Những mục tiêu cụ thể của tỉnh Hải Dương

Một phần của tài liệu Thực trạng đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước tỉnh Hải Dương (Trang 49 - 52)

Kinh tế xã hội của một tỉnh, một vùng hay một nước đều dựa vào tổng thể các yếu tố chúng hỗ trợ cho nhau và cùng nhau phát triển. Trong đó, lĩnh vực làm nền tảng cho sự phát triển của một vùng là hệ thống cơ sở hạ tầng như thuơng mại, dịch vụ giao thông vận tải, tài chính ngân hàng, giáo dục… Đây chính là động lực thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng cứng và cơ sở hạ tầng mềm cho việc xác định những mục tiêu nhằm tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài. Chương trình

phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Hải Dương cũng hướng đến những mục tiêu như vậy.

- Xác định tốc độ tăng GDP và nhu cầu vốn đầu tư của tỉnh Hải Duơng Theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hải Dương đến 2010 mục tiêu tăng trưởng GDP bình quân hàng năm giai đoạn 2006- 2010 là, tỉnh Hải Dương phấn đấu đạt nhịp độ tăng trưởng kinh tế (GDP) tăng bình quân 10-

11%/năm ; đến năm 2010 thu nhập bình quân đầu người gấp 2,5-2,6 lần năm 2000 và 1,5-1,6 lần năm 2005. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo hướng CNH - HĐH, đến năm 2010 đạt tỷ trọng: Nông-lâm-ngư nghiệp 22%, Công nghiệp-xây dựng 46%, Dịch vụ 32%. Đến năm 2010, cơ cấu lao động nông nghiệp chiếm khoảng 60%, công nghiệp 25% và dịch vụ 15%. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn trong 5 năm 2006-2010 phấn đấu tăng gấp 1,87 lần 5 năm trước, tăng bình quân 10,7%/năm, trong đó thu nội địa chiếm 63,7%. Với các mục tiêu như vậy, vốn đầu tư mà tỉnh huy động được 36.000 tỷ đồng, trung bình mỗi năm huy động từ 7.200 tỷ đông.

- Nông nghiệp và phát triển nông thôn:

Tiếp tục thực hiện chương trình phát triển nông nghiệp và nông thôn, xây dựng nông nghiệp toàn diện theo hướng sản xuất hàng hoá, ổn định nguồn nguyên liệu có chất lượng cao cho công nghiệp chế biến trên cơ sở đảm bảo an toàn lương thực. Đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất, tăng nhanh các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, hình thành các vùng chuyên canh, tiếp tục phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống, phát triển dịch vụ ở nông thôn trên cơ sở phát huy tiềm năng nguồn lực tại chỗ áp dụng rộng rãi tiến bộ khoa học nông nghiệp vào sản xuất, nâng cao chất lượng, hiệu quả, tăng nhanh giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích. Mục tiêu giá trị sản xuất nông nghiệp/đơn vị diện tích đất nông nghiệp tăng bình quân 6,5 - 7,5%/ năm.

- Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư

Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư của tỉnh bằng cách nâng cấp cơ sở hạ tầng ,quy hoạch chi tiết các lĩnh vực chuyên ngành ,tập trung phát triển các khu công nghiệp mục tiêu từ nay đến năm 2010, Hải Dương sẽ phát triển thêm 11 KCN mới và mở rộng một số KCN có điều kiện phát triển như KCN Nam Sách, KCN Đại An, đưa tổng số KCN được xây dựng hoàn chỉnh lên 17 khu, trước mắt, từ nay đến năm 2007 sẽ phát triển từ 7-10 KCN.Và tiếp tục cải cách thủ tục hành chính theo chế độ mở cửa liên thông, cụ thể hoá các lĩnh vực được ưu đãi đầu tư của tỉnh, làm “sạch “môi trường đầu tư.

+Các dự án chế biến nông sản thực phẩm ,chăn nuôi gia súc gia cầm sản xuất thức ăn chăn nuôi

+Các dự án sản xuất hàng xuất khẩu +Sản xuất máy móc thiết bị nông nghiệp

+ Dự án trong lĩnh vực công nghệ thông tin ,công nghệ sinh học ,vật liệu mới . +Dự án trong lĩnh vực điện tử phục vụ công nghiệp tự động hóa

+Dự án trong lĩnh vực y tế .giáo dục đào tạo ,văn hoá

+Dự án đầu tư vào các địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn

Nhu cầu thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đặt ra vừa là yêu cầu vừa là định hướng cho việc tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Hải Dương.

- Tăng cường công tác xúc tiến đầu tư

Tăng cường xúc tiến đầu tư qua các định hướng thu hút quản lý hiệu quả nguồn vốn FDI nhằm khai thác tốt các tìêm năng lợi thế của tỉnh. Rà soát và bổ sung danh mục dự án kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh tăng cường xây dựng mở rộng các mối quan hệ đối thực hiện tốt công tác ngoại giao kết hợp chặt chẽ với phát triển hợp tác kinh tế quốc tế.

- Đối với nguồn vốn FDI tỉnh cũng xác định đây là nguồn vốn hết sức quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội đối với Việt Nam nói chung và tỉnh Hải Dương nói riêng bởi nó góp phần thúc đầy nền kinh tế tăng trưởng, phát triển khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn nội lực như ( tài nguyên thiên nhiên ,)và giải quyết việc làm tạo điều kiện cho các ngành nghề có thế mạnh phát triển nâng cao năng suất chất lượng nhờ áp dụng công nghệ tiên tiến học tập kinh nghiệm quản lý sản xuất kinh doanh của bên đối tác. Thực tế cho thấy thu hút đầu tư nước ngoài đã từng bước tăng khả năng cạnh tranh nâng cao sức mạnh xuất khẩu ,chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.

Phát triển kinh tế, tập trung vào những ngành mũi nhọn có hàm lượng chất xám cao, nhanh chóng khắc phục tháo gỡ khó khăn tiếp tục đầu tư và mở rộng các ngành công nghiệp có sức mạnh cạnh tranh trên thị trường trong nước và ngoài nước. Chú trọng phát triển các ngành chế tác, chế biến hàng xuất khẩu, sản xuất vật liệu xây dựng và các ngành phục vụ nông nghiệp. Duy trì và mở rộng các làng nghề truyền thống phát triển mới tạo cơ chế thông thoáng hơn về vốn mặt bằng ưu đãi về thuế để kích thích sản xuất đặc biệt là ngành thêu ren chạm khắc chế biến gỗ và sơ

chế nguyên liệu nông sản thúc đẩy các ngành sản xuất cũng như dịch vụ tăng

cường khả năng trao đổi hàng hoá tăng sức cạnh tranh nâng cao sức mạnh xuất khẩu hướng mạnh vào xuất khẩu. Duy trì và phát triển các mặt hàng đã có ưu thế tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu trao đổi và giao lưu mạnh với các tỉnh khác dưới mọi hình thức để cùng cả nước tham gia hội nhập vào nền kinh tế thế giới đồng thời không ngừng tăng cường củng cố an ninh -quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội để phát triển bền vững ổn định.

Một phần của tài liệu Thực trạng đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước tỉnh Hải Dương (Trang 49 - 52)