Các kết quả đã đạt được và nguyên nhân của các kết quả đã đạt được 1 Các kết quả đã đạt được

Một phần của tài liệu Thực trạng đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước tỉnh Hải Dương (Trang 26 - 34)

1.3.1.1 Các kết quả đã đạt được

Về giá trị tài sản mới tăng thêm các ngành lĩnh vực

Vốn đầu tư phát triển ngân sách nhà nước của tỉnh Hải Dương trong thời gian qua chủ yếu tập trung vào đầu tư xây dựng cơ bản tạo lập các công trình cơ sở hạ tầng, khối lượng tài sản cố định huy động qua các năm đều tăng phục vụ một cách tích cực và trực tiếp cho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

Bảng 1.9 Giá trị tài sản cố định mới tăng thêm

Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Tổng số 2772900 3822040 4024822 4880256 5044383 5501445 Nông nghiệp và Lâm nghiệp 88825 331937 101276 126592 280000 300100 Thủy sản 8248 83084 15006 130635 7500 8600

Công nghiệp khai

thác mỏ 62491 31169 46044 37350 25000 30000

Công nghiệp chế

biến 497642 841103 1122479 1355452 1900224 2100280

SX và phân phối

Xây dựng 533028 740821 728082 609474 326965 625350 Thương nghiệp, sửa

chữa 163068 70420 139717 346160 200280 150000

Khách sạn và nhà

hàng 11015 21208 34136 24626 7810 6100

Vận tải kho bãi và

t.tin liên lạc 214166 731168 796535 698599 456191 828400 Tài chính tín dụng 47532 7525 3130 40000 - 75000 HĐ khoa học và công nghệ 2792 5000 1350 1400 - 16780 HĐ KDTS và dịch vụ tư vấn 201269 225000 - 6151 - 12545 Quản lý Nhà nước và ANQP 29820 11741 57142 71088 30300 35200

Giao dục và đào tạo 36799 11370 24535 10000 34538 47890 Y tế và hoạt động

cứu trợ xã hội 10278 1819 13560 13975 49800 45500

Hoạt động văn hóa

thể thao 13958 7233 46900 50000 59775 60,000

HĐ Đảng, đoàn thể

và hiệp hội 5710 3000 5000 3000 6000 11000

HĐ phục vụ cá nhân

và cộng đồng 203028 268442 464960 1055581 1360000 838,700

Nguồn : Sở kế hoạch và đầu tư Hải Dương

Nhờ thực hiện tốt đầu tư từ ngân sách nhà nước đặc biệt là đầu tư xây dựng cơ bản mà giá trị tài sản cố định của nền kinh tế cũng tăng lên đáng kể. Có thể thấy giá trị tài sản cố định tăng gấp đôi từ năm 2002 chỉ có 2772 tỷ đồng nhưng đến năm 2007 tăng 5501tỷ đồng. Do có độ trễ trong hoạt động đầu tư nên giá trị tài sản cố

định tăng thêm không phản ánh được hoàn toàn chính xác số vốn đã bỏ ra đầu tư. Tuy nhiên trong giai đoạn 2001-2007 thì giá trị tài sản cố định cho tất cả các ngành các lĩnh vực trong nền kinh tế đã tăng đáng kể.

Tác động tác động đến tăng trưởng kinh tế

Với tổng lượng vốn đầu tư tăng liên tục qua các năm đặc biệt là nguồn vốn ngân sách nhà nước nhờ đó mà tổng sản phẩm GDP của toàn tỉnh giai đoạn qua đã có những bước tăng trưởng đáng kể, GDP năm 2007 tăng gấp 2,3 lần so với năm 2000, nếu năm 2000 tốc độ tăng trưởng chỉ là 9,5% / năm thì năm 2008 là 12,5%/ năm.

Bảng 1.10 Tăng trưởng GDP và đóng góp vào tăng trưởng GDP theo 3 khu vực kinh tế( theo giá so sánh năm 1994)

Năm Đơn vị 1997 2000 2002 2004 2007 2008 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tổng vốn đầu tư toàn xã

hội Tỷ đồng 1597 2911 3546 5525 8397 10146

Vốn đầu tư từ NSNN Tỷ đồng 220 415 585 1052 1000 1169 Tốc độ tăng trưởng (% năm trước =100)

GDP % 12,3 9,5 12,2 9,2 11,5 12,5

Nông lâm thủy sản % 5,8 4,9 5,2 4,3 3,2 2,1

Công nghiệp xây dựng % 10,7 16,5 19,6 11,3 14,6 17,5

Dịch vụ % 14,8 5,6 9,1 10,5 14 18

Nguồn : Sở kế hoạch và đầu tư Hải Dương

Khu vực nông nghiệp nông thôn đã chuyển biến theo hướng tích cực : diện tích năng suất, sản lượng cây trồng đều tăng lên đáng kể. Diện tích vụ đông đạt 46%. Năng suất lúa trung bình đạt từ 111 tạ/ha lên 123 tạ sản lượng lương thực bình quân đầu người là 502kg/năm( tăng 4kg/người) sản lượng rau gấp 1,7 lần, giá trị sản xuất trên 1ha đất đạt 37 triệu đồng. Chăn nuôi thủy sản phát triển khá; giá trị sản xuất bình quân tăng 10%/ năm trong đó chăn nuôi tăng 8,9%/ năm, thuỷ sản tăng 14,4%/năm.

So với năm 2000, năm 2008 đàn lợn tăng 60,23% bình quân tăng 7,4% / năm đàn bò tăng 72,1% bình quân tăng 5,7%/năm đàn gia cầm tuy bị ảnh hưởng khá nặng nề của dịch cúm gia cầm vẫn tăng 11,4% bình quân tăng 1,8%. Sản lượng thịt năm 2008 tăng 153,7% so với năm 2000, bình quân hàng năm tăng 9,1%/năm. Sản lượng thuỷ sản năm 2008 ước đạt 34,9 ngàn tấn, tăng 149,8% so với năm 2000, bình quân mỗi năm tăng 15,8% trong đó sản lượng thuỷ sản nuôi trồng tăng bình quân 17,3%; sản lượng thuỷ sản đánh bắt tăng bình quân 4,8%/năm. Cơ cấu sản lượng đã có bước chuyển biến tích cực; tỷ trọng sản lượng nuôi trồng từ 82,8% năm 2000 lên 95,4% năm 2008. Sản xuất chuyển dần từ sản xuất nhỏ lẻ tận dụng sản phẩm phụ sang chăn nuôi theo quy mô công nghiệp. Các loại giống cho năng suất cao được nuôi trồng ngày càng nhiều và phổ biến như tôm càng xanh, chép lai, các chim trắng, ,,,

Khu vực công nghiệp xây dựng phát triển với tốc độ cao:

Bằng ngùôn vốn ngân sách nhà nước trong những năm qua tỉnh Hải Dương đã tích cực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp tăng cường vốn cho sản xuất công nghiệp. Công nghiệp khai thác đạt 19%/năm ( so với 6%/năm mục tiêu đề ra) Công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm đạt 22,7%/năm(so với 10%mục tiêu đề ra) Công nghiệp cơ khí điện tử gia công kim khí đạt 41,2% (so với 17%mục tiêu đề ra) Công nghiệp vật liệu xây dựng đạt 11,4% (so với 12%mục tiêu đề ra) công nghiệp dệt may da giày đạt 23,7% so với (25%) Công nghiệp điện nước đạt 27,9% (so với 12%mục tiêu đề ra)

Khu vực dịch vụ có chuyển biến tích cực:

Giá trị sản xuất của ngành dịch vụ tăng bình quân 11,1%/năm tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 377,9 triệu USD tăng 18%/năm (mục tiêu là 300 triệu USD) tổng mức bán lẻ tăng bình quân 8,7%/năm. Hoạt động du lịch ngày càng có chuyển biến tốt doanh thu bình quân tăng 20,1%/năm. Hoạt động vận tải có những dấu hiệu khả quan đáng mừng, giá trị sản xuất ngành vận tải tăng bình quân 16,6%/năm trong đó vận tải đường bộ tăng 19,5%. Bưu chính viễn thông phát triển nhanh, giá trị sản xuất tăng 11,5%/năm, doanh thu tăng 31,7%/năm. Hoạt động tín dụng ngân hàng được đổi mới lành mạnh hoá. Vốn huy động trên địa bàn tăng bình quân 24,2%/năm. Dịch vụ ngân hàng ngày càng phong phú đa dạng đáp ứng được với yêu cầu của nền kinh tế thị trường, các nguồn vốn cho vay trung và dài hạn, xoá đói giảm nghèo, chuyển dịch cơ cấu kinh tế được quan tâm thoả đáng. Tổng dư nợ tín dụng tăng bình

quân28,6%/năm. Đặc biệt hoạt động kinh doanh bất động sản và tư vấn bước đầu đi vào phát triển và ổn định.

Nhờ đầu tư có trọng điểm có quy hoạch có chất lượng, ưu tiên tập trung các ngành các lĩnh vực đem lại hiệu quả kinh tế cao, có vai trò thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mà cơ cấu kinh tế của tỉnh thời gian qua đã có những bước chuyển biến tích cực. Tỷ trọng khu vực nông lâm thuỷ sản giảm từ 34,8% năm 2000 xuống còn còn 25,5% năm 2007; khu vực công nghiệp- xây dựng tăng từ 36,6% lên 42% năm 2008; khu vực dịch vụ tăng từ 28,0% lên 38,5% năm 2008.

Bảng 1.11 Cơ cấu kinh tế theo khu vực kinh tế

Đơn vị: % Năm Chỉ tiêu 2000 2003 2006 2007 2008 Nông-lâm-thuỷ sản 34,8 30,0 26,8 25,5 19,5 Công nghiệp-xây dựng 37,2 41,5 43,7 44 42 Dịch vụ 28,0 28,5 29,5 30,5 38,5

Nguồn: Sở Kế hoạch và đầu tư Hải Dương

Sự chuyển dịch này không chỉ diễn ra trên toàn bộ nền kinh tế mà còn diễn ra trong nội bộ các ngành :Cụ thể là

Trong khu vực nông - lâm -thuỷ sản

Tỷ trọng ngành trồng trọt giảm, chăn nuôi thuỷ sản tăng;tỷ trọng GTSX nông nghiệp từ 95,5% năm 2000 xuống còn 90,6% năm 2008 tương ứng tỷ trọng lâm nghiệp từ 0,45% giảm xuống còn 0,3% và tỷ trọng thuỷ sản tăng từ 3,9% lên 9,5%. Sản xuất nông nghiệp bước đầu đã chuyển theo hướng sản xuất hàng hoá. Xu hướng chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp đã có tác động đến tăng trưởng của ngành nông nghiệp. Năm 2000, cơ cấu giá trị sản xuất trồng trọt chăn nuôi- dịch vụ nông nghiệp là 75,8%-22,1%-2,1%; năm 2008 là 63%-32,7%-4,3%. Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi có tốc độ tăng bình quân là 7,5%/năm ngành trông trọt tăng 2,6%/năm. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành nông nghiệp diễn biến chủ yếu từ trồng trọt sang chăn nuôi.

Trong lĩnh vực thuỷ sản, tỷ trọng nuôi trồng thâm canh tăng, tỷ trọng đánh bắt giảm dần. Nuôi trồng thuỷ sản đã trở thành phong trào và phát triển khá là mạnh mẽ những mô hình kinh tế hàng hoá với sự tham gia của các loại hình và các thành phần kinh tế.

Trong khu vực công nghiệp

Cơ cấu trong nội bộ ngành công nghiệp diễn ra theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp chế biến và giảm tỷ trọng ngành công nghiệp khai thác; công nghiệp điện nước tương đối ổn định. Cơ cấu các ngành công nghiệp khai thác- chế biến- điện nước chuyển từ 2,6%- 73,8%- 23,57% sang 2,28%-75%. Tuy nhiên sự chuyển dịch nhìn chung còn chậm.

Trong khu vực dịch vụ

Khu vực này tuy đã có bước phát triển nhưng chưa thực sự phát huy được chức năng điều tiết vĩ mô. Trong những năm qua tuy số tuyệt đối và tốc độ tăng trưởng vẫn thường xuyên tăng lên những tỷ trọng của khu vực này còn tương đối thấp chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh. Năm 2007 chỉ tăng 2,5% so với năm 2000 quá thấp so với cả nước, tỷ trọng của các ngành như khách hàng du lịch, nhà hàng, vận tải bưu điện, viễn thông, tư vấn xúc tiến sản xuất, công nghệ thông tin, xuất khẩu dịch vụ.. phát triển còn tương đối chậm, hoạt động kinh doanh bất động sản im ắng trong mấy năm nay.

Tác động đến môi trường đầu tư

Ngân sách nhà nước tập trung vào các lĩnh vực phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nên môi trường đầu tư của tỉnh đã và đang được cải thiện một cách rõ rệt, mạng lưới giao thông đường bộ được phân bố tương đối hợp lý. Trong nhiều năm qua, tỉnh Hải Dương đã tập trung đầu tư để nâng cấp đường giao thông do tỉnh, huyện quản lý rải nhựa thường xuyên duy tu sửa chữa được nhiều tuyến đường liên hệ liên xã, liên thôn. Đường giao thông nông thôn được tập trung chỉ đạo xây dựng và cải tạo khá nhanh các đường trục xã được nâng cấp rải nhựa bê tông xi măng và vỉa gạch nghiêng.Toàn tỉnh hiện có 2.159 km đường giao thông, trong đó: đường do Trung ương quản lý là 110 km, chiếm 5,09%; đường do tỉnh quản lý là 258 km, chiếm 11,94%; đường do huyện quản lý là 415 km, chiếm 19,22% và đường do xã, thị trấn quản lý là 1.376 km, chiếm 63,73% . Về chất lượng đường: Ðường nhựa chiếm 25,5%, còn lại là đường cấp phối và đường đất. Nhờ có môi trường đầu tư đã được thay đổi và liên tục được cải thiện đáp ứng được yêu cầu phát triển khuyến khích các thành phần kinh tế chủ động tự tin trong việc bổ vốn vào sản xuất kinh doanh góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội. Có thể thấy bộ mặt xã hội ngày càng được cải thiện, điều kiện sinh hoạt của người dân ngày một được nâng cao: 100% số xã có điện lưới; 100% số xã có ôtô đến trung tâm xã, nhiều xã

thị trấn đã có nước sạch phục vụ sinh hoạt. Ngoài các yếu tố trên, cùng với kết cấu hạ tầng như trường học, trạm xá, đài phát thanh, truyền hình,.. được đầu tư lớn cũng làm thay đổi bộ mặt xã hội của tỉnh Hải Dương. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong lĩnh vực bưu chính viễn thông, tỉnh Hải Dương đã phối hợp với các công ty để mở rộng dung lượng POP, phát triển mạng lưới mới các dịch vụ thế hệ mới NGN, các dịch vụ 1719, 1800, 1900 Mega Wan, Mega VNN để đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Đặc biệt là hệ thống Mega VNN đã giúp cho các doanh nghiệp các nhà đầu tư thực hiện tốt các chương trình quản lý truyền số liệu và phương tiện hệ thống. Nhờ có môi trường đầu tư đã được thay đổi và liên tục được cải thiện đáp ứng yêu cầu phát triển đã khuyến khích được các thành phần kinh tế chủ động tự tin trong việc bỏ vốn sản xuất kinh doanh góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

Tỷ trọng của khu vực kinh tế tư nhân và khu vực kinh tế cá thể tăng dần qua các năm, tỷ trọng khu vực kinh tế nhà nước giảm dần ( năm 2000 là 37,9%, năm 2007 là 19,8%) tỷ trọng khu vực kinh tế ngoài nhà nước vẫn giữ mức trên 50%; tỷ trọng kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh, năm 2000 là 4,3% năm 2007 lên 14,1%. Tính đến hết năm 2008 trên địa bàn tỉnh Hải Dương hiện có 187 dự án đầu tư nước ngoài, với tổng số vốn 2 tỷ 174 triệu USD. Trong những năm gần đây, các dự án trong lĩnh vực công nghệ thông tin đã tăng lên đáng kể; hiện có 20 doanh nghiệp hoạt động trong trong lĩnh vực công nghệ thông tin, tập trung chủ yếu tại các Khu công nghiệp, với số vốn đầu tư 620,1 triệu USD, chiếm 28,5% tổng vốn đầu tư nước ngoài tại địa bàn. Các dự án trong lĩnh vực công nghệ thông tin tập trung vào Công nghiệp phần cứng - điện tử, chủ yếu đến từ các quốc gia như Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc. Nhìn chung, các dự án thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin trên địa bàn đều tích cực triển khai đầu tư. Các doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đầu tư từ 2007 trở về trước đã đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, một số dự án được cấp Giấy chứng nhận đầu tư đầu năm 2008 đang triển khai xây dựng. Các doanh nghiệp đã đi vào hoạt động kinh doanh tương đối ổn định như Công ty TNHH Sumidenso, Công ty TNHH Brother, Công ty TNHH UMC, IQLinks…Do vậy trong thời gian qua chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh(PCI) Hải Dương đã cải thiện đáng kể như sau:

Bảng 1.12 : Điểm PCI 2007 và 2006 của Hải Dương so với Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh

Tỉnh Điểm PCI 2007 Thứ hạng PCI 2007 ĐiểmPCI 2006

Thay đổi điểm PCI 2007 so với PCI

Hải Dương 52,23 37 49,82 3,37

Hà Nội 57,63 27 50,14 6,59

TP Hồ Chí

Minh 64,83 10 64,75 0,08

Nguồn : VCCI, Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI năm 2006 và năm 2007

Bên cạnh đó việc giải ngân vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cũng được cải thiện đáng kể. Trong 5 năm 2002-2006 tổng nguồn vốn ODA trên địa bàn tỉnh Hải Dương được giải ngân trên 5,1 triệu USD tăng gấp 3 lần so vơi giai đoạn 1996- 2000. Nguồn vốn ODA được giải ngân chủ yếu từ cá dự án như : nâng cấp cải tạo quốc lộ 37, quốc lộ 38, hoàn thành các nút giao thông cầu vượt, dự án nâng cao hiệu quả sử dụng khai thác quốc lộ 5A, đầu tư nâng cấp 101km đường tỉnh, đầu tư xây dựng 171km đường huyện thị và thành phố, đẩy nhanh tiến độ thi công các tuyến đường Tây Nam, và đường vành đai phía Nam thành phố Hải Dương. Xây dựng hệ thống điện như mở rộng trạm biến áp Đồng Niên, xây dựng trạm biến áp 110KV Chí Linh, Lai Khê, Nghĩa An… và một số trạm biến áp khác. Đầu tư xây dựng hệ thống chiếu sáng các tuyến đường nội thị thành phố Hải Dương, thị trấn Nam Sách, Thanh Hà, Sặt, Phú Thái, Sao Đỏ…tập trung xây dựng mới 642km và cải tạo 302 km đường dây trung thế, 1500 km đường dây hạ thế, xây dựng 112 km đường cao thế 110-220KV. Đến nay hệ thống điện của tỉnh đã có 6 trạm biến thế 110/35 KV

Một phần của tài liệu Thực trạng đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước tỉnh Hải Dương (Trang 26 - 34)