TÌNH HÌNH CUNG CẦU VẬT LIỆU XÂY DỰNG CỦA VIỆT NAM

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tiêu thụ vật liệu xây dựng tại công ty cổ phần vật tư hậu giang (Trang 39)

GIAI ĐOẠN 2010 – 6/2013

Thị trƣờng Vật liệu xây dựng đang phải đối mặt với những thách thức khó khăn, thị trƣờng tiêu thụ bị chậm lại bởi các yếu tố gây bất ổn, bắt đầu với việc thắt chặt cung tiền đầu năm 2010. Việc giảm đầu tƣ công là một sự suy giảm trong nhu cầu tiêu thụ, kinh doanh gặp nhiều khó khăn trong điều kiện tồn kho hàng hóa cao và lợi nhuận biên rất ít.

Theo Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam, từ năm 2010 đến nay thị trƣờng bất động sản bị đóng băng, nhiều công trình xây dựng bị “đắp chiếu”, nhu cầu tiêu thụ VLXD giảm trong khi đó hàng nhập khẩu ồ ạt tràn vào, không kiểm soát đƣợc gây khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất VLXD trong nƣớc.

Cung cầu ngành xi măng:

Hiện nay có 46 doanh nghiệp tham gia sản xuất và kinh doanh trong ngành xi măng, với tổng công suất lên đến 68.5 triệu tấn / năm, trong đó gồm có: 68 dây chuyền lò quay với tổng công suất thiết kế 67.32 triệu tấn/năm và 13 dây chuyền xi măng lò đứng với tổng công suất thiết kế 1.18 triệu tấn/năm. Trong khi đó nhu cầu tiêu thụ trong nƣớc liên tục bị sụt giảm. Cụ thể đƣợc hiển hiện trong biểu đồ sau:

Nguồn: Tổng hợp từ Hiệp hội xi măng Việt Nam

Hình 4.1: Sản lƣợng sản xuất và tiêu thụ Xi măng qua 3 năm 2010 – 2012 0 10 20 30 40 50 60 2010 2011 2012 53.2 56 59.3 50.2 49.26 45.5 Năm Triệu tấn Sản xuát Tiêu thụ

27

Nhìn chung, thị trƣờng xi măng Việt Nam năm 2010 tƣơng đối ổn định về cung cầu và giá cả, đáp ứng đầy đủ nhu cầu cho xây dựng và phát triển kinh tế đất nƣớc. Năm 2010, khối lƣợng xi măng sản xuất đạt 53,20 triệu tấn, tổng lƣợng tiêu thụ đạt 50,20 triệu tấn.

Năm 2011 là một năm đầy khó khăn đối với ngành xi măng. Theo thống kê của Hiệp hội xi măng Việt Nam, sản lƣợng tiêu thụ nội địa của toàn ngành chỉ đạt trên 49,26 triệu tấn, thấp hơn năm 2010 là 0,94 triệu tấn tƣơng ứng với giảm 1,87 %. Trong khi đó sản lƣợng xi măng sản xuất ra lại tăng lên 56 triệu tấn, tăng 2,8 triệu tấn ứng với 5,26 % so với năm 2010. Điều này đã làm cho cung vƣợt cầu đến 6,74 triệu tấn.

Năm 2012 toàn ngành công nghiệp xi măng tiêu thụ 53.61 triệu tấn xi măng và clinker. Trong đó xi măng tiêu thụ nội địa đạt 45.5 triệu tấn giảm 7,6 % so với năm 2011, xuất khẩu đạt 8.1 triệu tấn clinker và xi măng (trong đó xi măng đạt 1.6 triệu tấn). Nhƣ vậy cung đã vƣợt cầu khá nhiều.

Sản xuất và tiêu thụ 6 tháng đầu năm 2013

Tình hình tiêu thụ xi măng 6 tháng đầu năm 2013 có những tín hiệu khá lạc quan, sản lƣợng tiêu thụ tăng so với cùng kỳ năm ngoái, nhƣng chủ yếu là tăng do xuất khẩu, nhu cầu trong nƣớc vẫn khá thấp. Cụ thể cả nƣớc đã tiêu thụ 29.5 triệu tấn sản phẩm, trong đó tiêu thụ nội địa đạt 22.7 triệu tấn, xuất khẩu 6.8 triệu tấn. Tiêu thụ nội địa giảm 4% so với cùng kỳ tuy nhiên xuất khẩu lại tăng 210%.

Tình hình tiêu thụ trong nƣớc khó khăn nên nhiều doanh nghiệp xi măng đẩy mạnh tìm kiếm thị trƣờng xuất khẩu. Thị trƣờng xuất khẩu xi măng chủ yếu nhƣ Đài Loan, Singapore, Indonesia, Campuchia … với giá xuất khẩu từ 40-42 USD/tấn. Giá xuất khẩu này vẫn thấp hơn giá xi măng bình quân của thế giới khoảng 8-10 USD/tấn.

Thị trƣờng xi măng đƣợc nhận định có diễn biến tích cực hơn so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, nhìn một cách tổng quan, những doanh nghiệp tiêu thụ tốt vẫn là các thƣơng hiệu quen thuộc nhƣ VICEM, FICO, Nghi Sơn, Chinfon, Holcim, Cẩm Phả…, trong khi nhiều đơn vị khác vẫn gặp rất nhiều khó khăn.

Về cơ cấu tiêu thụ sản phẩm theo vùng miền thì thị trƣờng miền Bắc chiếm tỷ trọng lớn nhất 41 – 46%, miền Nam 31 – 33 %, miền Trung chiếm tỷ lệ thấp nhất 21 – 25%. Hiện nay các nhà máy xi măng phân bố không đều giữa các khu vực. Hầu hết các nhà máy tập trung nhiều tại miền Bắc nơi có vùng nguyên liệu đầu vào lớn, trong khi đó các nhà máy lớn phía Nam rất hạn chế. Do đó nguồn cung xi măng ở phía Bắc thì dƣ thừa trong khi miền Nam lại thiếu hụt. Chi phí vận chuyển lại rất lớn, vì vậy giá xi măng ở miền Nam bao

28

giờ cũng cao hơn giá xi măng ở Miền Bắc 10 – 15%. Hiện giá bán lẻ xi măng trên thị trƣờng tiếp tục ổn định, dao động ở mức 1.3-1.5 triệu đồng/tấn tại các tỉnh phía Bắc và từ 1.6-1.8 triệu đồng/tấn phía Nam.

Bên cạnh đó, do tính chất ngành xây dựng có tính mùa vụ nên tiêu thụ xi măng trong quý 2 và quý 4 là cao nhất (sau tết và mùa khô ở miền Nam). Vì vậy ảnh hƣởng rất lớn đến lƣợng hàng tồn kho và doanh thu của công ty xi măng.

Ngành xi măng trong những năm gần đây đang trong giai đoạn rất khó khăn, cung vƣợt cầu vì vậy mức độ cạnh tranh trong ngành khá khốc liệt trong khi thị trƣờng bất động sản lại đóng băng, nhiều dự án phải dừng hoặc giãn tiến độ nên nhu cầu tiêu thụ xi măng càng sụt giảm. Các nhà máy chỉ hoạt động cầm chừng, giá nguyên liệu đầu vào lại cao, chi phí lãi vay lớn do đầu tƣ xây dựng nhà máy xi măng khá tốn kém, nhiều doanh nghiệp đứng bên bờ vực phá sản nhƣ XM Đồng Bành, XM Hạ Long, XM Quang Sơn…

Triển vọng ngành

Theo Hiệp hội Xi măng Việt Nam cho biết, hiện nay chỉ khoảng 50% doanh nghiệp xi măng có thể trụ đƣợc, 30% doanh nghiệp khó khăn và 20% doanh nghiệp hết sức khó khăn và có nguy cơ phá sản. Một số doanh nghiệp nhỏ bị thua lỗ nặng nề và có nguy cơ chuyển hƣớng hoạt động, một số phải chuyển nhƣợng một phần vốn, tài sản cho nhà đầu tƣ nƣớc ngoài nhƣ: Xi măng Chinhfon, Thăng Long…

Tình hình tiêu thụ xi măng 6 tháng đầu năm 2013 có phần khởi sắc so với cùng kỳ năm ngoái, nhƣng chủ yếu tăng do xuất khẩu, nhu cầu tiêu thụ trong nƣớc vẫn khá thấp.

Tình hình tiêu thụ xi măng 6 tháng cuối năm 2013 dự báo sẽ khó đột biến do triển vọng ngành bất động sản và xây dựng cơ bản vẫn chƣa phục hồi, nhu cầu trong nƣớc rất thấp. Theo Bộ Xây dựng đã tính toán nhu cầu xi măng năm 2013 vào khoảng 56-57 triệu tấn, tăng 4 -5% so với năm 2012, trong đó xi măng nội địa khoảng 48,5-49 triệu tấn, xuất khẩu 7,5-8,0 triệu tấn.

Cung cầu ngành thép:

Theo thống kê của Hiệp hội Thép (VSA), ngành thép đang có khoảng 400 doanh nghiệp tham gia hoạt động sản xuất thép các loại. Về cơ bản, sản phẩm thép gồm 2 loại là thép dài và thép dẹt.

+ Thép dài còn gọi là thép xây dựng (sử dụng trong ngành xây dựng) nhƣ thép hình, thép thanh và thép cây.

+ Thép dẹt đƣợc sử dụng trong ngành công nghiệp nặng nhƣ đóng tàu, sản xuất ô tô, sản xuất các máy móc thiết bị công nghiệp, bao gồm các loại thép tấm, lá, cán nóng và cán nguội.

29

Đối với thép xây dựng:

Năng lực sản xuất thép xây dựng cao hơn nhu cầu tiêu thụ trong nƣớc. Cụ thể đƣợc thể hiện trong biểu đồ sau:

Nguồn: Tổng hợp từ Hiệp hội thép Việt Nam (VSA)

Hình 4.2: Sản lƣợng sản xuất và tiêu thụ thép xây dựng qua 3 năm 2010 – 2012

Năm 2011 sản lƣợng thép xây dựng tiêu thụ là 4,9 triệu tấn, giảm 11 % so với năm 2010 trong khi sản xuất tăng 3,4 % so với năm 2010, điều này làm cho cung vƣợt cầu xa hơn.

Năm 2012 lƣợng thép xây dựng tiếp tục giảm còn 4,5 triệu tấn, giảm 8 % so với năm 2011. Đây là điều đáng lo ngại vì thép xây dựng chiếm hơn 2/3 trong tổng khối lƣợng thép sản xuất.

Hầu hết các doanh nghiệp sản xuất thép tại Việt Nam chỉ sản xuất các loại thép dài do quy trình và công nghệ sản xuất đơn giản hơn so với thép dẹt. Các sản phẩm thép dài còn có lợi thế về nhu cầu tiêu thụ cao, vốn đầu tƣ ít, thời gian xây dựng nhà máy ngắn, quản lý dễ dàng, hiệu quả đầu tƣ tƣơng đối cao và quan trọng là mặt hàng này không chịu sức ép cạnh tranh từ bên ngoài. Năng lực sản xuất thép xây dựng của các công ty thép trong nƣớc đã đạt và vƣợt so với nhu cầu trong nƣớc, công suất sử dụng chỉ đạt hơn 70% tổng công suất.

Đối với thép dẹt:

Đối với các sản phẩm thép dẹt, thị trƣờng trong nƣớc hiện nay cung 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 2010 2011 2012 7.9 8.2 9.1 5.5 4.9 4.5 Năm Triệu tấn Sản xuất Tiêu thụ

30

không đáp ứng đủ cầu, chủng loại thép mà Việt Nam vẫn thiếu là thép cho sản xuất công nghiệp nhƣ các loại thép hợp kim, thép không gỉ dùng cho chế tạo cơ khí (máy móc, đóng tàu) và thép tấm cán nóng (làm nguyên liệu cho cán nguội). Mặc dù thị trƣờng tiêu thụ các sản phẩm này còn rất lớn nhƣng hiện tại các doanh nghiệp trong ngành chƣa đủ nguồn lực để tập trung phát triển thị trƣờng này do năng lực sản xuất trong nƣớc chỉ có thể đáp ứng từ 15% - 25% nhu cầu tiêu thụ cả nƣớc, trong khi nhu cầu tiêu thụ thép dẹt ngày càng tăng cao trong năm năm gần đây, chiếm khoảng 45% tổng nhu cầu hàng năm.

Sản xuất và tiêu thụ 6 tháng đầu năm 2013

Trong 6 tháng đầu năm 2013, tổng sản lƣợng thép sản xuất đạt 2.254 triệu tấn, giảm 1.4% so với cùng kỳ năm 2012. Lƣợng thép tiêu thụ đạt 2.256 triệu tấn, tăng 0.8% so với cùng kỳ năm 2012.

Nhƣ vậy tình hình ngành thép 6 tháng đầu năm 2013 nhìn chung có diễn biến tốt hơn so với cùng kỳ năm 2012. Dự kiến tình hình sản xuất và tiêu thụ thép quý 3 sẽ trầm lắng vì đây là giai đoạn trùng với mùa mƣa ở phía Nam nên nhu cầu tiêu thụ thấp.

Trong 6 tháng đầu năm 2013, giá thép trong nƣớc có những biến động khá lớn. Quý 1, mặc dù giá thép thế giới vẫn đang trong xu hƣớng giảm giá, nhƣng giá thép trong nƣớc lại tăng giá khá mạnh. Nguyên nhân là do nhiều doanh nghiệp kinh doanh thép cố tình găm hàng, đầu cơ nên đẩy giá thép tăng cao. Đến quý 2, giá thép thế giới tiếp tục giảm mạnh nên các doanh nghiệp này lại vội vàng đẩy hàng tồn khiến cho giá thép hạ xuống.

Dự báo, thị trƣờng thép trong nƣớc quý 3 sẽ tiếp tục suy yếu do nhu cầu tiêu thụ thép xây dựng giảm trong mùa mƣa bão. Nên giá thép sẽ tiếp tục giảm.

Triển vọng ngành

* Về ngắn hạn:

Mặc dù đƣợc sự hỗ trợ khá tích cực từ phía Chính phủ nhƣng thị trƣờng BĐS vẫn chƣa có dấu hiệu phục hồi.

Gói cho vay hỗ trợ thị trƣờng BĐS 30,000 tỷ đồng với lãi suất thấp 6%/năm vẫn còn nhiều bất cập nên nhiều khả năng sang 2014 thị trƣờng BĐS mới dần ấm trở lại. Vì vậy do nhu cầu tiêu thụ thấp nên ngành thép quý 3, quý 4 sẽ vẫn ế ẩm.

Bộ công thƣơng và VSA dự kiến sản lƣợng ngành thép năm 2013 chỉ tăng 2% so với năm 2012 và đạt ở mức 9.33 triệu tấn.

* Về dài hạn:

Thép là nguyên liệu cơ bản cho sự phát triển kinh tế. Hiện tỷ lệ tiêu thụ thép bình quân của Việt Nam vẫn ở mức rất thấp, 128 kg thép/ngƣời năm 2010 so với mức bình quân 193 kg của thế giới và 275 kg của khu vực ASEAN.

31

Trong dài hạn, quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá và phát triển cơ sở hạ tầng tiếp tục là yếu tố thúc đẩy nhu cầu sử dụng thép. Tốc độ đô thị hoá trung bình hàng năm của Việt Nam trong 10 năm qua vào khoảng 3.4%, tỷ lệ ƣớc tính trong 10 năm tới vào khoảng 3%. Theo kế hoạch, tỷ lệ đô thị hoá có thể đạt 50% vào năm 2025.

Vì vậy, triển vọng dài hạn cho ngành thép trong nƣớc vẫn còn dấu hiệu lac quan, mặc dù còn những thách thức về nhu cầu thấp, giá điện tăng, tỷ giá tăng mà các công ty thép nội địa phải đối mặt trong năm 2013.

Tình hình cung cầu các sản phẩm khác:

Lĩnh vực sản xuất, kinh doanh gốm - sứ xây dựng cũng không sáng màu hơn. Hiện nay, tổng công suất gạch ốt lát các loại khoảng 435 triệu m2, sứ vệ sinh khoảng 13 triệu sản phẩm song 6 tháng đầu năm 2013, sản lƣợng chỉ đạt 70% công suất. Hơn thế, sản phẩm tiêu thụ chậm, lƣợng tồn kho khoảng 1,5 tháng sản xuất. Trong khi đó, hàng nhập lậu vẫn không giảm, cạnh tranh không lành mạnh, gây khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất trong nƣớc.

Tƣơng tự, sản lƣợng kính xây dựng cũng chỉ đạt 50% trong tổng công suất khoảng 188 triệu m2, hàng tồn kho lên đến 2 – 2,5 tháng sản xuất, trong khi kính nhập khẩu vẫn gia tăng.

Ngay cả vật liệu xây không nung, một loại sản phẩm đang đƣợc Nhà nƣớc khuyến khích sản xuất và sử dụng tính đến hết năm 2012, có tổng công suất khoảng 5,4 tỷ viên QTC/năm, chiếm 25% tổng sản lƣợng vật liệu xây thì trung bình cũng chỉ đạt khoảng 30 - 40% công suất đối với dây chuyền sản xuất gạch cốt liệu, dƣới 20% đối với dây chuyền bê tông khí chƣng áp. Các cơ sở sản xuất bê tông bọthầu nhƣ dừng sản xuất.

Trên cơ sở cân đối cung cầu thị trƣờng trong nƣớc, thị trƣờng khu vực và thế giới, trên cơ sở nguồn tài nguyên khoáng sản làm VLXD, Hội VLXD Việt Nam khuyến nghị: Trƣớc mắt không đầu tƣ mới các dây chuyền sản xuất xi măng, gạch ceramic, granite, sứ vệ sinh, kính tấm xây dựng thông thƣờng mà nên đầu tƣ dây chuyền sản xuất kính Low E, kính cƣờng lực.

Hội VLXD Việt Nam đồng thời đề nghị: Không đầu tƣ nhà máy gạch đất sét nung, tấp lợp amiang – xi mắng, cán thép xây dựng, lý do các dây chuyền sản xuất hiện có đã đủ năng lực cung cấp cho nhu cầu thị trƣờng đến năm 2015; không đầu tƣ lò vôi thủ công thay vào đó đầu tƣ lò vôi hiện đại, chất lƣợng cao.

32

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tiêu thụ vật liệu xây dựng tại công ty cổ phần vật tư hậu giang (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)