NGÀNH VẬT LIỆU XÂY DỰNG CỦA DOANH NGHIỆP
4.1.1 Nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực là nguồn tài nguyên quý hiếm và quan trọng nhất, để hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng hiệu quả và nâng cao khả năng cạnh tranh cần phải có ban điều hành có tầm nhìn, chiến lược rõ ràng, nhất là kinh nghiệm trong ngành, đồng thời đội ngũ nhân viên có trình độ tay nghề, có trách nhiệm, kỹ luật lao động và sáng tạo.
Công ty phân bố lao động theo các đơn vị trực thuộc, phòng ban và báo cáo sau mỗi chu kỳ kinh doanh để từ đó công ty có chính sách khen thưởng kịp thời, thăng cấp cho nhưng người có nhiều thành tích, đóng góp trong quá trình hoạt động kinh doanh, nhăm khuyến khích tinh thần lao động của mỗi nhân viên, tăng khả làm việc, sáng tạo và trách nhiệm trong công việc.
Bảng 4.1: Lao động của công ty Hamaco từ năm 2010 – 2012
ĐVT: Người Trình độ 2010 2011 2012 2011/2010 (%) 2012/2011 (%) Phổ thông 50 48 56 -0,02 0,08 Kỷ thuật 67 61 60 -0,06 -0,01 Trung cấp 55 51 50 -0,04 -0,01 Cao đẳng, đại học 58 57 55 -0,01 -0,02 Tổng cộng 230 217 221 -0,13 0,04
Nguồn: Phòng kế toán Công ty Hamaco, 2010 - 2012
Qua bảng Lao động của Hamaco từ năm 2010 đến 2012 trình độ của nhân lực điều giảm, nhưng ở mức độ rất thấp không quá 1%, trừ trình độ phổ thông vào năm 2012 tăng 0,08% tương đương với 8 nhân viên, góp phần làm tăng tổng nhân lực của công ty. Qua bảng này cũng cho ta thấy tỷ trọng của cán bộ, nhân viên ở trình độ cao đẳng, đại học là khá cao đạt 24,89%, đối với một công ty trình độ này chiếm cao tạo một thế mạnh, lợi thế so với đối thủ trong ngành. Do tính chất hoạt động của công ty như chính sách giao hàng tận
nơi cho khách hàng, làm những sản phẩm gia công theo yêu cầu, vì thế nhân viên kỷ thuật của công ty chiếm tỷ trọng tương đối cao 27,15% vào năm 2012.
Qua phân tích trên cũng cho ta thấy tình hình hoạt động của công ty đang có hướng chuyển sang tăng cường nhân lực phổ thông tăng cường hoạt động phân phối, thúc đẩy kinh doanh, giảm chi phí tiền lương. Và công ty cũng giữ nhân viên có trình độ và có tay nghề vì đây là những nhân nguồn lực quan trọng, đóng vai trò chủ lực của công ty.
Hằng năm, Hamaco tổng hợp đánh giá các nhân viên, từ đó lập kế hoạch đào tào cho những nhân viên còn yếu kém nghiệp vụ chuyên môn, nhất là những nhân viên mới chưa có kinh nghiệm nhiều. Trong năm 2010, công ty đào tạo nhân viên trình độ phổ thông là 10 người, nhân viên kỷ thuật 20 người và trình độ cao đẳng, đại học 30 người vói tổng chi phí là 70 triệu. Đến năm 2012, công ty đào tạo nhân viên trình độ phổ thông là 10 người, nhân viên kỷ thuật 10 người và trình độ cao đẳng, đại học 10 người chi phí đào tạo chỉ còn 29 triệu đồng. Đồng thời, công ty khen thưởng cho những nhân viên xuất sắc, hoàn thành tốt công việc, nhằm khuyến khích tin thần làm việc, tạo động lực cho nhân viên ngày càng làm việc hiệu quả hơn. Một điều khá hấp dẫn đối với nhân viên đó là thu nhập bình quân lao động của công ty, năm 2010 thu nhập bình quân là 5,1 triệu đồng/người/tháng, đến năm 2012 giảm xuống chỉ còn 4,6 triệu đồng/người/tháng. Ta thấy, thu nhập bình quân người lao động của một công ty như vậy là cao, góp phần đảm bảo đời sống nhân viên và nhân viên gắn bó với công ty lâu dài hơn và thu hút nguồn lực từ bên ngoài.
Đối với Phan Thành, công ty có tổng nhân sự năm 2011 là 224 người, trong đó nhân viên có trình độ cao đẳng, đại học chiếm 24%, trình độ trung cấp chiếm 9% và trình độ khác chiếm 67%, đa số tuổi đời còn trẻ độ tuổi trung bình là 28 tuổi. Công ty Phan Thành luôn chăm lo đời sống vật chất lẫn tin thần nhân viên, có chính sách lao động rõ ràng, đầy đủ: bảo hiểm lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn. Thu nhập bình quân đầu người năm 2011 là 3,6 triệu đồng/người/tháng.
Xét về nguồn nhân lực thì Hamaco và Phan Thành có số lượng và tỷ trọng trình độ cao đẳng, đại học tương đối ngang nhau, nhưng Phan Thành rất ít nhân viên kỷ thuật trong khi đó Hamaco trình độ này chiếm cao nhất, góp phần tạo cho công ty làm việc một cách chuyên nghiệp và hiệu quả hơn. Đồng thời, chính sách lương và đãi ngộ của Hamaco tốt hơn đối thủ đã góp phần nào tạo nên sự gắn bó lâu dài giữa công ty với nhân viên và tạo cho nhân viên tinh thần thỏa mái, sáng tạo, làm việc hiệu quả hơn, thúc đẩy hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng tối ưu hơn.
4.1.2 Năng lực tài chính của doanh nghiệp
Ngành VLXD đã góp phần rất lớn cho tài chính của công ty với doanh thu chiếm từ 80% trở lên, đây là ngành chủ lực giúp cho công ty phát triển bền vững và có vị thế trên thị trường, đồng thời lĩnh vực khác cũng bổ trợ qua lại với nhau, tạo cho tái chính công ty ở tình trạng tốt. Để đánh giá khả năng tài chính của công ty, có thể so sánh với trung bình ngành hoặc so sánh đối thủ, trong đề tài này em so sánh với trung bình ngành. Sau đây là một số chỉ số tài chính được tổng hợp từ 49 công ty trên web: www.cophieu68.vn. Bảng 4.2 Một số tỷ số tài chính trung bình ngành VLXD ĐVT: Vòng Tỷ số thanh khoản (lần) 1,42 ROS (%) 2,93 ROA (%) 4,20 ROE (%) 6,12
Vòng quay tài sản lưu 2,31 Vòng quay tài sản cố định 8,03 Vòng quay tổng tài sản 1,20
Nguồn: cophieu68.vn