thể đánh giánăng lực của doanh nghiệp đó, việc đánh giá được tính bằng công thức sau:
Trong đó: - TA: là tỷ lệ trúng thầu theo số lần tham gia đấu thầu
- DAtt: là số lượng dự án (hay số gói thầu) trúng thầu trong năm
- DA dt: là số lượng dự án (hay số gói thầu) dự thầu trong năm
1.6.2 Lợi nhuận đạt được
Đây là một chỉ tiêu tổng hợp, nó phản ánh kết quả kinh doanh của doanhnghiệp nhưng đồng thời nó cũng phản ánh năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
đó Khi đánh giá chỉ tiêu này thông thường chủ đầu tư xem xét lợi nhuận của doanhnghiệp qua nhiều năm (từ 3 - 5 năm), tính tốc độ tăng trưởng lợi nhuận hàng nămđồng thời kết hợp với việc đánh giá chỉ tiêu về giá trị sản lượng xây lắp hoàn thànhtrong năm Nếu giá trị xây lắp hoàn thành tăng mà lợi nhuận không tăng thì có thể
là hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chưa đạt yêu cầu hoặc cũng có
Trang 28thể là doanh nghiệp vận dụng chiến lược giá thấp để đạt mục tiêu giải quyết công ănviệc làm hay mở rộng thị trường Do đó, các doanh nghiệp cần lưu ý thuyết minh,giải thích rõ thêm phần này trong các hồ sơ năng lực của mình.
1.6.3 Chất lượng sản phẩm
Chất lượng sản phẩm là yếu tố cấu thành quan trọng hàng đầu của năng lựccạnh tranh của sản phẩm, mà năng lực cạnh tranh của sản phẩm là yếu tố cấu thànhnăng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Chính vì lẽ đó mà chất lượng sản phẩm làtiêu chí để xem xét năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Chất lượng của sản phẩm
là tổng hợp các đặc tính của nó theo yêu cầu của sản phẩm, của quá trình xây dựnghoặc tiện nghi phục vụ, vì vậy chất lượng sản phẩm vừa phải tuân theo các quyphạm kỹ thuật vừa phải thoả mãn nhu cầu mong muốn của con người
Trong lĩnh vực xây dựng thì chất lượng sản phẩm chính là chất lượng côngtrình, nó biểu hiện thông qua tính năng, tuổi thọ, an toàn, bền vững, tính kỹ thuật,
mỹ thuật, kinh tế và bảo vệ môi trường của công trình Vì sản phẩm của ngành xâydựng không thể sản xuất ra sẵn để bán cho khách hàng được nên để đánh giá chấtlượng sản phẩm của nhà thầu thì chủ đầu tư thường căn cứ vào những công trìnhnhà thầu đã thi công (thông qua bảng danh mục những công trình đã thực hiện mànhà thầu thống kê theo yêu cầu bắt buộc trong hồ sơ năng lực của mình)
1.6.4 Cơ sở vật chất, kỹ thuật công nghệ
Cơ sở vật chất, kỹ thuật là yếu tố cơ bản góp phần tạo nên năng lực cạnhtranh của doanh nghiệp Nhóm này bao gồm nhà xưởng, hệ thống kho tàng, hệthống cung cấp năng lượng, kỹ thuật công nghệ thi công Tóm lại, đây là chỉ tiêutổng hợp của các yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng, biện pháp thi công và tiến độ thicông công trình Nó đóng vai trò quan trọng trong công tác đấu thầu, là yếu tố quyếtđịnh đến chất lượng công trình, giúp giảm chi phí nâng cao hiệu quả kinh tế nóđược thể hiện qua mức độ đáp ứng các yêu cầu sau:
- Về mặt kỹ thuật, nó đòi hỏi nhà thầu phải đưa ra các giải pháp và biện phápthi công, sử dụng máy móc thiết bị một cách hợp lý và khả thi nhất (được nêu cụ thểtrong hồ sơ mời thầu), từ đó đưa ra được sơ đồ tổ chức hiện trường, bố trí nhân lực,
Trang 29các biện pháp về bảo đảm an toàn lao động và vệ sinh môi trường.
- Về tiến độ thi công, đây là khoảng thời gian cần thiết để nhà thầu hoàn thành
dự án, với yêu cầu là tiến độ thi công được bố trí sao cho phải hết sức khoa họcnhằm sử dụng tối đa các nguồn nhân lực sẵn có của nhà thầu và mang tính khả thicao, đảm bảo tổng tiến độ quy định trong hồ sơ mời thầu và tính hợp lý về tiến độhoàn thành giữa các hạng mục liên quan Tiến độ thi công được quy định cụ thểtrong hồ sơ mời thầu, khi lập tiến độ thi công thì nhà thầu cần phải tiến hành khảosát, nghiên cứu kỹ lưỡng địa bàn thi công, mặt bằng thi công, nguồn gốc nguyên vậtliệu, từ đó có thể sắp xếp thi công các hạng mục, các công việc một cách hợp lýnhất để đưa ra được tổng thời gian thi công ngắn nhất Nếu thời gian thực hiện dự
án càng dài thì chỉ tiêu này rất được coi trọng vì mục đích của một dự án không phảiphục vụ cho một cá nhân mà chủ yếu nhằm mục đích phục vụ công cộng, đáp ứngnhu cầu sản xuất kinh doanh hoặc phát triển của một doanh nghiệp, một ngành haymột địa phương nào đó, do đó vấn đề này được chủ đầu tư đánh giá rất cao
1.6.5 Kinh nghiệm và năng lực thi công
Đây cũng là một trong những chỉ tiêu xác định điều kiện đảm bảo nhà thầuđược tham gia cạnh tranh đấu thầu trong mỗi dự án, hầu như các chủ đầu tư khi pháthành hồ sơ mời thầu đều có yêu cầu về tiêu chuẩn này Tiêu chuẩn này được thểhiện năng lực hiện có của nhà thầu trên các mặt:
- Kinh nghiệm đã thực hiện các dự án có yêu cầu kỹ thuật ở vùng địa lý vàhiện trường tương tự Ví dụ doanh nghiệp có bao nhiêu năm kinh nghiệm trong lĩnhvực xây dựng dân dụng? Bao nhiêu năm trong lĩnh vực cầu đường, thủy lợi, thuỷđiện, hay kinh nghiệm thi công ở miền núi, đồng bằng, nơi có địa chất phức tạp
- Số lượng và trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ, công nhân viên trựctiếp thực hiện dự án
1.6.6 Năng lực tài chính
Năng lực tài chính là yếu tố rất quan trọng để xem xét tiềm lực của doanhnghệp mạnh yếu như thế nào Trong lĩnh vực xây dựng, để đánh giá về năng lực tàichính của nhà thầu chủ đầu tư thường đánh giá thông qua một số các chỉ tiêu cơ bản
Trang 30- Tỷ lệ tổng nợ trên tổng tài sản (%) D/A = Tổng nợ/Tổng tài sản
- Thu nhập trên đầu tư ROA (%) = Lợi nhuận ròng/ Tổng tài sản
- Thu nhập trên vốn chủ ROE (%) = Lợi nhuận ròng/ Vốn CSH
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu tham khảo và tổng kết thực tiễn, Luận văn
đã hệ thống và khái quát hóa các nội dung cơ bản như: đấu thầu, các vấn đề cơ bảnliên quan đến đấu thầu, cạnh tranh, năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng,các công cụ cạnh tranh, các nhân tố ảnh hưởng và các tiêu chí đánh giá đến năng lựccạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của doanh nghiệp,
Những nội dung nói trên là tiền đề, cơ sở lý luận dùng để tiến hành phân tích
và đánh giá năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của Công ty Cổ phần Đầu
tư Xây dựng Công trình Đô thị Đà Nẵng trong chương 2 và là cơ sở để đề xuất giảipháp trong chương 3
Trang 31CHƯƠNG 2 NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG ĐẤU THẦU XÂY DỰNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
ĐÔ THỊ ĐÀ NẴNG2.1 Giới thiệu về Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Công trình Đô thị Đà Nẵng
+ Tên giao dịch của Công ty: Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Công trình
Đô thị Đà Nẵng
+ Trụ sở chính : 26 Trần Bình Trọng – thành phố Đà Nẵng.+ Điện thoại : 0511- 3821222
+ Giấy đăng ký kinh doanh : Số 0400101193 ngày 20/4/2009
+ Quan hệ tài chính : Ngân hàng TMCP Công thương VN chi nhánh
Đà Nẵng
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Tiền thân của Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Công trình Đô thị Đà Nẵngngày nay là đội sửa chữa xuyên các tuyến đường nội thành trong thành phố ĐàNẵng Đội được thành lập sau ngày giải phóng và trực thuộc Công ty giao thông vậntải Quảng Nam - Đà Nẵng Đội có nhiệm vụ: Sửa chữa, duy tu, bảo dưỡng đườngnội thành, thi công các công trình, đường xá, cầu cống, mương thoát nước, vỉa hè.Cùng với thời gian và tính hoạt động hiệu quả của đội, đội ngày càng phát triểnvững mạnh với các công trình được phân bố theo kế hoạch của nhà nước giao, hoànthành xuất sắc và đạt chất lượng cao, đúng tiến độ thi công Do đó, ngày 9/4/1980theo Quyết định số 860 của UBND tỉnh QNĐN đổi thành Xí nghiệp công trình giaothông ĐN Xí nghiệp có con dấu, hoạch toán tài chính độc lập, được mở tài khoảntại ngân hàng, số công nhân viên trên 120 người
Đến năm 1992, lúc này quy mô hoạt động được mở rộng hơn tạo được uy tínvới khách hàng Để đáp ứng tình hình phát triển chung của TPĐN cùng với quy mô
và khả năng tài chính của Xí nghiệp
Trang 32Ngày 9/10/1992 theo quyết định số 2898/ QĐ- UB của UBND tỉnh QNĐN
đã chính thức thành lập doanh nghiệp Nhà nước có tên Công ty Công trình Đô thị
ĐN -DN hạng 3, trụ sở tại 26 Trần Bình Trọng Đến năm 2000 với thực lực về tàichính và sự phát triển vững mạnh được Nhà nước xếp DN hạng 2
Ngày 05/12/2008 UBND thành phố Đà Nẵng đã có Quyết định số10090/QĐ-UBND phê duyệt phương án cổ phần hóa và chuyển đổi Công ty Côngtrình Đô thị Đà Nẵng thành Công ty cổ phần và chính thức đi vào hoạt động từ ngày21/4/2009 theo Giấy phép đăng ký kinh doanh số 0400101193 đăng ký lần đầu ngày20/4/2009 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Đà Nẵng cấp
Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Công trình Đô thị thành phố Đà Nẵng làmột doanh nghiệp cổ phần hoạt động độc lập với đội ngũ kỹ sư, cán bộ quản lýnhiều năm kinh nghiệm trong công tác thi công và quản lý tài chính, huy động vốn
và điều hành thi công công trình cùng với lực lượng công nhân lành nghề và nhiệttình trong công việc Trong những năm qua Công ty đã thắng thầu và nhận thầunhiều công trình, có nhiều công trình với số vốn lên hàng trăm tỷ đồng, đảm bảochất lượng và tiến độ thi công, doanh thu của Công ty không ngừng tăng thêm theonhiều năm, đảm bảo thường xuyên cho đời sống công nhân viên trong Công ty cóthu nhập ổn định và tạo điều kiện thêm cho người lao động tại địa phương
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Công ty
Chức năng kinh doanh theo Giấy phép đăng ký kinh doanh số 0400101193đăng ký lần đầu ngày 20/4/2009 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Đà Nẵng cấpgồm:
Xây dựng giao thông
Xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp
Xây dựng thuỷ lợi
Xây dựng các công trình cảnh quan, trồng cây xanh
Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và khai thác quỹ đất
San lấp mặt bằng và những công trình khác
Trang 33 Xây dựng cơ sở hạ tầng các khu dân cư.
Thí nghiệm kiểm tra chất lượng công trình
Sản xuất gạch các loại, ống bê tông ly tâm, bê tông nhựa
Mặt khác, Công ty thực hiện nguyên tắc phân quyền có kiểm soát, điều hànhviệc sản xuất kinh doanh trên cơ sở thực hiện quyền làm chủ tập thể của cán bộcông nhân viên Bảo đảm an toàn sản xuất kinh doanh, bảo vệ môi trường sinh thái,giữ vững an ninh, chính trị, trật tự xã hội
Mục tiêu cơ bản của Công ty là các công trình được thi công phải đảmbảo chất lượng, kỹ mỹ thuật, đúng tiến độ, được Chủ đầu tư và người dântại các Khu dân cư khen ngợi và bằng lòng
2.1.3 Quyền hạn
- Công ty là một doanh nghiệp cổ phần, thực hiện chế độ hoạch toán độc lập
tự chủ về tài chính, có tư cách pháp nhân, được mở tài khoản tại các ngân hàng,được sử dụng con dấu riêng Địa bàn hoạt động rộng trong thành phố Đà Nẵng vàmột số tỉnh lân cận
- Công ty được quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, tuyển dụng, đào tạo, khenthưởng, kỹ luật thôi việc, bố trí công việc theo quy chế tại Công ty và chế độ hiệnhành
- Công ty được quyền ký kết các hợp đồng kinh tế theo luật định
- Công ty được quyền giao dịch với ngân hàng về vay vốn theo quy định củapháp luật hiện hành
2.1.4 Cơ cấu tổ chức bộ máy Công ty
Cơ cấu, bộ máy của Công ty được tổ chức hoạt động theo mô hình như sơ đồ2.1 Toàn công ty gồm có chủ tịch hội đồng quản trị kiêm giám đốc và hai phó giámđốc giúp việc, 03 phòng chức năng, một xí nghiệp khai thác đá, một xí nghiệp thicông cơ giới, và 09 đội sản xuất
Mỗi phòng có chức năng và nhiệm vụ khác nhau để hỗ trợ nhau một cáchhiệu quả cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Mỗi phòng đều có một cơcấu đồng nhất với nhau trong công việc để tạo được hiệu quả cao nhất, đảm bảo sự
Trang 34nhất trí, hoà hợp trong mối liên hệ giữa cấp trên với cấp dưới Những phòng nàyđược giao nhiệm vụ tham mưu cho lãnh đạo tương ứng ở các công việc thu thập và
xử lý thông tin, lập dự án Sau đó trình dự án cho người lãnh đạo cao nhất Ngườilãnh đạo khi đó mới quyết định lựa chọn và truyền đạt cho các bộ phận thừa hànhtrực tiếp dưới quyền
XN thi công cơ giới
Trang 35Trong quá trình đấu thầu để dành thắng lợi thì doanh nghiệp phải huy độngtoàn bộ các nguồn lực của mình như tài chính, thiết bị công nghệ, marketing, nguồnnhân lực, tổ chức quản lý để tạo ra lợi thế cạnh tranh của mình so với doanhnghiệp khác trong quá trình dự thầu Vì vậy khi đánh giá năng lực cạnh tranh trongđấu thầu xây dựng của doanh nghiệp thì phải đánh giá toàn bộ các nguồn lực củadoanh nghiệp đó và việc đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực của doanh nghiệpcũng chính là giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu.
Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh trong đấu thầu đó là cácnăng lực về tài chính, chất lượng công trình, tiến độ thi công, thiết bị công nghệ, kỹnăng xây dựng hồ sơ dự thầu, marketing, tổ chức quản lý, nguồn nhân lực, củadoanh nghiệp Trong quá trình cạnh tranh, doanh nghiệp sử dụng tổng hợp toàn bộcác năng lực đó để tạo ra lợi thế của mình so với các đối thủ cạnh tranh khác nhằmthoả mãn tối đa đòi hỏi của thị trường
Hiện nay yêu cầu của khách hàng ngày càng cao và đa dạng, sự cạnh tranhcủa các doanh nghiệp ngày càng trở nên gay gắt, khốc liệt Vì vậy, để tồn tại và pháttriển bền vững thì doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao năng lực của mìnhnhằm tạo ra ưu thế về mọi mặt như giá cả, chất lượng công trình, tiến độ thi công,biện pháp thi công
2.2.1 Công tác tổ chức đấu thầu (liên quan đến kỹ năng xây dựng hồ sơ dự thầu
và tham gia đấu thầu bao gồm các yếu tố về định giá dự thầu, nguồn nhân lực, giải pháp thi công …)
(Nguồn: Phòng Kế hoạch, tổ chức, kinh doanh Công ty)
- Bằng cách áp dụng công thức (1.1) đã trình bày ở chương 1:
Trang 362.2.1.2 Thị phần, sản phẩm của doanh nghiệp:
Hiện nay hầu hết toăn bộ câc công trình mă công ty trúng thầu đang thi côngđều tập trung trín địa băn thănh phố Đă Nẵng
Bảng 2.2: Cơ cấu thị phần của Công ty tại thị trường thănh phố Đă Nẵng
ĐVT: Tỷ VNĐ
Giâ trị % Giâ trị % Giâ trị %
Giâ trị xđy lắp của Công ty 188 5,5 180 4,9 166 3,5Giâ trị xđy lắp toăn thănh phố 3.446 100 3.606 100 4.677 100
(Nguồn: Trích Bâo câo tăi chính của công ty vă Quyết định của UBND thănh phố
Đă Nẵng V/v giao chỉ tiíu kế hoạch phât triển kinh tế - xê hội, quốc phòng - an ninh vă dự toân thu chi ngđn sâch nhă nước qua câc năm 2008 - 2010)
Giâ trị xđy lắp giảm dần qua câc năm lă do số lượng gói thầu công ty trúngthầu giảm dần qua câc năm mă một trong những nguyín nhđn chính lă do năng lựctăi chính vă đội ngũ cân bộ lăm công tâc xđy dựng hồ sơ dự thầu còn yếu kĩm Một
Trúng thầ u 27,3%
Trượ t thầ u 72,7%
Trang 37phần khác là do các công trình về giao thông (lĩnh vực tham gia chủ yếu của Côngty) của thành phố giảm mặt dù giá trị xây lắp tăng.
Các số liệu ở các bảng trên cho thấy thị phần công ty giảm dần trong khi đótốc độ phát triển về xây dựng trong những năm qua tại khu vực này tăng rất mạnh.Chứng tỏ năng lực của công ty vẫn chưa đủ mạnh để khai thác hết nhu cầu thịtrường và sử dụng hết chức năng của mình
Công tác đấu thầu của công ty hiện nay được tiến hành theo các trình tự sau:tìm hiểu thông tin (về sản phẩm, đối thủ cạnh tranh…), nghiên cứu hồ sơ mời thầu,tham dự sơ tuyển, lập hồ sơ dự thầu, nộp và tham gia mở thầu, thương thảo và kýkết hợp đồng Qua nghiên cứu thực tế một số gói thầu mà công ty trúng và trượtthầu cho thấy, việc lập giá dự toán nhiều khi còn chưa hợp lý dẫn đến trượt thầu do
bỏ giá quá cao hoặc nhiều khi trúng thầu nhưng hiệu quả thấp do bỏ giá quá thấp.Đặc biệt là chưa chủ động tăng, giảm giá linh hoạt cho phù hợp với tình hình trướccác cuộc mở thầu Nguyên nhân là do trong quá trình lập dự toán chủ yếu thườngdựa vào các tiêu chuẩn định mức sẵn có, chưa kết hợp áp dụng các kinh nghiệm thicông thực tế, chưa nghiên cứu kỹ đối thủ cạnh tranh nên có hạng mục giá thành quácao hoặc ngược lại quá thấp
2.2.2 Về chất lượng, kỹ thuật - công nghệ xây dựng công trình
Chất lượng công trình là yếu tố quan trọng trong quá trình xem xét đánh giá
hồ sơ dự thầu của Chủ đầu tư vì vậy nó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng trúng thầucủa Công ty Ý thức được vấn đề này nên Công ty luôn coi trọng và không ngừngtăng cường áp dụng các biện pháp kỹ thuật và sử dụng đội ngũ công nhân tay nghềcao để nâng cao chất lượng công trình, giảm chi phí Công ty đã xây dựng quy trìnhgiám sát tiến độ thi công để nhằm giám sát và ngăn ngừa tình trạng thi công kémchất lượng, không đúng theo yêu cầu thiết kế kỹ thuật
Nhìn chung phần lớn các công trình đều đáp ứng được kỹ thuật, chất lượngtheo yêu cầu của tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN, TCN) nói chung và của chủ đầu tưnói riêng, tuy nhiên chất lượng quản lý ở 1 số khâu nhiều khi còn sai sót, chưa đảmbảo, chưa thành lập tổ giám sát, đánh giá về tiến độ, chất lượng thi công tại công ty
Trang 38và trên công trường, vì vậy một số hạng mục chủ đầu tư yêu cầu dỡ bỏ, làm lại dẫnđến tăng chi phí, chậm tiến độ.
Về công nghệ thi công thì hiện nay các dự án xây dựng ở Việt Nam đều yêucầu thi công theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN, TCN) và hệ thống tiêu chuẩn củaASSHTO (Hiệp hội các viên chức ôtô và vận tải Hoa Kỳ) Đội ngũ kỹ sư và côngnhân của Công ty nắm vững và sử dụng thành thạo công nghệ thi công theo 2 quytrình trên Tuy nhiên qua khảo sát các hồ sơ mời thầu ở một số dự án có vốn đầu tưnước ngoài hoặc dự án theo yêu cầu của nhà tài trợ, chủ đầu tư có một số tiêu chuẩn
và quy trình thi công khác mà Công ty chưa nắm vững như BS của Anh, BPEL củaPháp hoặc Aus Road của Australia Vì vậy đội ngũ kỹ thuật cần được đào tạo đểtham gia những gói thầu này, đồng thời tìm kiếm cơ hội mở rộng thị trường đối vớinhững dự án đấu thầu quốc tế
2.2.3 Về tiến độ thi công
Đây cũng là một nhân tố quan trọng trong cạnh tranh đấu thầu xây dựng, đốivới sản phẩm xây dựng, do một số yêu cầu về kỹ thuật không cho phép rút ngắnthời gian như các sản phẩm của các ngành khác được, muốn đảm bảo chất lượngcông trình thì phải có thời gian, chẳng hạn như sau khi đổ bêtông phải chờ một thờigian nhất định để đảm bảo độ đông kết, độ ổn định mới có thể thi công tiếp côngđoạn tiếp theo Do đó khi xây dựng tiến độ thi công bộ phận lập hồ sơ dự thầu cầnphải tính toán khoa học và chính xác Thiết kế tiến độ càng rút ngắn càng tốt nhưngphải đảm bảo sự phối hợp giữa máy móc thiết bị và nhân công hợp lý, hiệu quả
2.2.4 Tình hình tài chính
Bảng 2.3: Số liệu về tài chính
Năm Chỉ tiêu 2007 2008
SS (%) 2009
SS (%) 2010
SS (%)
Doanh thu 241.417 227.345 94 235.227 103 182.009 77Lợi nhuận sau thuế 5.001 4.652 93 3.028 65 288 10Vốn chủ sở hữu 12.922 20.105 156 23.727 118 22.310 94
Bảng 2.4: Phân tích khối bảng cân đối kế toán năm 2008, 2009, 2010
Trang 39Tài sản lưu
động 214.946.347 188.529.841 144.553.067 96,4 95,4 95,2Tài sản cố
VỐN
Vay ngắn hạn 33.293.584 23.252.680 17.011.252 14,9 11,8 11,2Phải trả cho
người bán 17.686.592 11.920.183 7.351.142 7,9 6,0 4,8Người mua trả
tiền trước 102.131.721 113.049.938 67.481.611 45,8 57,2 44,4Thuế và các
khoản phải
Phải trả CNV 3.832.738 4.731.824 4.438.048 1,7 2,4 2,9Phải trả, phải
nộp khác 38.817.026 16.867.342 32.248.480 17,4 8,5 21,2
Nợ ngắn hạn 198.996.913 172.148.709 128.629.467 89,2 87,1 84,7
Trang 40Bình thường (ngàn đồng) Khối(%)
Tổng nợ 201.872.788 173.944.762 129.568.465 90,5 88,0 85,3Nguồn vốn
kinh doanh 16.122.073 17.872.720 15.925.673 7,2 9,0 10,5Quỹ đầu tư
Quỹ dự phòng
tài chính 1.844.156 2.211.490 1.964.034 0,8 1,1 1,3Quỹ khen
tỷ lệ này phải là 20% Công ty cần phải có kế hoạch đầu tư để tăng dần cơ cấu vốnlên đến mức hợp lý
Bảng 2.5: Phân tích chỉ số bảng cân đối kế toán năm 2008, 2009, 2010
động khác 4.880.247 35.558 491.159 100,0 0,7 10,1
Tài sản lưu
động 214.946.347 188.529.841 144.553.067 100,0 87,7 67,3Tài sản cố
định 8.045.118 9.150.879 7.306.272 100,0 113,7 90,8