Hiệu quả đạt được

Một phần của tài liệu Thực trạng đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước tỉnh Hải Dương (Trang 34 - 37)

Để đánh giá chính xác hoạt động đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước không những chỉ xem xét kết quả đã đạt được sau khi đầu tư mà còn phải đặt các kết quả đó trong mối tương quan với những gì đã bỏ ra để hoàn thành công cuộc đầu tư đó. Các chỉ tiêu hiệu quả sẽ đánh giá một cách khách quan quá trình sử dụng vốn để đầu tư của địa phương có hiệu quả hay không. Các chỉ tiêu hiệu quả tài chính thể hiện qua bảng phân tích số liệu dưới đây

Bảng 1.14 : Bảng chỉ tiêu hiệu quả tài chính

STT Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 2006 2007 1 Vốn ĐT NSNN 585 912 1052 777 1054 1000 2 Giá trị sản xuất GO 17474 21379 24791 29837 36195 47912 3 rGO - 3905 3412 5046 6358 11717 4 GDP 8157 9789 11563 13334 15533 17863 5 rGDP - 1632 1774 1771 2199 2330

6 Giá trị TSCĐ tăng thêm 2772 3822 4024 4880 5044 5501

7 rGO/vốn ĐT NSNN 4,28 3,24 6,49 6,03 11,7

8 rGDP/vốn ĐT NSNN 1,78 1,68 2,28 2,08 2,33

9 ICOR 0,56 0,59 0,44 0,480,43

10 Giá trị TSCĐ tăng thêm/vốn ĐT NSNN 4,74 4,19 3,83 6,28 4,78 5,5 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương

Qua bảng trên cho thấy, các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của hoạt động đầu tư XDCB trong những năm qua có sự biến động tăng giảm không đều trong giai đoạn 2002-2007, tuy nhiên đang có dấu hiệu tốt vào những năm gần đây chứng tỏ hoạt động đầu tư bằng nguồn vốn NSNN bắt đầu đem lại hiệu quả tài chính cho tỉnh. Để đánh giá chính xác hiệu quả đầu tư của tỉnh ta lần lượt xem xét các chỉ tiêu sau:

a. Chỉ tiêu so sánh giá trị sản xuất với vốn đầu tư NSNN:

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn đầu tư ngân sách nhà nước sẽ tạo ra bao nhiêu đồng giá trị sản xuất của các ngành kinh tế trong tỉnh. Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt vì nó chính là dấu hiệu cho thấy nền kinh tế tăng trưởng hay khối lượng của các vật chất được sản xuất tăng lên mà hoạt động đầu tư đóng góp lớn vào sự tăng thêm đó. Qua bảng trên ta thấy hệ số này trong tỉnh đều có xu hướng tăng qua các năm, chỉ riêng năm 2006 là giảm nhẹ xuống 6,03 và đến năm 2007 đã tăng trở lại ở mức 11,7 tăng gấp đôi so với năm 2006. Giá trị sản xuất tăng qua các năm và tương ứng với mức tăng của vốn đầu tư NSNN. Chứng tỏ hoạt động đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước đã phát huy được hiệu quả góp phần lớn

gia tăng giá trị sản xuất cho các ngành trong nền kinh tế.Tuy nhiên mức tăng như vậy là chưa thuyết phục và còn chậm. Vì vậy thời gian tới tỉnh cần có biện pháp quản lý phù hợp để phát huy hơn nữa thành quả của hoạt động đầu tư.

b. Chỉ tiêu so sánh GDP với vốn NSNN:

Chỉ tiêu này cho thấy khái quát về hiệu quả đầu tư, nó cho biết 1 đồng vốn bỏ ra đầu tư sẽ tạo ra giá trị khối lượng đầu ra là bao nhiêu. Chỉ tiêu này nhỏ hơn chỉ tiêu GO so với vốn đầu tư vì trong cách tính GDP đã có sự loại bỏ giá trị sản phẩm của các ngành tiêu dùng trung gian. Tại tỉnh Hải Dương, chỉ tiêu này đang có xu hướng tăng qua các năm. Vào các năm 2002 chỉ đạt 1,78 và 2007 tăng gấp 1,3 lần đạt 2,33 nghĩa là 1 đồng vốn đầu tư NSNN bỏ ra chỉ tạo ra 0,43 đồng sản phẩm đầu ra. Vì hoạt động đầu tư có độ trễ thời gian nên việc chỉ tiêu này thấp cũng chưa thể kết luận là đồng vốn bỏ ra không hiệu quả, tuy nhiên không thể phủ nhận tình trạng thất thoát lãng phí, đầu tư tràn lan, kéo dài tiến độ thực hiện chính là nguyên nhân làm cho đồng vốn đầu tư bỏ ra không thể phát huy được hiệu quả sử dụng. Đến năm 2007, GDP trong tỉnh có sự gia tăng đáng kể từ đó, làm cho chỉ tiêu này bắt đầu tăng trở lại. Như vậy các công trình đầu tư trong các năm 2004,2005 đã bắt đầu đi vào hoạt động và phát huy tác dụng, đồng vốn đầu tư đã đạt hiệu quả. Đây là dấu hiệu khả quan về tình hình đầu tư trong tỉnh, tuy nhiên mức tăng này vẫn thấp hơn so với mức tăng chung của cả nước. Do đó trong các năm tiếp theo phải tăng cường phát huy hiệu quả sử dụng các công trình xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước góp phần gia tăng GDP cho tỉnh.

c. Chỉ tiêu suất vốn đầu tư ICOR:

Chỉ tiêu này cho biết để tăng thêm 1 đơn vị sản lượng thì suất đầu tư cần thiết là bao nhiêu. Hệ số này tại Hải Dương có xu hướng giảm. Năm 2002 để tạo ra 1 đơn vị sản lượng thì 0,56 đồng nhưng đến năm 2005 để tạo ra 1 đơn vị sản lượng cần 0,44 đồng và đến năm 2007 giảm xuống còn 0,43 đồng. Như vậy suất vốn đầu tư cần thiết để tạo ra 1 đơn vị sản lượng đã giảm xuống. Hệ số ICOR phản ánh đúng hiệu quả sử dụng vốn, tuy nhiên chỉ tiêu này còn nhiều hạn chế nhưng không tính độ trễ thời gian, chưa xem xét đến ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào như lao động, công nghệ… Điều này có thể lý giải do hoạt động đầu tư là hoạt động đòi hỏi vốn lớn trong khi thời gian vừa qua giá nguyên vật liệu tăng cao nên không tránh khỏi việc gia tăng chi phí cho 1 suất vốn đầu tư. Chỉ tiêu này cho thấy hoạt động đầu tư của tỉnh trong các năm 2006 là chưa hiệu quả năm 2006 tăng lên 0,48 so với năm 2005 là 0,44. Mức gia tăng của sản lượng thấp hơn mức gia tăng của vốn đầu tư NSNN đã thực hiện. Như vậy trong các năm tiếp tỉnh cần đầu tư hơn vào đào tạo nhân lực và trang thiết bị để nâng cao hiệu suất sử dụng vốn và giảm tỷ suất vốn đầu tư về mức hiệu quả.

Đây là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quản đầu tư phát triển bằng nguồn vốn NSNN. Nó cho biết một đồng vốn đầu tư NSNN tạo ra bao nhiêu đồng TSCĐ. Trị số này càng cao phản ánh thi công xây dựng dứt điểm xây dựng công trình, các công trình nhanh chóng được huy động vào sử dụng trong từng ngành, vùng địa phương. Nhìn vào bảng trên, có thể thấy hiệu quả vốn đầu tư NSNN tại tỉnh Hải Dương qua các năm đều lớn hơn 1, năm 2002 hệ số này là 4,74 đến năm 2007 là 5,5. Điều này không hề vô lý khi hàng năm 1 đồng vốn đầu tư NSNN lại tạo ra nhiều hơn 1 đồng TSCĐ. Điều này được giải thích do đặc điểm của hoạt động đầu tư là có độ trễ thời gian. Do đó vốn đầu tư trong năm nay nhưng TSCĐ tăng thêm lại ở những năm sau đó. Ta thấy ở Hải Dương qua các năm chỉ số hiệu quả đều lớn hơn 1 phản ánh lượng vốn đầu tư hàng năm ở tỉnh là rất lớn và không ngừng tăng qua các năm. Giá trị TSCĐ mới được tạo ra đều đặn và tương đối đúng tiến độ. Có thể nói đây là dấu hiệu khả quan cho thấy hiệu quả đầu tư bằng nguồn vốn NSNN ở tỉnh là tương đối tốt đầu tư dứt điểm. Tuy nhiên, những năm gần đây lượng vốn đầu tư XDCB tiếp tục tăng đáng kể song TSCĐ không còn tăng mạnh, có thể do chi phí xây dựng tăng, tình trạng nợ đọng trong đầu tư XDCB… dẫn đến tình trạng công trình bị kéo dài chậm tiến độ do đó gây thất thoát lãng phí. Thời gian tới, việc đề ra các biện pháp và chính sách quản lý đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước một cách hợp lý để nâng cao hiệu quả đồng vốn đầu tư là một yêu cầu cấp thiết.

Một phần của tài liệu Thực trạng đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước tỉnh Hải Dương (Trang 34 - 37)