Nhóm đề xuất nhằm nâng cao trách nhiệm cộng đồng

Một phần của tài liệu Chiến lược Marketing Mix của Vinagame (Trang 43 - 48)

2. Một số đề xuất cụ thể

2.2 Nhóm đề xuất nhằm nâng cao trách nhiệm cộng đồng

Trách nhiệm cộng đồng có nhiều cách hiểu. Một doanh nghiệp có thể thể hiện trách nhiệm cộng đồng của mình bằng các hoạt động xã hội, từ thiện … Tuy nhiên, trong trường hợp này, chúng tôi muốn đề cập tới trách nhiệm của Vinagame với tư cách là một nhà phát hành trong việc xây dựng một ngành công nghiệp game lành mạnh, hạn chế những tác động tiêu cực của trò chơi trực tuyến.

Như chúng tôi đã nói, dường như luận điểm này có vẻ bất khả thi. Tuy nhiên, ở môt khía cạnh khác, cần phải nhìn nhận rằng:

 Việc tăng cường quản lý trò chơi trực tuyến là chủ trương của Chính phủ,

được quy định rõ ràng trong các thông tư và quy định của các cơ quan quản lý chuyên ngành. Do đó, việc áp dụng nghiêm túc các quy định về quản lý trò chơi trực tuyến là nghĩa vụ của doanh nghiệp.

 Cách suy nghĩ rằng việc siết chặt quản lý sẽ làm “mất lòng” game thủ không

thực sự xác đáng. Điều mà game thủ thực sự cần là chất lượng cung cấp dịch vụ cũng như thái độ chăm sóc khách hàng của nhà phát hành. Hơn nữa,

không thiếu những cách làm có thể giải quyết hài hòa lợi ích của game thủ với quy định của Nhà nước

 Việc tiên phong trong việc nghiêm túc áp dụng các quy định về quản lý trò

chơi trực tuyến sẽ chứng tỏ tầm nhìn của Vinagame và định hướng phát triển lâu dài của công ty này.

Tuy nhiên, thành thực mà nói, Vinagame cũng như tất cả các doanh nghiệp game khác hiện nay đều đang lách luật , hoặc tạo điều kiện cho người chơi lách luật trong việc thực hiện các quy định của Nhà nước về quản lý trò chơi trực tuyến. Vì thế, việc đưa ra đề xuất rằng Vinagame hãy thực hiện nghiêm túc các quy định ấy dường như “quá vô duyên”.

Theo chúng tôi, có một việc mà Vinagame hoàn toàn có thể làm, vừa thể hiện được trách nhiệm của mình trong việc “lành mạnh hóa” game, vừa không “làm khó” người chơi. Đó là:

Với mỗi tựa game, Vinagame có thể khuyến cáo game này chỉ thích hợp với người ở độ tuổi nào. Việc này Nhà nước không bắt buộc, hơn nữa việc giám sát cũng không khả thi. Nhưng việc đó chứng tỏ sự nghiêm túc của Vinagame trong việc phân loại game và sẽ tạo ra được hình ảnh tốt của Vinagame trong con mắt của xã hội.

Kết luận

Nhìn chung, chiến lược marketing của Vinagame khá thành công. Chiến lược này đã góp phần đáng kể vào việc đưa Vinagame trở thành một trong những công ty hành đầu trong lĩnh vực phát hành game ở Việt Nam.

Tuy nhiên, chiến lược này còn vấp phải một số vấn đề về tính hiệu quả và phương pháp tiến hành, cũng như chưa thể hiện được vai trò của doanh nghiệp trong việc xây dựng một ngành công nghiệp game “lành mạnh”.

Trong bài tiểu luận này, nhóm nghiên cứu đã nghiên cứu thực trạng chiến lược marketing của Vinagame, phát hiện những vấn đề mà chiến lược này còn gặp phải và đưa ra một số đề xuất.

Tuy nhiên, do thị trường trò chơi trực tuyến Việt Nam còn đang trong giai đoạn hình thành, chính sách của Nhà nước chưa được hình thành một cách có hệ thống, hơn nữa việc tìm kiếm tài liệu về chiến lược marketing của một công ty như Vinagame thực sự là khó khăn với nhóm nghiên cứu. Vì thế, chắc chắn đề tài này còn có nhiều thiếu sót. Nhóm nghiên cứu rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn để chúng tôi có thể làm tốt hơn trong những lần sau.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1, Thị trường trò chơi trực tuyến Việt Nam – thực trạng và giải pháp, Hoàng Văn Cương, Nguyễn Quang Vinh, Phạm Hoàng Anh, Nguyễn Thị Nhung, GVHD: ThS Hoàng Xuân Bình, công trình tham dự cuộc thi SVNCKH Đại học Ngoại thương 2010

2, Hiệu ứng mạng và phương thức tìm kiếm lợi nhuận mới với game online, Lê Thu Hà, GVHD: ThS Nguyễn Thị Tường Anh, Đại học Ngoại thương, 2009

3, Vinagame's marketing mix for massively multiplayer online game (MMOG) in

4, Thị trường trò chơi trực tuyến nhiều người chơi tại Việt Nam - hiện tại và các cơ

hội trong tương lai, Trần Vũ Linh; GVHD: ThS Nguyễn Thị Tường Anh

5, Giáo trình Marketing lý thuyết, Đại học Ngoại thương, 2000

6, Thông tư liên tịch số 60 về quản lý trò chơi trực tuyến giữa Bộ Công an – Bộ Bưu chính viễn thông – Bộ Văn hóa thông tin, 2006

7, Dự thảo lần thứ 7 Quy chế quản lý trò chơi trực tuyến của Thủ tướng Chính phủ, 2010

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1 ... 2

TỔNG QUAN VỀ CHIẾN LƯỢC MARKETING MIX ... 2

1. Khái niệm chiến lược Marketing mix ... 2

2. Nội dung của chiến lược Marketing mix ... 3

2.1 Chiến lược sản phẩm ... 3

2.2 Chiến lược giá ... 7

2.3 Chiến lược phân phối ... 10

2.4 Chiến lược xúc tiến ... 14

3.1 Sự cần thiêt phải xây dựng chiến lược marketing ... 19

3.2 Vai trò của chiến lược marketing mix ... 20

CHƯƠNG 2 ... 22

CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA VINAGAME ... 22

1. Giới thiệu VNG ... 22

1.1 Lĩnh vực hoạt động ... 22

1.2 Những mốc lịch sử đáng chú ý và thành tựu ... 23

2. Chiến lược Marketing của Vinagame ... 26

2.1 Chiến lược sản phẩm ... 27

2.2 Chiến lược giá ... 30

2.3 Chiến lược phân phối ... 31

2.4 Chiến lược xúc tiến ... 32

3. Đánh giá chung ... 35

3.1 Tính hiệu quả trong tổ chức các chiến dịch quảng bá ... 35

3.2 Chưa có những biện pháp hữu hiệu để đối phó với sự cạnh tranh khốc liệt của các đối thủ ... 35

3.3 Chưa thực sự hoạt động vì lợi ích cộng đồng ... 36

CHƯƠNG 3 ... 37

MỘT SỐ ĐỀ XUẤT CỦA NHÓM NGHIÊN CỨU ... 37

1. Định hướng chung ... 37

1.1 Tiềm năng phát triển ... 37

1.2 Định hướng chung để phát triển thị trường game online Việt Nam nói chung và Vinagame nói riêng ... 38

2. Một số đề xuất cụ thể ... 42

2.1 Nhóm đề xuất nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và tính hiệu quả cho hoạt động marketing của doanh nghiệp ... 42

Một phần của tài liệu Chiến lược Marketing Mix của Vinagame (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w