Sự tác động từ môi trường vĩ mô

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh ngành vật liệu xây dựng của công ty cổ phần vật tư hậu giang (Trang 69)

a) Môi trường kinh tế

Môi trường kinh tế chỉ bản chất, mức độ tăng trưởng định hướng phát triển của nền kinh tế mà doanh nghiệp hoạt động. Phân tích môi trường kinh tế có ý nghĩa rất quan trọng, bởi nó bao gồm những yếu tố ảnh hưởng đến sức mua và kết cấu tiêu dùng. Mà mọi doanh nghiệp điều rất quan tâm đầu ra hay nhu cầu của thị trường, nó tạo sức ép không nhỏ lên chính bản thân doanh nghiệp khi môi trường này có diển biến xấu đi. Vì vậy, các yếu tố kinh tế có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt quan trọng là các yếu tố sau: tốc độ tăng trưởng kinh tế, biến động của ngành, lãi suất, tỷ giá hối đoái và tỷ lệ lạm phát.

Bảng 4.18: GDP và lạm phát của Việt Nam từ năm 2010 – 2012

ĐVT: %

Nguồn: Tổng cục thống kê

 Lạm phát và tăng trưởng GDP

Tố độ tăng trưởng (GDP) trong giai đoạn 2010 – 2012 giảm từ 6,78% xuống còn 5,03%, nguyên nhân là do năm 2011, 2012 cả nước tập trung thực hiện mục tiêu ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô làm ảnh hưởng đến tốc độ đầu tư vào nền kinh tế, tạo ra rủi ro lớn cho sự đầu tư của các công ty Việt Nam nói chung và Hamaco nói riêng. Đồng thời, sức mua của người tiêu dung cũng bị giảm sút và nền kinh tế bị đình trệ, làm cho các công ty khó tiêu thụ sản phẩm ra thị trường.

Chỉ tiêu 2010 2011 2012

Tố độ tăng trưởng GDP 6,78 5,89 5,03 Lạm phát 11,75 18,58 6,81

Lạm phát năm 2011 tăng 18,58%, làm cho lãi suất ngân hàng tăng lên từ đó tác động đến khả vay nợ ngân hàng để tài chợ cho nguồn vốn kinh doanh, làm giảm hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của các công ty, doanh nghiệp Viêt Nam nói chung và Hamaco nói riêng. Lạm phát tăng là cho giá cả hàng hóa VLXD tăng lên từ đó ảnh hưởng tới giá đầu vào của công ty tăng lên với lại khi giá tăng nhu cầu tiêu dùng giảm xuống dẫn đến hoạt động tiêu thụ của công ty gặp nhiều khó khăn và doanh thu giảm.

Sự thay đổi của tỷ giá hối đoái làm ảnh hưởng trực tiếp tới các hoạt động xuất nhập khẩu và ảnh hưởng tới hoạt động của cả nền kinh tế. Đối với doanh nghiệp thì nó có thể làm thay đổi điều kiện kinh doanh, đặc biệt trong điều kiện hội nhập thì những ảnh hưởng này càng lớn. Tỷ giá tăng khá mạnh trong 2 năm 2008 và 2009, sang đến tháng 1/2010 tỷ giá VND/USD giảm nhẹ, đứng ở mức 18.479 đồng/USD và qua năm 2012 thì chỉ số giá đô la Mỹ tháng 12 tăng 0,03% so với tháng trước, giảm 0,96% so với tháng 12/2011.

b) Biến động bất động sản, ngành VLXD

Bất động sản và ngành VLXD liên quan mật thiết và tác động qua lại, tỷ lệ thuận với nhau nếu bất động sản tăng trưởng kéo theo sự tăng trưởng của ngành VLXD, tuy nhiên không có chiều hướng ngược lại nếu có khi thị trường bất động sản đang ổn đinh.

Trong giai đoan 2010 – 2012, thị trường bất động sản đang tình trạng bị đống băng, ế ẩm, hàng tồn kho tăng nhanh, các chủ đầu tư điêu đứng và một số công ty giải thể, điều đó làm cho các công ty sản xuất kinh doanh VLXD mất nhiều khác hàng lớn dẫn đến sản lượng tiêu thụ giảm mạnh. Đồng thời, không riêng bất động sản đống băng mà ngành VLXD trong giai đoạn cũng không mấy khả quan, giá cả hàng hóa tăng nhanh chỉ trong vòng 3 tháng liên tiếp trong năm 2011 giá ngành thép 2 triệu đồng/tấn, làm cho thị trường ngày càng khó khăn và đình trệ, nhu cầu thị trường giảm mạnh dẩn đến hàng tồn kho ngành đạt mức kỷ lụt hơn 800.000 tấn. Tình trạng này, đã tác động trực tiếp đến lợi nhuận của các doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh ngành thép, các sản phẩm VLXD khác như: xi măng, cát, đá…thì chỉ biến động nhẹ và tăng giá theo theo sự tăng giá của xăng, điện. Điều này, làm cho nhu cầu thị trường sụt giảm mạnh, tâm lý khách hàng có xu hướng tiết liệm, cắt giảm tiêu dùng và các công trình kéo dài thời gian hoàn thành vì không có đủ vốn chi cho khoản giá cả tăng đột ngột và có vài chủ đầu tư phải chịu lỗ, có nhiều chủ đầu tư bỏ hợp đồng vì khoản lỗ quá lớn không có khả năng thanh toán dẫn đến các công ty phân phối VLXD mất lượng tiêu thụ rất lớn, hàng tồn kho tăng nhanh

kết cục là những công ty trong ngành này giảm khả năng thanh khoản theo bất động sản.

c) Chính sách – Định hướng phát triển TP. Cần Thơ

Chính sách phát triển ngành của chính phủ, cơ quan nhà nước cũng là một mục tiêu để nắm bắt, bám xác để đóng góp một phần vào phát triển một thành phố, một đất nước ngày càng phồn vinh hơn. Riêng đối với Cần Thơ, trong Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ TP Cần Thơ lần thứ XII, nhiệm kỳ 2010 - 2015, xác định: TP Cần Thơ phấn đấu là một trong những địa phương đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và cơ bản trở thành thành phố công nghiệp trước năm 2020, là một cực phát triển, đóng vai trò động lực thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của toàn vùng...

Hiện nay, Đảng bộ, quân và dân TP. Cần Thơ đang triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XII, nhiệm kỳ 2010 - 2015. Theo đó, thành phố phấn đấu đạt cơ cấu kinh tế theo hướng Công nghiệp - thương mại dịch vụ - nông nghiệp công nghệ cao có chất lượng, hiệu quả, tăng sức cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế. Sở Công Thương TP. Cần Thơ tổ chức Hội nghị Công bố Quyết định số 1311/QĐ- UBND về Quy hoạch phát triển công nghiệp TP. Cần Thơ giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến 2025. Đây được xem là nỗ lực, là quyết tâm cao của thành phố trong việc thực hiện Nghị quyết 45 của Bộ Chính trị trong thời gian tới. Theo Quyết định này, TP. Cần Thơ phấn đấu đến năm 2015, giá trị sản xuất công nghiệp của toàn thành phố đạt 40.458 tỉ đồng và đạt 82.831 tỉ đồng vào năm 2020. Tốc độ tăng trưởng bình quân công nghiệp giai đoạn 2011- 2015 là 18,71.

Chính sách – Định hướng phát triển đã tạo cơ hội cho các công các công ty trong ngành xây dựng cũng như các công ty trong lĩnh vực VLXD tìm kiếm khác hàng, công trình để phân phối các sản phẩm chủ lực, góp phần tăng thêm khả năng cạnh tranh của công ty đồng thời loại bỏ những công ty yếu kém. Đối với thương hiệu Hamaco như hiện nay đây là một cơ hội để nâng cao khả năng cạnh tranh và nâng cao vị thế trong ngành.

d) Môi trường dân số

Dân số trung bình cả nước năm 2012 ước tính 88,78 triệu người, tăng 1,06% so với năm 2011, đứng thứ 13 trong số những nước đông dân nhất thế giới. Với sự thay đổi cơ cấu dân số, Việt Nam đang bước vào “thời kỳ cơ cấu dân số vàng”. Sau đây là sơ đồ biểu thị điều này:

GDP bình quân đầu người tính bằng USD 1.145 1.160 1.273 1.517 1.749 0 500 1.000 1.500 2.000 2008 2009 2010 2011 2012 Năm US D/ Ng ư i Nguồn: Tổng cục thống kê

Hình 4.2 Biểu đồ GDP bình quân đầu người, 2008 – 2012.

Qua biểu đồ trên ta thấy thu nhập bình quân đầu người từ năm 2008 – 2012 tăng qua các năm từ 1.145 USD/Người lên 1.749USD/Người. Điều đó cho thấy mức thu nhập bình quân của người Việt Nam có sự tiển triển theo hướng tốt qua các năm và đời sống của nhân dân được nâng lên với từng bước phát triển của nền kinh tế. Từ đó kinh tế của những hộ gia đình ngày càng ổn định và nhu cầu an toàn của hộ gia đình tăng lên và họ đầu tư xây dựng nhà ở của mình chắt chắn, an toàn hơn vì những nhu cầu đó tạo nên thị trường tiêu thụ năng động đối với các công ty trong ngành nói chung và đối với Hamaco nói riêng.

Bảng 4.19 Ma trận các yếu tố bên ngoài của công ty Hamaco, 2012 STT Các yếu tố bên ngoài Công ty Tầm quan

trọng Phân loại Tính điểm

1 Tình hình lạm phát 0,10 3,00 0,30

2 Tỷ giá USD/VND tăng 0,06 3,33 0,20

3 Thị trường cạnh tranh ngày càng

khóc liệt 0,12 3,67 0,43

4 Tốc độ tăng trưởng ngành 0,17 3,33 0,56 5 Chính sách định hướng phát triển (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trong tương lai của TP. Cần Thơ 0,17 3,33 0,56

6 Thu nhập bình quân đầu người tăng 0,07 3,00 0,22 7 Nguồn nguyên liệu dồi giàu 0,12 4,00 0,47 8 Nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao

của khách hàng 0,10 3,67 0,37 9 Tốc độ tăng dân số 0,10 2,33 0,23

Tổng cộng 1,00 - 3,33

Nguồn: Tác giả thực hiện – Tổng hợp ý kiến chuyên gia

Qua bảng 4.19 tổng số điểm là 3,33 >2,5, cho thấy công ty Hamaco phản ứng rất tốt với các yếu tố bên ngoài, trong đó yếu tố “tốc độ tăng trưởng ngành và chính sách định hướng phát triển trong tương lai của TP. Cần Thơ” nhận được mức độ quan trọng cao nhất là 0,17, đây là hai yếu tố quan trọng nhất quyết định sự thành công của công ty trong ngành và kế đến là yếu tố “thị trường ngày càng cạnh tranh khóc liệt và nguyên liệu dồi dào” nhận điểm quan trọng là 0,12, hai yếu tố này cũng ảnh hưởng rất lớn tới sự tành công của công ty.

CHƯƠNG 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÀNH VẬT LIỆU XÂY DỰNG CHO

CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ HẬU GIANG 5.1 ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÀNH VLXD CHO CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ HẬU GIANG

5.1.1 MẶT TÍCH CỰC

Qua phân tích đánh giá năng lực cạnh tranh công ty cổ phần Vật tư Hậu Giang thấy được mặt tích cực như sau:

Trải qua hơn 30 năm tồn tại và phát triển, công ty đã có nhưng thành công nhất định trong lĩnh vực kinh doanh VLXD, đáp ứng được nhu cầu của thị trường ĐBSCL. Đến nay, công ty đã có nhiều khách hàng truyền thống, trung thành, tin cậy, thương hiệu Hamaco đã có vị thế trên thị trường hiên tại. Công ty có năng lực tài chính cao đã góp phần cho công ty hoạt động bền vững và không ngừng phát triển, đảm bảo tốt hoạt động kinh doanh và ngày càng mở rộng quy mô.

Hamaco có hệ thống kênh phân phối rộng khắp ĐBSCL và hệ thống kho bãi với diện tích lớn đã tạo cho công ty đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm ra thị trường, đồng thời tạo rào cản lợi thế từ quy mô.

Nguồn nhân lực của công ty có trình độ cao, có kinh nghiệm lâu năm trong ngành đã nâng cao hiệu quả, năng suất làm việc cũng như hiểu quả hoạt động kinh doanh.

5.1.2 MẶT TIÊU CỰC

Hoạt động nghiên cứu thị trường chưa thật sự tốt, mà điều này các công ty đối thủ rất quan tâm và họ tìm hiểu nhu cầu khách hàng và nghiên cứu và đinh hướng phát triển cho công ty, như Phan Thanh đã nghiên cứu và đưa ra hệ thống sàng rữa, phân loại cát và đá sạch nhằm đáp ứng nhu cầu khác hàng.

Chi phí quản lý còn khá cao, ảnh hưởng tới lợi nhuận của công ty.

5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÀNH VLXD CỦA CÔNG TY HAMACO NGÀNH VLXD CỦA CÔNG TY HAMACO

Nền kinh tế thị trường như hiện nay các doanh nghiệp cạnh tranh ngày càng gay gắt và khóc liệt, công ty muốn tồn tại và phát triển hơn nữa thì luôn

cạnh tranh hiện tại của công ty, đồng thời những tồn tại yếu kém từ đó tôi xin đề ra một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty như sau:

5.2.1 Duy trì và nâng cao lợi thế cạnh tranh

Trước tiên, công ty phải chọn chiến lược kinh doanh đúng đắn dựa trên những định hướng phát triển của ngành VLXD, của khu vực ĐBSCL, TP. Cần Thơ và rộng hơn nửa là những chính sách – định hướng của chính phủ. Đây là yếu tố quyết định tạo nên sự tồn tại và vị thế của công ty.

Tận dụng lợi thế uy tín thương hiệu, kênh phân phối rộng khắp từ đó đàm phán nhà cung cấp tăng mức chiếc khấu để giảm chi phí đầu vào tăng lợi nhuận cho công ty.

Hệ thống phân phối rất quang trọng đối với công ty vì thế công ty nên quản lý, giám sát chặt chẽ để ngày càng nâng cao sản lượng tiêu thụ và hiệu quả hoạt động kinh doanh. Đồng thời, công ty cần kiểm tra thường xuyên kho bãi tránh tình trạng hư hao sản phẩm khi nhiệt độ thay đổi nhất là xi măng và thép.

Không ngừng nâng cao tiềm lực tài chính thông qua việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhất là đầu tư hàng tồn kho hợp lý để đảm bảo thanh khoản ở mức tốt, hiệu quả trong quản lý chi phí góp phần gia tăng lợi nhuận, mở rộng quy mô, nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty.

Tận dụng lợi thế cạnh tranh về giá, quảng cáo thông qua các kênh truyền thông nhằm thu hút khách hàng, đồng thời phát triển dịch vụ đi kèm như: dịch vụ hậu mãi, khuyến mãi, tư vấn - chăm sóc khách hàng, tạo lòng tin và giữ chân khách hàng.

Văn hoá công ty góp phần tạo nên sự khác biệt và được coi là truyền thống của riêng mỗi công ty, vì thế văn hoá công ty cần được chú trọng xây dựng và phát triển. Nó là tài sản vô hình, luôn gắn với thương hiệu và uy tín của công ty, đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong kho tài sản và là một trong những công cụ cạnh tranh sắc bén. Đồng thời, công ty có thể tạo ra và tăng uy tín của mình trên thị trường thông qua việc tạo dựng và phát triển văn hoá doanh nghiệp mạnh.

5.2.2 Giải pháp khắt phục mặt tiêu cực

 Giải pháp về Maketing

- Tăng cường nâng cao hình ảnh công ty: quảng cáo thông qua các kênh truyền thông, tham gia các trương trình từ thiện nhằm đưa thương hiệu đến tay người tiêu dùng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tăng cường hoạt động nghiên cứu thị trường: nhằm hiểu rõ được hành vi mua hàng của khách hàng khi điều kiện kinh tế thay đổi, đồng thời bổ sung bộ phận R&D để mở rộng và phát triển thị trường ngành hàng VLXD.

- Có chính sách tốt đối với những khách hàng chiến lược, khách hàng trọng tâm của công ty: chế độ hậu mãi, chiếc khấu, giá ưu đãi.

 Giải pháp về trang thiết bị và phương tiên vận chuyển

- Đầu tư thiết bị, phương tiện vận chuyển nhằm đáp ứng nhu cầu kênh bán lẻ của công ty.

- Đầu tư xe có trọng tải lớn nhằm giảm chi phí và vận chuyển nhanh chống hơn tại các công trình lớn.

- Nâng cấp kho bãi đã cũ nhằm dự trữ, bảo quản tốt chất lượng sản phẩm.

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN

Qua thời gian thực tập, tôi nhận thấy rằng đây là một công ty mạnh trong lĩnh vực phân phối nhất là ngành hàng VLXD, với hên thống rộng khắp ĐBSCL và đang định hướng phát triển thị trường TP. HCM. Qua hơn 30 năm, hoạt động trong ngành công ty không ngừng phát triển và đã có vị thế, đứng vững trên thị trường, là nhà phân phối của các công trình mang tầm cở quốc gia. Với những điểm mạnh của công ty đã tạo được năng lực cạnh tranh vượt trội so với các đối thủ trong ngành, song công ty còn những mặt hạn chế cần phải khắc phục để ngày càng nâng cao năng lực cạnh tranh hơn nữa, điểm hạn chế đó là hoạt động Marketing chưa thật sự hoàn thiên, chính sách giá chưa linh hoạt và chưa phát triển được thị trường bán lẻ.

6.2 KIẾN NGHỊ

6.2.1 Đối với chính phủ

- Cần những chính sách giải quyết khó khăn bất động sản và định hướng phát triển trong tương lai, từ đó kéo theo ngành VLXD cưng

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh ngành vật liệu xây dựng của công ty cổ phần vật tư hậu giang (Trang 69)