Nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tiêu thụ vật liệu xây dựng tại công ty cổ phần vật tư hậu giang (Trang 58)

* Khả năng tài chính

Khả năng tài chính là yếu tố phản ánh sức mạnh của doanh nghiệp thông qua khối lƣợng nguồn vốn mà doanh nghiệp có thể huy động vào kinh doanh, khả năng phân phối và quản lý nguồn vốn có hiệu quả.

Trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm, một doanh nghiệp có nguồn vốn lớn và có khả năng đảm bảo một khoản ngân sách cho hoạt động tiêu thụ sản phẩm phù hợp sẽ tạo cho doanh nghiệp một sức mạnh để đạt đƣợc những mục tiêu nhất định. Nguồn vốn đầu tƣ, trang thiết bị máy móc, nhà xƣởng của doanh nghiệp sẽ tạo đà cho doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ tiêu thụ sản phẩm, nâng cao uy tín cho doanh nghiệp trên thị trƣờng.

Sau đây là tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty qua 3 năm 2010 – 2012:

Bảng 4.10: Tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty qua 3 năm 2010 –2012 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011/2010 2012/2011 2010 2011 2012 Số tiền % Số tiền % A. Tài sản ngắn hạn 237.178 149.736 230.234 -87.442 -36,9 80.498 53,8 B. Tài sản dài hạn 94.885 93.073 96.395 -1.812 -1,9 3.322 3,6 Tổng tài sản 332.063 242.809 326.629 -89.254 -26,9 83.820 34,5 A. Nợ phải trả 258.379 165.304 245.053 -93.075 -36,0 79.749 48,2 B. Vốn chủ sở hữu 73.684 77.505 81.576 3.821 5,2 4.071 5,3 Tổng nguồn vốn 332.063 242.809 326.629 -89.254 -26,9 83.820 34,5

Nguồn: Bảng cân đối kế toán

Qua bảng trên ta có thể đánh giá khái quát về sự biến động của tài sản và nguồn vốn nhƣ sau:

46

Tình hình tổng tài sản của Công ty có sự biến động qua 3 năm. Năm 2011 tổng tài sản đạt 242.809 triệu đồng giảm 89.254 triệu đồng, tƣơng ứng giảm 26,9% so với năm 2010. Năm 2012 tình hình tài sản có xu hƣớng tăng mạnh và tăng 83.820 triệu đồng tƣơng ứng 34,5% so với năm 2011. Nguyên nhân làm cho tổng tài sản của Công ty có xu hƣớng tăng trở lại ở năm 2012 chủ yếu là do tác động của tài sản ngắn hạn bởi chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của Công ty nên khi tài sản ngắn hạn tăng thì tổng tài sản cũng tăng theo.

Do tính chất cân đối của bảng cân đối kế toán nên sự thay đổi trong tổng tài sản của Công ty cũng chính là sự thay đổi tƣơng ứng bên phần tổng nguồn vốn. Tuy nhiên, nguyên nhân chính làm cho nguồn vốn bị tác động chủ yếu là do phần nợ phải trả. Cụ thể, năm 2011 nợ phải trả của Công ty đạt 165.304 triệu đồng giảm 93.075 triệu đồng, tƣơng ứng giảm 36% so với năm 2010, nhƣng sang năm 2012 tổng nợ phải trả lại tăng lên thêm 79.749 triệu đồng, tƣơng ứng 48,2% so với năm 2011, do chính điều này đã làm cho cơ cấu tăng trƣởng của tổng nguồn vốn cũng biến đổi theo.

Tóm lại: Tổng nguồn vốn của Công ty biến động chủ yếu ở khoản nợ phải trả, khoản mục vốn chủ sở hữu tăng đều qua các năm. Điều này cho thấy Công ty có sự đầu tƣ, kế hoạch có chiều sâu. Vốn chủ sở hữu tăng là một tín hiệu đáng mừng, điều này góp phần làm tăng nguồn vốn của Công ty. Mặc dù đang phải đối mặt với nhiều thách thức của một nền kinh tế thị trƣờng đầy biến động, nhƣng năm 2012 Công ty vẫn giữ đƣợc mức tăng tổng tài sản cũng nhƣ tổng nguồn vốn 34,5% so với năm 2011, đây là bƣớc tiến thành công trong tiến trình xây dựng chiến lƣợc hoạt động của ban lãnh đạo cũng nhƣ hiệu quả sử dụng nguồn tài chính hợp lý của Công ty.

* Nguồn nhân lực

Yếu tố con ngƣời là một trong những nguyên nhân quan trọng tạo nên sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp. Nhƣ đã phân tích, thì trình độ chuyên môn của công nhân viên Công ty ngày càng đƣợc nâng cao, đặc biệt là đội ngũ quản lý có trình độ đại học, nhân viên có kinh nghiệm lâu năm giúp cho việc kinh doanh của Công ty ngày càng thuận lợi.

Chất lƣợng nguồn nhân lực là quan trọng nhƣng bên cạnh đó việc sử dụng nguồn nhân lực có hiệu quả cũng là một vấn đề cần quan tâm. Vì vậy, lãnh đạo Công ty đã dần sắp xếp nguồn nhân lực phù hợp với trình độ chuyên môn của mỗi ngƣời nhằm phát huy hết năng lực của cá nhân. Bên cạnh đó, Công ty cũng đang chú trọng công tác đào tạo nhân sự thông qua việc thƣờng xuyên cử cán bộ - công nhân viên đi học thêm các lớp đào tạo ngắn hạn, đặc biệt là cán bộ - công nhân viên phòng kinh doanh để nâng cao kiến thức, kỹ

47

năng cũng nhƣ phù hợp với xu hƣớng phát triển của xã hội. Điều đó đã góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty.

* Giá cả sản phẩm

Giá cả có tác động rất lớn đến quá trình tiêu thụ sản phẩm, khi doanh nghiệp đƣa ra một mức giá phù hợp với chất lƣợng sản phẩm đƣợc ngƣời tiêu dùng chấp nhận thì việc tiêu dùng sản phẩm sẽ thuận lợi hơn và ngƣợc lại.

Giá cả của các mặt hàng vật liệu xây dựng mà Công ty đƣa ra chủ yếu là do chính sách giá của các nhà sản xuất phân phối cho Công ty. Vì vậy, giá cả phụ thuộc rất nhiều vào sự biến động của thị trƣờng.

Hiện nay, giá của các mặt hàng vật liệu xây dựng do Công ty Cổ phần vật tƣ Hậu Giang đƣa ra thị trƣờng phải trải qua 2 hình thức:

+ Trực tiếp do Công ty phân phối qua các cửa hàng chính thức của Công ty. Với hình thức này thì khách hàng sẽ có một mức giá hợp lý và chƣơng trình chăm sóc khách hàng là tốt nhất.

+ Phân phối đến tay khách hàng qua một nhà phân phối trung gian. Hình thức này thì khách hàng không đƣợc hƣởng những chƣơng trình chăm sóc khách hàng của Công ty mà đôi khi lại phải chịu một mức giá cao hơn so với việc mua tại cửa hàng của Công ty.

Công ty đang sở hữu một chính sách giá linh hoạt, đồng thời trên cơ sở giá thị trƣờng và đối thủ cạnh tranh, Công ty định giá hƣớng vào khách hàng là chủ yếu nên Công ty có các mức giá khác nhau đối với từng loại khách hàng, tuy nhiên Công ty còn phải chịu tác động rất lớn từ phái nhà sản xuất và chịu tác động lớn của giá cả thị trƣờng. Bên cạnh đó, Công ty luôn chú trọng đầu tƣ đến chất lƣợng phục vụ các dịch vụ nhƣ giao hàng đúng thời gian và số lƣợng cho khách hàng, điều này làm tăng uy tín của Công ty.

* Chất lượng sản phẩm

Chất lƣợng sản phẩm quyết định khả năng cạnh tranh của Doanh nghiệp. Chất lƣợng sản phẩm phải luôn đáp ứng nhu cầu thị hiếu của khách hàng. Hàng hoá chất lƣợng tốt sẽ thu hút đƣợc khách hàng, tăng khối lƣợng sản phẩm tiêu thụ, thu đƣợc lợi nhuận cao, tạo điều kiện nâng cao uy tín cho doanh nghiệp. Ngƣợc lại, hàng hoá chất lƣợng kém sẽ bị ứ đọng, ế ẩm làm cho doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ. Chính vì thế mà Công ty đã không ngừng nâng cao chất lƣợng sản phẩm, luôn lấy phƣơng châm đặt chất lƣợng lên hàng đầu nên công tác bảo đảm cho chất lƣợng cho sản phẩm rất đƣợc quan tâm. Sản phẩm ngay từ khâu thu mua đã đƣợc lựa chọn rất kỹ và luôn có sự kiểm tra, bảo quản thƣờng xuyên để cung cấp cho khách hàng những sản phẩm tốt nhất. Vì thế mà công ty luôn đƣợc biết đến với chất lƣợng sản phẩm cao và đáng tin cậy.

48

* Công tác tổ chức tiêu thụ

+ Công tác nghiên cứu thị trường

Công tác nghiên cứu thị trƣờng là xuất phát điểm để định ra chiến lƣợc kinh doanh của doanh nghiệp. Để thành công trên thị trƣờng đòi hỏi bất lỳ một doanh nghiệp nào cũng phải thực hiện công tác thăm dò và thâm nhập thị trƣờng, đó là công việc cần thiết đầu tiên đối với mỗi doanh nghiệp khi bắt đầu kinh doanh, đang kinh doanh hoặc muốn mở rộng và phát triển kinh doanh.

Nhận thấy đƣợc tầm quan trọng của công tác này, Công ty đã thành lập phòng Kế hoạch – Marketing từ rất sớm, phòng hiện tại có 4 nhân viên phụ trách về nghiên cứu, thăm dò thị trƣờng nhằm phát hiện ra các nhu cầu mới, tìm kiếm khách hàng mới cho Công ty, đồng thời thu thập thông tin về môi trƣờng kinh doanh, đặc biệt là các thông tin về đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên với khối lƣợng các giao dịch hiện nay thì các nhân viên này luôn trong tình trạng quá nhiều việc, vì vậy Công ty cần bổ sung thêm lực lƣợng này.

+ Việc tổ chức kênh phân phối

Các địa điểm kinh doanh, kho bãi của Công ty đều đƣợc xây dựng gần với đƣờng giao thông cả thủy lẫn bộ, đặc biệt là Trụ sở chính của Công ty nằm ngay tại trung tâm thành phố Cần thơ nên thuận tiện cho việc vận chuyển.

Để đảm bào khả năng kinh doanh ổn định đổng thời mở rộng thị trƣờng tiêu thụ. Hiện nay, Công ty đã sử dụng 2 loại phân phối chủ yếu:

- Kênh phân phối trực tiếp

Hàng hóa Công ty Ngƣời tiêu dùng

Công ty đƣa sản phẩm đến tận tay ngƣời tiêu dùng mà không cần qua bất kỳ một khâu trung gian nào. Khách hàng của kênh phân phối này là các cửa hàng lớn, các trung gian thƣơng mại, các cơ sở sản xuất và ngƣời tiêu dùng cá nhân trong và ngoài thành phố. Lƣợng hàng bán thông qua kênh phân phối này tƣơng đối lớn, chiếm khoảng 58% doanh thu tiêu thụ vật liệu xây dựng .

- Kênh phân phối gián tiếp

- Có 1 khâu trung gian:

Công ty Ngƣời bán lẻ Ngƣời tiêu dùng Ngƣời bán lẻ là các hộ bán lẻ, đại lý bán lẻ, cửa hàng nhỏ. Các đại lý, cửa hàng này nhận hàng từ các cửa hàng của Công ty và chỉ đƣợc phép bán hàng theo giá của Công ty quy định. Còn đối với cửa hàng, đại lý lấy hàng theo giá bán buôn thì hƣởng chênh lệch giá khi bán cho ngƣời tiêu dùng cuối cùng. Kênh này chiếm khoảng 34% doanh thu, có vai trò quan trọng vì họ thƣờng xuyên tiếp xúc với khách hàng rồi phản ánh thông tin đến Công ty.

- Có 2 khâu trung gian:

49

Kênh này chủ yếu là phục vụ thị trƣờng ngoài tỉnh, ngƣời bán buôn là các Công ty, cá nhân kinh doanh sản phẩm của Công ty, họ lấy hàng theo giá bán buôn của Công ty, còn công tác vận chuyển là tùy theo sự thỏa thuận giữa 2 bên. Kênh này có doanh thu chƣa đƣợc lớn, chiếm khoảng 8% doanh thu toàn Công ty.

Hiện nay, mặt hàng kinh doanh vật liệu xây dựng của Công ty khá đa dạng, thị trƣờng trải đều khắp ĐBSCL và TP. Hồ chí Minh, do đó Công ty đã mở rộng hệ thống chi nhánh và cửa hàng nhiều nơi, việc mở rộng này giúp cho việc tiêu thụ hàng hóa nhanh chóng, góp phần vào thành công của Công ty. Tuy nhiên, vẫn còn hiện tƣợng một số kênh phân phối hoạt động hiệu quả chƣa cao, công tác vận chuyển chƣa đúng tiến độ, trễ hạn, ảnh hƣởng đến uy tín của Công ty. Vì vậy, Công ty cần có biện pháp khắc phục tình trạng trên.

+ Các hình thức và phương thức tiêu thụ

Trong hoạt động kinh doanh, ngƣời mua cũng nhƣ ngƣời bán có quyền lựa chọn hình thức và phƣơng thức tiêu thụ hàng thuận tiện, phù hợp với điều kiện của mình. Hình thức và phƣơng thức tiêu thụ phản ánh mối quan hệ giữa ngƣời mua và ngƣời bán, thanh toán, vận chuyển…

Hiện nay Công ty đang sử dụng các hình thức và phƣơng thức tiêu thụ sau:

- Tiêu thụ trực tiếp tại kho của Công ty:Phƣơng thức này đƣợc Công ty thực hiện với các khách hàng mua với những khối lƣợng hàng lớn và có phƣơng tiện vận chuyển. Phƣơng thức bán hàng này có ƣu điểm là: Khách hàng lấy trực tiếp tại kho của Công ty do đó việc lấy hàng, thủ tục giấy tờ, thanh toán đƣợc nhanh chóng do có sẵn lực lƣợng nhân viên chuyên làm việc này. Công ty không cần phải huy động phƣơng tiện vận chuyển, tử đó làm giá thành của sản phẩm hạ do không có chi phí vận chuyển, nâng cao tính cạnh tranh về giá.

- Tiêu thụ đến tận công trình hoặc tại các kho, cửa hàng của các nhà thương mại: Phƣơng pháp này hiện nay đƣợc Công ty áp dụng rộng rãi nhất. Mặc dù phƣơng thức này làm cho giá thành sản phẩm của Công ty tăng lên cũng nhƣ phải chuẩn bị, sắp xếp phƣơng tiện vận chuyển nhƣng nó có ƣu điểm là tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời mua và là phƣơng thức chủ yếu hiện nay nhằm nâng cao chất lƣợng và cạnh tranh lẫn nhau trong phục vụ khách hàng.

Cả hai phƣơng thức tiêu thụ này đều đƣợc Công ty sử dụng phƣơng thức thanh toán tùy từng đối tƣợng khách hàng:

+ Đối với các đại lý: Thanh toán không quá 15 ngày.

50

+ Đối với phƣơng thức bán lẻ thì hầu hết đều đƣợc thực hiện ngay tại các của hàng của Công ty, phƣơng thức này đƣợc áp dụng đối với những khách hàng mua với giá trị nhỏ lẻ và tiền hàng thƣờng đƣợc thanh toán ngay hoặc không qua 7 ngày. Phƣơng thức này có nhƣợc điểm là: Giá trị hàng mua nhỏ, chi phí cho bán lẻ thƣờng cao hơn so với bán buôn, doanh thu của Công ty tăng chậm. Nhƣng hình thức này giúp Công ty nhận đƣợc nhiều thông tin trực tiếp từ phía khách hàng, khách hàng thƣờng thanh toán ngay.

* Quảng cáo, khuyến mãi và thương hiệu

Với ƣu thế về hệ thống phân phối rộng khắp ĐBSCL và TP. Hồ Chí Minh, Công ty giao các cửa hàng, chi nhánh ngoài nhiệm vụ bán hàng còn làm tốt nhiệm vụ giới thiệu và quảng cáo sản phẩm đến trực tiếp khách hàng. Các cửa hàng này đƣợc trang trí theo khuôn mẫu của Công ty.

Bên cạnh quảng cáo, Công ty thƣờng xuyên chú trọng đến công tác khuyến mãi nhằm tạo lập quan hệ khách hàng nhƣ tặng các loại lịch nhân dịp lễ, tết, niên giám điện thoại… Thực hiện khuyến mãi cho khách hàng thân thiết hoặc mua hàng với số lƣợng lớn bằng tiền mặt hoặc tổ chức chƣơng trình sổ số trúng thƣởng. thực hiện chính sách chiết khấu đối với các nhà trung gian nếu họ bán đƣợc số lƣợng lớn hoặc hƣởng hoa hồng một cách hợp lý.

Về thƣơng hiệu Công ty vẫn chƣa đƣợc quan tâm, tên tuổi của Công ty đƣợc nhiều đối tác và bạn hàng biết đến qua uy tín và các mối làm ăn lâu dài nhƣng mức độ nhận biết đối với tên của Công ty đối với những khách hàng khác vẫn chƣa cao.

4.3.2 Nhân tố khách quan

* Điều kiện tự nhiên

Đồng bằng sông Cửu Long là một vùng kinh tế đang phát triển, là thị trƣờng tiềm năng cho các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc.

Với chủ trƣơng chính sách của Đảng, Nhà nƣớc ta ngày nay: “Đô thị hóa nông thôn” đã tạo ra đƣợc cầu nối giao thông giữa các vùng là điều kiện thuận lợi để hàng hóa đƣợc lƣu thông dễ dàng.

Riêng TP. Cần Thơ nằm ở trung tâm ĐBSCL, giữa một mạng lƣới sông ngòi, kênh gạch. Cần Thơ tiếp giáp với 5 tỉnh: An Giang, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Vĩnh Long. Do Cần Thơ là trung tâm của ĐBSCL nên việc vận chuyển hàng hóa đến 5 tỉnh tiếp giáp là rất dễ dàng vì thế tạo điều kiện phát triển lĩnh vực vật liệu xây dựng ở đây. Chính vì những điều kiện trên đã tạo điều kiện cho thị trƣờng vật liệu xây dựng ở Cần Thơ phát triển mạnh.

Khí hậu thời tiết ở miền Nam nƣớc ta có 2 mùa rõ rệt, ảnh hƣởng lớn đến tình hình kinh doanh của các Doanh nghiệp nói chung, đặc biệt đối với các doanh nghiệp kinh doanh vật liệu xây dựng nói riêng. Khi mùa mƣa kéo dài sẽ

51

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tiêu thụ vật liệu xây dựng tại công ty cổ phần vật tư hậu giang (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)