Giới thiệu Công ty TNHH Xây dựng – Thương mại – Vận tải PhanTh ành

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh ngành vật liệu xây dựng của công ty cổ phần vật tư hậu giang (Trang 37)

Phan Thành

- Loại hình doanh nghiệp: công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn - Website: www.phanthanh.vn

- Nguồn vốn kinh doanh: 65 tỷ đồng

- Trụ sở chính: Cách Mạng Tháng Tám, Phường Bùi Hữu Nghĩa, Quận bình Thủy, TP. Cần Thơ.

- Chi nhánh: Số 71, đường Trần Phú, Quạn Ninh Kiều, TP. Cần Thơ; chi nhánh Hậu Giang: thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang.

- Lịch sử hình thành và phát triển: Công ty TNHH Xây dựng – Thương mại – Vận tải Phan Thành, trước là Doanh nghiệp tư nhân Phan Thành được thành lập ngày 07 tháng 12 năm 2001, đến ngày 29 tháng 09 năm 2004 phát triển thành Công ty TNHH Xây dựng – Thương mại – Vận tải Phan Thành theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 5705000635 của Sở kế hoạch và Đầu tư Thành Phố Cần Thơ cấp. Phan Thành đã và đang có những bước phát triển tốt trong việc tiềm kiếm khách hàng và mở rộng thị trường cũng như khả năng cung cấp hàng hóa và dịch vụ. Năm 2008, Phan Thành đầu tư trang thiết bị và cho ra đời hai thiết bị là: Hệ thống sàng rửa và phân loại các sạch tại: 388 Cách Mạng Tháng Tám, phường Bùi Hữu Nghĩa, Quận bình Thủy, TP. Cần Thơ, dến năm 2011, Phan Thành tiếp tục đưa vào sử dụng hai thiết bị này tại quận Ninh Kiều.

- Lĩnh vực kinh doanh: kinh doanh vật liệu xây dựng thô như: cát, đá, sắt, thép và trang trí nội thất; đầu tư xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, thủy lợi, cầu đường, cở sở hạ tầng khu dân cư; san lắp mặt bằng; vận tải hàng hóa đường song và đường bộ.

3.2.2 Giới thiệu công ty TNHH Thương mại Quang Giàu

Công ty TNHH Thương mại Quang Giàu được thành lập vào ngày 12/03/1998, với tên gọi ban đầu là Cửa hàng vật liệu xây dựng số 7, trụ sở chính đặt tại số 326, đường Tầm Vu, phường Hưng Lợi, TP. Cần Thơ với vốn ban đầu là 1,7 tỷ đồng

Đến năm 2004, Quang Giàu đã đăng ký và trở thành Công ty TNHH Thương mại Quang Giàu, với vốn điều lệ là: 4.706.496.000 đồng.

Đến năm 2010, Quang Giàu nâng vốn điều lệ lên 10 tỷ đồng

Lĩnh vực kinh doanh: kinh doanh vạt liệu xay dựng: xi măng, cát, đá, thép. Đầu tư công trình, cầu đường…

3.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty Hamaco

Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Hamaco từ 2010 – 2012

ĐVT: Triệu đồng

2011/2010 2012/2011

Chỉ tiêu 2010 2011 2012

Giá trị % Giá trị % Doanh thu thuần

về bán hàng và cung cấp dịch vụ 1.663.518 1.606.064 1.612.431 -57.454 -3,45 6.367 0,40 Giá vốn hàng bán 1.579.936 1.530.166 1.551.110 -49.770 -3,15 20.944 1,37 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 83.582 75.898 61.321 -7.684 -9,19 -14.577 -19,21 Doanh thu hoạt động tài chính 3.777 2.776 3.688 -1.001 -26,50 912 32,85 Chi phí tài chính 12.306 17.934 8.146 5.628 45,73 -9.788 -54,58 Chi phí bán hàng 39.986 37.189 38.883 -2.797 -6,99 1.694 4,56 Chi phí quản lý doanh nghiệp 18.255 11.380 7.434 -6.875 -37,66 -3.946 -34,67

Lợi nhuận thuần

từ hoạt động

kinh doanh

16.812 12.171 10.546 -4.641 -27,61 -1.625 -13,35

Thu nhập khác 3.355 973 3.906 -2.382 -71,00 2.933 75,09 Lợi nhuận trước

thuế 19.937 17.561 17.857 -2376 296 -11,92 1,69 Chi phí thuế 4.904 3.082 2.416 -1.822 -666 -37,15 -21,61

Lợi nhuận sau

thuế thu nhập

doanh nghiệp

15.033 14.479 15.441 -554 -3,69 962 6,64

Nguồn: Phòng kế toán của công ty Hamaco,2010 - 2012

Qua Bảng 3.1 ta thấy doanh thu từ năm 2010 đến năm 2011 giảm 3,45% tương đương với giá trị giảm 57.454 triệu đồng, đồng thời doanh thu từ hoạt động tài chính giảm 26,50% tương đương 1 tỷ đồng, tuy chi phí bán hàng và chi phí có phần giảm mạnh tương ứng là 6,99% và 37,66% nhưng chí phí tài chính cũng tăng rất cao lên đến 45,73% tương đương với 5.628 triệu đồng đẫn đến lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh giảm 27,67% (tương đương 4.641 triệu đồng), đồng thời kéo theo lợi nhuân sau thuế của doanh nghiệp giảm 3,96% (tương đương 554 triệu đồng). Nguyên nhân là do lạm phát tăng cao vào năm 2011, lãi xuất cho vay cũng khá cao là chi cho phí tài chính của doanh nghiệp tăng nhanh đến 45,73%, đồng thời công ty là một công ty phân phối mặt hàng chủ lực về vật liệu xây dựng cho những công trình, nhà thầu

xây dựng, mà năm 2011 bất động sản rất trầm lắng, nhiều công ty bất động sản ngừng hoạt động, phá sản. Vì thế, việc công ty tiềm kiếm khách hàng rất khó khăn, chỉ vài công trình, ngoài ra là những đại lý, khách hàng nhỏ lẻ.

Đến năm 2012 doanh thu bán hàng tăng nhẹ với 0,40% so với năm 2011 (tương đương tăng 6.367 triệu đồng). Nguyên nhân là do chi phí đầu vào tăng lên làm cho giá vốn bán hàng tăng 1,37% (tương đương với 20.944 triệu đồng), làm cho lợi nhuận gộp giảm 19,21%, mặt dù doanh thu từ hoạt động tài chính tăng 32,85% (tương đương với 912 triệu đồng), và chi phí tài chính giảm 54,58% ,chi phí 34,67% cũng không làm tăng được lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, cụ thể là giảm 13,35% so với 2011 (tương đương 1.625 triệu đồng), tuy nhiên thu nhập khác tăng 75,09% (tương đương 2.933 triệu đồng) và chi phí thuế giảm 21,61% làm cho lợi nhuận tăng 6,64% tương đương lãi 15.441 triệu đồng. Nguyên nhân doanh thu tăng là do năm 2012 công ty đẩy mạnh Marketing, đẩy mạnh quảng bá thương hiệu Hamaco, xây dựng hệ thống khách hàng thương mại chiến lược, tiềm kiếm khách hàng mới trong khu vực làm cho chi phí bán hàng tăng lên, cụ thể là tăng 4,56%, đồng thời giá vật liệu tăng vì thế làm làm cho giá vốn hàng bán tăng theo, cụ thể là tăng 1,37%. Điều đó, cho thấy tình hình kinh doanh của công ty khá khả quan nhưng chưa tốt lắm, với tình hình thị trường bất động sản chưa ấm lên, đồng thời thị trường sắt thép chưa có nhu cầu cao, vì thế công ty không đẩy mạnh ngành chủ lực của mình được.

Qua phân tích cho thấy tình hình kinh doanh của công ty tương đối ổn định, đảm bảo được lợi nhuận sao thuế dương và năm 2012 cao hơn năm 2010, 2011 công ty đang hoạt động hiểu quả trở lại và trong tương lai cần phải tốt hơn nữa, để tạo lợi nhận cao cho công ty, nâng vị thế lên một bậc trên thị trường.

3.3.1 Tình hình hoạt động kinh doanh ngành VLXD của công ty Hamac, 2010 - 2012 công ty Hamac, 2010 - 2012

Bảng 3.2 Tình hình doanh thu ngành VLXD của công ty Hamaco

ĐVT: Triệu đồng 2011/2012 2012/2011 Mặt hàng 2010 2011 2012 Giá trị (%) Giá trị (%) 1. Xi măng 161.869 191.688 177.888 29.820 18,42 -13.800 -7,76 2. Thép 1.106.322 970.704 1.168.438 -135.618 -12,26 197.734 16,92 3. Đá 42.459 31.083 14.174 -11.376 -26,79 -16.909 -119,30 4. Cát 16.868 25.283 12.463 8.416 49,89 -12.820 -102,86 5.Lĩnh vực khác 336.002 387.305 239.461 51.303 15,27 -147.844 -61,74 Tổng Cộng 1.663.518 1.606.063 1.612.424 -57.455 -3,45 6.361 0,39

Nguồn: Phòng kế toán của công ty Hamaco, 2010 - 2012

Như đã phân tích Bảng 3.2 tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty năm 2011 là khó khăn, đến phần này cũng thấy rõ được điều đó năm 2011 mặt hàng thép giảm 12,26% so với 2010 (tương đương với 135.618 triệu đồng) và đá giảm 26,79% (tương đương với giá trị là 11.376 triệu đồng), mặt dù xi măng tăng 18,42% và cát tăng gần 50% nhưng không làm cho tổng doanh thu tăng lên được, cụ thể là tổng doanh thu giảm 3,45% (tương đương với 57.455 triệu đồng), nhưng đến năm 2012 mặt hàng thép tăng lên đáng kể, tăng 16,92% (tương đương với giá trị là 197.734 triệu đồng), các mặt hàng còn lại đều giảm, đặc biệt mặt hàng cát, đá giảm mạnh hơn 100%, và khác giảm 61,74% (tương đương với 147.844 triệu đồng), tuy nhiên giá trị giảm đó không bằng giá trị tăng của thép vì thế tổng doanh thu của Công ty tăng lên. Qua đó cũng cho ta thấy ngành VLXD chiếm tỷ trọng rất cao từ 80% trở lên và mặt hàng hàng thép quan trọng đến tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty như thế nào.

So sánh với đối thủ cạnh tranh Công ty TNHH Xây dựng – Thương mại – Vận tải Phan Thành, đây là một công ty mạnh trong lĩnh vực Vật liệu xây dựng và quy mô cũng khá lớn nhung chưa bằng Hamaco. Trong năm 2010, Phan Thành doanh thu đạt 163 tỷ đồng, đến năm 2011 doanh thu tăng lên 232 tỷ đồng, trong khi đó doanh thu Hamaco trên cùng thị trường là Cần Thơ, Hậu Giang đạt 1.263 tỷ đồng trong năm 2011, vì Hamaco có mạng lưới phân phối dày đặc, đồng thời nhờ lợi thế từ quy mô cho nên công ty chiếm lĩnh thị trường rất lớn.

CHƯƠNG 4

THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÀNH VẬT LIỆU XÂY DỰNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ HẬU GIANG

TRONG GIAI ĐOẠN 2010-2012

4.1 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TẠO NÊN NĂNG LỰC CẠNH TRANH

NGÀNH VẬT LIỆU XÂY DỰNG CỦA DOANH NGHIỆP

4.1.1 Nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực là nguồn tài nguyên quý hiếm và quan trọng nhất, để hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng hiệu quả và nâng cao khả năng cạnh tranh cần phải có ban điều hành có tầm nhìn, chiến lược rõ ràng, nhất là kinh nghiệm trong ngành, đồng thời đội ngũ nhân viên có trình độ tay nghề, có trách nhiệm, kỹ luật lao động và sáng tạo.

Công ty phân bố lao động theo các đơn vị trực thuộc, phòng ban và báo cáo sau mỗi chu kỳ kinh doanh để từ đó công ty có chính sách khen thưởng kịp thời, thăng cấp cho nhưng người có nhiều thành tích, đóng góp trong quá trình hoạt động kinh doanh, nhăm khuyến khích tinh thần lao động của mỗi nhân viên, tăng khả làm việc, sáng tạo và trách nhiệm trong công việc.

Bảng 4.1: Lao động của công ty Hamaco từ năm 2010 – 2012

ĐVT: Người Trình độ 2010 2011 2012 2011/2010 (%) 2012/2011 (%) Phổ thông 50 48 56 -0,02 0,08 Kỷ thuật 67 61 60 -0,06 -0,01 Trung cấp 55 51 50 -0,04 -0,01 Cao đẳng, đại học 58 57 55 -0,01 -0,02 Tổng cộng 230 217 221 -0,13 0,04

Nguồn: Phòng kế toán Công ty Hamaco, 2010 - 2012

Qua bảng Lao động của Hamaco từ năm 2010 đến 2012 trình độ của nhân lực điều giảm, nhưng ở mức độ rất thấp không quá 1%, trừ trình độ phổ thông vào năm 2012 tăng 0,08% tương đương với 8 nhân viên, góp phần làm tăng tổng nhân lực của công ty. Qua bảng này cũng cho ta thấy tỷ trọng của cán bộ, nhân viên ở trình độ cao đẳng, đại học là khá cao đạt 24,89%, đối với một công ty trình độ này chiếm cao tạo một thế mạnh, lợi thế so với đối thủ trong ngành. Do tính chất hoạt động của công ty như chính sách giao hàng tận

nơi cho khách hàng, làm những sản phẩm gia công theo yêu cầu, vì thế nhân viên kỷ thuật của công ty chiếm tỷ trọng tương đối cao 27,15% vào năm 2012.

Qua phân tích trên cũng cho ta thấy tình hình hoạt động của công ty đang có hướng chuyển sang tăng cường nhân lực phổ thông tăng cường hoạt động phân phối, thúc đẩy kinh doanh, giảm chi phí tiền lương. Và công ty cũng giữ nhân viên có trình độ và có tay nghề vì đây là những nhân nguồn lực quan trọng, đóng vai trò chủ lực của công ty.

Hằng năm, Hamaco tổng hợp đánh giá các nhân viên, từ đó lập kế hoạch đào tào cho những nhân viên còn yếu kém nghiệp vụ chuyên môn, nhất là những nhân viên mới chưa có kinh nghiệm nhiều. Trong năm 2010, công ty đào tạo nhân viên trình độ phổ thông là 10 người, nhân viên kỷ thuật 20 người và trình độ cao đẳng, đại học 30 người vói tổng chi phí là 70 triệu. Đến năm 2012, công ty đào tạo nhân viên trình độ phổ thông là 10 người, nhân viên kỷ thuật 10 người và trình độ cao đẳng, đại học 10 người chi phí đào tạo chỉ còn 29 triệu đồng. Đồng thời, công ty khen thưởng cho những nhân viên xuất sắc, hoàn thành tốt công việc, nhằm khuyến khích tin thần làm việc, tạo động lực cho nhân viên ngày càng làm việc hiệu quả hơn. Một điều khá hấp dẫn đối với nhân viên đó là thu nhập bình quân lao động của công ty, năm 2010 thu nhập bình quân là 5,1 triệu đồng/người/tháng, đến năm 2012 giảm xuống chỉ còn 4,6 triệu đồng/người/tháng. Ta thấy, thu nhập bình quân người lao động của một công ty như vậy là cao, góp phần đảm bảo đời sống nhân viên và nhân viên gắn bó với công ty lâu dài hơn và thu hút nguồn lực từ bên ngoài.

Đối với Phan Thành, công ty có tổng nhân sự năm 2011 là 224 người, trong đó nhân viên có trình độ cao đẳng, đại học chiếm 24%, trình độ trung cấp chiếm 9% và trình độ khác chiếm 67%, đa số tuổi đời còn trẻ độ tuổi trung bình là 28 tuổi. Công ty Phan Thành luôn chăm lo đời sống vật chất lẫn tin thần nhân viên, có chính sách lao động rõ ràng, đầy đủ: bảo hiểm lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn. Thu nhập bình quân đầu người năm 2011 là 3,6 triệu đồng/người/tháng.

Xét về nguồn nhân lực thì Hamaco và Phan Thành có số lượng và tỷ trọng trình độ cao đẳng, đại học tương đối ngang nhau, nhưng Phan Thành rất ít nhân viên kỷ thuật trong khi đó Hamaco trình độ này chiếm cao nhất, góp phần tạo cho công ty làm việc một cách chuyên nghiệp và hiệu quả hơn. Đồng thời, chính sách lương và đãi ngộ của Hamaco tốt hơn đối thủ đã góp phần nào tạo nên sự gắn bó lâu dài giữa công ty với nhân viên và tạo cho nhân viên tinh thần thỏa mái, sáng tạo, làm việc hiệu quả hơn, thúc đẩy hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng tối ưu hơn.

4.1.2 Năng lực tài chính của doanh nghiệp

Ngành VLXD đã góp phần rất lớn cho tài chính của công ty với doanh thu chiếm từ 80% trở lên, đây là ngành chủ lực giúp cho công ty phát triển bền vững và có vị thế trên thị trường, đồng thời lĩnh vực khác cũng bổ trợ qua lại với nhau, tạo cho tái chính công ty ở tình trạng tốt. Để đánh giá khả năng tài chính của công ty, có thể so sánh với trung bình ngành hoặc so sánh đối thủ, trong đề tài này em so sánh với trung bình ngành. Sau đây là một số chỉ số tài chính được tổng hợp từ 49 công ty trên web: www.cophieu68.vn. Bảng 4.2 Một số tỷ số tài chính trung bình ngành VLXD ĐVT: Vòng Tỷ số thanh khoản (lần) 1,42 ROS (%) 2,93 ROA (%) 4,20 ROE (%) 6,12

Vòng quay tài sản lưu 2,31 Vòng quay tài sản cố định 8,03 Vòng quay tổng tài sản 1,20

Nguồn: cophieu68.vn

4.1.2.1 Khả năng thanh toán

Bảng 4.3 Tỷ số thanh khoản của công ty Hamaco 2010 – 2012

ĐVT: Triệu đồng

Tỷ số thanh khoản 2010 2011 2012

Tài sản ngắn hạn 173.417 237.078 149.736 Tiền và các khoản tương đương tiền

+ khoản phải thu 138.520 151.500 106.957 Nợ ngắn hạn 181.279 240.336 150.231 Tỷ số thanh khoản hiện thời (lần) 0,96 0,99 1,00 Tỷ số thanh khoản nhanh (lần) 0,76 0,63 0,71

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính của công ty Hamaco từ 2010 - 2012

Tỷ số thanh khoản hiện thời

Tỷ số thanh khoản hiện thời của công ty năm 2010 là 0,96 lần < 1 (nhỏ hơn trung bình ngành 1,42) cho thấy giá trị tài sản lưu động nhỏ hơn giá trị nợ ngắn hạn, đồng nghĩa với tài sản lưu động năm 2010 không đủ để đảm bảo cho việc thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp, tỷ số này tăng qua các năm và đến năm 2012 tỷ số này xấp xỉ bằng 1 cho thấy tình hình thanh khoản của công ty dân dần được cải thiện. Tuy nhiên, ta thấy tài sản ngắn hạn năm 2011 tăng so với 2010, cụ thể tăng 36,31%, nguyên nhân chủ yếu là hàng tồn

kho năm 2011 tăng rất cao 139,47% (tương đương 48.101 triệu đồng), đồng thời nợ ngắn hạn cũng tăng theo nhưng tốc độ tăng nợ không bằng chỉ 32,58%, làm cho tỷ số thanh khoản tăng theo. Đến năm 2012, tài sản lại giảm và nợ cũng giảm theo và tốc độ giảm cũng không bằng vì thế tỷ số thanh

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh ngành vật liệu xây dựng của công ty cổ phần vật tư hậu giang (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)