Chiến lược Marketing của Vinagame

Một phần của tài liệu Chiến lược Marketing Mix của Vinagame (Trang 26 - 35)

Muốn thu hút người chơi ít nhất phải để họ biết đến mình. Đó chính là những nguyên tắc bất di bất dịch của bất cứ mọi ngành nghề nào trong xu hướng toàn cầu hoá hiện nay. Đó cũng là lý do vì sao mà các nhà phát hành game ngày càng chú ý tới việc giới thiệu trò chơi rộng rãi nhằm thu hút lượng gamer tham gia và trung thành với sản phẩm mà mình đã chọn. Không nằm ngoài những xu thế đó, Vinagame là một trong những công ty đầu tiên của Việt Nam chú trọng đến khâu marketing để quảng bá sản phẩm tới người chơi, với phương châm: Một trò chơi đơn giản nhẹ nhàng nhưng công tác marketing lẫn PR tốt chắc chắn sẽ thu hút được lượng gamer đông đảo hơn.

Để tìm hiểu về chiến lược marketing của Vinagame, nhóm nghiên cứu cũng sẽ lần lượt giới thiệu những chiến lược về sản phẩm, giá, phân phối và xúc tiến của công ty này.

2.1 Chiến lược sản phẩm

Vinagame hay bất cứ một nhà phát hành game nào khác ở Việt Nam đếu không phải là nhà sản xuất game, hay nói theo thuật ngữ chuyên môn: Họ chỉ là nhà phát hành chứ không phải là nhà phát triển.

Tuy chỉ là nhà phát hành nhưng mỗi nhà phát hành lại có những chính sách khác nhau trong viêc phát hành game của mình. Tùy vào việc chọn lựa phân khúc khách hàng mục tiêu mà mỗi nhà phát hành lại có sự lựa chọn thể loại, phong cách game phù hợp. Nghiên cứu về chiến lược sản phẩm của các nhà phát hành game nói chung, Vinagame nói riêng cũng là nghiên cứu về chính sách phát hành game của họ.

2.1.1 Những điểm tích cực

Để tìm hiểu chính sách phát hành game của Vinagame, chúng ta hãy cùng nhìn lại những game chính họ đã phát hành trong thời gian vừa qua:

STT Tên game Nội dung kịch bản Xuất xứ

1 Võ Lâm Truyền Kỳ 1 & 2 Kiếm hiệp Trung Quốc

2 Phong Thần Kiếm hiệp Trung Quốc

3 Kiếm thế Kiếm hiệp Trung Quốc

4 Chinh đồ Kiếm hiệp Trung Quốc

5 Kiếm tiên Kiếm hiệp Trung Quốc

6 Boom Online Phiêu lưu dành cho thiếu nhi Hàn Quốc

7 Tinh Võ Kiếm hiệp Trung Quốc

8 Biệt đội thần tốc Đấu súng Hàn Quốc

9 Zing Speed Đua xe Trung Quốc

10 Hotstep Khiêu vũ thể thao Trung Quốc

Qua bảng trên chúng ta dễ dàng nhận ra ba điểm nổi bật nhất trong chính sách phát hành game của Vinagame, cũng tức là chiến lược sản phẩm của công ty này. Đó là:

Chú trọng phát hành các game kiếm hiệp

Việc chú trọng phát hành các game kiếm hiệp chứng tỏ Vinagame đã nắm bắt đúng thị hiếu của khách hàng bởi thực tế cho thấy những game kiếm hiệp và có màu sắc bạo lực luôn đứng đầu danh sách những game có nhiều người chơi nhất.

Thật vậy, dưới đây là danh sách những game có nhiều người chơi nhất theo cuộc nghiên cứu đã dẫn:

STT Tên game Nhà phát hành Nội dung kịch bản Nguồn gốc Lượng người chơi 1 Đột kích VTC Đấu súng Hàn Quốc 128

2 Audition VTC Khiêu vũ Hàn Quốc 87

3 Kiếm thế Vinagame Kiếm hiệp Trung Quốc 62

4 Võ Lâm Truyền

Kỳ

Vinagame Kiếm hiệp Trung Quốc 58

5 Fifa online 2 VTC Thể thao Singapore 51

6 Tây du ký FPT Tiên hiệp Trung Quốc 35

Chú trọng các game có nguồn gốc châu Á

Tất cả các game mà VNG phát hành đều có nguồn gốc châu Á, trong đó nhiều nhất là Trung Quốc, sau đó là Hàn Quốc. Điều đó có nghĩa là trong chiến

lược sản phẩm của mình, VNG đã nhận định khách hàng ưa thích những game châu Á.

Chiến lược này của Vinagame là hoàn toàn chính xác bởi theo quan điểm của đa số game thủ, sự tương đồng về văn hóa là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định sự thành công hay thất bại của một game.

Đưa ra game thuần Việt đầu tiên

Theo quan điểm của nhóm nghiên cứu, đây thực sự là điểm đáng lưu ý nhất trong chiến lược sản phẩm nhất của VNG. Dù rằng trên thực tế, VNG vẫn chủ yếu là phát hành game ngoại, và game thuần Việt đầu tiên “Thuận Thiên Kiếm” cũng không thực sự thành công nhưng với việc cho ra đời một game thuần Việt, VNG đã đạt được ít nhất ba mục đích.

Thứ nhất, họ khẳng định được chiến lược phát triển lâu dài của mình là trở

thành một nhà phát triển game chứ không phải chỉ mãi là người phát hành cho các game ngoại. Bất cứ công ty nào muốn thành công cũng phải có những chiến lược dài hơi và bằng việc phát hành game thuần Việt này, VNG cũng đã chứng tỏ được tham vọng ấy của mình.

Thứ hai, bằng việc là nhà phát hành đầu tiên và duy nhất cho ra đời một

game thuần Việt, VNG đã chứng tỏ được vị thế dẫn đầu thị trường của mình.

Thứ ba, VNG đã tận dụng được tối đa tâm trạng háo hức của game thủ khi

lần đầu tiên được tiếp cận một game thuần Việt. Chiến dịch quảng bá rầm rộ cho “Thuận Thiên Kiếm” cũng là một hình thức quảng bá thương hiệu VNG trong tâm trí khách hàng.

2.1.2 Những điểm hạn chế

Điểm hạn chế lớn nhất trong chiến lược sản phẩm của Vinagame là họ quá “cầu toàn” khi cung cấp dịch vụ. Qua điều tra các game thủ, rất nhiều người phản ảnh rằng, Vinagame thường xuyên khóa các tài khoản mà họ nghi ngờ. Khi tài khoản bị khóa, game thủ cho biết họ không thể làm gì mà cũng không nhận được bất kỳ thông tin nào từ VNG.

2.2 Chiến lược giá

Nói về chiến lược giá, hiện nay, VNG đang thực hiện song song hai loại game là: game tính phí và game không tính phí.

Game tính phí là game mà hàng tháng, game thủ, thông qua hình thức nap thẻ cho account của mình, phải đóng một khoản phí cố định để duy trì tài khoản. Khoản phí này cũng giống như tiền thuê bao hàng tháng. Không có khoản cước cố định này, tài khoản của người chơi sẽ bị khóa.

Ngược lại, game không tính phí không có hình thức phí cố định hàng tháng để duy trì tài khoản như trên. Mọi người chơi đều được phép thiết lập một tài khoản miễn phí để tham gia trò chơi. Thu nhập của nhà phát hành là thông qua bán “vật phẩm ảo” là những trang bị cần thiết cho nhân vật của game thủ có thể lên cấp (level), chiến thắng các đối thủ khác,… Người chơi không bị buộc phải nạp thẻ để mua sắm vật phẩm ảo, nhưng nếu không được trang bị vật phẩm ảo thì nhân vật sẽ không thể tăng điểm, lên level, …

Rất khó để xác định thể loại game nào ngốn tiền của người chơi hơn vì nó còn phụ thuộc vào cách chơi cũng như thị hiếu của từng người.

Hiện nay, trong số những game mà VNG đã phát hành mà chúng tôi đã liệt kê ra trên đây, chỉ có Võ Lâm Truyền Kỳ là game tính phí, trong khi tất cả các game còn lại đều là game không tính phí. Hiện nay, Võ Lâm Truyền Kỳ 1 cũng đã

ra mắt phiên bản không tính phí, tồn tại song song với phiên bản tình phí trước đó. Điều này có nghĩa là VNG đang tập trung hướng tới thể loại game không tính phí.

Bằng việc phát hành những game không tính phí, VNG có thể thu hút được một lượng người chơi đông đảo hơn, nhất là với những game mới, vì không nhiều người sẵn sàng chi trả một khoản phí cố định hàng tháng để được chơi một trò chơi. Nhưng khi một gamer đã có hứng thú và bị lôi cuốn vào “vòng xoáy” của lên điểm, tăng level thì họ sẽ sẵn sàng chi thậm chí là chi rất nhiều tiền để mua sắm vật phẩm ảo. Thế nên, với những người chơi game chuyên nghiệp thì game không tính phí lại chính là những game ngốn tiền hơn.

Chiến lược phát hành game không tính phí đã đánh trúng tâm lý của hầu hết các cấp độ người chơi. Với những người mới chơi, họ dường như thích thú hơn với việc được duy trì một tài khoản miễn phí mà không cần phải đóng cước hàng tháng để duy trì tài khoản. Với những người đã chơi lâu năm, đặc biệt là những người nghiện game, việc cày level, mua sắm vật ảo lại tồn tại như là một tâm lý ganh đua, một động lực để họ chơi game. Vì những lý do đó, VNG cũng như rất nhiều nhà phát hành khác đang ưu tiên vào việc phát hành những game không tính phí

2.3 Chiến lược phân phối

Game online là một sản phẩm đặc biệt và vì thế hình thức phân phối của nó cũng tương đối đặc biệt so với các hàng hóa và dịch vụ khác. Và cũng vì thế và cách thức phân phối của VNG cũng không có điều gì quá đặc biệt ngoài những cách mà các nhà phát hành khác tại Việt Nam cũng đã và đang làm.

Thẻ game để nạp khoản tiền cước hàng tháng với các game tính phí và để mụa sắm vật phẩm trong các game không tính phí có thể được phân phối bằng một số cách khác nhau nhưng phổ biến nhất hiện nay là:

 Mua thẻ trực tiếp tại các đại lý. Hình thức đại lý cũng rất đa dạng. Có thể có những đại lý chuyên nghiệp chỉ chuyên cung cấp thẻ game, hoặc cũng có khi cửa hàng internet, quán photo, đại lý bưu điện, cửa hàng tạp hóa,… cũng là những nơi mà game thủ có thể lui tới để mua thẻ.

 Nạp tài khoản bằng tin nhắn

 Mua thẻ trực tiếp qua các trang web bán hàng online

 Nạp tài khoản game qua thẻ ngân hàng

Những hình thức sau chưa thực sự phát triển tại Việt Nam một phần vì thương mại điện tử chưa phát triển, một phần cũng vì thói quen ngại thay đổi của game thủ. Vì thế, hiện nay mua thẻ trực tiếp tại các đại lý vẫn là hình thức phổ biến nhất.

2.4 Chiến lược xúc tiến

Việc xúc tiến, quảng cáo cho những game mới ra đời lẫn những game đang tồn tại đều rất được VNG chú ý, và được tiến hành bằng nhiều hình thức phong phú.

2.4.1 Website và diễn đàn (forums) về game

Trước hết phải khẳng định Website game là công cụ quảng bá đơn giản và khá hiệu quả. Hầu hết bất kỳ một game online nào cũng đều xây dựng website riêng của mình. Một phần, đây là kênh thông tin chính thống về game của nhà phát hành đến game thủ. Mặt khác, đây cũng sẽ là một tờ báo của gamer để cập nhật thông tin về game hữu hiệu nhất. Chính vì vậy, trên các Website game, các nhà phát hành luôn tận dụng hết sức sự thu hút này để treo banner quảng bá marketing cho game cũng như các event nói chung.

Bên cạnh website, forum (diễn đàn) về game chính là nơi được game thủ lui tới nhiều nhất. Không chỉ là những vấn đề liên quan đến game, forum còn là nơi hình thành nên cộng đồng game thủ, xây dựng và gắn kết tình bạn ở những thành viên có cùng sở thích là game. Forum cũng là nơi mà một người mới chơi tìm đến đầu tiên khi muốn tìm hiểu về một trò chơi cũng như học hỏi kinh nghiệm tử những bậc “tiền bối”. Do đó, không phải là quá khi cho rằng forum chính là nơi phản ánh đầy đủ mọi khía cạnh và vấn đề liên quan đến game online. Nắm bắt được xu thế đó, các nhà phát hành đều tận dụng các forum, diễn đàn game (kể cả mạng xã hội như facebook) như là một kênh marketing cực kỳ hiệu quả. Với ưu điểm là tốc độ lan truyền thông tin càng lớn, các nhà phát hành vẫn thường sử dụng các diễn đàn game để thăm dò ý kiến game thủ mỗi khi phát hành game mới hoặc tổ chức sự kiện mới cho game.

Các website và forum game của VNG nhìn chung đều có giao diện đẹp, cung cấp được nhiều thông tin. VNG cũng có đội ngũ admin cập nhật tin tức, và sẵn sàng trả lời những thắc mắc của game thủ. Tuy nhiên mức độ cập nhật chưa cao và nhiều khi những thắc mắc của game thủ chưa được trả lời kịp thời.

2.4.2 Đại lý internet

Vinagame cung cấp miễn phí cho các đại lý internet phần mềm quản lý phòng máy Cyber Station Manager (CSM) với một điều kiện màn hình đăng nhập phải được sử dụng để quảng cáo cho VNG. Theo chúng tôi, cách làm này của VNG sẽ hướng tới được một lượng khách hàng lớn do một bộ phận không nhỏ game thủ thường xuyên chơi game tại các quán net (theo nghiên cứu đã dẫn tỷ lệ này ước khoảng 70%)

2.4.3 Sử dụng promotion girls

Sử dụng promotion girls trong quảng cáo giới thiệu sản phẩm có lẽ không còn xa lạ với nhiều ngành như ô tô, điện thoại và cả game online. Thậm chí sự xuất hiện của các “hot girl” còn quyết định một phần không nhỏ vào sự thành công của game. Với VNG, chúng ta có thể kể tới sự xuất hiện của Mai Phương Thúy trong game Thuận Thiên Kiếm, sự kiện Thập đại mỹ nhân Võ Lâm Truyền kỳ, ...

Tuy nhiên không phải khi nào việc sử dụng promotion girls cũng đem lại thành công, thậm chí đôi khi còn tạo ra những hình ảnh phản văn hóa, tạo ra tác dụng ngược trong giới game thủ. Điển hình là chiến dịch quảng bá cho Sudden Attack (Biệt đội thần tốc): Hai hình ảnh trái ngược nhau là “Hot gril” và cây súng luôn gắn liền tạo nên sự tương phản chua chát. Đội nữ đặc nhiệm này sẽ có nhiệm vụ đi đến các tiệm net đã đăng ký với Biệt Đội Thần Tốc để cùng chơi, cùng thách đấu với người chơi nhằm quảng bá và thu hút thêm người chơi cho sản phẩm này. Tuy nhiên, kết quả lại đi ngược lại mong muốn của VNG. Những hình ảnh được sử dụng trong chiến dịch quảng bá này đã thất bại vì không phù hợp với văn hóa và suy nghĩ của người Việt.

2.4.4 Tổ chức những hoạt động offline

Những hoạt động giao lưu giữa các game thủ với nhà phát hành, tổ chức các giải đấu game cũng thường xuyên được VNG tổ chức. Đặc biệt, có thể nói VNG là nhà phát hành tổ chức nhiều giải đấu nhất cho các game thủ. Điển hình là: Thiên hạ đệ nhất bang (Võ Lâm Truyền Kỳ), Nam Thiên Đệ Nhất Gia (Thuận Thiên Kiếm) và giải Vô Song Hào Kiệt (Kiếm Thế). Các giải đấu này không chỉ là nơi gặp gỡ giữa các game thủ với nhau, giữa nhà phát hành với game thủ mà còn là hình thức VNG phô trương thanh thế, mở rộng hình ảnh của mình trong cộng đồng.

2.4.5 Những hình thức khuyến mại chủ yếu

Những hình thức khuyến mại chủ yếu của VNG là tặng giờ chơi với những game tính phí, chơi game này, nhận phần thưởng ở game khác (một cách thức thu hút người chơi khá hay được VNG áp dụng). Ngoài ra, Vinagame cũng thường xuyên có những chương trình rút thăm trúng thưởng như là một cách kích cầu người chơi.

Một phần của tài liệu Chiến lược Marketing Mix của Vinagame (Trang 26 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w