Phân tích tiêu thụ vật liệu xây dựng theo mặt hàng

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tiêu thụ vật liệu xây dựng tại công ty cổ phần vật tư hậu giang (Trang 45)

4.2.1.1 Phân tích sản lượng tiêu thụ

Vật liệu xây dựng chính mà Công ty đang kinh doanh chủ yếu là xi măng, thép, cát, đá. Kết quả kinh doanh vật liệu xây dựng của Công ty từ năm 2010 đến năm 2012 nhƣ sau:

Bảng 4.1: Sản lƣợng tiêu thụ theo mặt hàng qua 3 năm 2010 - 2012

Mặt hàng Năm Chênh lệch

2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011

Tuyệt đối % Tuyệt đối % 1. Xi măng (tấn) 165.120 142.120 162.210 -23.000 -13,93 20.090 14,14 2. Thép (tấn) 87.750 72.370 84.260 -15.380 -17,53 11.890 16,43 3. Đá (m3

) 71.160 62.430 163.150 -8.730 -12,27 100.720 161,33 4. Cát (m3) 240.360 149.510 227.680 -90.850 -37,80 78.170 52,28

Nguồn: Phòng Kế hoạch – Marketing, Công ty Hamaco

Qua bảng 4.1 cho thấy sản lƣợng tiêu thụ vật liệu xây dựng có sự biến động qua các năm. Năm 2010 tình hình tiêu thụ vật liệu tƣơng đối tốt, Xi măng tiêu thụ đƣợc 165.120 tấn, thép tiêu thụ đƣợc 87.750 tấn, đá tiêu thụ đƣợc 71.160 m3

, cát tiêu thụ đƣợc 240.360 m3.

Năm 2011 sản lƣợng tiêu thụ của các mặt hàng vật liệu xây dựng đều giảm. Sản lƣợng xi măng tiêu thụ đƣợc 142.120 tấn, giảm 23.000 tấn tƣơng ứng giảm 13, 93% so với năm 2010. Thép tiêu thụ đƣợc 72.370 tấn, giảm 15.380 tấn tƣơng ứng giảm 17,53% so với năm 2010. Đá tiêu thụ đƣợc 62.430 m3, giảm 8.730 m3 tƣơng ứng giảm 12,27% so với năm 2010. Cát tiêu thụ đƣợc 149.510 m3

, giảm 90.850 m3 tƣơng ứng giảm 37,8% so với năm 2010. Nguyên nhân là do trong năm 2011 lạm phát tăng cao, đầu tƣ công từ những công trình hạ tầng, công sở, đến những công trình dân dụng đều cắt giảm, thị trƣờng bất động sản chƣa hồi phục, hàng loạt dự án khu đô thị, nhà ở dừng khởi công, giãn tiến độ, thậm chí ngừng thi công, điều này ảnh hƣởng đến tình hình xây dựng trong nƣớc.

Năm 2012 sản lƣợng tiêu thụ của các mặt hàng tăng trở lại. Xi măng tiêu thụ đƣợc 162.210 tấn, tăng 20.090 tấn tƣơng ứng tăng 14,14% so với năm 2011. Thép tiêu thụ đƣợc 84.260 tấn, tăng 11.890 tấn tƣơng ứng tăng 16,43% so với năm 2011. Đá tiêu thụ đƣợc 163.150 m3, tăng 100.720 m3

33

tăng 161,33% so với năm 2011. Cát tiêu thụ đƣợc 227.680 m3, tăng 78.170 m3 tƣơng ứng tăng 52,28% so với năm 2011.

Bảng 4.2: Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch theo mặt hàng qua 3 năm 2010 – 2012

Mặt hàng 2010 2011 2012 KH TH % hoàn thành KH KH TH % hoàn thành KH KH TH % hoàn thành KH 1. Xi măng (Tấn) 165.000 165.120 100,07 150.000 142.120 94,75 160.000 162.210 101,38 2. Thép (Tấn) 80.000 87.750 109,69 75.000 72.370 96,49 80.000 84.260 105,33 3. Đá (m3) 70.000 71.160 101,66 70.000 62.430 89,19 150.000 163.150 108,77 4. Cát (m3) 200.000 240.360 120,18 150.000 149.510 99,67 250.000 227.680 91,07

Nguồn: Phòng Kế hoạch – Marketing, Công ty Hamaco

Qua bảng 4.2 ta thấy trong năm 2010 tỷ lệ hoàn thành kế hoạch của các mặt hàng vật liệu xây dựng đều vƣợt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Cụ thể, sản lƣợng xi măng tiêu thụ đƣợc năm 2010 đạt 100,07% so với kế hoạch, sản lƣợng thép tiêu thụ đạt 109,69% so với kế hoạch, sản lƣợng đá tiêu thụ đạt 101,66% so với kế hoạch và sản lƣợng cát tiêu thụ đạt 120,18% so với kế hoạch.

Năm 2011 nhận biết đƣợc tình hình kinh tế khó khăn nên Công ty đã đề ra kế hoạch tiêu thụ các mặt hàng thấp hơn năm 2010, thế nhƣng tiêu thụ lại không thực hiện đƣợc nhƣ kế hoạch đề ra mà còn thấp hơn trong khoảng 10%. Cụ thể, sản lƣợng sản lƣợng xi măng tiêu thụ đƣợc năm 2011 đạt 94,75% so với kế hoạch, sản lƣợng thép tiêu thụ đạt 96,49% so với kế hoạch, sản lƣợng đá tiêu thụ đạt 89,19% so với kế hoạch và sản lƣợng cát tiêu thụ đạt 99,67% so với kế hoạch.

Năm 2012 tình hình trở nên lạc quan hơn, nắm bắt đƣợc nhu cầu của thị trƣờng và dựa vào sản lƣợng tiêu thụ của năm trƣớc nên Công ty đã đề ra mục tiêu kế hoạch cao hơn so với năm trƣớc. Hầu hết các mặt hàng vật liệu xây dựng đề vƣợt chỉ tiêu kế hoạch riêng mặt hàng Cát thì thấp hơn kế hoạch trong khi sản lƣợng Cát tiêu thụ đƣợc cao hơn rất nhiều so với năm 2011, có thể do chỉ tiêu đặt ra cao nên mặt hàng này không đạt kế hoạch. Năm 2012 sản lƣợng xi măng tiêu thụ đạt 101,38% so với kế hoạch, sản lƣợng thép tiêu thụ đạt

34

105,33% so với kế hoạch, sản lƣợng đá tiêu thụ đạt 108,77% so với kế hoạch và sản lƣợng cát tiêu thụ đạt 91,07% so với kế hoạch.

4.2.1.2 Phân tích doanh thu tiêu thụ

Tổng doanh thu của Công ty do nhiều mặt hàng đem lại, trong đó mặt hàng vật liệu xây dựng chiếm tỷ trọng cao, thể hiện qua doanh thu tại các bảng sau:

Bảng 4.3: Doanh thu các mặt hàng tiêu thụ qua 3 năm 2010 - 2012

Đơn vị tính: Triệu đồng Mặt hàng Năm Chênh lệch 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Tuyệt đối % Tuyệt đối % Xi măng 182.068 161.253 175.593 -20.815 -11,43 14.340 8,89 Thép 1.172.618 954.609 1.105.706 -218.009 -18,59 151.097 15,83 Đá 18.354 14.988 41.843 -3.366 -18,34 26.855 179,18 Cát 16.643 9.188 16.253 -7.455 -44,79 7.065 76,89 Hàng khác 263.838 461.291 267.849 197.453 74,84 -193.442 -41,93 Tổng cộng 1.653.521 1.601.329 1.607.244 -52.192 -3,16 5.915 0,37

Nguồn: Phòng Kế hoạch – Marketing, Công ty Hamaco

Bảng 4.4: Tỷ trọng doanh thu các mặt hàng vật liệu xây dựng

Đơn vị tính: % Mặt hàng Năm Chênh lệch 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Xi măng 11,01 10,07 10,93 -0,94 0,86 Thép 70,92 59,61 68,79 -11,31 9,18 Đá 1,11 0,94 2,60 -0,17 1,16 Cát 1 0,57 1,01 -0,43 0,44 Hàng khác 15,96 28,81 16,67 12,85 -12,14 Tổng cộng 100 100 100 0,00 0,00

Nguồn: Phòng Kế hoạch – Marketing, Công ty Hamaco

Cùng với sự biến động của sản lƣợng tiêu thụ, doanh thu tiêu thụ các mặt hàng vật liệu xây dựng cũng biến động theo. Cụ thể nhƣ sau:

* Thép

Qua bảng 4.4 cho thấy, thép là mặt hàng chủ lực của Công ty, luôn chiếm hơn 50% trong tổng giá trị hàng hóa tiêu thụ. Cụ thể: Năm 2010 doanh

35

thu thép đạt 1.172.618 triệu đồng, năm 2011 đạt 954.609 triệu đồng, giảm 218.009 triệu đồng ứng với giảm 18,59% và tỷ trọng thép giảm 11,31% trong tổng doanh thu bán hàng so với năm 2010. Nguyên nhân của giảm tỷ trọng thép năm 2011 là do tình hình kinh tế năm 2011 gặp nhiều khó khăn, nhu cầu cho xây dựng giảm nên nhu cầu thép cũng giảm theo bên cạnh đó trong năm này sản lƣợng tiêu thụ các mặt hàng khác tăng lên nhƣ gas, bếp gas, dầu, nhớt.

Năm 2012 doanh thu thép tăng trở lại đạt 1.105.706 triệu đồng, tăng 151.097 triệu đồng ứng với tăng 15,83% và tỷ trọng tăng 9,18% so với năm 2011.

Dù giá thép những năm gần đây tăng cao nhƣng cũng không ảnh hƣởng nhiều đến sản lƣợng tiêu thụ vì nhu cầu xây dựng của ngƣời dân, nhà đầu tƣ và các công trình đầu tƣ xây dựng của Nhà nƣớc vẫn đƣợc triển khai nhằm nâng cấp cơ sở hạ tầng ở các tỉnh thuộc khu vƣc ĐBSCL.

Vì thép là một mặt hàng có thế mạnh của Công ty cho nên Công ty cần xem xét lại chất lƣợng cũng nhƣ mẫu mã các loại thép cung cấp ra thị trƣờng bên cạnh đó cũng nên quan tâm đến chất lƣợng dịch vụ sau bán hàng, chính sách bán hàng của Công ty. Tất cả nhằm để đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm của Công ty và nâng cao hiệu quả kinh doanh.

* Xi măng:

Xi măng cũng là một mặt hàng chủ lực và đem lại doanh thu cao cho Công ty, luôn chiếm hơn 10% trong tổng doanh thu bán hàng qua 3 năm 2010 – 2012. Năm 2010 doanh thu đạt 182.068 triệu đồng, chiếm 11,01% trong tổng doanh thu bán hàng. Năm 2011 doanh thu giảm 20.815 triệu đồng ứng với giảm 11,43% và tỷ trọng doanh thu giảm 0,94% trong tổng doanh thu bán hàng so với năm 2010. Năm 2012 doanh thu là 175.593 triệu đồng, tăng 14.340 triệu đồng ứng với tăng 8,89% và tỷ trọng doanh thu tăng 0,86% trong tổng doanh thu bán hàng so với năm 2011. Năm 2012 tiêu thụ xi măng tăng trở lại, trong khi giá bán không giảm và không có khuyến mãi khủng là tín hiệu lạc quan đối với Công ty.

* Đá:

Qua bảng số liệu trên cho thấy tỷ trọng đá có sự biến động qua 3 năm. Năm 2010 tỷ trọng đá tiêu thụ chiếm 1,11% trong tổng doanh thu bán hàng, đạt 18.354 triệu đồng. Năm 2011 chiếm 0,94%, đạt 14.988 triệu đồng, giảm 3.366 triệu đồng và tỷ trọng giảm 0,17% so với năm 2010. Năm 2012 doanh thu tăng đột biến do sản lƣợng tiêu thụ tăng. Cụ thể, năm 2012 doanh thu là 41.843 triệu đồng, tăng 26.855 triệu đồng và tỷ trọng tăng 1,66% trong tổng doanh thu bán hàng so với năm 2011.

36

Nhìn chung, đá là mặt hàng đang có nhiều tiềm năng và Công ty nên tiếp tục phát triển kinh doanh mặt hàng này.

* Cát:

Tỷ trọng cát chiếm khá thấp trong các mặt hàng vật liệu xây dựng. Năm 2010 chỉ chiếm 1% trong tổng doanh thu bán hàng, đạt 16,643 triệu đồng. Năm 2011 doanh thu chỉ còn 9.188 triệu đồng, giảm 7.455 triệu đồng và tỷ trọng giảm 0,43% so với năm 2010. Năm 2012 doanh thu tăng trở lại đạt 16.253 triệu đồng, tăng 7.065 triệu đồng và tỷ trọng tăng 0,44% trong tổng doanh thu bán hàng so với năm 2011. Qua phân tích trên cho thấy, tuy cát chiếm tỷ trọng thấp so với các mặt hàng vật liệu xây dựng khác nhƣng đến năm 2012 tình hình tiêu thụ cát trở nên lac quan hơn, vì vậy Công ty cần tiếp tục đầu tƣ kinh doanh mặt hàng này nhằm đa dạng hóa các loại mặt hàng tại Công ty.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tiêu thụ vật liệu xây dựng tại công ty cổ phần vật tư hậu giang (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)