1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích tình hình quản lý và sử dụng tài sản cố định tại công ty cổ phần vật tư hậu giang

123 329 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 123
Dung lượng 1,22 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ-QUẢN TRỊ KINH DOANH ---------- TRẦN THỊ THU NGỌC PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ HẬU GIANG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành Kế toán – Kiểm toán Mã số ngành: 52340302 Tháng 12 – Năm 2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ-QUẢN TRỊ KINH DOANH ---------- TRẦN THỊ THU NGỌC MSSV: 4104161 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ HẬU GIANG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành Kế toán – Kiểm toán Mã số ngành: 52340302 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN ThS. TRƯƠNG THỊ THÚY HẰNG Tháng 12 – Năm 2013 LỜI CẢM TẠ  Lời đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Trường Đại học Cần Thơ nói chung và quý thầy cô Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh nói riêng đã tạo điều kiện và tận tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian tôi học tập tại trường, giúp tôi có những kiến thức cơ bản và chuyên sâu để hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô Trương Thị Thúy Hằng, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành đề tài. Tiếp theo tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, các cô chú, anh chị, đặc biệt là các anh chị phòng Kế toán Công ty Cổ phần Vật tư Hậu Giang đã tận tình giúp đỡ, chỉ dẫn, cung cấp các tài liệu và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thực tập và hoàn thành luận văn này. Cuối lời tôi xin kính chúc sức khỏe đến quý thầy cô trường Đại học Cần Thơ và các cô chú, anh chị Công ty Cổ phần Vật tư Hậu Giang. Kính chúc các nhân viên công tác tốt, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, chúc Công ty ngày càng vững mạnh và phát triển hơn nữa. Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2013 Sinh viên thực hiện Trần Thị Thu Ngọc i TRANG CAM KẾT  Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác. Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2013 Sinh viên thực hiện Trần Thị Thu Ngọc ii NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP  ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2013 Thủ trưởng đơn vị (ký tên và đóng dấu) iii MỤC LỤC Trang Chương 1: GIỚI THIỆU ................................................................................1 1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu ................................................................................1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................2 1.2.1 Mục tiêu chung ........................................................................................ 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 2 1.3 Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 2 1.3.1 Phạm vi về không gian ............................................................................2 1.3.2 Phạm vi về thời gian ................................................................................2 1.3.3 Phạm vi về đối tượng nghiên cứu ............................................................ 2 1.4 Lược khảo tài liệu ....................................................................................... 3 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......4 2.1 Cơ sở lý luận ............................................................................................... 4 2.1.1 Khái quát về tài sản cố định .....................................................................4 2.1.2 Phân loại tài sản cố định ..........................................................................6 2.1.3 Đánh giá tài sản cố định ..........................................................................8 2.1.4 Nhiệm vụ của kế toán tài sản cố định .................................................... 18 2.1.5 Tổ chức hạch toán kế toán tài sản cố định trong doanh nghiệp ............19 2.1.6 Công tác quản lý và sử dụng tài sản cố định .........................................27 2.2 Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................29 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu ................................................................ 29 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu ............................................................... 29 Chương 3: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ HẬU GIANG ...........................................................................................................31 3.1 Giới thiệu khái quát về Công ty ................................................................ 31 3.2 Lịch sử hình thành và phát triển ............................................................... 32 3.3 Cơ cấu tổ chức của Công ty ......................................................................35 3.3.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức của Công ty ........................................................ 35 3.3.2 Chức năng của từng bộ phận trong cơ cấu tổ chức ............................... 35 3.4 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của Công ty ......................................37 3.4.1 Sơ đồ tổ chức và nhiệm vụ của bộ máy kế toán ....................................37 3.4.2 Chế độ và hình thức kế toán áp dụng .................................................... 39 iv 3.5 Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty giai đoạn 2010 – 6 tháng đầu năm 2013 ........................................................................................................41 3.5.1 Tình hình hoạt động kinh doanh giai đoạn 2010 – 2012 ....................... 41 3.5.2 Tình hình hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng đầu năm 2012 ..................................................................................................45 3.6 Những thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển của công ty ......47 3.6.1 Thuận lợi ................................................................................................ 47 3.6.2 Khó Khăn ............................................................................................... 48 3.6.3 Phương hướng phát triển .......................................................................48 Chương 4: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG TSCĐ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ HẬU GIANG .........49 4.1 Đặc điểm về TSCĐ tại Công ty Cổ phần Vật tư Hậu Giang .................... 49 4.1.1 Phân loại TSCĐ ..................................................................................... 49 4.1.2 Đánh giá TSCĐ...................................................................................... 50 4.1.3 Hệ thống sổ ghi chép, theo dõi TSCĐ ................................................... 51 4.1.4 Công tác kiểm kê TSCĐ ........................................................................51 4.2 Kế toán tài sản cố định tại Công ty Cổ phần Vật tư Hậu Giang ...............52 4.2.1 Kế toán tăng tài sản cố định ...................................................................52 4.2.2 Kế toán giảm tài sản cố định .................................................................65 4.2.3 Kế toán khấu hao tài sản cố định ........................................................... 74 4.2.4 Kế toán sửa chữa tài sản cố định ........................................................... 81 4.3 Đánh giá chung về công tác kế toán tài sản cố định tại Công ty Cổ phần Vật tư Hậu Giang ............................................................................................ 88 4.3.1 Ưu điểm .................................................................................................88 4.3.2 Hạn chế ..................................................................................................89 4.4 Phân tích tình hình sử dụng và hiệu quả sử dụng TSCĐ tại Công ty .......90 4.4.1 Phân tích tình hình tăng, giảm TSCĐ giai đoạn 2010 – 6 tháng đầu năm 2013 ................................................................................................................90 4.4.2 Phân tích tình trạng kỹ thuật của TSCĐ ................................................99 4.4.3 Phân tích hiệu suất sử dụng TSCĐ ......................................................101 4.4.4 Phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ .....................103 4.5 Đánh giá chung về tình hình quản lý và sử dụng tài sản cố định tại Công ty Cổ phần Vật tư Hậu Giang ...........................................................................105 4.5.1 Ưu điểm ...............................................................................................105 4.5.2 Hạn chế ................................................................................................106 v Chương 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TSCĐ VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG TSCĐ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ HẬU GIANG ....................107 5.1 Cơ sở đề ra giải pháp ..............................................................................107 5.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ và nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng TSCĐ tại Công ty ...........................................107 5.2.1 Giải pháp hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ .....................................107 5.2.2 Giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý TSCĐ......................108 5.2.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ.......................................108 Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................110 6.1 Kết luận ...................................................................................................110 6.2 Kiến nghị ................................................................................................110 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................112 vi DANH SÁCH BẢNG Trang Bảng 2.1 Hệ số điều chỉnh xác định theo thời gian trích khấu hao của TSCĐ .. ........................................................................................................................ 17 Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Vật tư Hậu Giang 2010 – 2012.......................................................................................... 41 Bảng 3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Vật tư Hậu Giang 6 tháng đầu 2013 so với 6 tháng đầu 2012 ..........................................45 Bảng 4.1 Giá trị tài sản cố định của Công ty đến cuối tháng 6 năm 2013 .....49 Bảng 4.2 Bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định Quý I năm 2013 ...76 Bảng 4.3 Bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định Quý II năm 2013 ..78 Bảng 4.4 Tình hình tăng, giảm tài sản cố định của Công ty Cổ phần Vật tư Hậu Giang 2010 – 2012 .................................................................................. 90 Bảng 4.5 Tình hình tăng, giảm tài sản cố định của Công ty 6 tháng đầu 2013 so với 6 tháng đầu 2012 .................................................................................. 93 Bảng 4.6 Hệ số tăng tài sản cố định tại Công ty 2010 – 2012........................ 95 Bảng 4.7 Hệ số tăng tài sản cố định tại Công ty 6 tháng đầu 2013 so với 6 tháng đầu 2012 ................................................................................................ 95 Bảng 4.8 Hệ số giảm tài sản cố định tại Công ty 2010 – 2012 ...................... 97 Bảng 4.9 Hệ số giảm tài sản cố định tại Công ty 6 tháng đầu 2013 so với 6 tháng đầu 2012 ................................................................................................ 97 Bảng 4109 Hệ số hao mòn tài sản cố định tại Công ty 2010 – 2012..............99 Bảng 4.11 Hệ số hao mòn tài sản cố định tại Công ty 6 tháng đầu 2013 so với 6 tháng đầu 2012 ............................................................................................. 99 Bảng 4.12 Hiệu suất sử dụng tài sản cố định tại Công ty 2010 – 2012 ........101 Bảng 4.13 Hiệu suất sử dụng tài sản cố định tại Công ty 6 tháng đầu 2013 so với 6 tháng đầu 2012 ....................................................................................101 Bảng 4.14 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ tại Công ty 2010 – 2012 ..............................................................................................................103 Bảng 4.15 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ tại Công ty 6 tháng đầu 2013 so với 6 tháng đầu 2012 ................................................................104 vii DANH SÁCH HÌNH Trang Hình 2.1 Sơ đồ hạch toán tăng, giảm TSCĐ hữu hình ...................................21 Hình 2.2 Sơ đồ hạch toán TSCĐ thuê tài chính .............................................23 Hình 2.3 Sơ đồ hạch toán khấu hao TSCĐ ..................................................... 24 Hình 2.4 Sơ đồ hạch toán sửa chữa nhỏ TSCĐ ..............................................25 Hình 2.5 Sơ đồ hạch toán sửa chữa lớn TSCĐ ...............................................25 Hình 3.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức của Công ty Cổ phần Vât tư Hậu Giang ......35 Hình 3.2 Sơ đồ bộ máy kế toán Công ty Cổ phần Vật tư Hậu Giang ............37 Hình 3.3 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán nhật ký chung ........40 Hình 4.1 Lưu đồ ghi tăng tài sản cố định ....................................................... 53 Hình 4.2 Quy trình ghi sổ tài sản cố định ....................................................... 54 Hình 4.3 Lưu đồ ghi giảm tài sản cố định ...................................................... 66 viii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BCTC BCĐKT CN ĐBSCL GTGT KD NKC TK TNDN TSCĐ XDCB VLXD : : : : : : : : : : : : Báo cáo tài chính Bảng cân đối kế toán Chi nhánh Đồng bằng sông Cửu Long Giá trị gia tăng Kinh doanh Nhật ký chung Tài khoản Thu nhập doanh nghiệp Tài sản cố định Xây dựng cơ bản Vật liệu xây dựng ix CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, tài sản cố định (TSCĐ) đóng một vai trò hết sức quan trọng trong doanh nghiệp, là những nguồn lực căn bản có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài, chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng tài sản của doanh nghiệp, thể hiện được quy mô và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, do đó TSCĐ có tính quyết định đến sự ổn định và phát triển của các doanh nghiệp. Việc tính toán đầy đủ, hình thành một hệ thống TSCĐ phù hợp với đặc điểm hoạt động và mục tiêu phát triển của doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp có đủ cơ sở vật chất cần thiết để thực hiện khai thác có hiệu quả các nguồn nhân lực, vật lực của mình, tận dụng tốt thế mạnh của các nguồn lực đó, triển khai áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh. Từ đó giúp doanh nghiệp tăng cường được lợi thế cạnh tranh và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Kế toán TSCĐ đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp những thông tin hữu ích về tình hình TSCĐ của doanh nghiệp ở nhiều góc độ khác nhau. Thực hiện tốt công tác kế toán TSCĐ không chỉ giúp quản lý chặt chẽ TSCĐ hiện có về cả số lượng và giá trị mà còn là cơ sở đáng tin cậy giúp các nhà quản lý có cách nhìn nhận và phân tích đúng đắn để đưa ra các quyết định phù hợp về tăng cường đầu tư, đổi mới TSCĐ cũng như các quyết định kinh tế có liên quan. Bên cạnh đó, công tác quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ trong doanh nghiệp cũng là một vấn đề hết sức quan trọng trong việc giúp doanh nghiệp sử dụng tối đa năng lực hoạt động của các TSCĐ, khắc phục những tổn thất do hao mòn TSCĐ gây ra, tiết kiệm vốn, tối đa hóa lợi nhuận, nâng cao chất lượng hoạt động của doanh nghiệp. Công ty Cổ phần Vật tư Hậu Giang là một trong những doanh nghiệp đứng đầu trong lĩnh vực phân phối các ngành hàng chính như: vật liệu xây dựng, gas, xăng, dầu, sản xuất bê tông tươi,… tại Đồng Bằng Sông Cửu Long với mạng lưới các cửa hàng, chi nhánh, đại lý rộng khắp. Vì thế TSCĐ của công ty chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng tài sản công ty và là nhân tố quan trọng trong việc phân phối, vận chuyển các mặt hàng giúp cho hoạt động kinh doanh của công ty diễn ra liên tục. Do đó công tác kế toán, quản lý và sử dụng TSCĐ trong công ty cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng giúp nhận biết tình hình và sử dụng TSCĐ một cách hiệu quả nhất. 1 Từ những vấn đề nêu trên, nhận thấy được tầm quan trọng của công tác kế toán TSCĐ cũng như công tác quản lý và sử dụng TSCĐ trong doanh nghiệp tôi đã chọn đề tài “ Phân tích tình hình quản lý và sử dụng tài sản cố định tại Công ty Cổ phần Vật tư Hậu Giang” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Nghiên cứu về công tác kế toán TSCĐ tại Công ty Cổ phần Vật tư Hậu Giang, rút ra các ưu điểm và các mặt hạn chế còn tồn tại trong công tác kế toán TSCĐ, đồng thời phân tích tình hình quản lý và hiệu quả sử dụng TSCĐ của công ty, từ đó đề ra các giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ và nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý và sử dụng TSCĐ tại công ty. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Tìm hiểu về thực trạng TSCĐ và công tác kế toán TSCĐ của Công ty Cổ phần Vật tư Hậu Giang. - Phân tích tình hình quản lý và hiệu quả sử dụng TSCĐ của công ty qua các năm. - Nhận xét về các ưu điểm và hạn chế trong công tác kế toán, quản lý, sử dụng TSCĐ của công ty. Đề xuất các giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ cũng như công tác quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại công ty. 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Phạm vi về không gian Đề tài được thực hiên tại Công ty Cổ phần Vật tư Hậu Giang, 184 Trần Hưng Đạo, Phường An Nghiệp, Quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ. 1.3.2 Phạm vi về thời gian Đề tài được thực hiện trong khoảng thời gian từ ngày 12-08-2013 đến ngày 18-11-2013. Các số liệu sử dụng trong đề tài được lấy từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013. 1.3.3 Phạm vi về đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là tài sản cố định và các thông tin, hệ thống chứng từ, sổ sách kế toán liên quan đến tài sản cố định của công ty. 2 1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU Trong quá trình thực hiện đề tài đã tham khảo qua tài liệu: Lý Thị Hương Thủy (2011), Trường Đại học Cần Thơ, luận văn tốt nghiệp: “Phân tích tình hình quản lý và hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang”. Sự khác biệt giữa đề tài nghiên cứu với đề tài của tác giả Lý Thị Hương Thủy: - Đề tài luận văn của tác giả Lý Thị Hương Thủy tìm hiểu và phân tích về tình hình quản lý và hiệu quả sử dụng TSCĐ tại Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang, cụ thể như sau: + Trong phần phân tích về thực trạng quản lý TSCĐ tác giả chỉ đề cập đến cách phân loại, đánh giá TSCĐ, nguyên tắc và phương pháp tính khấu hao TSCĐ và các loại sổ sách ghi chép, theo dõi TSCĐ mà không đi sâu nghiên cứu về thực trạng công tác kế toán TSCĐ tại công ty do đó chưa đánh giá được một cách chính xác về tình hình quản lý TSCĐ của công ty. + Trong phần phân tích thực trạng sử dụng TSCĐ tác giả chỉ tính toán và phân tích các chỉ tiêu đánh giá tình hình tăng, giảm và hiệu quả sử dụng bằng việc so sánh tăng, giảm qua các năm rồi đưa ra nhận xét mà chưa đề cập đến những nguyên nhân ảnh hưởng đến sự tăng, giảm đó. - Trong đề tài nghiên cứu của tôi có sự khác biệt so với đề tài của tác giả Lý Thị Hương Thủy là tôi sẽ tìm hiểu và phân tích cả hai khía cạnh là công tác kế toán TSCĐ và phân tích tình hình quản lý và hiệu quả sử dụng TSCĐ của Công ty Cổ phần Vật tư Hậu Giang: + Trong phần tìm hiểu về thực trạng công tác kế toán TSCĐ của công ty tôi sẽ tìm hiểu và trình bày về kế toán tăng, giảm, khấu hao và sữa chữa TSCĐ của công ty, các trình tự, thủ tục, các chứng từ phát sinh cho đến việc ghi chép và phản ánh vào sổ sách kế toán TSCĐ, từ đó đánh giá được ưu nhược điểm trong công tác kế toán TSCĐ cũng như đánh giá được tình hình quản lý TSCĐ của công ty một cách chính xác hơn. + Trong phần phân tích tình hình sử dụng và hiệu quả sử dụng thì bên cạnh việc tính toán, phân tích tăng, giảm của các chỉ tiêu đánh giá qua các năm sẽ đề cập đến các nguyên nhân ảnh hưởng đến giá trị cũng như sự tăng, giảm của các chỉ tiêu đánh giá để có thể đánh giá một cách chính xác hơn tình hình sử dụng và hiệu quả sử dụng TSCĐ của công ty, từ đó đề ra các biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ của công ty. 3 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.1 Khái quát về tài sản cố định 2.1.1.1 Khái niệm tài sản cố định Tài sản cố định là những tài sản có thể có hình thái vật chất cụ thể và cũng có thể chỉ tồn tại dưới hình thái giá trị được sử dụng để thực hiện một hoặc một số chức năng nhất định trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, có giá trị lớn và sử dụng được trong thời gian lâu dài. [1, trang 90] Tài sản cố định hữu hình là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất (từng đơn vị tài sản có kết cấu độc lập hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản liên kết với nhau để thực hiện một hay một số chức năng nhất định) thỏa mãn các tiêu chuẩn của TSCĐ hữu hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu như nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị,… Tài sản cố định vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất, thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư thỏa mãn các tiêu chuẩn của TSCĐ vô hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh, như một số chi phí liên quan trực tiếp tới đất sử dụng; chi phí về quyền phát hành, bằng phát minh, bằng sáng chế, bản quyền tác giả… 2.1.1.2 Các tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định Theo Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/04/2013 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ quy định về các tiêu chuẩn và nhận biết TSCĐ như sau: - Tư liệu lao động là những tài sản hữu hình có kết cấu độc lập, hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định mà nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào thì cả hệ thống không thể hoạt động được, nếu thoả mãn đồng thời cả ba tiêu chuẩn dưới đây thì được coi là TSCĐ: + Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó; + Có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên; + Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30.000.000 đồng (ba mươi triệu đồng) trở lên. 4 Trường hợp một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau, mỗi bộ phận cấu thành có thời gian sử dụng khác nhau và nếu thiếu một bộ phận nào đó mà cả hệ thống vẫn thực hiện được chức năng hoạt động chính của nó nhưng do yêu cầu quản lý, sử dụng TSCĐ đòi hỏi phải quản lý riêng từng bộ phận tài sản thì mỗi bộ phận tài sản đó nếu cùng thoả mãn đồng thời ba tiêu chuẩn của TSCĐ được coi là một TSCĐ hữu hình độc lập. Đối với súc vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm, thì từng con súc vật thoả mãn đồng thời ba tiêu chuẩn của TSCĐ được coi là một TSCĐ hữu hình. Đối với vườn cây lâu năm thì từng mảnh vườn cây, hoặc cây thoả mãn đồng thời ba tiêu chuẩn của TSCĐ được coi là một TSCĐ hữu hình. - Tiêu chuẩn và nhận biết TSCĐ vô hình: Mọi khoản chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã chi ra thoả mãn đồng thời cả ba tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ nêu trên mà không hình thành TSCĐ hữu hình được coi là TSCĐ vô hình. Những khoản chi phí không đồng thời thoả mãn cả ba tiêu chuẩn nêu trên thì được hạch toán trực tiếp hoặc được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp. Riêng các chi phí phát sinh trong giai đoạn triển khai được ghi nhận là TSCĐ vô hình tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp nếu thỏa mãn đồng thời 7 điều kiện sau: + Tính khả thi về mặt kỹ thuật đảm bảo cho việc hoàn thành và đưa tài sản vô hình vào sử dụng theo dự tính hoặc để bán; + Doanh nghiệp dự định hoàn thành tài sản vô hình để sử dụng hoặc để bán; + Doanh nghiệp có khả năng sử dụng hoặc bán tài sản vô hình đó; + Tài sản vô hình đó phải tạo ra được lợi ích kinh tế trong tương lai; + Có đầy đủ các nguồn lực về kỹ thuật, tài chính và các nguồn lực khác để hoàn tất các giai đoạn triển khai, bán hoặc sử dụng tài sản vô hình đó; + Có khả năng xác định một cách chắc chắn toàn bộ chi phí trong giai đoạn triển khai để tạo ra tài sản vô hình đó; +Ước tính có đủ tiêu chuẩn về thời gian sử dụng và giá trị theo quy định cho TSCĐ vô hình. 5 - Chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí đào tạo nhân viên, chi phí quảng cáo phát sinh trước khi thành lập doanh nghiệp, chi phí cho giai đoạn nghiên cứu, chi phí chuyển dịch địa điểm, chi phí mua để có và sử dụng các tài liệu kỹ thuật, bằng sáng chế, giấy phép chuyển giao công nghệ, nhãn hiệu thương mại, lợi thế kinh doanh không phải là TSCĐ vô hình mà được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian tối đa không quá 3 năm theo quy định của Luật thuế TNDN. 2.1.1.3 Vai trò của tài sản cố định trong doanh nghiệp Trong các doanh nghiệp hiện nay TSCĐ là một yếu tố quan trọng giúp tăng năng suất lao động và phát triển nền kinh tế. TSCĐ thể hiện một cách chính xác nhất năng lực và trình độ trang bị cơ sở vật chất của mỗi doanh nghiệp. TSCĐ được quản lý và sử dụng một cách hiệu quả sẽ là một trong những yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung. 2.1.2 Phân loại tài sản cố định Phân loại TSCĐ có nhiều cách, trong công tác quản lý và hạch toán TSCĐ thường gặp các cách phân loại như sau: 2.1.2.1 Phân loại theo hình thái biểu hiện Căn cứ vào hình thái biểu hiện và kết cấu thì TSCĐ được phân thành các loại: - Tài sản cố định hữu hình: bao gồm các loại: + Loại 1: Nhà cửa, vật kiến trúc: là tài sản cố định của doanh nghiệp được hình thành sau quá trình thi công xây dựng như trụ sở làm việc, nhà kho, hàng rào, tháp nước, sân bãi, các công trình trang trí cho nhà cửa, đường sá, cầu cống, đường sắt, cầu tàu, cầu cảng,… + Loại 2: Máy móc, thiết bị: là toàn bộ các loại máy móc, thiết bị dùng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như máy móc chuyên dùng, thiết bị công tác, giàn khoan trong lĩnh vực dầu khí, cần cẩu, dây truyền công nghệ, những máy móc đơn lẻ,… + Loại 3: Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn: là các loại phương tiện vận tải gồm phương tiện vận tải đường sắt, đường thuỷ, đường bộ, đường không, đường ống và các thiết bị truyền dẫn như hệ thống thông tin, hệ thống điện, đường ống nước, băng tải,… 6 + Loại 4: Thiết bị, dụng cụ quản lý: là những thiết bị, dụng cụ dùng trong công tác quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như máy vi tính phục vụ quản lý, thiết bị điện tử, thiết bị, dụng cụ đo lường, kiểm tra chất lượng, máy hút ẩm, hút bụi, chống mối mọt,… + Loại 5: Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc và/ hoặc cho sản phẩm: là các vườn cây lâu năm như vườn cà phê, vườn chè, vườn cao su, vườn cây ăn quả, thảm cỏ, thảm cây xanh,...; súc vật làm việc và/ hoặc cho sản phẩm như đàn voi, đàn ngựa, đàn trâu, đàn bò,… + Loại 6: Các loại TSCĐ khác: là toàn bộ các TSCĐ khác chưa liệt kê vào năm loại trên như tranh ảnh, tác phẩm nghệ thuật,… - Tài sản cố định vô hình: bao gồm các loại: + Quyền sử dụng đất. + Quyền phát hành. + Bản quyền, bằng sáng chế. + Nhãn hiệu hàng hóa. + Phần mềm máy vi tính. + Giấy phép và giấy phép nhượng quyền. + TSCĐ vô hình khác. [1, trang 92] 2.1.2.2 Phân loại theo nguồn hình thành Phân loại theo nguồn hình thành TSCĐ bao gồm các loại: + Tài sản cố định hình thành bằng nguồn vốn ngân sách, cấp trên cấp. + Tài sản cố định hình thành bằng nguồn vốn liên doanh, liên kết. + Tài sản cố định hình thành bằng nguồn vốn khấu hao, quỹ xí nghiệp, được biếu tặng. + Tài sản cố định hình thành bằng nguồn vốn vay, nợ dài hạn. [2, trang 133] 2.1.2.3 Phân loại theo quyền sở hữu Phân loại theo quyền sở hữu TSCĐ trong doanh nghiệp được chia thành các loại: 7 - Tài sản cố định thuộc quyền sở hữu của chủ sở hữu doanh nghiệp là những TSCĐ được xây dựng, mua sắm hoặc chế tạo bằng nguồn vốn chủ sở hữu hoặc bằng nguồn vốn vay dài hạn. - Tài sản cố định đi thuê bao gồm: + Tài sản cố định thuê tài chính là những tài sản mà doanh nghiệp thuê của công ty cho thuê tài chính. Thuê tài sản được phân loại là thuê tài chính nếu nội dung hợp đồng thuê tài sản thể hiện việc chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản. + Tài sản cố định thuê hoạt động là những TSCĐ mà doanh nghiệp đi thuê của các đơn vị khác để sử dụng trong một thời gian nhất định theo hợp đồng đã ký. Thuê tài sản được phân loại là thuê hoạt động nếu nội dung hợp đồng thuê tài sản không có sự chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản. [2, trang 131-132] 2.1.2.4 Phân loại theo công dụng và tình hình sử dụng Phân loại theo công dụng và tình hình sử dụng TSCĐ trong doanh nghiệp được chia thành các loại: - Tài sản cố định đang dùng cho mục đích kinh doanh, bao gồm: + Tài sản cố định đang dùng trong sản xuất là những TSCĐ đang dùng cho các hoạt động sản xuất chính, phụ. + Tài sản cố định đang dùng ngoài sản xuất là những TSCĐ hoặc đang dùng trong hoạt động bán hàng, quản lý doanh nghiệp hoặc đang sử dụng trong hoạt động kinh doanh khác như đầu tư, cho thuê,… - Tài sản cố định đang dùng cho mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh quốc phòng. - Tài sản cố định bảo quản hộ, giữ hộ, cất giữ hộ cho Nhà nước. - Tài sản cố định chưa dùng là những TSCĐ được phép dự trữ để sử dụng cho tương lai. - TSCĐ chờ xử lý là những TSCĐ hư hỏng chờ thanh lý. [2, trang 131] 2.1.3 Đánh giá tài sản cố định 2.1.3.1 Nguyên giá tài sản cố định a) Xác định nguyên giá TSCĐ hữu hình Theo Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/04/2013 của Bộ Tài chính quy định về việc xác định nguyên giá TSCĐ như sau: 8 - Tài sản cố định hữu hình mua sắm: + Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua sắm: là giá mua thực tế phải trả cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại), các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng; chi phí vận chuyển, bốc dỡ; chi phí nâng cấp; chi phí lắp đặt, chạy thử; lệ phí trước bạ và các chi phí liên quan trực tiếp khác. + Trường hợp TSCĐ hữu hình mua trả chậm, trả góp, nguyên giá TSCĐ là giá mua trả tiền ngay tại thời điểm mua cộng (+) các khoản thuế, các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. + Trường hợp mua TSCĐ hữu hình là nhà cửa, vật kiến trúc gắn liền với quyền sử dụng đất thì giá trị quyền sử dụng đất phải xác định riêng và ghi nhận là TSCĐ vô hình nếu đáp ứng đủ tiêu chuẩn theo quy định, còn TSCĐ hữu hình là nhà cửa, vật kiến trúc thì nguyên giá là giá mua thực tế phải trả cộng (+) các khoản chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa TSCĐ hữu hình vào sử dụng. - Tài sản cố định hữu hình mua theo hình thức trao đổi: + Nguyên giá TSCĐ mua theo hình thức trao đổi với một TSCĐ hữu hình không tương tự hoặc tài sản khác là giá trị hợp lý của TSCĐ hữu hình nhận về, hoặc giá trị hợp lý của TSCĐ đem trao đổi cộng (+) các khoản thuế, các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng + Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua theo hình thức trao đổi với một TSCĐ hữu hình tương tự, hoặc có thể hình thành do được bán để đổi lấy quyền sở hữu một tài sản tương tự là giá trị còn lại của TSCĐ hữu hình đem trao đổi. - Tài sản cố định hữu hình tự xây dựng hoặc tự sản xuất: + Nguyên giá TSCĐ hữu hình tự xây dựng là giá trị quyết toán công trình khi đưa vào sử dụng. Trường hợp TSCĐ đã đưa vào sử dụng nhưng chưa thực hiện quyết toán thì doanh nghiệp hạch toán nguyên giá theo giá tạm tính và điều chỉnh sau khi quyết toán công trình hoàn thành. + Nguyên giá TSCĐ hữu hình tự sản xuất là giá thành thực tế của TSCĐ hữu hình cộng (+) các chi phí lắp đặt chạy thử, các chi phí khác trực tiếp liên quan tính đến thời điểm đưa TSCĐ hữu hình vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. 9 - Nguyên giá TSCĐ hữu hình do đầu tư xây dựng: + Nguyên giá TSCĐ do đầu tư XDCB hình thành theo phương thức giao thầu là giá quyết toán công trình xây dựng theo quy định tại Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành cộng (+) lệ phí trước bạ, các chi phí liên quan trực tiếp khác. Trường hợp TSCĐ do đầu tư xây dựng đã đưa vào sử dụng nhưng chưa thực hiện quyết toán thì doanh nghiệp hạch toán nguyên giá theo giá tạm tính và điều chỉnh sau khi quyết toán công trình hoàn thành. + Đối với TSCĐ là con súc vật làm việc và/ hoặc cho sản phẩm, vườn cây lâu năm thì nguyên giá là toàn bộ các chi phí thực tế đã chi ra cho con súc vật, vườn cây đó từ lúc hình thành tính đến thời điểm đưa vào khai thác, sử dụng. - Tài sản cố định hữu hình được tài trợ, được biếu, được tặng, do phát hiện thừa: Nguyên giá TSCĐ hữu hình được tài trợ, được biếu, được tặng, do phát hiện thừa là giá trị theo đánh giá thực tế của Hội đồng giao nhận hoặc tổ chức định giá chuyên nghiệp. - Tài sản cố định hữu hình được cấp; được điều chuyển đến: Nguyên giá TSCĐ hữu hình được cấp, được điều chuyển đến bao gồm giá trị còn lại của TSCĐ trên sổ kế toán ở đơn vị cấp, đơn vị điều chuyển hoặc giá trị theo đánh giá thực tế của tổ chức định giá chuyên nghiệp theo quy định của pháp luật, cộng (+) các chi phí liên quan trực tiếp mà bên nhận tài sản phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như chi phí thuê tổ chức định giá; chi phí nâng cấp, lắp đặt, chạy thử,… - Tài sản cố định hữu hình nhận góp vốn, nhận lại vốn góp: TSCĐ nhận góp vốn, nhận lại vốn góp là giá trị do các thành viên, cổ đông sáng lập định giá nhất trí; hoặc doanh nghiệp và người góp vốn thoả thuận; hoặc do tổ chức chuyên nghiệp định giá theo quy định của pháp luật và được các thành viên, cổ đông sáng lập chấp thuận. b) Xác định nguyên giá TSCĐ vô hình - Tài sản cố định vô hình mua sắm: + Nguyên giá TSCĐ vô hình mua sắm là giá mua thực tế phải trả cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại) và các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản vào sử dụng. 10 + Trường hợp TSCĐ vô hình mua sắm theo hình thức trả chậm, trả góp, nguyên giá TSCĐ là giá mua tài sản theo phương thức trả tiền ngay tại thời điểm mua (không bao gồm lãi trả chậm). - Tài sản cố định vô hình mua theo hình thức trao đổi: + Nguyên giá TSCĐ vô hình mua theo hình thức trao đổi với một TSCĐ vô hình không tương tự hoặc tài sản khác là giá trị hợp lý của TSCĐ vô hình nhận về, hoặc giá trị hợp lý của tài sản đem trao đổi (sau khi cộng thêm các khoản phải trả thêm hoặc trừ đi các khoản phải thu về) cộng (+) các khoản thuế, các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản vào sử dụng theo dự tính. + Nguyên giá TSCĐ vô hình mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐ vô hình tương tự, hoặc có thể hình thành do được bán để đổi lấy quyền sở hữu một tài sản tương tự là giá trị còn lại của TSCĐ vô hình đem trao đổi. - Tài sản cố định vô hình được cấp, được biếu, được tặng, được điều chuyển đến: + Nguyên giá TSCĐ vô hình được cấp, được biếu, được tặng là giá trị hợp lý ban đầu cộng (+) các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến việc đưa tài sản vào sử dụng. + Nguyên giá TSCĐ được điều chuyển đến là nguyên giá ghi trên sổ sách kế toán của doanh nghiệp có tài sản điều chuyển. - Tài sản cố định vô hình được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp: + Nguyên giá TSCĐ vô hình được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp là các chi phí liên quan trực tiếp đến khâu xây dựng, sản xuất thử nghiệm phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ đó vào sử dụng theo dự tính. + Riêng các chi phí phát sinh trong nội bộ để doanh nghiệp có nhãn hiệu hàng hoá, quyền phát hành, danh sách khách hàng, chi phí phát sinh trong giai đoạn nghiên cứu và các khoản mục tương tự không đáp ứng được tiêu chuẩn và nhận biết TSCĐ vô hình được hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ. - Tài sản cố định vô hình là quyền sử dụng đất: + Tài sản cố định vô hình là quyền sử dụng đất bao gồm:  Quyền sử dụng đất được nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp (bao gồm quyền sử dụng đất có thời hạn, quyền sử dụng đất không thời hạn). 11  Quyền sử dụng đất thuê trước ngày có hiệu lực của Luật Đất đai năm 2003 mà đã trả tiền thuê đất cho cả thời gian thuê hoặc đã trả trước tiền thuê đất cho nhiều năm mà thời hạn thuê đất đã được trả tiền còn lại ít nhất là 5 năm và được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.  Nguyên giá TSCĐ là quyền sử dụng đất được xác định là toàn bộ khoản tiền chi ra để có quyền sử dụng đất hợp pháp cộng (+) các chi phí cho đền bù giải phóng mặt bằng, san lấp mặt bằng, lệ phí trước bạ; hoặc là giá trị quyền sử dụng đất nhận góp vốn. + Quyền sử dụng đất không ghi nhận là TSCĐ vô hình gồm:  Quyền sử dụng đất được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất.  Thuê đất trả tiền thuê một lần cho cả thời gian thuê thì tiền thuê đất được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh theo số năm thuê đất.  Thuê đất trả tiền thuê hàng năm thì tiền thuê đất được hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ tương ứng số tiền thuê đất trả hàng năm. + Đối với các loại tài sản là nhà, đất đai để bán, để kinh doanh của công ty kinh doanh bất động sản thì doanh nghiệp không được hạch toán là TSCĐ và không được trích khấu hao. - Nguyên giá của TSCĐ vô hình là quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ: là toàn bộ các chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã chi ra để có được quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. - Nguyên giá TSCĐ là các chương trình phần mềm: được xác định là toàn bộ các chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã bỏ ra để có các chương trình phần mềm trong trường hợp chương trình phần mềm là một bộ phận có thể tách rời với phần cứng có liên quan, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. 2.1.3.2 Hao mòn và trích khấu hao tài sản cố định a) Khái niệm hao mòn và khấu hao TSCĐ - Hao mòn TSCĐ là sự giảm dần giá trị sử dụng và giá trị của TSCĐ do tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, do bào mòn của tự nhiên, do tiến bộ của kỹ thuật,… trong quá trình hoạt động của TSCĐ. [2, trang 160] 12 - Khấu hao TSCĐ là sự phân bổ một cách có hệ thống giá trị phải khấu hao của TSCĐ trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ đó, trong đó: + Giá trị phải khấu hao là nguyên giá của TSCĐ ghi trên BCTC trừ (-) giá trị thanh lý ước tính của tài sản đó. + Thời gian sử dụng hữu ích là thời gian mà TSCĐ phát huy được tác dụng cho sản xuất kinh doanh được tính bằng thời gian mà doanh nghiệp dự tính sử dụng TSCĐ hoặc số lượng sản phẩm hoặc các đơn vị tính tương tự mà doanh nghiệp dự tính thu được từ việc sử dụng tài sản đó. + Giá trị thanh lý là giá trị ước tính thu đượckhi hết thời gian sử dụng hữu ích của tài sản, sau khi trừ (-) chi phí thanh lý ước tính. [2, trang 160] b) Nguyên tắc trích khấu hao TSCĐ Theo Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/04/2013 của Bộ Tài chính quy định về nguyên tắc trích khấu hao TSCĐ như sau: - Tất cả TSCĐ hiện có của doanh nghiệp đều phải trích khấu hao, trừ những TSCĐ sau đây: + Tài sản cố định đã khấu hao hết giá trị nhưng vẫn đang sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh. + Tài sản cố định khấu hao chưa hết bị mất. + Tài sản cố định khác do doanh nghiệp quản lý mà không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp (trừ TSCĐ thuê tài chính). + Tài sản cố định không được quản lý, theo dõi, hạch toán trong sổ sách kế toán của doanh nghiệp. + Tài sản cố định sử dụng trong các hoạt động phúc lợi phục vụ người lao động của doanh nghiệp. + Tài sản cố định từ nguồn viện trợ không hoàn lại sau khi được cơ quan có thẩm quyền bàn giao cho doanh nghiệp để phục vụ công tác nghiên cứu khoa học. + Tài sản cố định vô hình là quyền sử dụng đất lâu dài có thu tiền sử dụng đất hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất lâu dài hợp pháp. - Các khoản chi phí khấu hao TSCĐ được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN thực hiện theo quy định tại các văn bản pháp luật về thuế TNDN. 13 - Trường hợp TSCĐ sử dụng trong các hoạt động phúc lợi phục vụ cho người lao động của doanh nghiệp có tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp căn cứ vào thời gian và tính chất sử dụng các TSCĐ này để thực hiện tính và trích khấu hao vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp và thông báo cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý để theo dõi, quản lý. - Tài sản cố định chưa khấu hao hết bị mất, bị hư hỏng mà không thể sửa chữa, khắc phục được, doanh nghiệp xác định nguyên nhân, trách nhiệm bồi thường của tập thể, cá nhân gây ra. Chênh lệch giữa giá trị còn lại của tài sản với tiền bồi thường của tổ chức, cá nhân gây ra, tiền bồi thường của cơ quan bảo hiểm và giá trị thu hồi được, doanh nghiệp dùng Quỹ dự phòng tài chính để bù đắp. Trường hợp Quỹ dự phòng tài chính không đủ bù đắp, thì phần chênh lệch thiếu doanh nghiệp được tính vào chi phí hợp lý của doanh nghiệp khi xác định thuế TNDN. - Trường hợp đánh giá lại giá trị TSCĐ đã hết khấu hao để góp vốn, điều chuyển khi chia tách, hợp nhất, sáp nhập thì các TSCĐ này phải được các tổ chức định giá chuyên nghiệp xác định giá trị nhưng không thấp hơn 20% nguyên giá tài sản đó. - Việc trích hoặc thôi trích khấu hao TSCĐ được thực hiện bắt đầu từ ngày mà TSCĐ tăng hoặc giảm. Doanh nghiệp thực hiện hạch toán tăng, giảm TSCĐ theo quy định hiện hành về chế độ kế toán doanh nghiệp. - Đối với các công trình XDCB hoàn thành đưa vào sử dụng, doanh nghiệp đã hạch toán tăng TSCĐ theo giá tạm tính do chưa thực hiện quyết toán. Khi quyết toán công trình XDCB hoàn thành có sự chênh lệch giữa giá trị tạm tính và giá trị quyết toán, doanh nghiệp phải điều chỉnh lại nguyên giá TSCĐ theo giá trị quyết toán đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Chi phí khấu hao sau thời điểm quyết toán được xác định trên cơ sở lấy giá trị quyết toán TSCĐ được phê duyệt trừ (-) số đã trích khấu hao đến thời điểm phê duyệt quyết toán TSCĐ chia (:) thời gian trích khấu hao còn lại của TSCĐ theo quy định. c) Các phương pháp trích khấu hao TSCĐ - Phương pháp khấu hao theo đường thẳng: là phương pháp trích khấu hao theo mức tính ổn định từng năm vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp của TSCĐ tham gia vào hoạt động kinh doanh. + Xác định mức trích khấu hao trung bình hàng năm cho TSCĐ theo công thức: 14 Mức trích khấu hao trung bình hàng năm của TSCĐ Nguyên giá của TSCĐ = Thời gian trích khấu hao + Mức trích khấu hao trung bình hàng tháng bằng số khấu hao phải trích cả năm chia cho 12 tháng. + Trường hợp thời gian trích khấu hao hay nguyên giá của TSCĐ thay đổi, doanh nghiệp phải xác định lại mức trích khấu hao trung bình của TSCĐ bằng cách lấy giá trị còn lại trên sổ kế toán chia (:) cho thời gian trích khấu hao xác định lại hoặc thời gian trích khấu hao còn lại của TSCĐ. + Mức trích khấu hao cho năm cuối cùng của thời gian trích khấu hao TSCĐ được xác định là hiệu số giữa nguyên giá TSCĐ và số khấu hao luỹ kế đã thực hiện đến năm trước năm cuối cùng của TSCĐ đó. + Doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả kinh tế cao được khấu hao nhanh nhưng tối đa không quá 2 lần mức khấu hao xác định theo phương pháp đường thẳng. TSCĐ tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao nhanh là máy móc, thiết bị; dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm; thiết bị và phương tiện vận tải; dụng cụ quản lý; súc vật, vườn cây lâu năm. Khi thực hiện trích khấu hao nhanh, doanh nghiệp phải đảm bảo kinh doanh có lãi. Trường hợp doanh nghiệp trích khấu hao nhanh vượt 2 lần mức quy định tại khung thời gian sử dụng TSCĐ theo Thông tư 45/2013-TT/BTC, thì phần trích vượt mức khấu hao nhanh (quá 2 lần) không được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập trong kỳ. + Xác định mức trích khấu hao đối với những TSCĐ đưa vào sử dụng trước ngày 01/01/2013:  Căn cứ các số liệu trên sổ kế toán, hồ sơ của TSCĐ để xác định giá trị còn lại trên sổ kế toán của TSCĐ.  Xác định thời gian trích khấu hao còn lại của TSCĐ theo công thức sau:  t  T  T2 1  1   T1  Trong đó: T : Thời gian trích khấu hao còn lại của TSCĐ T1 : Thời gian trích khấu hao của TSCĐ xác định theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư số 203/2009/TT-BTC. 15 T2 : Thời gian trích khấu hao của TSCĐ xác định theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư số 45/2013/TT-BTC. t1 : Thời gian thực tế đã trích khấu hao của TSCĐ  Xác định mức trích khấu hao hàng năm (cho những năm còn lại của TSCĐ) như sau: Mức trích khấu hao trung bình hàng năm của TSCĐ bằng (=) Giá trị còn lại của TSCĐ chia (:) Thời gian trích khấu hao còn lại của TSCĐ. - Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh: áp dụng đối với các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực có công nghệ đòi hỏi phải thay đổi, phát triển nhanh. TSCĐ tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao theo phương pháp này phải thoả mãn đồng thời các điều kiện: là TSCĐ đầu tư mới (chưa qua sử dụng), là các loại máy móc, thiết bị, dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm. + Xác định mức trích khấu hao năm của TSCĐ trong các năm đầu theo công thức dưới đây: Mức trích khấu hao hàng năm của TSCĐ = Giá trị còn lại của TSCĐ X Tỷ lệ khấu hao nhanh Trong đó: Tỷ lệ khấu hao nhanh xác định theo công thức sau: Tỷ lệ khấu khao nhanh (%) = Tỷ lệ khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng X Hệ số điều chỉnh Tỷ lệ khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng được xác định: Tỷ lệ khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường = thẳng (%) 1 Thời gian trích khấu hao của TSCĐ X 100 Hệ số điều chỉnh xác định theo thời gian trích khấu hao của TSCĐ quy định tại Bảng 2.1: 16 Bảng 2.1 Hệ số điều chỉnh xác định theo thời gian trích khấu hao của TSCĐ Thời gian trích khấu hao của TSCĐ Hệ số điều chỉnh (lần) Đến 4 năm ( t  4 năm) 1,5 Trên 4 đến 6 năm (4 năm < t  6 năm) 2,0 Trên 6 năm (t > 6 năm) 2,5 (Nguồn: Thông Tư 45/2013/TT-BTC của Bộ Tài Chính, 2013) Những năm cuối, khi mức khấu hao năm xác định theo phương pháp số dư giảm dần nói trên bằng (hoặc thấp hơn) mức khấu hao tính bình quân giữa giá trị còn lại và số năm sử dụng còn lại của TSCĐ, thì kể từ năm đó mức khấu hao được tính bằng giá trị còn lại của TSCĐ chia cho số năm sử dụng còn lại của TSCĐ. - Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm: TSCĐ tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao theo phương pháp này là các loại máy móc, thiết bị thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau: + Trực tiếp liên quan đến việc sản xuất sản phẩm. + Xác định được tổng số lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế của TSCĐ. + Công suất sử dụng thực tế bình quân tháng trong năm tài chính không thấp hơn 100% công suất thiết kế. Căn cứ vào hồ sơ kinh tế - kỹ thuật của TSCĐ, doanh nghiệp xác định tổng số lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế của TSCĐ, gọi tắt là sản lượng theo công suất thiết kế. + Căn cứ tình hình thực tế sản xuất, doanh nghiệp xác định số lượng, khối lượng sản phẩm thực tế sản xuất hàng tháng, hàng năm của TSCĐ. + Xác định mức trích khấu hao trong tháng của TSCĐ theo công thức dưới đây: Mức trích khấu hao = trong tháng của TSCĐ Số lượng sản phẩm sản xuất X trong tháng 17 Mức trích khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm Trong đó: Nguyên giá của TSCĐ Mức trích khấu hao bình quân = tính cho một đơn vị sản phẩm Sản lượng theo công suất thiết kế + Mức trích khấu hao năm của TSCĐ bằng tổng mức trích khấu hao của 12 tháng trong năm, hoặc tính theo công thức sau: Mức trích khấu hao năm của TSCĐ = Số lượng sản phẩm sản xuất trong năm Mức trích khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm X + Trường hợp công suất thiết kế hoặc nguyên giá của TSCĐ thay đổi, doanh nghiệp phải xác định lại mức trích khấu hao của TSCĐ. 2.1.3.3 Xác định giá trị còn lại của tài sản cố định - Giá trị còn lại của TSCĐ là phần chên lệch giữa nguyên giá TSCĐ và số khấu hao lũy kế. Giá trị còn lại của TSCĐ được xác định theo công thức: Giá trị còn lại của TSCĐ = Nguyên giá của TSCĐ - Số khấu hao lũy kế củaTSCĐ - Trường hợp nguyên giá TSCĐ được đánh giá thì giá trị còn lại của TSCĐ được điều chỉnh theo công thức: Giá trị còn lại của TSCĐ sau khi đánh giá lại = Giá trị còn lại của TSCĐ trước khi đánh giá lại Giá trị đánh giá lại của TSCĐ x Nguyên giá của TSCĐ - Đánh giá TSCĐ theo giá trị còn lại giúp cho doanh nghiệp xác định được số vốn chưa thu hồi của TSCĐ, xác định được TSCĐ đó đã cũ hay còn mới để có những kế hoạch đầu tư, đổi mới TSCĐ hợp lý. - Đối với các TSCĐ doanh nghiệp đang theo dõi, quản lý và trích khấu hao theo Thông tư số 203/2009/TT-BTC nay không đủ tiêu chuẩn về nguyên giá TSCĐ theo quy định tại Thông tư 45/2013/TT-BTC thì giá trị còn lại của các tài sản này được phân bổ vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thời gian phân bổ không quá 3 năm kể từ ngày có hiệu lực thi hành của Thông tư này. 2.1.4. Nhiệm vụ của kế toán tài sản cố định - Phản ánh chính xác, kịp thời tình hình hiện có, tình hình tăng giảm về số lượng và giá trị của TSCĐ trong toàn doanh nghiệp, ở từng bộ phận sử dụng, bảo quản. 18 - Tính đúng hao mòn, trích và phân bổ chính xác số khấu hao TSCĐ vào chi phí đối tượng sử dụng liên quan. Phản ánh chính xác và kịp thời tình hình sử dụng nguồn vốn khấu hao theo đúng chế độ Nhà nước quy định. - Hạch toán đúng các chi phí về sửa chữa TSCĐ và phân bổ chính xác chi phí sửa chữa TSCĐ vào chi phí đối tượng sử dụng liên quan. - Xác định đúng và hạch toán kịp thời kết quả thanh lý, nhượng bán tài sản cố định; tham gia kiểm kê, đánh giá, lập các báo cáo và phân tích về TSCĐ. [2, trang 147] 2.1.5 Tổ chức hạch toán kế toán tài sản cố định trong doanh nghiệp 2.1.5.1 Kế toán tình hình tăng, giảm tài sản cố định a) Chứng từ kế toán sử dụng Mọi trường hợp tăng, giảm TSCĐ đều phải lập chứng từ kế toán để làm căn cứ pháp lý cho việc ghi chép và kiểm tra. Các chứng từ phản ánh tình hình tăng, giảm TSCĐ bao gồm: - Hóa đơn (GTGT) hoặc hóa đơn bán hàng; - Biên bản giao nhận TSCĐ; - Hợp đồng mua bán TSCĐ; - Quyết định thanh lý/ nhượng bán, biên bản thanh lý/ nhượng bán TSCĐ,… b) Kế toán chi tiết TSCĐ Kế toán chi tiết TSCĐ đáp ứng yêu cầu quản lý TSCĐ trong công ty, cung cấp những chỉ tiêu quan trọng về cơ cấu TSCĐ, tình hình phân bổ TSCĐ, số lượng và tình trạng chất lượng của TSCĐ cũng như tình hình về bảo quản và trách nhiệm của các bộ phận, cá nhân trong việc bảo quản và sử dụng TSCĐ. Các chỉ tiêu quan trọng trên là căn cứ giúp công ty cải tiến, trang bị và sử dụng TSCĐ một cách hiệu quả, phân bổ chính xác số khấu hao và nâng cao chất lượng vật chất trong việc bảo quản và sử dụng TSCĐ. Kế toán chi tiết TSCĐ được thực hiện cho từng TSCĐ, từng nhóm hoặc loại TSCĐ và theo nơi sử dụng TSCĐ. - Thẻ TSCĐ: được lập cho từng đối tượng ghi TSCĐ, dùng để theo dõi, quản lý từng TSCĐ. Thẻ TSCĐ do kế toán TSCĐ lập và phải được kế toán trưởng ký xác nhận, thẻ được lưu ở phòng kế toán suốt quá trình sử dụng TSCĐ. Căn cứ để lập thẻ TSCĐ là biên bản giao nhận TSCĐ, biên bản 19 thanh lý TSCĐ, biên bản đánh giá lại TSCĐ, bảng trích khấu hao TSCĐ và các tài liệu kỹ thuật có liên quan. - Tài khoản chi tiết: dùng để theo dõi chi tiết các loại, nhóm TSCĐ theo kết cấu. Kế toán sử dụng các tài khoản cấp 2 theo quy định của Nhà nước và mở thêm các chi tiết của các tài khoản cấp 2 đó. - Sổ tài sản cố định: mở chung cho toàn doanh nghiệp và mở cho từng bộ phận quản lý, sử dụng TSCĐ. Dùng để theo dõi chi tiết TSCĐ theo nơi sử dụng. Căn cứ ghi sổ TSCĐ là các thẻ TSCĐ. 2.1.5.2 Kế toán tổng hợp tình hình tăng, giảm tài sản cố định a) Kế toán tăng, giảm TSCĐ hữu hình - Tài khoản sử dụng: TK 211 – TSCĐ hữu hình Kết cấu tài khoản: Bên Nợ: Nguyên giá của TSCĐ hữu hình tăng. Bên Có: Nguyên giá của TSCĐ hữu hình giảm. Số dư Nợ: Nguyên giá của TSCĐ hữu hình hiện có ở doanh nghiệp. - Hạch toán các nghiệp vụ chủ yếu: 20 TK 111, 112, 141, 311, 341 TK 211 TSCĐ mua ngoài đưa ngay vào sử dụng TK 811 Nguyên giá Giá trị khi thanh lý, nhượng bán, trao đổi TK 133 VAT đầu vào TK 331 TK 214 Giá trị hao mòn của TSCĐ thanh lý, nhượng bán TSCĐ mua trả chậm theo giá mua trả ngay TK 133 Nguyên Giá trị hao mòn của TSCĐ giá góp vốn liên doanh VAT đầu vào TK 2212, 2213 TK 242 TSCĐ đi góp vốn liên doanh Lãi trả chậm TK 412 TK 241 TSCĐ tăng do đầu tư XDCB hoàn thành bàn giao Nếu định giá nhỏ hơn Nếu định giá lớn hơn TK 153 TK 153 TSCĐ tăng do chuyển CCDC thành TSCĐ TSCĐ giảm do chuyển TSCĐ thành CCDC TK 411 TK 138 TSCĐ tăng do được cấp vốn, được điều chuyển từ đơn vị khác Nguyên giá TSCĐ phát hiện thiếu do kiểm kê Giá trị còn lại TK 221 TK 214 Nhận góp vốn liên doanh bằng TSCĐ Hao mòn lũy kế TK 711 TSCĐ tăng do được biếu tặng Hình 2.1 Sơ đồ hạch toán tăng, giảm TSCĐ hữu hình 21 b) Kế toán tăng, giảm TSCĐ vô hình - Tài khoản sử dụng: TK 213 – TSCĐ vô hình Kết cấu tài khoản: Bên Nợ: Nguyên giá của TSCĐ vô hình tăng. Bên Có: Nguyên giá của TSCĐ vô hình giảm. Số dư Nợ: Nguyên giá của TSCĐ vô hình hiện có ở doanh nghiệp. - Kế toán tăng, giảm TSCĐ vô hình: hầu hết các nghiệp vụ hạch toán tăng, giảm TSCĐ vô hình đều được hạch toán tương tự với nghiệp vụ hạch toán tăng, giảm TSCĐ hữu hình. 2.1.5.3 Kế toán tài sản cố định thuê tài chính - Tài khoản sử dụng: TK 212 – TSCĐ thuê tài chính Kết cấu tài khoản: Bên Nợ: Nguyên giá của TSCĐ thuê tài chính tăng. Bên Có: Nguyên giá của TSCĐ thuê tài chính giảm do chuyển trả lại cho bên cho thuê khi hết hạn hợp đồng hoặc mua lại thành TSCĐ của doanh nghiệp. Số dư Nợ: Nguyên giá của TSCĐ thuê tài chính hiện có. - Hạch toán các nghiệp vụ chủ yếu: 22 TK 138 TK 315 Thuế GTGT đầu vào của TSCĐ thuê Số nợ gốc phải trả kỳ này (có cả thuế GTGT) khi nhận TSCĐ thuê tài chính TK 212 TK 342 Ghi theo giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền Cuối niên độ ghi sổ nợ thuê tối thiểu hoặc giá trị gốc có cả thuế GTGT đến hợp lý của TSCĐ thuê (-) hạn trả trong niên độ tiếp số nợ gốc phải trả kỳ này theo (theo hợp đồng thuê) (+) thuế GTGT bên thuê còn phải trả dần trong suốt thời hạn thuê TK 111, 112 Nguyên giá (chưa có thuế GTGT) TK 142 Chi phí trực tiếp ban đầu liên quan đến TSCĐ thuê tài chính trước khi nhận TSCĐ thuê Khi nhận TSCĐ, ghi vào nguyên giá các chi phí trực tiếp liên quan đến TSCĐ thuê phát sinh trước đó Chi phí trực tiếp liên quan đến hoạt động thuê phát sinh khi nhận TSCĐ thuê tài chính TK 244 Chi tiền ký quỹ đảm bảo việc thuê tài sản Hình 2.2 Sơ đồ hạch toán TSCĐ thuê tài chính 2.1.5.4 Kế toán hao mòn tài sản cố định - Tài khoản sử dụng: TK 214 – Hao mòn TSCĐ Kết cấu tài khoản: Bên Nợ: Giá trị hao mòn TSCĐ giảm. Bên Có: Giá trị hao mòn TSCĐ tăng. Số dư Có: Giá trị hao mòn của TSCĐ hiện có của doanh nghiệp. - Hạch toán các nghiệp vụ chủ yếu: 23 TK 211, 213 TK 627 TK 214 (2141, 2143) Thanh lý, nhượng bán TSCĐ Khấu hao TSCĐ dùng cho hoạt động sản xuất sản phẩm, kinh doanh dịch vụ TK 811 Giá trị còn lại TK 641 Khấu hao TSCĐ dùng cho hoạt động bán hàng TK 642 TK 627, 641, 642 Khấu hao TSCĐ dùng cho hoạt động quản lý Điều chỉnh giảm khấu hao TK 466 Khấu hao TSCĐ dùng cho sự nghiệp dự án TK 353 Khấu hao TSCĐ dùng cho hoạt động văn hóa, phúc lợi Hình 2.3 Sơ đồ hạch toán khấu hao TSCĐ 2.1.5.5 Kế toán sửa chữa, nâng cấp tài sản cố định - Tài khoản sử dụng: TK 241 – Chi phí xây dựng cơ bản dở dang Kết cấu tài khoản: Bên Nợ: + Chi phí xây dựng công trình, mua sắm TSCĐ (qua lắp ráp). + Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ phát sinh. + Chi phí đầu tư, cải tạo, nâng cấp TSCĐ phát sinh. Bên Có: + Giá trị TSCĐ, mua sắm đã hoàn thành đưa vào sử dụng. + Giá trị công trình sửa chữa, kết chuyển quyết toán. + Giá trị công trình nâng cấp, kết chuyển khi quyết toán. + Các khoản chi phí bị loại bỏ không được duyệt quyết toán. Số dư Nợ: + Chi phí sửa chữa lớn, nâng cấp TSCĐ dở dang. + Giá trị công trình XDCB, nâng cấp, sửa chữa lớn TSCĐ hoàn thành nhưng chưa bàn giao, quyết toán chưa được duyệt. 24 - Hạch toán các nghiệp vụ chủ yếu: + Sửa chữa nhỏ TSCĐ: TK 111,112,141,331,… TK 627, 641, 642,… Chi phí sửa chữa nhỏ phát sinh TK 133 VAT đầu vào (nếu có) Chi phí sửa chữa nhỏ dùng cho hoạt động phúc lợi TK 353 Hình 2.4 Sơ đồ hạch toán sửa chữa nhỏ TSCĐ + Sửa chữa lớn TSCĐ: TK 111, 112, 141, 331,… TK 627, 641, 642,… TK 2413 Tự sữa chữa lớn TSCĐ TK 142 Kết chuyển chi phí sửa chữa lớn trong 1 năm Phân bổ dần vào chi phí SXKD TK 242 Kết chuyển chi phí sửa chữa lớn trên 1 năm TK 111,112,331 Thuê ngoài sửa chữa TK 1331 Phân bổ dần vào chi phí SXKD TK 335 Đã trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ VAT TK 211 Nếu ghi tăng nguyên giá TSCĐ Hình 2.5 Sơ đồ hạch toán sửa chữa lớn TSCĐ 25 2.1.5.6 Kế toán đánh giá lại tài sản cố định - Tài khoản sử dụng: TK 412: Chênh lệch đánh giá lại tài sản. Kết cấu tài khoản: Bên Nợ: + Chênh lệch giảm do đánh giá lại. + Kết chuyển khoản chênh lệch tăng khi có quyết định xử lý. Bên Có: + Chênh lệch tăng do đánh giá lại. + Kết chuyển khoản chênh lệch giảm khi có quyết định xử lý. Số dư Nợ: Khoản chênh lệch giảm chưa được xử lý. Số dư Có: Khoản chênh lệch tăng chưa được xử lý. - Nội dung và phương pháp phản ánh: + Đánh giá tăng nguyên giá TSCĐ:  Nếu tăng nguyên giá TSCĐ và không điều chỉnh tăng khấu hao TSCĐ thì ghi: Nợ TK 211 (213) – Số chênh lệch tăng nguyên giá Có TK 412 – Số chênh lệch tăng nguyên giá  Nếu đánh giá tăng nguyên giá và điều chỉnh tăng khấu hao TSCĐ, kế toán ghi: Nợ TK 211 (213) – Phần nguyên giá TSCĐ tăng Có TK 214 – Phần khấu hao TSCĐ tăng Có TK 412 – Phần giá trị còn lại TSCĐ tăng + Đánh giá giảm nguyên giá TSCĐ:  Nếu đánh giá giảm nguyên giá và không điều chỉnh giảm khấu hao TSCĐ, ghi: Nợ TK 412 – Số chênh lệch giảm nguyên giá Có TK 211 (213) – Số chênh lệch giảm nguyên giá  Nếu đánh giá giảm nguyên giá và điều chỉnh giảm khấu hao TSCĐ, ghi: Nợ TK 412 – Phần giá trị còn lại TSCĐ giảm Nợ TK 214 – Phần khấu hao TSCĐ giảm Có TK 211 (213) – Phần nguyên giá TSCĐ giảm 26 2.1.6 Công tác quản lý và sử dụng tài sản cố định 2.1.6.1 Nguyên tắc quản lý và hạch toán tài sản cố định - Trong mọi trường hợp, kế toán TSCĐ phải tôn trọng nguyên tắc đánh giá theo nguyên giá (giá thực tế hình thành TSCĐ) và giá trị còn lại của TSCĐ. - Kế toán TSCĐ phải phản ánh được cả 3 chỉ tiêu giá trị của TSCĐ là nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại của TSCĐ. - Loại tài khoản TSCĐ phản ánh nguyên giá và giá trị hao mòn không những của toàn TSCĐ hiện có thuộc sở hữu của doanh nghiệp mà còn của các TSCĐ doanh nghiệp đi thuê dài hạn của bên ngoài. - Kế toán phải phân loại TSCĐ theo đúng phương pháp phân loại đã được quy định trong các báo cáo kế toán, thống kê và phục vụ cho công tác quản lý, tổng hợp chỉ tiêu của Nhà nước. - Trong mọi trường hợp tăng giảm TSCĐ đều phải tập trung chứng từ và thực hiện đúng thủ tục quy định. Kế toán có nhiệm vụ lập và hoàn chỉnh hồ sơ TSCĐ về mặt kế toán. - TSCĐ phải được theo dõi chi tiết theo từng đối tượng ghi TSCĐ, theo từng loại TSCĐ và theo địa điểm bảo quản, sử dụng, quản lý TSCĐ. Mỗi TSCĐ trong doanh nghiệp phải có bộ hồ sơ riêng, phải được đánh số và có thẻ riêng. - Doanh nghiệp phải thực hiện việc quản lý đối với những TSCĐ đã khấu hao hết nhưng vẫn tham gia vào hoạt động kinh doanh như những TSCĐ bình thường. - Định kỳ vào cuối mỗi năm tài chính, doanh nghiệp phải tiến hành kiểm kê TSCĐ. Mọi trường hợp phát hiện thừa, thiếu TSCĐ đều phải có biên bản, tìm nguyên nhân và có biện pháp xử lý. [2, trang 144-145] 2.1.6.2 Các chỉ tiêu phân tích tình hình biến động tài sản cố định Hệ số tăng (giảm) TSCĐ được dùng để phân tích tình hình biến động TSCĐ của doanh nghiệp trong kỳ, các hệ số này được tính bằng công thức: Hệ số tăng (giảm) TSCĐ trong kỳ Giá trị TSCĐ tăng (giảm) trong kỳ = Nguyên giá TSCĐ bình quân 27 Hệ số tăng (giảm) TSCĐ phản ánh mức độ tăng (giảm) về quy mô TSCĐ. Nếu hệ số này càng lớn chứng tỏ giá trị TSCĐ của doanh nghiệp trong kỳ có sự biến động càng lớn và ngược lại. 2.1.6.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định a) Hệ số hao mòn tài sản cố định - TSCĐ trong quá trình sử dụng sẽ bị hao mòn dần và đến một lúc nào đó sẽ không còn sử dụng được nữa. Nhận biết và đánh giá đúng được mức độ hao mòn TSCĐ sẽ là yếu tố quan trọng giúp đề ra những giải pháp đổi mới, nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ. Để nhận biết TSCĐ còn mới hay cũ cần phải phân tích tình trạng kỹ thuật của TSCĐ. - Chỉ tiêu dùng để phân tích được tính bằng công thức: Hệ số hao mòn TSCĐ Số đã khấu hao TSCĐ = Nguyên giá TSCĐ cuối kỳ Hệ số này lớn hơn 0 và nhỏ hơn 1. Nếu hệ số càng tiến dần về 1 cho thấy TSCĐ càng cũ và ngược lại. Hệ số này giúp doanh nghiệp có cách nhìn nhận, đánh giá về việc đầu tư, đổi mới TSCĐ của mình, từ đó đưa ra những giải pháp đầu tư, trang bị mới TSCĐ một cách hiệu quả. b) Hiệu suất sử dụng tài sản cố định Hiệu suất sử dụng TSCĐ Doanh thu thuần = Nguyên giá TSCĐ bình quân Trong đó nguyên giá TSCĐ bình quân bằng tổng số dư đầu kỳ cộng tổng số dư cuối kỳ sau đó chia 2. - Hệ số hiệu suất sử dụng TSCĐ giúp đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp, cho thấy một đồng TSCĐ tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần. - Hệ số này càng cao cho thấy hiệu quả sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp càng cao và ngược lại. c) Sức sinh lợi của tài sản cố định Lợi nhuận thuần Sức sinh lợi của TSCĐ = Nguyên giá TSCĐ bình quân 28 Chỉ tiêu này phản ánh một đồng nguyên giá TSCĐ bình quân đem lại cho doanh nghiệp bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ số này càng cao cho thấy lợi nhuận từ TSCĐ mang lại càng cao và ngược lại. 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu Các số liệu thứ cấp được thu thập từ báo cáo tài chính, sổ sách kế toán và các chứng từ kế toán của Công ty cổ phần vật tư Hậu Giang. 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu 2.2.2.1 Phương pháp so sánh - Là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). - Tiêu chuẩn so sánh: Chỉ tiêu kế hoạch của một kỳ kinh doanh, tình hình thực hiện các kỳ kinh doanh đã qua, chỉ tiêu của các doanh nghiệp tiêu biểu cùng ngành, chỉ tiêu bình quân của nội ngành, các thông số thị trường và các chỉ tiêu có thể so sánh khác. - Điều kiện so sánh: Các chỉ tiêu so sánh được phải phù hợp về yếu tố không gian, thời gian, cùng nội dung kinh tế, đơn vị đo lường, phương pháp tính toán, quy mô và điều kiện kinh doanh. - Phương pháp so sánh: + Phương pháp số tuyệt đối: là hiệu số của hai chỉ tiêu: chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu cơ sở. Ví dụ so sánh giữa kết quả thực hiện và kế hoạch hoặc giữa thực hiện kỳ này và thực hiện kỳ trước. Sử dụng phương pháp này để giúp ta thấy được mức độ hoàn thành kế hoạch và quy mô phát triển của chỉ tiêu được phân tích. Phương pháp này được tính bằng công thức: Y = Y1 – Y0 Trong đó: Y: là phần chênh lệch giữa giá trị của chỉ tiêu ở kỳ phân tích và giá trị của chỉ tiêu phân tích này ở kỳ gốc. Y1: là giá trị của chỉ tiêu ở kỳ phân tích. Y0: là giá trị của chỉ tiêu phân tích ở kỳ gốc. Từ kết quả trên ta có thể so sánh tình hình sử dụng TSCĐ của kỳ phân tích so với kỳ gốc, để thấy được quy mô và tốc độ tăng giảm của TSCĐ. 29 + Phương pháp số tương đối: là tỷ lệ phần trăm (%) của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng. Phương pháp này dùng làm rõ tốc độ biến động của các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian nào đó, trên cơ sở so sánh tốc độ biến động giữa các chỉ tiêu, từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục. Phương pháp này được tính bằng công thức sau: Y = (Y1/Y0) x 100% - 100%. 2.2.2.2 Phương pháp suy luận Dựa trên những phân tích, đánh giá, từ đó suy luận để đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm góp phần khắc phục những hạn chế hiện có tại công ty. 30 CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ HẬU GIANG 3.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY - Tên công ty: Công ty Cổ Phần Vật tư Hậu Giang. - Tên Tiếng Anh: Haugiang Materials Joint Stock Company. - Tên viết tắt: HAMACO - Địa chỉ trụ sở chính: 184 Trần Hưng Đạo, Phường An Nghiệp, Quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ. - Điện thoại: 0710 3735345 Fax: 0710 3734426 - Website: www.hamaco.com.vn - Hình thức sở hữu vốn: cổ phần. - Vốn điều lệ: 62.253.990.000 VNĐ. - Cơ cấu sở hữu: cổ đông trong nước: 100%, cổ đông nước ngoài: 0%. - Lĩnh vực kinh doanh: Sản xuất – Thương mại – Dịch vụ - Ngành nghề kinh doanh: + Sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu, nhận ủy thác xuất nhập khẩu các mặt hàng: kim khí, hóa chất, vật liệu điện, dụng cụ cơ khí, vật liệu xây dựng, thiết bị phụ tùng, dụng cụ điện tử, khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG), bếp gas và phụ tùng bếp gas. + Sản xuất thép cán. + Kinh doanh nhựa đường, bê tông thương phẩm. + Đại lý bán xăng, dầu, nhớt. + Dịch vụ cho thuê văn phòng, kho bãi. + Dịch vụ vận tải hàng hóa thủy, bộ. Công ty Cổ phần Vật tư Hậu Giang là Doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hóa được thành lập theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty Cổ phần số 1800506679 đăng ký lần đầu ngày 12-05-2003, đăng ký thay đổi lần thứ 18 ngày 24-06-2011do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Cần Thơ cấp. Từ khi thành lập đến nay công ty không ngừng phát triển về mọi mặt. Hiện nay, Công ty Cổ phần Vật tư Hậu Giang là một trong những doanh nghiệp đứng đầu trong lĩnh vực phân phối tại Đồng Bằng Sông Cửu Long với 31 6 cửa hàng tại TP. Cần Thơ, 1 cửa hàng tại TP. HCM, các chi nhánh tại Bạc Liêu, Hậu Giang, Sóc Trăng, TP. HCM, hơn 300 đại lý vật liệu xây dựng, gần 200 đại lý gas, bếp gas và trên 200 đại lý dầu nhờn hiện đang phân phối các ngành hàng chính như: vật liệu xây dựng (thép, xi măng, cát, đá, gạch,…), gas (gas đốt, bếp gas, phụ tùng ngành gas,…), dầu nhờn, xăng, dầu,… Với phương châm: “Uy tín – Chất lượng – Hiệu quả”, công ty luôn đặt quyền lợi của mình gắn với quyền lợi của khách hàng. Từ đó công ty đã tự hào trở thành nhà cung cấp cho các dự án quốc gia như: cầu, đường, hệ thống thủy lợi, cao ốc, nhà máy thủy điện, nhà máy nhiệt điện, sân bay,… Và cho đến nay công ty đã trở thành nhà phân phối chính thức cho các công ty sản xuất được trong và ngoài nước tín nhiệm. Trong bối cảnh Việt Nam đang ngày càng phát triển và hội nhập mạnh mẽ với nền kinh tế thế giới thì nhu cầu và điều kiện thỏa mãn sự hài lòng của các khách hàng càng cao, do đó công ty càng chú trọng đào tạo nguồn nhân lực, cải tiến hệ thống quản lý theo ISO 9001, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng một cách tốt nhất và tin tưởng rằng với sự ủng hộ của khách hàng cùng đội ngũ lãnh đạo, nhân viên đoàn kết, nhiệt tình, giàu kinh nhiệm sẽ giúp công ty ngày càng phát triển bền vững hơn nữa. 3.2 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN Công ty Cổ phần Vật tư Hậu Giang được thành lập có tên là Công ty Vật tư tỉnh Hậu Giang. Công ty được thành lập trên cơ sở sáp nhập 5 đơn vị: Công ty Vật tư Kỹ thuật TP. Cần Thơ, Công ty Xăng dầu TP. Cần Thơ, Công ty Vật tư tỉnh Cần Thơ, Công ty Xăng dầu tỉnh Cần Thơ, Công ty Xăng dầu Sóc Trăng. Công ty có nhiệm vụ tiếp nhận và cung ứng vật tư hàng hóa trên địa bàn TP. Cần Thơ và 14 huyện thị trong tỉnh Hậu Giang. Từ khi thành lập cho đến nay công ty đã trải qua các giai đoạn hoạt động và phát triển chính như sau: - Từ năm 1976 – 1986: Khi mới thành lập, trụ sở công ty đặt tại số 135 Trần Hưng Đạo, Cần Thơ, với gần 500 cán bộ công nhân viên và mạng lưới cung ứng đến tận 14 huyện thị trong tỉnh. Trong giai đoạn này công ty đã được Bác Tôn trao tặng lẵng hoa vào năm 1976 và được Nhà nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng ba vào năm 1984, bên cạnh đó công ty còn được tặng nhiều bằng khen của Liên Hiệp cung ứng vật tư khu vực II, Bộ Vật Tư và UBND tỉnh Hậu Giang. - Từ năm 1987 – 2002: Trong giai đoạn này nước ta xóa bỏ nền kinh tế bao cấp để chuyển sang nền kinh tế thị trường. Đi theo định hướng phát triển 32 kinh tế của đất nước công ty không ngừng đổi mới và mở rộng quy mô cũng như chất lượng hoạt động. Những cột mốc chính trong giai đoạn này là: + Năm 1990: Công ty được Nhà nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng nhì. + Năm 1991: Khi tách tỉnh Hậu Giang thành tỉnh Sóc Trăng và tỉnh Cần Thơ, Công ty đổi tên thành Công ty Vật tư tỉnh Cần Thơ. + Năm 1993: Tiếp tục đổi tên thành Công ty Vật tư Tổng hợp Hậu Giang. Đây là thời điểm Công ty phát triển thêm mặt hàng gas đốt, bếp gas, phụ tùng ngành gas. + Năm 2000: Để đáp ứng nhu cầu vật liệu xây dựng tại thị trường TP. Cần Thơ, Công ty thành lập thêm Trung tâm Kinh doanh VLXD 26B, nay là Cửa hàng Vật tư Trà Nóc. + Năm 2001: Công ty tiếp tục thành lập Chi nhánh TP. HCM để mở rộng mạng lưới kinh doanh tại TP. HCM. + Năm 2002: Nhằm phát triển thị trường Bạc Liêu, Sóc Trăng, Công ty thành lập chi nhánh Bạc Liêu. - Từ năm 2003 đến nay: Thực hiện chủ trương cổ phần hóa công ty đã chính thức hoạt động theo hình thức cổ phần và bằng những nổ lực không ngừng phát triển công ty đã khẳng định vị trí và uy tín của mình trên thị trường vật tư và chiếm được nhiều tình cảm và sự tin tưởng của khách hàng trong hoạt động kinh doanh. Cụ thể: + Năm 2003: Công ty được Nhà nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng nhất. Đồng thời Công ty bắt đầu phát triển thêm mặt hàng dầu nhờn. Tháng 4 năm 2003 công ty chuyển đổi thành Công ty Cổ phần Vật tư Hậu Giang (HAMACO). + Năm 2004: Khi tỉnh Cần Thơ được tách thành TP. Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang, HAMACO thành lập Chi nhánh Vị Thanh để đẩy mạnh kinh doanh tại tỉnh Hậu Giang. + Năm 2007: HAMACO thành lập Chi nhánh Sóc Trăng tại thị xã Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng nhằm đẩy mạnh khai thác thị trường Sóc Trăng. Công ty đã được cấp chứng nhận: “Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001 : 2000”. Điều này khẳng định rằng HAMACO luôn đề cao chất lượng trong quản lý nhằm đảm bảo cung cấp sản phẩm hàng hóa và dịch vụ đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng. Cũng trong năm 33 2007 HAMACO nằm trong bảng xếp hạng “500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2007” do Vietnamnet tổ chức bình chọn. + Năm 2008: HAMACO khai trương Tổng kho Trà Nóc với diện tích 10.000 m2 sử dụng hệ thống cần trục nhập xuất hàng đồng thời, nhằm đảm bảo xuất hàng nhanh chóng cho khách hàng. Mua quyền sử dụng đất và đầu tư Kho C22 Lê Hồng Phong với diện tích gần 10.000 m2 để phát triển mặt hàng cát, đá và kinh doanh thêm mặt hàng xăng dầu. Trong năm 2008 được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập Hạng ba và được nằm trong bảng xếp hạng “500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2008” do Vietnamnet tổ chức bình chọn. + Năm 2009: HAMACO tiếp tục mua quyền sử dụng đất tại 184 Trần Hưng Đạo với diện tích 1.000 m2. Thành lập Công ty Cổ phần Bê Tông HAMACO với công suất 90m3/giờ để đáp ứng nhu cầu sử dụng bê tông trộn sẳn của các công trình tại TP. Cần Thơ. Năm 2009 Công ty tiếp tục nằm trong bảng xếp hạng “500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2009” do Vietnamnet tổ chức bình chọn. + Năm 2010: HAMACO nằm trong bảng xếp hạng “500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2010” do Vietnamnet tổ chức bình chọn, được xếp hạng nằm trong 1.000 doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam 2010 và đạt được top 500 Thương hiệu Việt năm 2010. Trong năm 2010 Công ty còn đầu tư mua quyền sử dụng đất làm kho dự trữ hàng hóa tại Quốc lộ 91B, TP. Cần Thơ, với diện tích 10.000m2 + Năm 2011: HAMACO thành lập Chi nhánh Phú Quốc tại 51 Nguyễn Huệ, thị trấn Dương Đông, Phú Quốc, Kiên Giang. Nằm trong Top 1.000 doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2011 và nằm trong bảng xếp hạng “500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2011” do Vietnamnet tổ chức bình chọn. + Năm 2012: HAMACO xây dựng Tổng Kho LPG với diện tích 2.000 m tại Khu Công nghiệp Trà nóc II, TP. Cần Thơ. Nằm trong Top 1.000 doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2012 và nằm trong bảng xếp hạng “500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2012” do Vietnamnet tổ chức bình chọn. 2 + Đến tháng 8/2013: HAMACO tiếp tục đẩy mạnh kinh doanh, khai thác thị trường và khách hàng mới, không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, năng lực làm việc của đội ngũ nhân viên và nâng cao uy tín của Công ty. 34 3.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY 3.3.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty Hội đồng quản trị Ban kiểm soát Tổng giám đốc Phó tổng giám đốc tài chính Phó tổng giám đốc kinh doanh Phòng KD VLXD CN Bạc Liêu Phòng KD Gas Phòng Tổ chức – Hành chính CN Vị Thanh Phòng KD Dầu nhờn Phòng Kế toán CN TP. HCM Phòng KD Sơn Phòng tin học CN Sóc Trăng Phòng KD Cát đá Cửa hàng vật tư Số 1 Cửa hàng vật tư Số 2 Cửa hàng 55 Tầm Vu Cửa hàng số 26 Trà Nóc Cửa hàng Xăng dầu Bộ phận kho – vận tải CN Phú Quốc Hình 3.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức của Công ty Cổ phần Vât tư Hậu Giang 3.3.2 Chức năng của từng bộ phận trong cơ cấu tổ chức - Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý của công ty, có quyền nhân danh công ty để quyết định các vấn đề có liên quan đến mục đích, quyền lợi, nghĩa vụ của công ty. 35 - Ban kiểm soát: là cơ quan do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, có nhiệm vụ giám sát Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, kiểm soát hoạt động kinh doanh, BCTC của công ty. Ban kiểm soát hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị và bộ máy điều hành của Ban giám đốc. - Tổng giám đốc: Là người lãnh đạo cao nhất của công ty và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc quản lý điều hành mọi lĩnh vực hoạt động của công ty. - Phó giám đốc: chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc, giúp Giám đốc trong việc lãnh đạo, quản lý công ty, phụ trách đôn đốc kiểm tra các phòng ban và theo dõi các hoạt động tài chính, kinh doanh của công ty. - Phòng kinh doanh: tham mưu cho Giám đốc trong hoạt động kinh doanh, phát triển thị trường tiêu thụ hàng hóa, quản lý các cửa hàng. Đồng thời thiết lập, xây dựng các chiến lược phát triển, kế hoạch kinh doanh, tổ chức tìm nguồn hàng để đáp ứng nhu cầu hàng hóa cho thị trường. - Phòng Marketing: hoạch định chiến lược nhằm xây dựng, thiết lập, duy trì các mối quan hệ bền vững có lợi cho công ty. Tổ chức công tác nghiên cứu, dự đoán, phân tích, lập kế hoạch, thực hiện và kiểm tra việc đáp ứng nhu cầu khách hàng, hoàn thành các mục tiêu kế hoạch của công ty. Xây dựng, triển khai và kiểm tra các chương trình quảng bá và nâng cao hình ảnh công ty. - Phòng Tổ chức – Hành chính: Là phòng nghiệp vụ giúp Giám đốc về quản lý, hướng dẫn thực hiện và kiểm tra công tác tổ chức cán bộ, lao động tiền lương, hành chính quản trị, chịu trách nhiệm về văn thư, công văn, văn bản… Là nơi tuyển chọn sắp xếp cán bộ và phân công lực lượng lao động cho phù hợp nhu cầu nhân sự của công ty. Đây cũng là nơi có nhiệm vụ quan tâm đến nhu cầu đời sống của cán bộ công nhân viên, thực hiện công tác kiểm tra bảo vệ phòng cháy chữa cháy, giữ an toàn lao động cho công ty. - Phòng kế toán: xây dựng, tổ chức và thực hiện hệ thống kế toán Công ty theo chuẩn mực kế toán Việt Nam và phù hợp với mô hình bộ máy quản lý của công ty, chịu trách nhiện trước Tổng giám đốc về hệ thống kế toán. Nghiên cứu các chế độ chính sách về tài chính doanh nghiệp của Nhà nước, Bộ ngành và địa phương để xây dựng chiến lược tài chính cho công ty. - Phòng tin học: tư vấn cho cấp lãnh đạo về việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý và kinh doanh của công ty. Hỗ trợ các đơn vị trong công ty những vấn đề liên quan đến công nghệ thông tin. Giám sát việc sử dụng các tài sản như phần cứng, phần mềm, các thiết bị công nghệ trong 36 công ty và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của công ty. - Bộ phận kho, vận tải: tổ chức thực hiện công tác quản lý, kiểm soát kho. Tổ chức, điều hành việc sử dụng các phương tiện vận tải. - Các chi nhánh và cửa hàng: có chức năng kinh doanh, mua bán các loại mặt hàng được giao, hàng tháng tiến hành lập các báo cáo theo quy định gửi lên công ty. Bên cạnh chức năng kinh doanh bộ phận này còn có nhiệm vụ nắm bắt thông tin theo nhu cầu thị trường để kịp thời phản ánh lên ban lãnh đạo công ty về những thay đổi trên thị trường của các loại mặt hàng mà bộ phận này đảm nhiệm. 3.4 ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY 3.4.1 Sơ đồ tổ chức và nhiệm vụ của bộ máy kế toán Kế toán trưởng Phó phòng kế toán kiêm kế toán phí Phó phòng kế toán kiêm kế toán tổng hợp Kế toán Thanh toán Kế toán Thuế, TSCĐ, công nợ phải trả Kế toán Chi phí Kế toán công nợ phải thu Kế toán Quản trị Kế toán Ngân hàng Thủ quỹ Hình 3.2 Sơ đồ bộ máy kế toán Công ty Cổ phần Vật tư Hậu Giang Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong bộ máy kế toán: - Kế toán trưởng: + Là người đứng đầu phòng kế toán, có nhiệm vụ tổ chức công tác kế toán và bộ máy kế toán phù hợp với tổ chức kinh doanh của công ty, kiểm tra, giám sát việc sử dụng nguồn tài sản, tài chính, nguồn nhân lực trong công ty. Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về các công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình. 37 + Tổ chức điều hành bộ máy kế toán theo quy định của Luật kế toán, thực hiện các quy định của pháp luật về tài chính, kế toán. + Kiểm soát quy trình lập hồ sơ sổ sách, các bút toán thanh toán, các quy trình kiểm kê tài sản, kiểm tra các BCTC, BCĐKT cũng như các tài liệu có liên quan của công ty, các bộ phận, chi nhánh. + Phối hợp với các bộ phận có liên quan để hỗ trợ về chức năng và nghiệp vụ của từng bộ phận. Cung cấp các số liệu, báo cáo và các kế hoạch tài chính cho Giám đốc để ra các quyết định, chiến lược kinh doanh hiệu quả. + Phân công, chỉ đạo, quyết định và giám sát các công việc của các nhân viên trong phòng kế toán. - Phó phòng kế toán: giúp kế toán trưởng trong việc quản lý, điều hành phòng kế toán, chịu sự chỉ đạo của kế toán trưởng về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình. Thực hiện các phần hành kế toán do mình đảm nhận. - Kế toán thanh toán: ghi chép đầy đủ, kịp thời, chính xác các nghiệp vụ thanh toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, vay ngắn hạn, dài hạn,… Mở L/C, theo dõi và thanh toán L/C. Báo cáo và chịu trách nhiệm trước kế toán trưởng về công việc của mình. - Kế toán chi phí: tập hợp, theo dõi tất cả các khoản chi phí phát sinh trong công ty. - Kế toán công nợ phải thu: chịu trách nhiệm ghi nhận và theo dõi các nghiệp vụ, các loại chứng từ liên quan đến nợ và thu hồi nợ của khách hàng. - Kế toán thuế, TSCĐ, công nợ phải trả: đảm nhận và chịu trách nhiệm về kế toán các khoản thuế, các khoản nợ phải trả. Tổng hợp, ghi nhận các nghiệp vụ liên quan đến tăng, giảm, thanh lý, nhượng bán TSCĐ, mở thẻ, ghi sổ và theo dõi hao mòn TSCĐ, đánh giá tình hình TSCĐ của công ty để có những biện pháp quản lý và sử dụng TSCĐ hiệu quả. - Kế toán quản trị: thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ doanh nghiệp. Cung cấp các báo cáo nhanh cho các nhà quản trị để đưa ra các quyết định kinh tế phù hợp. - Kế toán ngân hàng: theo dõi, đảm nhận và quản lý các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến tiền gửi ngân hàng, quản lý các chứng từ, hoạt động liên quan đến nghiệp vụ thanh toán qua ngân hàng. 38 - Thủ quỹ: người chịu trách nhiệm bảo quản tiền mặt, chi hoặc thu tiền theo phiếu thu, phiếu chi đồng thời mở sổ chi tiết theo dõi nghiệp vụ thu chi tiền mặt. 3.4.2 Chế độ và hình thức kế toán áp dụng - Chế độ kế toán áp dụng: Công ty áp dụng hệ thống kế toán Việt Nam được Bộ tài chính ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006 và các thông tư sửa đổi bổ sung. - Công ty đã áp dụng các chuẩn mực kế toán Việt Nam và các văn bản hướng dẫn chuẩn mực do Nhà nước ban hành. Các BCTC được lập và trình bày đúng theo quy định của các chuẩn mực, thông tư hướng dẫn có liên quan. - Niên độ kế toán: Niên độ kế toán của công ty bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 hàng năm. - Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Đồng Việt Nam (VNĐ) được sử dụng làm đơn vị tiền tệ để ghi sổ kế toán. - Một số nguyên tắc ghi nhận trong kế toán: + Nguyên tắc ghi nhận các khoản tiền và tương đương tiền: có thời hạn không quá 3 tháng, có tính thanh khoản cao, có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành các lượng tiền xác định và không có nhiều rủi ro trong chuyển đổi thành tiền. + Nguyên tắc ghi nhận các khoản phải thu: theo giá gốc trừ các khoản dự phòng phải thu khó đòi. + Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: theo giá gốc trừ các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Phương pháp tính giá hàng tồn kho: giá bình quân gia quyền tháng. Hạch toán hàng tồn kho: theo phương pháp kê khai thường xuyên. + Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ: theo nguyên giá trừ giá trị hao mòn lũy kế. Khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng. - Hình thức kế toán áp dụng: Nhật ký chung. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán nhật ký chung: + Hàng ngày: căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài 39 khoản kế toán phù hợp. Vì công ty có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết nên đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan. + Cuối tháng, cuối quý, cuối năm: Cộng số liệu trên Sổ cái, lập Bảng cân đối số phát sinh. Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các Sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập các BCTC. Chứng từ kế toán Sổ Nhật ký đặc biệt Sổ Nhật ký chung Sổ, thẻ kế toán chi tiết Sổ Cái Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng hoặc định kỳ Kiểm tra, đối chiếu Hình 3.3 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán nhật ký chung 40 3.5 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2010 – 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 3.5.1 Tình hình hoạt động kinh doanh giai đoạn 2010 – 2012 Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Vật tư Hậu Giang 2010 - 2012 ĐVT: 1.000 đồng Chênh lệch Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Số tiền % Số tiền % 1. Doanh thu bán hàng và cung 1.451.876.764 1.640.826.470 1.584.301.559 188.949.706 13,01 (56.524.911) (3,44) cấp dịch vụ 258.903 27.659 11.440 (231.244) (89,32) (16.219) (58,64) 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 1.451.617.861 1.640.798.811 1.584.290.119 189.180.950 13,03 (56.508.692) (3,44) 3. Doanh thu thuần 1.394.150.686 1.558.413.155 1.509.722.393 164.262.469 11,78 (48.690.762) (3,12) 4. Giá vốn hàng bán 57.467.175 82.385.656 74.567.726 24.918.481 43,36 (7.817.930) (9,49) 5. Lợi nhuận gộp 4.164.738 3.768.495 4.144.737 (396.243) (9,51) 376.242 9,98 6. Doanh thu hoạt động tài chính 2.428.890 12.306.308 17.934.357 9.877.418 406,66 5.628.049 45,73 7. Chi phí tài chính 38.031.439 39.611.424 36.800.501 1.579.985 4,15 (2.810.923) (7,10) 8. Chi phí bán hàng 13.391.589 18.251.803 11.372.301 4.860.214 36,29 (6.879.502) (37,69) 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 7.779.995 15.984.616 12.605.304 8.204.621 105,46 (3.379.312) (21,14) 10. Lợi nhuận thuần 12.411.267 3.157.697 921.789 (9.253.570) (74,56) (2.235.908) (70,81) 11. Thu nhập khác 152.742 55.825 81.240 (96.917) (63,45) 25.415 45,53 12. Chi phí khác 12.258.525 3.101.872 840.549 (9.156.653) (74,70) (2.261.323) (72,90) 13. Lợi nhuận khác 20.038.520 19.086.488 13.445.853 (952.032) (4,75) (5.640.635) (29,55) 14. Tổng lợi nhuận trước thuế 3.494.841 4.691.545 2.835.047 1.196.704 34,24 (1.856.498) (39,57) 15. Chi phí thuế TNDN 16.543.679 14.394.943 10.610.806 (2.148.736) (12,99) (3.748.137) (26,29) 16. Lợi nhuận sau thuế TNDN (Nguồn: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kimh doanh Công ty Cổ phần Vật Tư Hậu Giang, 2010 – 2013) 41 Bảng 3.1 cho thấy kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty qua 3 năm 2010, 2011 và 2012 có sự biến động tăng, giảm như sau:  Về doanh thu: - Năm 2011: doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng gần 189 tỷ đồng tương ứng 13,01% so với năm 2010, nguyên nhân của sự biến động này là do trong năm 2011 nhu cầu mua các mặt hàng của khách hàng tăng cao, chủ yếu là các khách hàng dân dụng và các khách hàng công trình nhằm phục vụ cho việc xây dựng mới các nhà ở, công trình với mặt hàng bán ra chủ lực là các mặt hàng vật liệu xây dựng. - Về doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác thì đều giảm so với năm 2010 làm ảnh hưởng đến tổng doanh thu, đặc biệt là khoản thu nhập khác giảm hơn 9,2 tỷ đồng tương ứng 74,56 % nguyên nhân là do thu nhập từ kiểm kê thừa các mặt hàng như thép, gạch, cát, đá giảm mạnh. Doanh thu hoạt động tài chính giảm hơn 396 triệu đồng tương ứng 9,51% là do thu nhập từ lãi tiền gửi và số cổ tức, lợi nhuận được chia từ việc đầu tư vào công ty khác giảm. - Sang năm 2012 doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty giảm xuống hơn 56,5 tỷ đồng tương ứng giảm 3,44% so với năm 2011, nguyên nhân giảm là do có sự giảm sút về sản lượng lượng tiêu thụ của các mặt hàng chủ lực do số lượng công trình thi công trên địa bàn TP. Cần Thơ cũng như các tỉnh lân cận giảm xuống. Bên cạnh đó sự xuất hiện ngày càng nhiều của các đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực vật liệu xây dựng đặc biệt là Công ty TNHH Xây dựng Thương mại Vận tải Phan Thành cũng có các chính sách chất lượng thu hút khách hàng nên số khách hàng mới của Công ty Cổ phần Vật tư Hậu Giang cũng giảm xuống làm cho việc tiêu thụ sản phẩm giảm làm giảm doanh thu. - Trong năm 2012 doanh thu hoạt động tài chính tăng hơn 376 triệu đồng tương ứng 9,98% là do thu nhập từ cổ tức được chia từ Công ty cổ phần thép Pomina và Công ty cổ phần Năng lượng Đại Việt tăng lên. Còn khoản thu nhập khác trong năm 2012 lại tiếp tục giảm và giảm mạnh đến hơn 2,2 tỷ đồng tương ứng giảm 70,81% so với năm 2011, nguyên nhân chủ yếu là do các khoản hỗ trợ cho công ty từ các nhà cung cấp giảm. - Về các khoản làm giảm trừ doanh thu mà chủ yếu là các khoản giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại liên tục giảm qua các năm, năm 2011 giảm hơn 231 triệu tương ứng giảm 89,32% so với năm 2010, đến năm 2012 tiếp tục giảm hơn 16 triệu tương ứng giảm 58,64% so với năm 2011. Nguyên nhân 42 của sự sụt giảm này là do công ty ngày càng chú trọng nâng cao chất lượng các loại sản phẩm, cung cấp các sản phẩm có chất lượng với giá cả hợp lý nên số lượng các sản phẩm giảm giá và bị trả lại giảm đáng kể và sự giảm xuống của các khoản này góp phần làm tăng lợi nhuận của công ty.  Về chi phí: - Giá vốn hàng bán ở năm 2011 tăng hơn 164 tỷ đồng tương ứng tăng 11,78% so với năm 2010 và đến năm 2012 chi phí này lại giảm xuống so với năm 2011 (giảm hơn 48 tỷ đồng tương ứng 3,12% ). Nguyên nhân của sự biến động này là do giá vốn hàng bán biến động theo chiều hướng của sự biến động về doanh thu, giá vốn hàng bán của các mặt hàng qua các năm đều cao hơn so với năm trước vì chi phí sản xuất các mặt hàng của các nhà sản xuất tăng lên cùng với sự phát triển của nền kinh tế nên các mặt hàng này đều được các nhà cung cấp tăng giá qua các năm. - Về chi phí tài chính có một sự biến động đáng kể, năm 2011 chi phí này tăng đến hơn 9,8 tỷ đồng tương ứng 406,66% nguyên nhân là do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế cả nước nên công ty phải đi vay để xoay vòng vốn, trong năm 2011 Nhà nước cũng có chính sách thắt chặt tiền tệ để kiềm chế lạm phát làm cho mức lãi suất năm này cao hơn năm 2010 làm cho chi phí lãi vay tăng cao. Sang năm 2012 chi phí tài chính tiếp tục tăng lên do công ty mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh nên cần thêm nguồn vốn mà nguồn vốn này chủ yếu là vốn vay nên chi phí lãi vay cũng tăng lên. - Chi phí bán hàng và chi phí quản lý không có sự biến động đáng kể, năm 2011 chi phí bán hàng tăng lên cùng với doanh thu, doanh thu tăng do các hoạt động bán hàng được triển khai mạnh mẽ nên chi phí cho nhân viên bán hàng cùng với một số chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho công tác bán hàng tăng lên làm chi phí bán hàng năm 2011 tăng hơn 1,5 tỷ đồng tương ứng 4,15%. Về chi phí quản lý năm 2011 tăng gần 5 tỷ đồng tương ứng 36,29% là do tăng chi phí về khấu hao TSCĐ, công tác phí, chi phí nhân viên tăng. Năm 2012 doanh thu giảm, các chi phí phục vụ bán hàng cũng giảm so với năm 2011 (giảm hơn 2,8 tỷ tương ứng 7,1%), chi phí quản lý giảm mạnh (giảm hơn 6,8 tỷ đồng tương ứng giảm 37,69% so với 2011) là do trong năm 2012 công ty có chính sách cắt giảm nhân sự nên chi phí cho nhân viên giảm mạnh, đồng thời công ty còn cắt giảm bớt một số chi phí dịch vụ mua ngoài, bên cạnh đó chi phí bán hàng và chi phí quản lý giảm là do trong năm 2012 công ty thực hiện chính sách tiết kiệm chi phí nhằm làm tăng lợi nhuận. 43  Về lợi nhuận: - Năm 2011 mặc dù doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng lên nhưng lợi nhuận trước thuế của công ty lại giảm xuống khoảng 900 triệu đồng tương ứng giảm 4,75% so với 2010, nguyên nhân giảm là do các khoản chi phí tăng lên đáng kể trong đó tăng nhiều nhất là chi phí tài chính và chi phí quản lý doanh nghiệp, trong khi đó doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác của công ty đều giảm so với 2010 làm cho lợi nhuận giảm. - Đến năm 2012 lợi nhuận trước thuế tiếp tục giảm hơn 5,6 tỷ đồng tương ứng giảm 29,55% so với 2011 là do doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ cùng với khoản thu nhập khác giảm xuống đáng kể, trong khi đó các khoản chi phí tài chính, chi phí khác tăng mạnh làm cho lợi nhuận giảm xuống.  Nhìn vào kết quả hoạt động kinh doanh của 3 năm ta thấy doanh thu của công ty năm 2011 và 2012 tăng hơn so với năm 2010 trong khi đó lợi nhuận lại thấp hơn cho thấy hiệu quả kinh doanh của công ty chưa cao, doanh thu tăng với tỷ trọng thấp trong khi đó chi phí lại tăng quá cao làm cho lợi nhuận giảm. Chính sách về bán hàng và tiết kiệm chi phí của công ty chưa thật sự hiệu quả, công ty cần có những chính sách hiệu quả hơn trong công tác bán hàng và cắt giảm chi phí trong kinh doanh và quản lý để đem lại lợi nhuận cao hơn. 44 3.5.2 Tình hình hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng đầu năm 2012 Bảng 3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Vật tư Hậu Giang 6 tháng đầu 2013 so với 6 tháng đầu 2012 ĐVT: 1.000 đồng Chỉ tiêu 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 3. Doanh thu thuần 4. Giá vốn hàng bán 5. Lợi nhuận gộp 6. Doanh thu hoạt động tài chính 7. Chi phí tài chính 8. Chi phí bán hàng 9. Chi phí quản lý kinh doanh 10. Lợi nhuận thuần 11. Thu nhập khác 12. Chi phí khác 13. Lợi nhuận khác 14. Tổng lợi nhuận trước thuế 15. Chi phí thuế TNDN 16. Lợi nhuận sau thuế TNDN 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 621.962.485 8.800 621.953.685 587.898.128 34.055.557 1.300.451 8.249.804 16.000.218 5.799.873 5.306.113 520.811 47.932 472.879 5.778.992 1.444.748 4.334.244 732.935.804 14.211 732.921.593 697.999.476 34.922.117 1.844.276 5.457.840 19.052.686 5.724.484 6.531.383 1.953.034 224.832 1.728.202 8.259.585 2.064.896 6.194.689 Chênh lệch Số tiền 110.973.319 5.411 110.967.908 110.101.348 866.560 543.825 (2.791.964) 3.052.468 (75.389) 1.225.270 1.432.223 176.900 1.255.323 2.480.593 620.148 1.860.445 % 17,84 61,49 17,84 18,73 2,54 41,82 (33,84) 19,08 (1,30) 23,09 275,00 369,06 265,46 42,92 42,92 42,92 (Nguồn: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kimh doanh Công ty Cổ phần Vật Tư Hậu Giang tháng 6/2012 và tháng 6/2013) 45 Tình hình biến động kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong 6 tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng đầu năm 2012 được thể hiện ở Bảng 3.2:  Về doanh thu: - Trong 6 tháng đầu năm 2013 doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng hơn 110 tỷ đồng tương ứng 17,84%, nguyên nhân là do trong 6 tháng này ở các tỉnh ĐBSCL đặc biệt là Cần Thơ có nhiều hạng mục công trình được thi công nên nhu cầu về vật liệu xây dựng của các nhà thầu tăng lên. Bên cạnh đó giá bán của các sản phẩm đặc biệt là giá bán các loại nhiên liệu như xăng, dầu, gas,… tăng mạnh do chính sách điều chỉnh giá xăng dầu của Nhà nước nên làm cho doanh thu trong 6 tháng này tăng lên và có xu hướng tiếp tục tăng trong những tháng tiếp theo của năm 2013. - Doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác trong 6 tháng đầu năm 2013 cũng tăng lên. Doanh thu tài chính tăng là do thu từ lãi tiền gửi ngân hàng cùng với cổ tức và lợi nhuận được chia tăng lên. Khoản thu nhập khác tăng hơn 1,4 tỷ đồng tương ứng tăng 275%, nguyên nhân là do trong 6 tháng này khoản thu từ hàng thừa barem thép, kiểm kê gạch, cát, đá tăng hơn so với 6 tháng đầu năm 2012, bên cạnh đó còn do một số khoản nợ khó đòi đã xử lý xóa sổ nay thu hồi được làm cho thu nhập khác tăng lên. - Trong 6 tháng đầu năm 2013 công ty đưa ra nhiều chính sách ưu đãi nhằm thu hút khách hàng trong đó có khoản giảm giá, chiết khấu cho khách hàng mua nên làm cho các khoản giảm trừ doanh thu tăng lên nhưng không đáng kể.  Về chi phí: - Giá vốn hàng bán trong 6 tháng đầu năm 2013 tăng lên cùng với sự tăng lên của doanh thu và xu hướng trong năm 2013 giá vốn hàng bán tiếp tục tăng do chi phí sản xuất ngày càng cao nên các nhà cung cấp tăng giá bán các mặt hàng mà công ty mua vào. - Các chi phí tài chính và chi phí quản lý doanh nghiệp giảm xuống trong khi đó chi phí bán hàng và chi phí khác thì tăng lên so với 6 tháng đầu năm 2012, trong đó chi phí quản lý giảm gần 75,4 triệu đồng tương ứng 1,3% là không đáng kể, chi phí tài chính giảm gần 2,8 tỷ đồng tương ứng 33,84% nguyên nhân do sang năm 2013 công ty đã bắt đầu giảm bớt các khoản vay ngân hàng do đó chi phí lãi vay giảm xuống. Chi phí bán hàng tăng hơn 3 tỷ đồng tương ứng 19,08% là do với sản lượng và doanh số bán ra tăng nên chi phí cho nhân viên phục vụ công tác bán hàng và chi phí hoa hồng cho đại lý cũng tăng theo. 46  Về lợi nhuận: - Lợi nhuận trước thuế 6 tháng đầu năm 2013 tăng gần 2,5 tỷ đồng tương ứng 42,92%, nguyên nhân tăng là do doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu từ hoạt động tài chính và thu nhập khác tăng lên đáng kể. Bên cạnh đó các khoản chi phí tài chính và chi phí quản lý doanh nghiệp giảm xuống do thực hiện có hiệu quả chính sách tiết kiệm chi phí góp phần làm tăng lợi nhuận.  Nhìn chung trong 6 tháng đầu năm 2013 công ty đã đạt được hiệu quả kinh doanh cao hơn so với 6 tháng đầu năm 2012 khi làm tăng doanh thu và tiết kiệm được chi phí, cho thấy công ty đã có những kế hoạch kinh doanh tốt hơn và chính sách tiết kiệm chi phí đã cải thiện hơn trước, đây là bước tiến triển tốt cho hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian tới. Bên cạnh đó nhu cầu thị trường ngày càng cao cùng với uy tín và chất lượng phục vụ đã tạo điều kiện cho công ty ngày càng hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn. 3.6 NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY 3.6.1 Thuận lợi Công ty Cổ phần Vật tư Hậu Giang nằm ở một vị trí địa lý thuận lợi không chỉ ở ngay trung tâm TP. Cần Thơ mà còn là trung tâm của cả vùng ĐBSCL nên có điều kiện thuận lợi trong việc giao dịch, mua bán với các đối tác, khách hàng. Bên cạnh đó công ty còn thuận lợi trong việc bố trí các phương tiện vận tải vận chuyển các mặt hàng bằng cả đường bộ lẫn đường thủy. Công ty có lịch sử hình thành và quá trình phát triển lâu dài, qua nhiều năm hoạt động với chất lượng phục vụ khách hàng ngày càng cao công ty đã tạo được thương hiệu và uy tín cao đối với các khách hàng gần xa. Mạng lưới các chi nhánh và các cửa hàng rộng khắp các tỉnh ĐBSCL đã giúp công ty có được một thị trường tiêu thụ rộng lớn với nhiều khách hàng tiềm năng. Các chi nhánh, cửa hàng còn được trang bị đầy đủ các trang thiết bị cần thiết hỗ trợ đắc lực cho hoạt động sản xuất kinh doanh của từng đơn vị. Công ty có đội ngũ các nhà quản lý có năng lực, trình độ chuyên môn cao, có nhiều kinh nghiệm trong lãnh đạo, điều hành và quản lý doanh nghiệp. Đội ngũ cán bộ, công nhân viên có trình độ cao, năng động, sáng tạo, nhiệt tình trong công việc, có tinh thần trách nhiệm góp phần đưa doanh nghiệp ngày càng phát triển. 47 3.6.2 Khó khăn Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế như hiện nay thì công ty không tránh khỏi sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ về sản phẩm, chất lượng hàng hóa, khách hàng và thị trường tiêu thụ. Tại các chi nhánh của công ty thì công tác nghiên cứu thị trường còn hạn chế, chưa chủ động tìm hiểu nhu cầu khách hàng và thị trường đang kinh doanh vì thế ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của toàn công ty. Công tác marketing chưa thật sự hiệu quả khi chưa quảng bá rộng rãi các sản phẩm, chính sách bán hàng của công ty đến khách hàng nên chưa thu hút được nhiều khách hàng mới. 3.6.3 Phương hướng phát triển Trong những năm tới công ty ra sức không ngừng nâng cao năng lực kinh doanh và chất lượng phục vụ khách hàng, phát huy những thế mạnh hiện có và cố gắng khắc phục những hạn chế còn mắc phải. Chủ trương mở rộng thị trường, chủ động tìm kiếm thị trường mới và các khách hàng tiềm năng, quảng bá rộng rãi các sản phẩm đến khách hàng. Tiếp tục xây dựng phát triển, đầu tư, hiện đại hóa các hệ thống cửa hàng nhằm tạo sự thuận lợi cho hoạt động kinh doanh cũng như thuận lợi cho khách hàng. Đảm bảo chất lượng sản phẩm và dịch vụ phù hợp với nhu cầu và sự thỏa mãn của khách hàng. Công ty ra sức duy trì tình hình tài chính ổn định, thực hiện chính sách tiết kiệm giảm chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và các loại chi phí khác xuống mức thấp nhất có thể nhằm tăng lợi nhuận và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Trong những năm tới phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn những năm trước. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào hoạt động kinh doanh cũng như hoạt động quản lý doanh nghiệp nhằm đem lại hiệu quả hoạt động cao hơn. Nâng cao năng lực quản lý, đặc biệt phát triển nguồn nhân lực quản lý cấp cao. Đồng thời củng cố tổ chức nhân sự, huấn luyện đào tạo nhân viên, tăng cường tuyển chọn và thu hút nguồn nhân lực giỏi từ bên ngoài nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của Công ty. Chăm lo đến đời sống vật chất tinh thần cho cán bộ công nhân viên trong Công ty và xây dựng chính sách khen thưởng nhằm phát huy, khuyến khích tính sáng tạo, làm việc hăng say của cán bộ công nhân viên. 48 CHƯƠNG 4 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ HẬU GIANG 4.1 ĐẶC ĐIỂM VỀ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ HẬU GIANG 4.1.1 Phân loại tài sản cố định TSCĐ của Công ty Cổ phần Vật tư Hậu Giang có nhiều loại khác nhau, mỗi loại có những đặc điểm khác nhau về giá trị, thời gian sử dụng, công dụng, hình dáng, tính chất kỹ thuật,… Để thuận tiện cho công tác quản lý và hạch toán TSCĐ Công ty đã phân loại TSCĐ theo hình thái biểu hiện thành TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình. Bên cạnh đó để quản lý TSCĐ một cách chặt chẽ hơn, dựa vào các đặc trưng kỹ thuật của TSCĐ Công ty đã phân loại TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình thành những nhóm nhỏ như sau: - TSCĐ hữu hình bao gồm: + Nhà cửa, vật kiến trúc: trụ sở làm việc, tổng kho, nhà kho, cửa hàng bán lẻ, nhà để xe,… + Máy móc, thiết bị: trạm trộn bê tông, bơm bê tông, nồi trộn bê tông, bể chứa xăng dầu,… + Phương tiện vận tải, truyền dẫn: xe tải, xe cần cẩu, xe ô tô, xe xúc bánh lốp, xe máy, xà lan, ghe sắt,… + Thiết bị, dụng cụ quản lý: máy vi tính, máy photo, máy in, máy fax, két sắt, bàn họp, tủ đứng,… - TSCĐ vô hình: Quyền sử dụng đất. Bảng 4.1 Giá trị tài sản cố định của Công ty đến cuối tháng 6 năm 2013 ĐVT: đồng Phân loại theo hình thái Nguyên giá Giá trị hao mòn Giá trị còn lại biểu hiện TSCĐ hữu hình 42.614.579.682 34.744.229.369 7.870.350.313 - Nhà cửa, vật kiến trúc 12.630.723.916 10.471.035.672 2.159.688.244 - Máy móc, thiết bị 1.280.908.859 704.813.101 576.095.758 - Phương tiện vận tải, truyền dẫn 28.263.058.760 23.195.615.994 5.067.442.766 - TSCĐ khác 439.888.147 372.764.602 67.123.545 TSCĐ vô hình 83.884.467.165 11.043.726.218 72.840.740.947 Tổng cộng 126.499.046.847 45.787.955.587 80.711.091.260 (Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Vật tư Hậu Giang, tháng 6/2013) 49 4.1.2 Đánh giá tài sản cố định Việc đánh giá TSCĐ của công ty được thực hiện theo nguyên tắc chung của chế độ kế toán là đánh giá theo nguyên giá (giá trị ban đầu) và đánh giá theo giá trị còn lại. - Đối với TSCĐ hữu hình: + Nguyên giá TSCĐ mua sắm bao gồm giá mua (trừ các khoản được chiết khấu thương mại hoặc giảm giá), các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại) và các khoản chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như chi phí vận chuyển, lắp đặt, chạy thử, chi phí chuyên gia và các khoản chi phí liên quan trực tiếp khác. + Các chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu chỉ được ghi tăng nguyên giá TSCĐ nếu các chi này chắc chắn làm tăng lợi ích kinh tế trong tương lai do sử dụng tài sản đó. Các chi phí không thỏa mãn điều kiện trên được ghi nhận là chi phí trong kỳ. + TSCĐ hình thành do đầu tư xây dựng theo phương thức giao thầu, nguyên giá là giá quyết toán công trình đầu tư xây dựng, các chi phí liên quan trực tiếp khác và lệ phí trước bạ (nếu có). + TSCĐ là nhà cửa, vật kiến trúc gắn liền với quyền sử dụng đất thì giá trị quyền sử dụng đất được xác định riêng biệt và ghi nhận là TSCĐ vô hình. + Giá trị còn lại của TSCĐ = Nguyên giá TSCĐ – Giá trị hao mòn của TSCĐ. + Khi TSCĐ được bán hoặc thanh lý, nguyên giá và khấu hao lũy kế được xóa sổ và bất kỳ khoản lãi, lỗ phát sinh từ việc thanh lý đều được tính vào thu nhập hay chi phí trong kỳ. - Đối với TSCĐ vô hình: + Nguyên giá TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất bao gồm số tiền trả khi nhận chuyển nhượng quyền sử dụng hợp pháp từ người khác, chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng, san lắp mặt bằng, lệ phí trước bạ,… + Giá trị còn lại của TSCĐ = Nguyên giá TSCĐ – Giá trị hao mòn của TSCĐ. 50 4.1.3 Hệ thống sổ ghi chép, theo dõi tài sản cố định Mỗi TSCĐ trong Công ty đều có một bộ hồ sơ riêng, bộ hồ sơ bao gồm biên bản giao nhận TSCĐ, hợp đồng, hóa đơn mua TSCĐ và các chứng từ, giấy tờ khác có liên quan. Để theo dõi, quản lý chặt chẽ toàn bộ TSCĐ của Công ty từ khi mua sắm, đưa TSCĐ vào sử dụng cho đến khi TSCĐ giảm xuống, Công ty sử dụng Sổ Tài Sản Cố Định (Mẫu số S21-DN Ban hành kèm theo QĐ số 15/2006/QĐBTC Ngày 20/3/2006 của Bộ Tài Chính). Chi tiết về mỗi TSCĐ trong Công ty được quản lý bằng Thẻ Tài Sản Cố Định (Mẫu số S23-DN Ban hành kèm theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/3/2006 của Bộ Tài Chính). Thẻ TSCĐ được sử dụng để theo dõi chi tiết tình hình tăng, giảm của mỗi loại TSCĐ.Trong thẻ TSCĐ thể hiện đầy đủ các thông tin liên quan như: nước sản xuất, năm sản xuất, bộ phận sử dụng, công suất, nguyên giá, giá trị hao mòn,… Căn cứ để ghi chép các thông tin về TSCĐ vào các loại sổ sách trên là một số chứng từ liên quan như: + Biên bản giao nhận TSCĐ + Biên bản bàn giao TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành + Bảng tính và khấu hao TSCĐ + Biên bản thanh lý TSCĐ + Biên bản đánh giá lại TSCĐ + Biên bản kiểm kê TSCĐ,… 4.1.4 Công tác kiểm kê tài sản cố định Công tác kiểm kê TSCĐ được Công ty tổ chức định kỳ mỗi năm một lần vào ngày cuối năm (ngày 31 tháng 12) ở từng phòng ban, bộ phận sử dụng TSCĐ. Mục đích của công tác kiểm kê TSCĐ là nhằm kiểm tra, đánh giá một cách chính xác tình trạng TSCĐ về mặt số lượng, chất lượng, hiện trạng, giá trị sử dụng thực tế,… Làm căn cứ để xác định nhu cầu xây dựng, mua sắm, sữa chữa, nâng cấp tài sản hàng năm của công ty. Tham gia công tác kiểm kê là ban kiểm kê bao gồm các thành viên là kế toán trưởng, trưởng phòng Tổ chức – Hành chính, nhân viên kế toán TSCĐ và trưởng phòng ban hay bộ phận có sử dụng TSCĐ. Ban kiểm kê sẽ tiến hành 51 thực hiện kiểm kê tất cả các TSCĐ được sử dụng trong các phòng ban, các bộ phận của công ty. Khi kiểm kê thực tế công ty đối chiếu sổ sách về giá trị, số lượng, chất lượng, kiểm tra cụ thể tình trạng TSCĐ, xem xét đánh giá tình trạng chất lượng từng loại TSCĐ, đánh giá tỷ lệ hao mòn và tỷ lệ còn lại thực tế. Khi kết thúc công việc kiểm kê, ban kiểm kê tiến hành lập Biên Bản Kiểm Kê Tài Sản Cố Định (Mẫu số 05-TSCĐ ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính) ghi đầy đủ nhận xét, đánh giá, đề nghị những biện pháp về công tác quản lý TSCĐ, nếu phát hiện thừa, thiếu, hư hỏng, mất mát TSCĐ sẽ tìm hiểu nguyên nhân và quy trách nhiệm rõ ràng và có những biện pháp xử lý đối với TSCĐ phát hiện thừa, thiếu cho phù hợp. 4.2 KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ HẬU GIANG 4.2.1 Kế toán tăng tài sản cố định 4.2.1.1 Chứng từ sử dụng Các chứng từ phát sinh được kế toán sử dụng trong nghiệp vụ tăng TSCĐ bao gồm: - Phiếu yêu cầu mua TSCĐ - Hợp đồng mua bán TSCĐ - Hóa đơn GTGT - Lệnh chi, phiếu chi - Biên bản bàn giao TSCĐ 4.2.1.2 Tài khoản sử dụng Tài khoản được sử dụng trong hạch toán tăng TSCĐ bao gồm: - TK 211: Tài sản cố định hữu hình - TK 213: Tài sản cố định vô hình - TK 2412: Xây dựng cơ bản dở dang - Một số tài khoản có liên quan khác như: TK 111, TK 112, TK 331, TK 1332,… 52 4.2.1.3 Quá trình luân chuyển chứng từ trong hạch toán tăng TSCĐ BP có nhu cầu Kế toán TSCĐ Kế toán thanh toán Yêu cầu mua TSCĐ 1 Hóa đơn GTGT Hóa đơn GTGT Hợp đồng mua bán Trình giám đốc xét duyệt Hợp đồng mua bán Trả tiền NCC, nộp lệ phí trước bạ Ghi thẻ, sổ TSCĐ, sổ NKC, sổ cái Yêu cầu mua TSCĐ được duyệt Hóa đơn GTGT Lệnh chi NCC Chọn NCC, mua TSCĐ Phiếu chi Biên bản giao nhận TSCĐ Hợp đồng mua bán Hợp đồng mua bán Hóa đơn GTGT Thẻ TSCĐ, Sổ TSCĐ, Sổ NKC, Sổ cái Biên bản giao nhận TSCĐ Ngân hàng Hợp đồng mua bán Hóa đơn GTGT Biên bản giao nhận TSCĐ Yêu cầu mua TSCĐ được duyệt 1 Hình 4.1 Lưu đồ ghi tăng TSCĐ Giải thích lưu đồ: khi các bộ phận trong công ty có nhu cầu cần sử dụng thêm TSCĐ để phục vụ cho quá trình hoạt động của bộ phận mình thì bộ phận đó sẽ tiến hành lập phiếu yêu cầu mua TSCĐ sau đó trình lên Ban giám đốc xét duyệt, nếu yêu cầu được xét duyệt bộ phận này sẽ tiến hành tham khảo bảng giá, chọn nhà cung cấp và tiến hành mua TSCĐ. Sau đó bộ phận này chuyển hợp đồng mua bán và hóa đơn GTGT sang cho kế toán thanh toán để tiến hành thanh toán các khoản tiền có liên quan, chuyển biên bản bàn giao TSCĐ sang cho kế toán TSCĐ để ghi sổ. Kế toán thanh toán tiến hành trả tiền, lập lệnh chi cho ngân hàng trả tiền nhà cung cấp, phiếu chi trả tiền vận 53 chuyển, nộp lệ phí trước bạ, sau đó lưu chứng từ tại bộ phận này và chuyển hóa đơn, hợp đồng mua bán sang cho kế toán TSCĐ. Kế toán TSCĐ khi nhận đủ chứng từ sẽ tiến hành ghi thẻ TSCĐ, sau đó căn cứ vào thẻ TSCĐ để ghi vào sổ TSCĐ, kế tiếp kế toán tiến hành ghi vào sổ nhật ký chung và sổ cái tài khoản có liên quan, sau đó lưu các chứng từ thành bộ hồ sơ TSCĐ tại bộ phận này. Nhận xét: quá trình lập và luân chuyển chứng từ trong nghiệp vụ tăng TSCĐ được các bộ phận trong công ty tiến hành theo đúng trình tự, các chứng từ được lập và luân chuyển hợp lý, nhanh chóng qua từng bộ phận có liên quan giúp kế toán kịp thời phản ánh và ghi chép đầy đủ, chính xác nghiệp vụ tăng TSCĐ. 4.2.1.4 Sổ sách sử dụng: - Các loại sổ sách được sử dụng để ghi chép trong kế toán tăng TSCĐ: + Sổ tài sản cố định. + Sổ Nhật ký chung. + Sổ Cái các tài khoản 2111, 2112, 2113, 2114, 213. - Trình tự ghi chép vào sổ sách cho nghiệp vụ tăng TSCĐ được thể hiện qua sơ đồ sau: Thẻ TSCĐ Sổ TSCĐ Sổ nhật ký chung Sổ Cái Các chứng từ gốc (hóa đơn GTGT, biên bản giao nhận TSCĐ,…) Hình 4.2 Quy trình ghi sổ tài sản cố định Khi phát sinh nghiệp vụ tăng TSCĐ kế toán căn cứ vào các chứng từ liên quan như hợp đồng mua bán, hóa đơn GTGT, biên bản giao nhận TSCĐ,… tiến hành đánh số hiệu cho TSCĐ, sau đó lập thẻ TSCĐ cho từng TSCĐ cụ thể. Tiếp theo kế toán căn cứ vào thẻ TSCĐ đã lập để ghi vào sổ TSCĐ phần ghi tăng TSCĐ. Sau khi ghi sổ TSCĐ kế toán căn cứ vào các chứng từ phát sinh có liên quan để hạch toán từng nghiệp vụ phát sinh tăng TSCĐ, sau đó phản ánh các nghiệp vụ vào sổ nhật ký chung sau đó ghi vào sổ cái các tài khoản liên quan. 54 Các nghiệp vụ phát sinh tăng TSCĐ trong 6 tháng đầu năm 2013: + Tăng do mua sắm mới: (1) Ngày 13/01/2013 Công ty mua mới một xe tải THACO TOWNER 750kg của Công ty Cổ Phần ô tô Trường Hải với giá mua chưa thuế 146.000.000 đồng, thuế GTGT 10%, chi phí vận chuyển trả bằng tiền mặt 500.000 đồng, lệ phí trước bạ phải nộp Nhà nước 2% trên giá mua, đã nộp bằng tiền mặt. TSCĐ được mua sắm từ nguồn vốn kinh doanh. (2) Ngày 08/02/2013 Công ty mua mới 2 máy lạnh Toshiba Ras12N3KPX-V của Trung tâm mua sắm Nguyễn Kim để trang bị cho phòng Tổ chức hành chính và phòng kinh doanh gas với giá mua chưa thuế 11.250.000 đồng/máy, thuế GTGT 10%, trả bằng tiền gửi ngân hàng, chi phí lắp đặt 200.000đ/ máy trả bằng tiền mặt. (3) Ngày 20/03/2013 Công ty Cổ phần Vật tư Hậu Giang mua mới một xe tải HINO 4,5 tấn của Công ty Cổ phần kỹ thuật và ô tô Trường Long chi nhánh Cần Thơ với giá mua chưa thuế là 610.000.000 đồng, thuế GTGT 10%, thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng, chi phí vận chuyển 1.200.000 đồng trả bằng tiền mặt. TSCĐ này được mua sắm từ nguồn vốn kinh doanh. Lệ phí trước phải nộp Nhà nước là 2% trên giá mua, đã nộp bằng tiền mặt. (4) Ngày 04/05/2013 mua mới một máy in LBP 7100CW Canon với giá mua chưa thuế 10.200.000 đồng và một máy photocopy Toshiba EStudio 2505 với giá mua chưa thuế 18.900.000 đồng của Trung tâm mua sắm Nguyễn Kim để trang bị cho phòng kinh doanh vật liệu xây dựng. Thuế GTGT 10%, tất cả đã thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng. (5) Ngày 09/06/2013 mua mới một xe tải Suzuki Carry của Công ty cổ phần ô tô Trường Hải với giá mua chưa thuế 240.414.900 đồng, thuế GTGT 10%, tất cả trả bằng tiền gửi ngân hàng, chi phí vận chuyển 800.000 đồng trả bằng tiền mặt, lệ phí trước bạ phải nộp là 2% trên giá mua, đã nộp bằng tiền mặt. + Tăng do đầu tư XDCB hoàn thành: (6) Ngày 05/01/2013 Tổng Kho LPG tại Khu Công nghiệp Trà Nóc II, TP. Cần Thơ xây dựng hoàn thành được bàn giao và đưa vào sử dụng với giá quyết toán là 529.693.223 đồng, thời gian sử dụng ước tính là 20 năm. - Trong các nghiệp vụ phát sinh tăng TSCĐ trên sẽ phát sinh các chứng từ: hợp đồng mua bán TSCĐ, hóa đơn GTGT của nhà cung cấp, lệnh chi, phiếu chi, biên bản bàn giao TSCĐ. 55 - Sau khi nhận được đầy đủ các chứng từ của nghiệp vụ tăng TSCĐ kế toán căn cứ vào các chứng từ đó để ghi vào thẻ TSCĐ cho từng TSCĐ cụ thể. - Sau khi đã lập thẻ TSCĐ cho từng TSCĐ kế toán căn cứ vào thẻ TSCĐ đó để ghi vào sổ TSCĐ phần ghi tăng TSCĐ. - Tiếp theo kế toán tiến hành hạch toán từng nghiệp vụ phát sinh sau đó phản ánh các nghiệp vụ vào sổ nhật ký chung sau đó ghi vào sổ cái các tài khoản có liên quan. (1) Nợ TK 211 Nợ TK 1332 Có TK 112 Có TK 111 149.420.000 14.600.000 160.600.000 3.420.000 (2) Nợ TK 211 Nợ TK 1332 Có TK 112 Có TK 111 22.900.000 2.250.000 24.750.000 400.000 (3) Nợ TK 211 Nợ TK 1332 Có TK 112 Có TK 111 623.400.000 61.000.000 671.000.000 13.400.000 (4) Nợ TK 211 Nợ TK 1332 Có TK 112 29.100.000 2.910.000 32.010.000 (5) Nợ TK 211 Nợ TK 1332 Có TK 112 Có TK 111 246.023.198 24.041.490 264.456.390 5.608.298 (6) Nợ TK 211 Có TK 2412 529.639.223 529.639.223 56 CÔNG TY CỔ PHẦN Ô TÔ TRƯỜNG HẢI 340, CMT8, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ ĐT: 07103 886137 Fax: 07103 886221 MST : 0302162875 HÓA ĐƠN GTGT Liên 2: giao cho khách hàng Ngày 13 tháng 01 năm 2013 Mẫu số: 01GTKT3/001 Ký hiệu: AA/11P Số: 0052731 Họ tên người mua hàng : Công ty CP Vật tư Hậu Giang Địa chỉ : 184 Trần Hưng Đạo, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ Điện thoại: 0710 3832175 MST: 1800506679 Hình thức thanh toán : Chuyển khoản Số TK: 1020100000629 STT TÊN HÀNG HÓA, DỊCH VỤ ĐƠN VỊ A B C SỐ LƯỢNG 1 1 Xe tải THACO TOWNER Chiếc 01 Thuế suất GTGT: 10% ĐƠN GIÁ THÀNH TIỀN 2 3=1X2 146.000.000 146.000.000 Cộng tiền hàng: Tiền thuế GTGT: 146.000.000 14.600.000 Tổng cộng tiền thanh toán: 160.600.000 Bằng chữ: Một trăm sáu mươi triệu sáu trăm nghìn đồng chẵn. Người mua hàng (Ký, ghi rõ họ tên) Người bán hàng (Ký, ghi rõ họ tên) Thủ trưởng đơn vị (Ký, ghi rõ họ tên) Phát hành theo CV số 2510/CT-HCQTTVAC ngày 24/10/2008 của Cục Thuế thành phố Cần Thơ 57 Công thương Việt Nam Vietinbank Lệnh chi Payment Order Số No 78 Ngày 13/01/2013 Liên 2 Copy 2 Tên đơn vị trả tiền Payer: Công ty Cổ phần Vật tư Hậu Giang Tài khoản Nợ Debit A/C:1020100000629 Tại ngân hàng With bank: Công thương Cần Thơ Số tiền bằng số Amount in Figures Số tiền bằng chữ Amount in words: 160.600.000 VND Một trăm sáu mươi triệu sáu trăm nghìn đồng chẳn./. Tên đơn vị nhận tiền Payee: Công ty cổ phần ô tô Trường Hải – CN Cần Thơ Tài khoản Có Credit A/C: 0110386001633 Tại ngân hàng With bank: TMCP Ngoại thương Việt Nam – CN Cần Thơ Nội dung Barks: Nộp tiền mua xe tải Ngày hạch toán Accouting date 13/01/2013 Đơn vị trả tiền Chủ tài khoản Giao dịch viên Kiểm soát viên Payer Accoutant A/C holder Teller Supervisor CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ HẬU GIANG Mẫu số: 02 - TT (Ban hành theo QĐ số:15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Trưởng BTC) PHIẾU CHI Người nhận tiền: Lương Quang Minh (09002029) Lý do chi: Chi phí vận chuyển mua xe tải THACO Chứng từ gốc: HĐ0052731, hợp đồng mua bán Viết bằng chữ: (Năm trăm ngàn đồng chẵn) Mã số Tên khách hàng 7100521 Cty Cổ phần ô tô Trường Hải Số: CTM000408-01-13 Địa chỉ: PTCHC Lương Quang Minh Số tiền: 500.000 Số tiền 500.000 C111 N211 Số tiền 500.000 Cộng 500.000 Ngày 13 tháng 01 năm 2013 Thủ trưởng (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Kế toán thanh toán (Ký, họ tên) 58 Người nhận tiền (Ký, họ tên) Thủ quỹ (Ký, họ tên) Đơn vị: Công ty Cổ phần Vật tư Hậu Giang Địa chỉ: 184 Trần Hưng Đạo, Quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ Mẫu số: 01-TSCĐ (Ban hành theo QĐ số:15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Trưởng BTC) BIÊN BẢN GIAO NHẬN TSCĐ Ngày 13 tháng 01 năm 2013 Số: 07 Căn cứ theo HĐKT số 3203 ký kết vào ngày 13 tháng 01 năm 2013. Giữa hai bên, hôm nay chúng tôi gồm có: - Ông : Ngô Thanh Phong Chức vụ: Trưởng phòng KD Đại diện bên giao - Ông : Trần Thanh Liêm Chức vụ: Giám đốc Đại diện bên nhận Địa điểm giao nhận TSCĐ: Công ty Cổ phần ô tô Trường Hải - CN Cần Thơ Xác nhận việc giao nhận cụ thể như sau: Nước Năm Năm đưa Số hiệu Công suất sản sản vào sử TSCĐ Giá mua xuất xuất dụng A B C D 1 2 3 4 1 Xe tải THACO 750kg P20 Nhật 2012 2013 146.000.000 Cộng 146.000.000 STT Tên, ký hiệu, quy cách Giám đốc (ký, họ tên) Kế toán trưởng (ký, họ tên) ĐVT: đồng Tính nguyên giá TSCĐ Chi phí CP chạy Nguyên giá Tài liệu KT V/C thử TSCĐ kèm theo 5 6 7 8 E 500.000 0 146.500.000 500.000 0 146.500.000 Người nhận (ký, họ tên) 59 Người giao (ký, họ tên) THẺ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Số : 729 Ngày 13 tháng 01 năm 2013 Căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ số 07/ BBGN ngày 13/01/2013 Tên, ký hiệu mã, quy cách TSCĐ: Xe tải THACO Số hiệu TSCĐ: P20 Nước sản xuất: Nhật Năm sản xuất: 2012 Bộ phận sử dụng: Bộ phận bán hàng Năm đưa vào sử dụng: 2013 Công suất diện tích thiết kế:………………………………………………. Đình chỉ sử dụng TSCĐ ngày….tháng….năm Lý do đình chỉ:…………………………………………………………… Số hiệu chứng từ Giá trị hao mòn TSCĐ Nguyên giá Ngày,tháng, A Diễn giải năm B Nguyên giá Năm C BBGN07 13/01/2013 1 Mua xe tải THACO TOWNER 750kg Giá trị hao Cộng Mòn dồn 3 4 2 149.420.000 DỤNG CỤ PHỤ TÙNG KÈM THEO STT Tên dụng cụ, phụ tùng Đơn vị Số lượng Giá trị A B C 1 2 Ghi giảm TSCĐ chứng từ số…..ngày…..tháng…..năm…. Lý do giảm: ………………………………………………………………… Ngày 13 tháng 01 năm 2013 Người lập Kế toán trưởng Giám đốc (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) 60 Công ty Cổ Phần Vật tư Hậu Giang Mẫu S21-DN (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính) 184 Trần Hưng Đạo, Q.Ninh Kiều, TP. Cần Thơ SỔ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Năm 2013 Loại tài sản: Phương tiện vận tải Khấu hao TSCĐ Khấu hao TSCĐ Ghi tăng TSCĐ Chứng từ STT Số hiệu Ngày tháng Tên, đặc Nước điểm, ký sản hiệu TSCĐ xuất A B C D Thẻ Xe tải 1 TSCĐ 13/01/2013 THACO 729 … ….. ……... E Tháng năm đưa vào sử dụng Số hiệu TSCĐ G H Nhật 01/2013 … ….. Cộng P20 …. Nguyên giá TSCĐ Tỷ lệ (%) khấu hao 1 149.420.000 Mức khấu Hao 2 3 12,5%/năm 1.556.458 đồng/tháng ……. …….. …… …… Ghi giảm TSCĐ Chứng từ Khấu hao đã tính đến lúc khi giảm TSCĐ 4 Số hiệu I ……. Sổ này có:……trang, đánh số từ trang 01 đến trang….. Ngày mở sổ :……. Thủ quỹ (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) 61 Tổng giám đốc (Ký, đóng dấu) Ngày, tháng, năm Lý do ghi giảm TSCĐ K L Đơn vị : Công ty Cổ phần Vật tư Hậu Giang Địa chỉ:184 Trần Hưng Đạo, Q. NInh Kiều, TP. Cần Thơ Mẫu số: S03a-DN (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) NHẬT KÝ CHUNG Năm 2013 Ngày, tháng ghi sổ ….. 05/01/2013 ….. 13/01/2013 13/01/2013 13/01/2013 13/01/2013 13/01/2013 13/01/2013 13/01/2013 ….. Chứng từ Số hiệu ….. BBGN01 ….. HĐ0052731 HĐ0052731 CTM00409-01-13 CTM00408-01-13 LC78 CTM00408-01-13 CTM00409-01-13 ….. Thủ quỹ (ký, họ tên) Ngày tháng ….. 05/01/2013 ….. 13/01/2013 13/01/2013 13/01/2013 13/01/2013 13/01/2013 13/01/2013 13/01/2013 ….. Diễn giải Đã ghi sổ cái STT dòng Số hiệu TK đối ứng Số trang trước chuyển sang …… Nguyên giá tổng kho LPG …… Nguyên giá Xe tải THACO TOWNER 750kg Thuế GTGT được khấu trừ khi mua xe THACO Lệ phí trước bạ phải nộp cho xe THACO Chi phí vận chuyển mua xe THACO Thanh toán tiền mua xe THACO bằng chuyển khoản Chi tiền mặt cho phí vận chuyển xe THACO Chi nộp lệ phí trước bạ mua xe THACO …… Cộng chuyển trang sau ….. x ….. x x x x x x x ….. ….. 22 ….. 09 10 11 13 12 13 14 ….. ….. 2412 ….. 2113 1332 2113 2113 112 111 111 ….. Kế toán trưởng (ký, họ tên) 62 ĐVT: đồng Số phát sinh Nợ Có ….. 529.639.223 ….. 146.000.000 14.600.000 2.920.000 500.000 ….. ….. Tổng giám đốc (ký, họ tên) ….. 160.600.000 500.000 2.920.000 ….. Đơn vị : Công ty Cổ phần Vật tư Hậu Giang Địa chỉ:184 Trần Hưng Đạo, Q. NInh Kiều, TP. Cần Thơ Mẫu số: S03b-DN (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) SỔ CÁI TÀI KHOẢN 2111 Tên tài khoản: Nhà cửa, vật kiến trúc Năm 2013 ĐVT: đồng Ngày, tháng ghi sổ Chứng từ Số hiệu ….. ….. 05/01/2013 BBGN01 ….. ….. Thủ quỹ (ký, họ tên) Ngày tháng Diễn giải Số dư đầu kỳ …… ….. 05/01/2013 Nguyên giá tổng kho LPG ….. Nhật ký chung Trang STT số dòng Số hiệu TK đối ứng ….. ….. 08 …… Cộng số phát sinh Số dư cuối kỳ Kế toán trưởng (ký, họ tên) 63 ….. ….. 22 ….. 2412 ….. Số phát sinh Nợ ….. Có ….. 529.639.223 ….. Tổng giám đốc (ký, họ tên) ….. Đơn vị : Công ty Cổ phần Vật tư Hậu Giang Địa chỉ:184 Trần Hưng Đạo, Q. NInh Kiều, TP. Cần Thơ Mẫu số: S03b-DN (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) SỔ CÁI TÀI KHOẢN 2113 Ngày, tháng ghi sổ ….. 13/01/2013 13/01/2013 13/01/2013 20/03/2013 20/03/2013 20/03/2013 ….. Tên tài khoản: Phương tiện vận tải, truyền dẫn Năm 2013 Nhật ký Chứng từ chung Diễn giải Ngày Trang STT Số hiệu tháng số dòng Số dư đầu kỳ ….. ….. …… ….. ….. HĐ0052731 13/01/2013 Nguyên giá Xe tải THACO TOWNER 750kg 10 09 CTM0040813/01/2013 Chi phí vận chuyển mua xe tải THACO 10 13 01-13 CTM00409Lệ phí trước bạ mua xe THACO 750kg 13/01/2013 10 14 01-13 HĐ0062149 20/03/2013 Nguyên giá Xe tải HINO 4,5 tấn 37 18 CTM0000420/03/2013 Chi phí vận chuyển mua xe tải HINO 37 22 03-13 CTM0000520/03/2013 Lệ phí trước bạ mua xe HINO 4,5 tấn 37 23 03-13 ….. ….. …… ….. ….. Cộng số phát sinh Số dư cuối kỳ Thủ quỹ (ký, họ tên) Kế toán trưởng (ký, họ tên) 64 ĐVT: đồng Số hiệu TK đối ứng ….. 112 Số phát sinh Nợ ….. ….. 146.000.000 111 500.000 111 2.920.000 112 610.000.000 111 1.200.000 111 ….. 12.200.000 ….. ….. Tổng giám đốc (ký, họ tên) Có 4.2.2 Kế toán giảm tài sản cố định 4.2.2.1 Chứng từ sử dụng Các chứng từ phát sinh được kế toán sử dụng trong nghiệp vụ giảm TSCĐ bao gồm: - Đề nghị thanh lý TSCĐ - Biên bản thanh lý TSCĐ - Hóa đơn GTGT - Phiếu chi 4.2.2.2 Tài khoản sử dụng Trong hạch toán nghiệp vụ giảm TSCĐ kế toán sử dụng các tài khoản: - TK 211: TSCĐ hữu hình - TK 213: TSCĐ vô hình - TK 214: hao mòn TSCĐ - Các tài khoản có liên quan: TK 111, TK 112, TK 711, TK 811. 4.2.2.3 Quá trình luân chuyển chứng từ trong hạch toán giảm TSCĐ Quá trình luân chuyển chứng từ trong hạch toán giảm TSCĐ của công ty được thể hiện ở Hình 4.3. Trong quá trình kiểm tra kỹ thuật đối với các loại TSCĐ trong công ty nếu nhận thấy TSCĐ đã cũ, bị hư hỏng nhiều, năng suất làm việc giảm thì bộ phận kỹ thuật sẽ lập giấy đề nghị thanh lý TSCĐ gửi cho ban giám đốc, sau đó ban giám đốc sẽ xem xét và tiến hành lập hội đồng thanh lý để ra quyết định thanh lý TSCĐ. Khi thanh lý TSCĐ biên bản thanh lý TSCĐ được lập và chuyển qua cho kế toán thanh toán để lập hóa đơn GTGT và phiếu chi tiền mặt cho chi phí thanh lý, sau đó chuyển các chứng từ này qua cho kế toán TSCĐ để làm căn cứ tiến hành hủy thẻ TSCĐ cho TSCĐ được thanh lý, ghi sổ TSCĐ ở phần ghi giảm và ghi vào sổ nhật ký chung và sổ cái tài khoản có liên quan, sau đó các chứng từ được lưu tại bộ phận này. Nhận xét: quá trình thanh lý TSCĐ của công ty được tiến hành một cách chặt chẽ, quyết định thanh lý được thông qua bởi hội đồng thanh lý. Các chứng từ phát sinh trong nghiệp vụ giảm TSCĐ được lập và luân chuyển hợp lý, nhanh chóng giúp kế toán phản ánh và ghi vào sổ sách kịp thời. 65 Ban giám đốc Bộ phận kỹ thuật Kế toán TSCĐ Kế toán thanh toán Đề nghị thanh lý TSCĐ Hóa đơn GTGT Biên bản thanh lý TSCĐ Phiếu chi Biên bản thanh lý TSCĐ Lập hóa đơn GTGT, thu tiền Lập hội đồng thanh lý, ra quyết định và tiến hành thanh lý Đề nghị thanh lý TSCĐ Hóa đơn GTGT Biên bản thanh lý TSCĐ Đề nghị thanh lý TSCĐ Hủy thẻ TSCĐ, ghi sổ TSCĐ, sổ NKC, sổ cái Phiếu chi Biên bản thanh lý TSCĐ Hóa đơn GTGT 1 1 Phiếu chi Thẻ TSCĐ, Sổ TSCĐ, Sổ NKC, Sổ cái Biên bản thanh lý TSCĐ Đề nghị thanh lý TSCĐ Hình 4.3 Lưu đồ ghi giảm TSCĐ 4.2.2.4 Sổ sách sử dụng: Các loại sổ sách được sử dụng để ghi chép trong kế toán giảm TSCĐ: + Sổ tài sản cố định. + Sổ Nhật ký chung. + Sổ Cái các tài khoản 2111, 2112, 2113, 2114, 213, 214. Trình tự ghi chép vào sổ sách đối với nghiệp vụ giảm TSCĐ được thực hiện tương tự như đối với nghiệp vụ tăng TSCĐ: khi phát sinh nghiệp vụ thanh lý, nhượng bán TSCĐ tiến hành lập biên bản thanh lý TSCĐ. Kế toán căn cứ vào biên bản thanh lý tiến hành ghi vào thẻ TSCĐ và hủy thẻ. Sau đó ghi sổ TSCĐ ở phần ghi giảm TSCĐ. Kế tiếp căn cứ vào các chứng từ liên quan để phản ánh các nghiệp vụ phát sinh vào sổ nhật ký chung sau đó ghi vào sổ cái các tài khoản liên quan. 66 - Các nghiệp vụ phát sinh giảm TSCĐ trong 6 tháng đầu năm 2013: trong 6 tháng đầu năm 2013 chỉ phát sinh một nghiệp vụ giảm TSCĐ: + Ngày 12/04/2013 Công ty nhượng bán một xe tải ISUZU 3,5 tấn cho công ty TNHH Xây dựng Hữu Nghị có nguyên giá 336.202.904 đồng, giá trị hao mòn tính tới thời điểm nhượng bán là 294.177.541 đồng (thời gian sử dụng ước tính là 8 năm), giá trị thu hồi là 55.450.000 đồng, thuế VAT 10%, thu bằng tiền gửi ngân hàng, chi phí thanh lý 680.000 trả bằng tiền mặt. - Trong nghiệp vụ giảm TSCĐ ngày 12/04/2013 phát sinh các chứng từ: đề nghị thanh lý TSCĐ, biên bản thanh lý TSCĐ, hóa đơn GTGT, phiếu chi. - Kế toán căn cứ vào các chứng từ ghi vào thẻ TSCĐ và tiến hành hủy thẻ TSCĐ của TSCĐ đã được thanh lý, nhượng bán. - Sau khi hủy thẻ TSCĐ kế toán ghi vào sổ TSCĐ phần ghi giảm TSCĐ. Sau đó hạch toán nghiệp vụ phát sinh và phản ánh vào sổ nhật ký chung và sổ cái. + Nợ TK 214 Nợ TK 811 Có TK 211 294.177.541 42.025.363 336.202.904 + Nợ TK 112 Có TK 711 Có TK 3331 60.995.000 55.450.000 5.545.000 + Nợ TK 811 Có TK 111 680.000 680.000 67 CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ HẬU GIANG Mẫu số: 02 - TSCĐ (Ban hành theo QĐ số:15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Trưởng BTC) BIÊN BẢN THANH LÝ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Ngày 12 tháng 04 năm 2013 Số: 03 - Căn cứ quyết định 76 ngày 12/04/2013 của Giám đốc Công ty Cổ phần Vật tư Hậu Giang về việc thanh lý tài sản cố định. I. Ban thanh lý TSCĐ gồm: - Ông/Bà: Trần Thanh Liêm Chức vụ: Giám đốc - Ông/Bà: Huỳnh Thị Tứ Ly Chức vụ: Kế toán trưởng - Ông/Bà: Nguyễn Thị Thanh Lan Chức Vụ: Kế toán II. Tiến hành thanh lý TSCĐ: - Tên, ký hiệu, quy cách (cấp hạng) TSCĐ: xe tải ISUZU biển số 65M-0608 - Số hiệu TSCĐ: P38 - Nước sản xuất: Nhật Bản - Năm sản xuất: 2007 - Năm đưa vào sử dụng: 2007 Số thẻ TSCĐ: 213 - Nguyên giá TSCĐ: 336.202.904 đồng - Giá trị hao mòn đã trích đến thời điểm thanh lý: 294.177.541 đồng - Giá trị còn lại của TSCĐ: 42.025.363 đồng III. Kết luận của Ban thanh lý TSCĐ: Đồng ý thanh lý xe tải ISUZU 65M-0608 Ngày 12 tháng 04 năm 2013 Trưởng ban thanh lý (ký, họ tên) IV. Kết quả thanh lý TSCĐ: - Chi phí thanh lý TSCĐ: 680.000 đồng (Sáu trăm tám mươi ngàn đồng chẵn) - Giá trị thu hồi: 55.450.000 đồng (Năm mươi lăm triệu bốn trăm năm mươi ngàn đồng chẵn). - Đã ghi giảm sổ TSCĐ ngày 12 tháng 04 năm 2013. Ngày 12 tháng 04 năm 2013 Giám đốc Kế toán trưởng (Ký, họ tên, đóng dấu) (Ký, họ tên) 68 HAMACO CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ HẬU GIANG Trụ sở chính: 184 Trần Hưng Đạo, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ Tel: 0710 3832175 – Fax: 3734426 – Website: www.hamaco.vn MST: 1800506679 – Số TK 0111000000098 tại VCB CN Cần Thơ HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG Mẫu số: 01GTKT3/001 Ký hiệu: AA/11P Số: 0060215 Liên 3: Nội bộ Ngày 12 tháng 04 năm 2013 Họ tên người mua hàng : Công ty TNHH Xây dựng Hữu Nghị Địa chỉ : 38, P. An Cư, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ Mã số thuế: 1800883901 Hình thức thanh toán : Chuyển khoản Số TK: 1011201446851 STT Tên hàng hóa, dịch vụ Đơn vị Số lượng Đơn giá 1 2 3 4 5 Chiếc 01 Bán xe tải ISUZU 01 55.450.000 Thuế suất GTGT: 10% Thành tiền 6=4x5 55.450.000 Cộng tiền hàng: 55.450.000 Tiền thuế GTGT: 5.545.000 Tổng cộng tiền thanh toán: 60.995.000 Số tiền viết bằng chữ: Sáu mươi triệu chín trăm chín mươi lăm nghìn đồng chẵn. Người mua hàng (Ký, ghi rõ họ tên) Người bán hàng (Ký, ghi rõ họ tên) (Cần kiểm tra, đối chiếu khi lập, giao, nhận hóa đơn) In tại Công ty Cổ phần In Tổng hợp Cần Thơ – MST: 1800157925 69 THẺ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Số : 213 Ngày 06 tháng 05 năm 2007 Căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ số 09/ BBGN ngày 06/05/2007 Tên, ký hiệu mã, quy cách TSCĐ: Xe tải ISUZU Số hiệu TSCĐ: P38 Nước sản xuất: Nhật Bản Năm sản xuất: 2007 Bộ phận sử dụng: Bộ phận bán hàng Năm đưa vào sử dụng: 2007 Công suất diện tích thiết kế:………………………………………………. Đình chỉ sử dụng TSCĐ ngày….tháng….năm Lý do đình chỉ:…………………………………………………………… Số hiệu chứng từ A Ngày,tháng, Diễn giải Năm B 1 Mua xe tải ISUZU ….. BBTL03 12/04/2013 Nguyên giá Năm C BBGN09 06/05/2007 ….. Giá trị hao mòn TSCĐ Nguyên giá ….. ISUZU Mòn 2 Cộng dồn 3 4 336.202.904 2007 3.502.114 ….. Nhượng bán xe tải Giá trị hao ….. 3.502.114 ….. ….. 336.202.904 2013 3.502.114 294.177.541 DỤNG CỤ PHỤ TÙNG KÈM THEO STT Tên dụng cụ, phụ tùng Đơn vị Số lượng Giá trị A B C 1 2 Ghi giảm TSCĐ chứng từ số BBTL 03 ngày 12 tháng 04 năm 2013 Lý do giảm: nhượng bán TSCĐ. Ngày 12 tháng 04 năm 2013 Người lập Kế toán trưởng Giám đốc (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) 70 Công ty Cổ Phần Vật tư Hậu Giang Mẫu S21-DN (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính) 184 Trần Hưng Đạo, Q.Ninh Kiều, TP. Cần Thơ SỔ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Năm 2007 Loại tài sản: Phương tiện vận tải Khấu hao TSCĐ Khấu hao TSCĐ Ghi tăng TSCĐ Chứng từ STT Số hiệu Ngày tháng Tên, đặc điểm, ký hiệu TSCĐ A B C D 1 06/05/2007 Xe tải ISUZU … ….. ……... Nước sản xuất E Tháng năm đưa vào sử dụng G Nhật 05/2007 Bản … Số hiệu TSCĐ Nguyên giá TSCĐ H P38 ….. Cộng …. 1 336.202.904 …….. …… Tỷ lệ (%) Khấu hao Mức khấu Hao 2 3 12,5% / Năm …… Khấu hao đã tính đến lúc khi giảm TSCĐ 4 Ghi giảm TSCĐ Chứng từ Số hiệu I Kế toán trưởng (Ký, họ tên) 71 Lý do ghi giảm TSCĐ K L 3.502.114 294.177.541 HĐ0060215 12/04/2013 Nhượng bán đồng/tháng ……. ……. Sổ này có:……trang, đánh số từ trang 01 đến trang….. Ngày mở sổ :……. Thủ quỹ (Ký, họ tên) Ngày, tháng, năm Tổng giám đốc (Ký, đóng dấu) Đơn vị : Công ty Cổ phần Vật tư Hậu Giang Địa chỉ:184 Trần Hưng Đạo, Q. NInh Kiều, TP. Cần Thơ Mẫu số: S03a-DN (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) NHẬT KÝ CHUNG Năm 2013 Ngày, tháng ghi sổ ….. 12/04/2013 12/04/2013 12/04/2013 12/04/2013 12/04/2013 12/04/2013 ….. Chứng từ Số hiệu ….. BBTL03 BBTL03 BBTL03 HĐ0060215 HĐ0060215 HĐ0060215 ….. Thủ quỹ (ký, họ tên) Ngày tháng ….. 12/04/2013 12/04/2013 12/04/2013 12/04/2013 12/04/2013 12/04/2013 ….. Diễn giải Số trang trước chuyển sang …… Giá trị còn lại của xe ISUZU Giá trị hao mòn của xe ISUZU Giảm nguyên giá TSCĐ do bán xe ISUZU Thu tiền bán xe ISUZU Thuế GTGT phải nộp từ việc bán xe ISUZU Thu nhập khác từ việc bán xe ISUZU …… Cộng chuyển trang sau Kế toán trưởng (ký, họ tên) 72 Đã ghi sổ cái STT dòng Số hiệu TK đối ứng ….. x x x x x x ….. ….. 65 66 67 68 69 70 ….. ….. 811 214 211 112 3331 711 ….. ĐVT: đồng Số phát sinh Nợ Có ….. 42.025.363 294.177.54 1 ….. 336.902.404 60.995.000 ….. Tổng giám đốc (ký, họ tên) 5.545.000 55.450.000 ….. Đơn vị : Công ty Cổ phần Vật tư Hậu Giang Địa chỉ:184 Trần Hưng Đạo, Q. NInh Kiều, TP. Cần Thơ Mẫu số: S03b-DN (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) SỔ CÁI TÀI KHOẢN 2113 Tên tài khoản: Phương tiện vận tải, truyền dẫn Năm 2013 ĐVT: đồng Ngày, tháng ghi sổ Chứng từ Số hiệu Ngày tháng Diễn giải Số dư đầu kỳ …… Số hiệu TK đối ứng ….. ….. Nợ 12/04/2013 BBTL03 12/04/2013 Giảm nguyên giá xe ISUZU do nhượng bán 38 65 811 42.025.363 12/04/2013 BBTL03 12/04/2013 Giảm nguyên giá xe ISUZU do nhượng bán 38 66 214 294.177.541 ….. ….. ….. …… Cộng số phát sinh Số dư cuối kỳ Kế toán trưởng (ký, họ tên) 73 ….. ….. ….. Có ….. ….. ….. Số phát sinh ….. Thủ quỹ (ký, họ tên) ….. Nhật ký chung Trang STT số dòng ….. Tổng giám đốc (ký, họ tên) ….. ….. 4.2.3 Kế toán khấu hao tài sản cố định Công ty áp dụng phương pháp trích khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng. Chứng từ để làm cơ sở hạch toán khấu hao TSCĐ là bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ. Định kỳ kế toán trích khấu hao TSCĐ đưa vào chi phí sản xuất kinh doanh. Khi trích khấu TSCĐ để phân bổ vào chi phí, kế toán tiến hành lập bảng tính và phân bổ khấu TSCĐ. Căn cứ vào các nghiệp vụ phát sinh trong Quý I năm 2013 và số khấu hao TSCĐ đã trích ở Quý IV năm 2012 là 42.270.569.136 đồng, trong đó phân bổ vào chi phí sản xuất chung 4.768.360.836 đồng, chi phí bán hàng 21.098.220.163 đồng, chi phí quản lý 16.403.988.137 đồng, kế toán lập bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ cho Quý I năm 2013 như sau: - Mức khấu hao tăng trong Quý I năm 2013: + Ngày 13/01/2013 mua mới một xe tải THACO TOWNER 750kg sử dụng cho công tác bán hàng, nguyên giá 149.420.000 đồng, tỷ lệ khấu hao 12,5%/năm: 149.420.000 x 0,125 x 2 149.420.000 x 0,125 x 19 = 4.066.875 đồng + 12 x 31 12 + Ngày 08/02/2013 mua mới 2 máy lạnh Toshiba Ras-12N3KPXV trang bị cho phòng Tổ chức hành chính và phòng kinh doanh gas, nguyên giá 22.900.000 đồng, tỷ lệ khấu hao 20%/năm: 22.900.000 x 0,2 x 1 22.900.000 x 0,2 x 21 = 667.917 đồng + 12 x 28 12 +Ngày 20/03/2013 mua mới một xe tải HINO 4,5 tấn sử dụng cho công tác bán hàng, nguyên giá 683.200.000 đồng, tỷ lệ khấu hao 10%/năm: 623.400.000 x 0,1 x 12 = 2.010.968 đồng 12 x 31 + Ngày 05/01/2013 Tổng Kho LPG được bàn giao và đưa vào sử dụng với giá quyết toán là 529.693.223 đồng, thời gian sử dụng ước tính là 20 năm, phân bổ vào chi phí quản lý doanh nghiệp: 529.693.223 x 0,05 x 2 529.693.223 x 0,05 x 27 + = 12 x 31 12 74 6.336.384 đồng - Mức khấu hao giảm trong Quý I bằng 0 (do trong quý I không phát sinh nghiệp vụ giảm TSCĐ). Sau khi tính được mức khấu hao tăng và mức khấu hao giảm kế toán lập được bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ cho quý I/2013 được thể hiện bằng Bảng 4.2: 75 Bảng 4.2 Bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định Quý I năm 2013 ĐVT: đồng S T Diễn giải T 1 I. Số khấu hao đã trích Quý IV/2012 2 II. Số khấu hao tăng trong Quý - Xe tải THACO TOWNER 750 kg - 2 máy lạnh Toshiba - Xe tải HINO 4,5 tấn - Tổng Kho LPG 3 III. Số khấu hao giảm trong Quý 4 IV. Số khấu hao trích Quý I/2013 Tỷ lệ KH (%)/năm 12,5% 20% 10% 5% Giá trị TSCĐ Nguyên giá 124.880.735.789 149.420.000 22.900.000 623.400.000 529.693.223 126.206.149.012 Khấu hao 42.270.569.136 13.082.144 4.066.875 667.917 2.010.968 6.336.384 0 42.283.651.280 Phân bổ số khấu hao vào các bộ phận sử dụng TSCĐ 627 641 642 4.768.360.836 21.098.220.163 16.403.988.137 0 6.077.843 7.004.301 0 4.066.875 0 0 0 667.917 0 2.010.968 0 0 0 6.336.384 4.768.360.836 (Nguồn: Phòng kế toán Công ty Cổ phần Vật tư Hậu Giang) 76 21.104.298.006 16.410.992.438 Kế toán căn cứ vào các nghiệp vụ phát sinh trong Quý II năm 2013 và số khấu hao TSCĐ đã trích ở Quý I năm để lập bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ cho Quý II năm 2013 như sau: - Mức khấu hao tăng trong Quý II năm 2013: + Ngày 04/05/2013 mua mới một máy in LBP 7100CW Canon nguyên giá 10.200.000 đồng, tỷ lệ khấu hao 20%/năm và một máy photocopy Toshiba E-Studio 2505 nguyên giá 18.900.000 đồng, tỷ lệ khấu hao 20% /năm, sử dụng cho công tác quản lý: Đối với máy in LBP 7100CW Canon: 10.200.000 x 0,2 x 1 10.200.000 x 0,2 x 28 + 12 x 31 = 323.548 đồng 12 Đối với máy photocopy Toshiba E-Studio 2505: 18.900.000 x 0,2 x 1 18.900.000 x 0,2 x 28 + 12 x 31 = 599.516 đồng 12 +Ngày 09/06/2013 mua mới một xe tải Suzuki Carry, sử dụng cho công tác bán hàng, nguyên giá 246.023.198 đồng, tỷ lệ khấu hao 10% /năm: 246.023.198 x 0,1 x 22 = 1.503.475 đồng 12 x 30 - Mức khấu hao giảm trong Quý II năm 2013: + Ngày 12/04/2013 Công ty nhượng bán một xe tải ISUZU 3,5 tấn có nguyên giá 336.202.904 đồng, đã hao mòn 294.177.541 đồng, tỷ lệ khấu hao 12,5%/năm. Xe này dùng cho bộ phận bán hàng: 336.202.904 x 0,125 x 2 336.202.904 x 0,125 x 19 + 12 x 30 = 9.222.232 đồng 12 Sau khi tính được mức khấu hao tăng và mức khấu hao giảm kế toán lập được bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ cho quý II/2013 (Bảng 4.3). Sau khi lập bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ, kế toán dùng bảng này làm chứng từ căn cứ để ghi chép vào sổ nhật ký chung và sổ cái TK 214. 77 Bảng 4.3 Bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định Quý II năm 2013 ĐVT: đồng S T Diễn giải T 1 I. Số khấu hao đã trích Quý I/2013 2 II. Số khấu hao tăng trong Quý - Máy in LBP 7100CW Canon - Máy photocopy Toshiba - Xe tải Suzuki Carry 3 III. Số khấu hao giảm trong Quý - Xe tải ISUZU 3,5 4 IV. Số khấu hao trích Quý II/2013 Tỷ lệ KH (%)/năm 20% 20% 10% 12,5% Giá trị TSCĐ Nguyên giá 126.206.149.012 10.200.000 18.900.000 246.023.198 336.202.90 336.202.904 126.145.069.306 Phân bổ số khấu hao vào các bộ phận sử dụng TSCĐ 627 641 642 4.768.360.836 21.104.298.006 16.410.992.438 0 1.503.475 923.064 0 0 323.548 0 0 599.516 0 1.503.475 0 Khấu hao 42.283.651.280 2.426.539 323.548 599.516 1.503.475 9.222.232 9.222.232 42.276.855.587 4.768.360.836 (Nguồn: Phòng kế toán Công ty Cổ phần Vật tư Hậu Giang) 78 21.105.801.481 16.411.915.502 Đơn vị : Công ty Cổ phần Vật tư Hậu Giang Địa chỉ:184 Trần Hưng Đạo, Q. NInh Kiều, TP. Cần Thơ Mẫu số: S03a-DN (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) NHẬT KÝ CHUNG Năm 2013 ĐVT: đồng Ngày, tháng ghi sổ ….. Chứng từ Số hiệu ….. Ngày tháng ….. 31/03/2013 BPBKH01 31/03/2013 31/03/2013 BPBKH01 31/03/2013 31/03/2013 BPBKH01 31/03/2013 ….. ….. ….. 30/06/2013 BPBKH02 30/06/2013 30/06/2013 BPBKH02 30/06/2013 30/06/2013 BPBKH02 30/06/2013 ….. ….. ….. Diễn giải Số trang trước chuyển sang …… Trích khấu hao TSCĐ Quý I/2013 phân bổ vào chi phí sản xuất chung Trích khấu hao TSCĐ Quý I/2013 phân bổ vào chi phí bán hàng Trích khấu hao TSCĐ Quý I/2013 phân bổ vào chi phí quản lý …… Trích khấu hao TSCĐ Quý I/2013 phân bổ vào chi phí sản xuất chung Trích khấu hao TSCĐ Quý II/2013 phân bổ vào chi phí bán hàng Trích khấu hao TSCĐ Quý II/2013 phân bổ vào chi phí quản lý …… Cộng chuyển trang sau 79 Số phát sinh Đã ghi sổ cái STT dòng Số hiệu TK đối ứng ….. ….. ….. X 48 627 X 49 641 X 50 642 16.410.992.438 ….. ….. ….. ….. X 82 627 4.768.360.836 X 83 641 21.105.801.481 X 84 642 16.411.915.502 ….. ….. ….. ….. Nợ Có ….. ….. 4.768.360.836 21.104.298.006 ….. ….. Đơn vị : Công ty Cổ phần Vật tư Hậu Giang Địa chỉ:184 Trần Hưng Đạo, Q. NInh Kiều, TP. Cần Thơ Mẫu số: S03b-DN (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) SỔ CÁI TÀI KHOẢN 214 Tên tài khoản: Hao mòn tài sản cố định Năm 2013 Ngày, tháng ghi sổ ….. ĐVT: đồng Chứng từ Số hiệu ….. Ngày tháng ….. 31/03/2013 BPBKH01 31/03/2013 31/03/2013 BPBKH01 31/03/2013 31/03/2013 BPBKH01 31/03/2013 12/04/2013 BBTL03 12/04/2013 30/06/2013 BPBKH02 30/06/2013 30/06/2013 BPBKH02 30/06/2013 30/06/2013 BPBKH02 30/06/2013 ….. ….. ….. Diễn giải Số dư đầu kỳ …… Trích khấu hao TSCĐ Quý I/2013 phân bổ vào chi phí sản xuất chung Trích khấu hao TSCĐ Quý I/2013 phân bổ vào chi phí bán hàng Trích khấu hao TSCĐ Quý I/2013 phân bổ vào chi phí quản lý Hao mòn lũy kế của xe ISUZU Trích khấu hao TSCĐ Quý I/2013 phân bổ vào chi phí sản xuất chung Trích khấu hao TSCĐ Quý II/2013 phân bổ vào chi phí bán hàng Trích khấu hao TSCĐ Quý II/2013 phân bổ vào chi phí quản lý …… Cộng số phát sinh Số dư cuối kỳ 80 Nhật ký chung Trang STT số dòng Số hiệu TK đối ứng ….. ….. ….. Số phát sinh Nợ ….. ….. 31 48 627 4.768.360.836 31 49 641 21.104.298.006 31 50 642 16.410.992.438 38 66 211 294.177.541 46 82 627 4.768.360.836 46 83 641 21.105.801.481 46 84 642 16.411.915.502 ….. ….. ….. ….. Có ….. 4.2.4 Kế toán sửa chữa tài sản cố định - TSCĐ của Công ty sẽ bị hao mòn và hư hỏng theo thời gian trong suốt quá trình sử dụng, từ đó sẽ làm giảm năng suất và hiệu quả kinh doanh. Do đó để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh Công ty đã tiến hành sửa chữa, thay thế các bộ phận, chi tiết của TSCĐ bị hư hỏng nhằm khôi phục khả năng hoạt động của TSCĐ, đồng thời để bảo đảm an toàn cho quá trình sử dụng các TSCĐ đó. - Chứng từ sử dụng: các chứng từ phát sinh trong nghiệp vụ sửa chữa TSCĐ gồm có hóa đơn GTGT, phiếu chi cho chi phí sửa chữa và một số chứng từ có liên quan khác. - Tài khoản sử dụng: trong hạch toán sửa chữa TSCĐ kế toán sử dụng các tài khoản sau: + TK 2413: sửa chữa lớn TSCĐ. + TK 242: chi phí trả trước dài hạn (dùng trong sửa chữa lớn TSCĐ để phân bổ chi phí sữa chữa qua nhiều kỳ). + Các TK chi phí như TK 627, TK 641, TK 642 và một số TK liên quan như TK 111, TK 112,… Hạch toán sửa chữa TSCĐ: - Sửa chữa thường xuyên (sửa chữa nhỏ TSCĐ): có chi phí phát sinh ít nên hạch toán trực tiếp vào chi phí của bộ phận sử dụng. Chi phí sửa chữa công ty có thể thanh toán bằng tiền mặt hay tiền gửi ngân hàng. Do số lượng nghiệp vụ liên quan đến sửa chữa nhỏ TSCĐ của công ty trong mỗi năm là tương đối lớn nên trong phần hạch toán kế toán sữa chữa nhỏ TSCĐ sẽ hạch toán tổng hợp tình hình sửa chữa dùng cho từng bộ phận trong 6 tháng đầu năm 2013: + Hạch toán sửa chữa TSCĐ dùng cho bộ phận sản xuất: trong 6 tháng đầu năm 2013 chi phí sửa chữa TSCĐ phát sinh ở bộ phận sản xuất là 548.208.633 đồng trong đó thanh toán bằng tiền mặt là 230.055.835 đồng, thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng là 372.973.661 đồng: Nợ TK 627 Nợ TK 133 Có TK 111 Có TK 112 548.208.633 54.820.863 230.055.835 372.973.661 81 + Hạch toán sửa chữa TSCĐ dùng cho bộ phận bán hàng: trong 6 tháng đầu năm 2013 chi phí sửa chữa TSCĐ phát sinh ở bộ phận bán hàng là 813.504.662 đồng trong đó thanh toán bằng tiền mặt là 360.922.353 đồng, thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng là 533.932.775 đồng: Nợ TK 641 813.504.662 Nợ TK 133 81.350.466 Có TK 111 360.922.353 Có TK 112 533.932.775 + Hạch toán sửa chữa TSCĐ dùng cho bộ phận quản lý doanh nghiệp: trong 6 tháng đầu năm 2013 chi phí sửa chữa TSCĐ phát sinh ở bộ phận quản lý là 322.807.921 đồng trong đó thanh toán bằng tiền mặt là 158.096.333 đồng, thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng là 196.992.380 đồng: Nợ TK 642 Nợ TK 133 Có TK 111 Có TK 112 322.807.921 32.280.792 158.096.333 196.992.380 - Sửa chữa lớn TSCĐ: có chi phí lớn, liên quan đến nhiều kỳ, khoản chi phí này được phân bổ cho các kỳ kế toán tiếp theo ở những bộ phận sử dụng tài sản đó. Trong tháng 6 năm 2013 công ty phát sinh 2 nghiệp vụ sửa chữa lớn TSCĐ: + Ngày 05/06/2013 công ty kiểm tra kỹ thuật thấy một xe tải Hyundai 4,5 tấn bị hư động cơ máy, bộ phận máy đã cũ nên đề nghị sửa chữa lên giám đốc. Ngày 06/06/2013 Giám đốc ký duyệt và công ty tiến hành đem xe đi sửa chữa tại Công ty cổ phần cơ khí ô tô Cần Thơ. Sửa chữa hoàn thành ngày 09/06/2013 với chi phí sửa chữa là 32.625.550 đồng, thuế VAT 10%, công ty đã thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng. Xe này dùng cho bộ phận bán hàng. Kế toán căn cứ vào các chứng từ hóa đơn GTGT và lệnh chi hạch toán nghiệp vụ sau đó ghi vào sổ nhật ký chung và sổ cái TK 241(3).  Khi sửa chữa hoàn thành ghi: Nợ TK 241(3) 32.625.550 Nợ TK 133 3.262.555 Có TK 112 35.888.105  Khi đưa TSCĐ vào sử dụng ghi: Nợ TK 242 32.625.550 Có TK 241(3) 32.625.550 82  Chi phí này phân bổ trong 6 tháng, tháng 6 phân bổ vào chi phí bán hàng: Nợ TK 641 5.437.592 Có TK 242 5.437.592 + Ngày 20/06/2013 một xe tải HINO 6,5 tấn dùng ở bộ phận bán hàng bị hư cần trục và vỏ máy bị nứt, ngày 21/06/2013 công ty đem xe này đi sửa tại Công ty cổ phần cơ khí ô tô Cần Thơ. Ngày 25/06/2013 sửa chữa hoàn thành, chi phí sửa chữa 50.269.300 đồng, thuế GTGT 10%, thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng. Kế toán căn cứ vào hóa đơn GTGT và lệnh chi hạch toán nghiệp vụ:  Khi sửa chữa hoàn thành ghi: Nợ TK 241(3) 50.269.300 Nợ TK 133 5.026.930 Có TK 112 55.296.230  Khi đưa TSCĐ vào sử dụng ghi: Nợ TK 242 50.269.300 Có TK 241(3) 50.269.300  Chi phí này phân bổ trong 6 tháng, tháng 6 phân bổ vào chi phí bán hàng: Nợ TK 641 8.378.217 Có TK 242 8.378.217 83 HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG Liên 2: giao cho khách hàng Ngày 09 tháng 06 năm 2013 Mẫu số: 01GTKT3/001 Ký hiệu: AA/11P Số: 0045209 Đơn vị bán hàng: Công ty Cổ phần Cơ khí Ô tô Cần Thơ Địa chỉ: 386, CMT8, Q. Bình Thủy, TP. Cần Thơ Điện thoại: 07103 823368 MST: 0810022011 Họ tên người mua hàng : Công ty Cổ Phần Vật tư Hậu Giang Địa chỉ : 184 Trần Hưng Đạo, Ninh Kiều, Cần Thơ Điện thoại: 0710 3832175 MST: 1800506679 Hình thức thanh toán : Chuyển khoản Số TK: 1020100000629 STT A Tên hàng hóa, dịch vụ B 01 Thay cần trục, đại tu vỏ máy xe tải Thuế suất GTGT: Đơn vị C 10% Số lượng 1 Đơn giá 2 Thành tiền 3=1X2 32.625.550 32.625.550 Cộng tiền hàng: 32.625.550 Tiền thuế GTGT: 3.262.555 Tổng cộng tiền thanh toán: 35.888.105 Số tiền bằng chữ: Ba mươi lăm triệu tám trăm tám mươi tám nghìn một trăm lẻ năm đồng. Người bán hàng (Ký, ghi rõ họ tên) Người mua hàng (Ký, ghi rõ họ tên) In tại Công ty Cổ phần In Tổng hợp Cần Thơ – MST: 1800157925 84 Công thương Việt Nam Vietinbank Lệnh chi Payment Order Số No 94 Ngày 09/06/2013 Liên 2 Copy 2 Tên đơn vị trả tiền Payer: Công ty Cổ phần Vật tư Hậu Giang Tài khoản Nợ Debit A/C:1020100000629 Số tiền bằng số Amount in Figures Tại ngân hàng With bank: Công thương Cần Thơ 35.888.105 VND Số tiền bằng chữ Amount in words: Ba mươi lăm triệu tám trăm tám mươi tám nghìn một trăm lẻ năm đồng./. Tên đơn vị nhận tiền Payee: Công ty cổ phần cơ khí ô tô Cần Thơ Tài khoản Có Credit A/C: 1200833423110 Tại ngân hàng With bank: Sacombank – CN Cần Thơ Nội dung Barks: Trả tiền sửa chữa xe tải Ngày hạch toán Accouting date 09/06/2013 Đơn vị trả tiền Chủ tài khoản Giao dịch viên Kiểm soát viên Payer Accoutant A/C holder Teller Supervisor 85 Đơn vị : Công ty Cổ phần Vật tư Hậu Giang Địa chỉ:184 Trần Hưng Đạo, Q. NInh Kiều, TP. Cần Thơ Mẫu số: S03a-DN (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) NHẬT KÝ CHUNG Năm 2013 Ngày, tháng ghi sổ ….. 09/06/2013 09/06/2013 09/06/2013 09/06/2013 09/06/2013 ….. Chứng từ Số hiệu ….. HĐ0045209 HĐ0045209 HĐ0045209 HĐ0045209 HĐ0045209 ….. Thủ quỹ (ký, họ tên) Ngày tháng Diễn giải Số trang trước chuyển sang ….. …… 09/06/2013 Sữa chữa lớn xe tải Hyundai 09/06/2013 Thuế GTGT được khấu trừ sửa chữa xe tải 09/06/2013 Hyundai Trả tiền sữa chữa lớn xe tải Hyundai 09/06/2013 Phân bổ chi phí trả trước vào chi phí bán hàng 09/06/2013 Phân bổ chi phí trả trước vào chi phí bán hàng ….. …… Cộng chuyển trang sau Kế toán trưởng (ký, họ tên) 86 Đã ghi sổ cái STT dòng Số hiệu TK đối ứng ….. x x x x x ….. ….. 19 20 21 22 23 ….. ….. 2413 133 112 641 242 ….. ĐVT: đồng Số phát sinh Nợ ….. 32.635.550 3.263.555 Có ….. 35.888.105 5.437.592 ….. Tổng giám đốc (ký, họ tên) 5.437.592 ….. Đơn vị : Công ty Cổ phần Vật tư Hậu Giang Địa chỉ:184 Trần Hưng Đạo, Q. NInh Kiều, TP. Cần Thơ Mẫu số: S03b-DN (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) SỔ CÁI TÀI KHOẢN 2413 Tên tài khoản: Sửa chữa lớn tài sản cố định Năm 2013 ĐVT: đồng Ngày, tháng ghi sổ ….. 09/06/2013 25/06/2013 ….. Chứng từ Số hiệu ….. HĐ0045209 HĐ0045688 ….. Thủ quỹ (ký, họ tên) Ngày tháng Diễn giải Số dư đầu kỳ ….. …… 09/06/2013 Sữa chữa lớn xe tải Hyundai 25/06/2013 Sữa chữa lớn xe tải HINO 6,5 tấn ….. …… Cộng số phát sinh Số dư cuối kỳ Kế toán trưởng (ký, họ tên) 87 Nhật ký chung Trang STT số dòng Số hiệu TK đối ứng ….. 47 59 ….. ….. 112 112 ….. ….. 19 61 ….. Số phát sinh Nợ ….. ….. Tổng giám đốc (ký, họ tên) Có ….. 32.635.550 50.269.300 ….. 4.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TSCĐ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ HẬU GIANG 4.3.1 Ưu điểm - Về bộ máy kế toán: Công ty có một bộ máy kế toán hoạt động hiệu quả. Bộ máy kế toán được tổ chức theo mô hình tập trung, kế toán trưởng trực tiếp điều hành và kiểm soát hoạt động của bộ máy kế toán. Công ty đã áp dụng tiến bộ công nghệ thông tin vào công tác kế toán, trang bị cho phòng kế toán hệ thống máy tính hiện đại, có sự hỗ trợ của phần mềm kế toán nên công tác kế toán được thực hiện khoa học, nhanh chóng, chính xác hơn, giảm bớt sự phức tạp trong việc ghi chép, quản lý số liệu, sổ sách. Các nhân viên trong phòng kế toán được phân chia trách nhiệm cụ thể, mỗi nhân viên đảm nhiệm một hoặc vài phần hành cụ thể, công việc của các nhân viên có sự liên kết chặt chẽ, phối hợp nhịp nhàng với nhau cùng với sự chỉ đạo, giám sát, kiểm tra của kế toán trưởng đã giúp cho công tác kế toán từ khâu kiểm tra ban đầu các chứng từ, xử lý các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, ghi chép vào sổ sách cho đến khâu lập báo cáo được thực hiện hiệu quả. - Về hệ thống tài khoản: Hệ thống tài khoản được công ty phân chia thành nhiều tài khoản chi tiết theo đặc thù hoạt động kinh doanh của công ty, các tài khoản phản ánh được toàn bộ nội dung kinh tế của doanh nghiệp, giúp cho việc theo dõi các khoản phát sinh được nhanh chóng, chính xác hơn. - Về hệ thống chứng từ, sổ sách: Công ty sử dụng hệ thống chứng từ, sổ sách theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC của Bộ tài chính. Các chứng từ được luân chuyển, lưu trữ một cách khoa học. Định kỳ các chứng từ được tập hợp theo từng nhóm, các chứng từ được lưu trữ cẩn thận trong các ngăn tài liệu, luôn sẵn sang cho các cuộc thanh tra, kiểm tra, kiểm toán. - Công tác hạch toán TSCĐ: + Công ty đã thực hiện, theo dõi đầy đủ, chặt chẽ tình hình biến động tăng, giảm TSCĐ từ khâu mua, sử dụng đến khi thanh lý, nhượng bán TSCĐ. Các nghiệp vụ phát sinh được ghi nhận nhanh chóng, chính xác theo thực tế phát sinh, trình tự ghi chép vào sổ sách theo đúng quy định hiện hành. + Công ty áp dụng đúng phương pháp tính và trích khấu hao theo đường thẳng do Bộ tài chính quy định. Việc tính khấu hao cho từng loại TSCĐ theo đúng thời gian sử dụng theo quy định. 88 + Phòng kế toán có sự phối hợp với bộ phận kỹ thuật để nắm vững tình trạng kỹ thuật của TSCĐ, tham mưu cho cấp trên về việc mua sắm, thanh lý, nhượng bán TSCĐ. 4.3.2 Hạn chế - Bộ máy kế toán được tổ chức theo mô hình tập trung, phòng kế toán phải theo dõi, xử lý các vấn đề, nghiệp vụ phát sinh của công ty và cả các chi nhánh, đại lý nên công việc của các nhân viên khá nhiều, tình trạng dồn nén công việc dễ gây áp lực cho nhân viên, đôi khi dẫn đến sai sót trong quá trình xử lý nghiệp vụ. - Trình độ của các nhân viên trong phòng kế toán chưa đồng đều dẫn đến việc xử lý các công việc không đồng đều đôi khi dẫn đến việc chậm trễ trong xử lý công việc và lập báo cáo. - Công ty có nhiều chi nhánh nằm rải rác ở các tỉnh trong khu vực ĐBSCL do đó việc quản lý tình hình sử dụng và kiểm tra, theo dõi sổ sách TSCĐ ở các chi nhánh đôi khi gặp khó khăn. - Công ty chưa theo dõi, phản ánh TSCĐ vô hình là phần mềm kế toán của máy tính trên sổ sách kế toán. - Công ty chưa sử dụng sổ sách theo dõi TSCĐ tại nơi sử dụng để theo dõi tình hình tăng, giảm TSCĐ ở các phòng ban, bộ phận. 89 4.4 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY 4.4.1 Phân tích tình hình tăng, giảm tài sản cố định giai đoạn 2010 – 6 tháng đầu năm 2013 Bảng 4.4 Tình hình tăng, giảm tài sản cố định của Công ty Cổ phần Vật tư Hậu Giang 2010 - 2112 ĐVT: đồng Năm Chỉ tiêu 2010 Chênh lệch 2011/2010 2011 1. Nguyên giá TSCĐ đầu năm 76.695.341.547 111.296.129.655 2. TSCĐ tăng trong năm 34.629.301.441 7.925.453.008 - Mua sắm mới 33.969.239.390 - Đầu tư XDCB hoàn thành - Tăng khác Số tiền 2012 119.185.219.027 34.600.788.108 (%) Số tiền (%) 7.889.089.372 7,09 6.872.430.095 (26.703.848.433) (77,11) (1.053.022.913) (13,29) 7.611.524.055 6.872.430.095 (26.357.715.335) (77,59) (739.093.960) (9,71) 524.033.482 203.775.622 0 (320.257.860) (61,11) (203.775.622) (100,00) 136.028.569 110.153.331 0 (25.875.238) (19,02) (110.153.331) (100,00) 3.TSCĐ giảm trong năm 28.513.333 36.363.636 1.176.913.333 7.850.303 27,53 1.140.549.697 3.136,51 - Thanh lý, nhượng bán 28.513.333 36.363.636 1.176.913.333 7.850.303 27,53 1.140.549.697 3.136,51 4. Nguyên giá TSCĐ cuối năm 111.296.129.655 119.185.219.027 124.880.735.789 7.889.089.372 7,09 5.695.516.762 4,78 (Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Vật tư Hậu Giang, 2010 – 2012) 90 45,11 Chênh lệch 2012/2011 Trong quá trình hoạt động kinh doanh Công ty Cổ phần Vật tư Hậu Giang đã không ngừng mở rộng địa bàn, nâng cao chất lượng sản phẩm và chất lượng phục vụ khách hàng nhằm tăng khả năng cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trường. Trong hoạt động kinh doanh của công ty thì TSCĐ đóng một vai trò quan trọng, hỗ trợ đắc lực trong việc đưa sản phẩm của công ty đến khách hàng, do đó cùng với việc nâng cao hiệu quả kinh doanh công ty luôn chú trọng đầu tư, đổi mới TSCĐ. Nhìn vào Bảng 4.4 thấy được nguyên giá TSCĐ cuối kỳ luôn tăng hơn so với đầu kỳ và tăng liên tục qua các năm. Năm 2011 nguyên giá TSCĐ tăng hơn 34,6 tỷ đồng tương ứng 45,11% so với năm 2010, trong đó tăng do mua sắm mới TSCĐ là khoảng 7,6 tỷ đồng, xây dựng cơ bản hoàn thành khoảng 203 triệu đồng, tăng khác khoảng 110 triệu đồng. Trong năm 2011 công ty đầu tư mới cho TSCĐ thấp hơn nhiều so với năm 2010 (giảm hơn 26,7 tỷ đồng tương ứng 77,11%), nguyên nhân là do trong năm 2010 công ty đã đầu tư mua quyền sử dụng đất làm kho dự trữ hàng hóa tại Quốc lộ 91B, TP. Cần Thơ, với diện tích 10.000m2, mua sắm một số lượng lớn các TSCĐ phục vụ sản xuất kinh doanh, dự trữ, bảo quản hàng hóa. Sang năm 2011 số TSCĐ được đầu tư năm 2010 vẫn còn hoạt động tốt nên trong năm 2011 công ty chỉ đầu tư mua sắm thêm một số TSCĐ phục vụ cho việc mở rộng kinh doanh của công ty. Trong năm 2011 công ty thành lập thêm Chi nhánh tại Phú Quốc nên đa số các TSCĐ được đầu tư cho Chi nhánh này hoạt động, số còn lại phục vụ cho các cửa hàng và chi nhánh khác. Năm 2012 nguyên giá TSCĐ tiếp tục tăng gần 7,9 tỷ đồng tương ứng tăng 7,09% so với năm 2011, trong năm này việc đầu tư cho TSCĐ thấp hơn so với năm 2011 (giảm hơn 1 tỷ đồng tương ứng 13,29%) do công ty chỉ mua sắm mới TSCĐ phục vụ hoạt động vận chuyển hàng hóa, đa số là các phương tiện vận tải là chủ yếu, không có TSCĐ hình thành từ đầu tư XDCB do vào gần cuối năm công ty xây dựng Tổng Kho LPG với diện tích 2.000 m2 tại Khu Công nghiệp Trà Nóc II, TP. Cần Thơ nhưng đến năm 2013 mới hoàn thành. Trong năm 2012 công ty thanh lý, nhượng bán một số lượng lớn TSCĐ do những TSCĐ này đã cũ, hư hỏng nhiều hoặc hết thời gian sử dụng theo quy định, giá trị thanh lý tăng hơn 1,14 tỷ đồng tương ứng tăng đến 3.136,51% so với năm 2011 làm cho nguyên giá TSCĐ trong năm 2012 tăng không đáng kể so với năm 2011 (chỉ tăng gần 5,7 tỷ đồng tương ứng 4,78%). Trong 3 năm từ năm 2010 đến năm 2012 nguyên giá TSCĐ liên tục tăng cho thấy mỗi năm công ty luôn chú trọng và có kế hoạch đầu tư, mua sắm thêm TSCĐ nhằm phục vụ tốt hơn cho hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng mở rộng của mình. Tuy nhiên giá trị đầu tư cho TSCĐ ở năm sau lại thấp 91 hơn năm trước đó cho thấy công ty còn tận dụng hết công suất của các TSCĐ cũ khi chúng vẫn còn hoạt động, chỉ mua sắm thêm TSCĐ thay thế các TSCĐ đã thanh lý, nhượng bán hoặc mua sắm mới phục vụ cho việc mở rộng quy mô kinh doanh. 92 Bảng 4.5 Tình hình tăng, giảm tài sản cố định của Công ty 6 tháng đầu 2013 so với 6 tháng đầu 2012 ĐVT: đồng Chênh lệch (1)/(2) 6 tháng đầu 2012 (1) 6 tháng đầu 2013 (2) 119.185.219.027 124.880.735.789 5.695.516.762 4,78 2. TSCĐ tăng trong 6 tháng 3.683.177.382 1.660.336.421 (2.022.840.961) (54,92) - Mua sắm mới 3.683.177.382 1.130.643.198 (2.552.534.184) (69,30) - Đầu tư XDCB hoàn thành 0 529.693.223 529.693.223 - - Tăng khác 0 0 0 - 3.TSCĐ giảm trong 6 tháng 628.542.167 42.025.363 (586.516.804) (93,31) - Thanh lý, nhượng bán 628.542.167 42.025.363 (586.516.804) (93,31) 122.239.854.242 126.499.046.847 4.259.192.605 3,48 Chỉ tiêu 1. Nguyên giá TSCĐ đầu năm 4. Nguyên giá TSCĐ cuối ngày 30/6 Số tiền (%) (Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty Cổ Phần Vật tư Hậu Giang, tháng 6/2012 và tháng 6/2013) 93 Nhìn vào Bảng 4.5 thấy được nguyên giá TSCĐ của công ty tiếp tục tăng lên trong 6 tháng đầu năm 2013 và so với 6 tháng đầu năm 2012 nguyên giá này tăng hơn 4,2 tỷ đồng tương ứng tăng 3,48%. Nguyên nhân tăng là do trong 6 tháng đầu năm 2013 công ty có một công trình đầu tư XDCB mới hoàn thành đó là Tổng Kho LPG với diện tích 2.000 m2 tại Khu Công nghiệp Trà Nóc II với nguyên giá trên 500 triệu đồng, đồng thời công ty có mua sắm mới một số TSCĐ (xe tải dùng trong chuyên chở, vận chuyển hàng hóa, máy photocopy, máy lạnh, máy in dùng trong công tác quản lý,…) với nguyên giá hơn 1,1 tỷ đồng, bên cạnh đó trong 6 tháng này số lượng TSCĐ được thanh lý, nhượng bán ít hơn rất nhiều so với 6 tháng đầu 2012 (thấp hơn 586,5 triệu đồng tương ứng 93,31%) do trong 6 tháng này TSCĐ của công ty còn hoạt động tốt, chỉ một số ít đã hư hỏng nặng mới đem thanh lý, nhượng bán. Tuy nhiên ta thấy trong năm 2012 công ty thanh lý một số lượng lớn TSCĐ nhưng sang 6 tháng đầu năm 2013 lại đầu tư, mua sắm TSCĐ ít hơn so với 6 tháng đầu năm 2012 cho thấy trong năm 2013 kế hoạch đầu tư, mua sắm thêm TSCĐ phục vụ cho hoạt động của công ty chưa được tiến hành tốt. Qua đó ta thấy trong năm 2013 công ty có xu hướng đầu tư mua sắm mới TSCĐ sẽ thấp hơn năm 2012. Nguyên giá TSCĐ luôn tăng qua các năm tuy năm sau tăng ít hơn năm trước nhưng cũng cho thấy công ty luôn chú trọng đầu tư, mua sắm thêm TSCĐ, xây dựng thêm các cửa hàng, nhà kho nhằm mở rộng quy mô kinh doanh với nguồn vốn đầu tư khá lớn, có kế hoạch sữa chữa, nâng cấp những TSCĐ hư hỏng nhưng vẫn còn giá trị sử dụng, thanh lý, nhượng bán những TSCĐ đã cũ, hết thời gian sử dụng nhằm đảm bảo chất lượng hoạt động của TSCĐ để phục vụ tốt hơn cho hoạt động kinh doanh của công ty. 94 Bảng 4.6 Hệ số tăng tài sản cố định tại Công ty 2010 - 2012 ĐVT: đồng Năm Chỉ tiêu 2010 Chênh lệch 2011/2010 2011 Số tiền 2012 1. TSCĐ tăng trong năm 34.629.301.441 2. Nguyên giá TSCĐ bình quân 93.995.735.601 115.240.674.341 122.032.977.408 3. Hệ số tăng TSCĐ (lần) 0,37 7.925.453.008 Chênh lệch 2012/2011 Số tiền (%) 6.872.430.095 (26.703.848.433) (77,11) (1.053.022.913) (13,29) 0,07 21.244.938.740 0,06 22,60 6.792.303.067 (0,30) (81,33) Bảng 4.7 Hệ số tăng tài sản cố định tại Công ty 6 tháng đầu 2013 so với 6 tháng đầu 2012 ĐVT: đồng 1. TSCĐ tăng trong 6 tháng 2. Nguyên giá TSCĐ bình quân 3. Hệ số tăng TSCĐ (lần) 6 tháng đầu 2012 (1) 6 tháng đầu 2013 (2) Chênh lệch (1)/(2) Số tiền (%) 3.683.177.382 1.660.336.421 (2.022.840.961) (54,92) 120.712.532.135 125.689.891.318 4.977.359.184 4,12 0,03 0,01 (0,02) (56,71) (Nguồn: Tác giả tự tổng hợp) 95 5,89 (0,01) (18,11) (Nguồn: Tác giả tự tổng hợp) Chỉ tiêu (%) Hệ số tăng (giảm) TSCĐ cho thấy được cách nhìn tổng quát hơn về tình hình tăng, giảm TSCĐ của công ty. Hệ số tăng (giảm) TSCĐ được tính dựa trên giá trị TSCĐ tăng (giảm) trong kỳ và nguyên giá TSCĐ bình quân của kỳ đó. Bảng 4.6 cho thấy hệ số tăng TSCĐ từ năm 2010 đến năm 2012 luôn lớn hơn 0, điểu này chứng tỏ mỗi năm công ty luôn chú trọng và có kế hoạch đầu tư, mua sắm thêm TSCĐ mới. Nguyên giá TSCĐ đều tăng qua các năm nhưng hệ số tăng TSCĐ lại giảm dần qua các năm, năm 2011 hệ số này là 0,07 lần, giảm 81,33% so với năm 2010, còn năm 2012 hệ số này là 0,06 lần, thấp hơn năm 2010 và 2011. Nguyên nhân làm cho hệ số tăng TSCĐ ngày càng giảm xuống là do nguyên giá TSCĐ tăng thêm ở năm sau luôn thấp hơn năm trước đó trong khi nguyên giá TSCĐ bình quân thì lại cao hơn, điều này cho thấy tuy mỗi năm công ty đều có đầu tư mua sắm thêm TSCĐ nhưng giá trị đầu tư ngày một thấp hơn, lý do là TSCĐ có thời gian sử dụng lâu dài trong nhiều năm nên số TSCĐ được đầu tư ở năm 2010 vẫn còn hoạt động tốt ở năm 2011 và 2012 và tương tự như thế đối với các TSCĐ được mua mới ở những năm sau, do đó công ty có kế hoạch là chỉ mua sắm mới TSCĐ phục vụ cho việc tăng quy mô và mở rộng hoạt động kinh doanh hoặc thay thế các TSCĐ cũ đã thanh lý, nhượng bán. Vì vậy qua 3 năm số TSCĐ được đầu tư năm sau ít hơn năm trước làm cho hệ số tăng TSCĐ ngày càng giảm. Bảng 4.7 cho thấy hệ số tăng TSCĐ 6 tháng đầu năm 2013 thấp hơn so với 6 tháng đầu năm 2012 là do nguyên giá TSCĐ tăng trong 6 tháng đầu năm 2013 thấp hơn đến hơn 2 tỷ đồng tương ứng 54,92% làm cho hệ số tăng TSCĐ thấp hơn đến 56,71%, điều này cho thấy xu hướng trong năm 2013 kế hoạch của công ty sẽ tiếp tục đầu tư mới cho TSCĐ sẽ thấp hơn năm 2012 và 2011. 96 Bảng 4.8 Hệ số giảm tài sản cố định tại Công ty 2010 - 2012 ĐVT: đồng Chênh lệch 2011/2010 Năm Chỉ tiêu 1. TSCĐ giảm trong năm 2. Nguyên giá TSCĐ bình quân 2010 2011 28.513.333 36.363.636 Số tiền 2012 1.176.913.333 (%) 7.850.303 93.995.735.601 115.240.674.341 122.032.977.408 21.244.938.740 3. Hệ số giảm TSCĐ (lần) 0,00030 0,00032 0,00964 Chênh lệch 2012/2011 0,00001 Số tiền 27,53 1.140.549.697 3.136,51 22,60 6.792.303.067 4,02 Bảng 4.9 Hệ số giảm tài sản cố định tại Công ty 6 tháng đầu 2013 so với 6 tháng đầu 2012 ĐVT: đồng Chênh lệch (1)/(2) 1. TSCĐ giảm trong 6 tháng 2. Nguyên giá TSCĐ bình quân 3. Hệ số giảm TSCĐ (lần) 6 tháng đầu 2012 (1) 6 tháng đầu 2013 (2) Số tiền (%) 628.542.167 42.025.363 (586.516.804) (93,31) 120.712.532.135 125.689.891.318 4.977.359.184 4,12 0,0052 0,0003 (0,0049) (93,58) (Nguồn: Tác giả tự tổng hợp) 97 5,89 0,00933 2.956,37 (Nguồn: Tác giả tự tổng hợp) Chỉ tiêu (%) Nhìn vào Bảng 4.8 thấy được hệ số giảm TSCĐ qua 3 năm cũng đều lớn hơn 0 cho thấy mỗi năm công ty điều có xem xét tình trạng TSCĐ để có những quyết định xử lý TSCĐ thích hợp, mỗi năm công ty đều thanh lý, nhượng bán một số lượng TSCĐ nhất định. Năm 2010 và 2011 hệ số giảm TSCĐ chênh lệch không nhiều, năm 2012 hệ số này cao hơn rất nhiều so với năm 2010 và 2011 (tăng đến 2.956,37% so với năm 2011) là do trong năm 2012 công ty tiến hành kiểm tra kỹ thuật và nhận thấy số lượng TSCĐ đã cũ và hư hỏng là rất nhiều nếu sửa chữa sẽ tốn rất nhiều chi phí mà khả năng hoạt động cũng không cải thiện nhiều cộng thêm một số TSCĐ đã hết thời gian sử dụng theo quy định nên công ty đã quyết định thanh lý, nhượng bán số TSCĐ này làm cho nguyên giá TSCĐ giảm trong năm 2012 là khá lớn làm cho hệ số giảm TSCĐ cũng lớn hơn rất nhiều. Bảng 4.9 cho thấy hệ số giảm TSCĐ 6 tháng đầu năm 2013 là thấp hơn 6 tháng đầu năm 2012 (giảm 98,53%) do phần lớn các TCSĐ cũ, hư hỏng đã được thanh lý, nhượng bán ở năm 2012, sang năm 2013 chỉ có một xe tải Isuzu đã hết thời gian sử dụng nên công ty tiến hành nhượng bán làm cho giá trị TSCĐ giảm xuống không đáng kể. 6 tháng đầu năm 2013 công ty ít đầu tư cũng như ít thanh lý, nhượng bán TSCĐ hơn so với 6 tháng đầu năm 2012 cho thấy xu hướng trong năm 2013 nguyên giá TSCĐ chỉ tăng nhẹ so với năm 2012 và làm cho hệ số tăng và hệ số giảm TSCĐ cũng sẽ thấp hơn. So sánh hệ số tăng và hệ số giảm TSCĐ ta thấy hệ số tăng của các năm luôn lớn hơn hệ số giảm cho thấy công ty không những đầu tư TSCĐ thay thế cho những TSCĐ đã thanh lý, nhượng bán mà còn có kế hoạch mua sắm mới thêm các TSCĐ phục vụ tốt hơn cho hoạt động kinh doanh của công ty. Bên cạnh việc kiểm tra, loại bỏ những TSCĐ cũ, khả năng hoạt động kém thì công ty luôn chú trọng đầu tư thêm những TSCĐ mới, những TSCĐ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật giúp cho năng suất làm việc cao hơn, mang lại hiệu quả kinh doanh cao. 98 4.4.2 Phân tích tình trạng kỹ thuật của tài sản cố định Bảng 4.10 Hệ số hao mòn tài sản cố định tại Công ty 2010 – 2012 ĐVT: đồng Chênh lệch 2011/2010 Năm Chỉ tiêu 1. Khấu hao lũy kế TSCĐ 2. Nguyên giá TSCĐ cuối năm Số tiền 2010 2011 2012 25.365.504.324 34.803.448.167 42.270.569.136 111.296.129.655 119.185.219.027 124.880.735.789 3. Hệ số hao mòn TSCĐ (lần) 0,23 0,29 0,34 Chênh lệch 2012/2011 Số tiền (%) 9.437.943.843 37,21 7.467.120.969 21,46 7.889.089.372 7,09 5.695.516.762 0,06 28,13 Bảng 4.11 Hệ số hao mòn tài sản cố định tại Công ty 6 tháng đầu 2013 so với 6 tháng đầu 2012 ĐVT: đồng 1. Khấu hao lũy kế TSCĐ 6 tháng đầu 2012 (1) 6 tháng đầu 2013 (2) Chênh lệch (1)/(2) Số tiền (%) 38.534.121.656 45.787.955.587 7.253.833.931 18,82 2. Nguyên giá TSCĐ cuối kỳ 122.239.845.242 126.499.046.847 4.259.201.605 3,48 3. Hệ số hao mòn TSCĐ (lần) 0,32 0,36 0,05 14,82 (Nguồn: Tác giả tự tổng hợp) 99 4,78 0,05 15,92 (Nguồn: Tác giả tự tổng hợp) Chỉ tiêu (%) Hệ số hao mòn TSCĐ thể hiện mức độ hao mòn của TSCĐ tại thời điểm đánh giá so với thời điểm đầu tư ban đầu. Nhìn vào Bảng 4.10 thấy được hệ số hao mòn TSCĐ của các năm đều ở mức thấp cho thấy TSCĐ của công ty vẫn chưa quá cũ và còn hoạt động tốt. Số khấu hao lũy kế mỗi năm đều tăng lên làm cho hệ số hao mòn tăng dần qua các năm, qua đó cho thấy những năm sau TSCĐ của công ty đa số là những TSCĐ đã qua sử dụng, cụ thể năm 2011 hệ số hao mòn TSCĐ tăng 0,06 lần tương ứng 28,13%, năm 2012 hệ số này tiếp tục tăng lên 0,05 lần tương ứng tăng 15,92% so với năm 2011. Nguyên nhân hệ số hao mòn tăng lên là do trong năm 2011 và 2012 số trích khấu hao của các TSCĐ cũ tăng lên trong khi nguyên giá TSCĐ mới có tỷ trọng tăng thấp hơn tỷ trọng tăng giá trị hao mòn của TSCĐ, nguyên giá TSCĐ năm sau tăng ít hơn năm trước trong khi giá trị hao mòn thì năm sau cao hơn năm trước làm cho hệ số hao mòn TSCĐ ngày càng cao, nếu trong những năm tới công ty không có kế hoạch đầu tư thêm nhiều TSCĐ mới để thay thế cho những TSCĐ cũ thì hệ số này sẽ tiếp tục tăng lên, qua đó nói lên TSCĐ của công ty đa số sẽ là những TSCĐ cũ, lạc hậu, năng suất hoạt động kém, không mang lại hiệu quả kinh tế cao. Bảng 4.11 cho thấy hệ số hao mòn TSCĐ 6 tháng đầu năm 2013 là 0,36 lần tăng 0,05 lần tương ứng tăng 14,82 % so với 6 tháng đầu năm 2012, nguyên nhân là do trong 6 tháng đầu năm 2013 nguyên giá TSCĐ chỉ tăng hơn 4 tỷ đồng tương ứng 3,48% trong khi đó giá trị hao mòn lại tăng cao hơn 7 tỷ đồng tương ứng 18,82% làm cho hệ số hao mòn TSCĐ cao hơn so với 6 tháng đầu năm 2012. Điều này cho thấy trong năm 2013 công ty tiếp tục sử dụng những TSCĐ cũ là chủ yếu, chỉ đầu tư thêm một số ít TSCĐ vì để đáp ứng cho việc tăng cường bán hàng, đẩy mạnh kinh doanh nên cần thêm sự hỗ trợ của các TSCĐ này. Hệ số hao mòn tăng cho thấy TSCĐ ngày càng cũ và lạc hậu, công ty cần kiểm tra, đánh giá những TSCĐ này để có những kế hoạch thanh lý, nhượng bán bớt những TSCĐ quá cũ từ đó có kế hoạch đầu tư, trang bị mới TSCĐ để đạt hiệu quả hoạt sản xuất kinh doanh cao hơn. 100 4.4.3 Phân tích hiệu suất sử dụng tài sản cố định Bảng 4.12 Hiệu suất sử dụng tài sản cố định tại Công ty 2010 - 2012 ĐVT: 1.000 đồng Năm Chỉ tiêu 2010 1. Doanh thu thuần 2. Nguyên giá TSCĐ sử dụng bình quân trong năm Chênh lệch 2011/2010 2011 Số tiền 2012 Chênh lệch 2012/2011 Số tiền (%) (%) 1.451.617.861 1.640.798.811 1.584.290.119 189.180.950 13,03 (56.508.692) (3,44) 93.995.736 115.240.674 122.032.977 21.244.939 22,60 6.792.303 5,89 15,44 14,24 12,98 (1,21) (7,81) (1,26) (8,82) 3. Hiệu suất sử dụng TSCĐ (lần) (Nguồn: Tác giả tự tổng hợp) Bảng 4.13 Hiệu suất sử dụng tài sản cố định tại Công ty 6 tháng đầu 2013 so với 6 tháng đầu 2012 ĐVT: 1.000 đồng 6 tháng đầu 2012 (1) Chỉ tiêu 6 tháng đầu 2013 (2) Chênh lệch (1)/(2) Số tiền (%) 1. Doanh thu thuần 621.953.685 732.921.593 110.967.908 17,84 2. Nguyên giá TSCĐ sử dụng bình quân trong năm 120.712.532 125.689.891 4.977.359 4,12 5,15 5,83 0,68 13,18 3. Hiệu suất sử dụng TSCĐ (lần) (Nguồn: Tác giả tự tổng hợp) 101 Hiệu suất sử dụng TSCĐ phản ánh 1 đồng nguyên giá TSCĐ bình quân sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Phân tích hệ số này để thấy được việc đầu tư TSCĐ sẽ ảnh hưởng như thế nào tới doanh thu thuần của công ty. Nhìn vào Bảng 4.12 thấy được hiệu suất sử dụng TSCĐ giảm dần từ năm 2010 đến năm 2012. Năm 2011 hiệu suất sử dụng TSCĐ là 14,24 lần giảm 1,21 lần tương ứng 7,81% so với năm 2010 do trong năm 2011 doanh thu thuần chỉ tăng 13,03% trong khi đó nguyên giá TSCĐ bình quân tăng đến 22,6% làm cho hệ số hiệu suất sử dụng TSCĐ thấp hơn, năm 2011 công ty đầu tư thêm nhiều máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải phục vụ sản xuất kinh doanh nhưng doanh thu trong năm này tăng không cao như mong đợi. Sang năm 2012 hệ số này là 12,98 lần, giảm 1,26 lần tương ứng 8,82% so với năm 2011, năm này công ty cũng đầu tư thêm nhiều TSCĐ mới làm cho nguyên giá TSCĐ tăng lên nhưng tỷ trọng tăng không quá cao (chỉ tăng 5,89%), tuy công ty có đầu tư nhiều TSCĐ phục vụ kinh doanh nhưng doanh thu thuần trong năm 2012 lại giảm so với năm 2011 (giảm hơn 56,5 tỷ đồng tương ứng 3,44%) làm cho hệ số hiệu suất sử dụng TSCĐ tiếp tục giảm, điều này cho thấy giá trị doanh thu được tạo ra từ việc đầu tư cho TSCĐ đang giảm dần qua các năm. Nhìn chung hiệu suất sử dụng TSCĐ của công ty giảm qua các năm cho thấy hiệu quả sử dụng TSCĐ giảm dần, nguyên nhân là do nguyên giá TSCĐ tăng lên trong khi tốc độ tăng của doanh thu thuần không theo kịp, tuy nhiên tốc độ tăng, giảm doanh thu còn chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nên hiệu suất sử dụng TSCĐ chỉ đánh giá được một cách khái quát hiệu quả sử dụng TSCĐ của công ty. Mặt khác một số TSCĐ được mua mới chỉ mới tham gia vào quá trình hoạt động kinh doanh nên chưa thể mang lại doanh thu và lợi nhuận cao được nên khi đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ bên cạnh việc đánh giá hiệu suất sử dụng ta nên kết hợp đánh giá thêm một số chỉ tiêu khác để có cách nhìn nhận chính xác hơn về hiệu quả sử dụng TSCĐ của công ty. Đến 6 tháng đầu năm 2013 thì hiệu suất sử dụng TSCĐ cao hơn so với 6 tháng đầu năm 2012, điều này thể hiện ở Bảng 4.13, hiệu suất sử dụng TSCĐ đã tăng 0,68 lần tương ứng 13,18% so với 6 tháng đầu năm 2012 cho thấy sang năm 2013 hiệu quả sử dụng TSCĐ đã có chuyển biến hơn những năm trước, doanh thu thu được từ việc đầu tư vào TSCĐ cao hơn, tuy hệ số này tăng lên không cao nhưng đã cho thấy được công ty đã biết cách sử dụng TSCĐ tốt hơn, mang lại hiệu quả kinh doanh cao hơn và có khả năng sẽ còn tăng thêm trong những năm tới. 102 4.4.4 Phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định Bảng 4.14 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ tại Công ty 2010 – 2012 ĐVT: lần Chênh lệch 2011/2010 Năm Chỉ tiêu 1. Hệ số hao mòn TSCĐ 2. Hiệu suất sử dụng TSCĐ 3. Sức sinh lợi của TSCĐ 2010 2011 2012 Tương đối 0,23 0,29 0,34 0,06 15,44 14,24 12,98 0,08 0,14 0,10 (%) Chênh lệch 2012/2011 Tương đối 28,13 0,05 15,92 (1,21) (7,81) (1,26) (8,82) 0,06 67,58 (0,04) (25,53) (Nguồn: Tác giả tự tổng hợp) Bảng 4.14 cho thấy được mức độ tăng, giảm của các chỉ tiêu dùng để đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ của Công ty Cổ phần Vật tư Hậu Giang qua các năm. Đầu tiên là hệ số hao mòn TSCĐ, như phần phân tích ở trên thì hệ số hao mòn TSCĐ tăng dần qua các năm từ 2010 – 2012 nguyên nhân là do giá trị hao mòn lũy kế qua các năm tăng nhanh hơn nguyên giá của TSCĐ, điều đó cho thấy tỷ trọng TSCĐ mới so với tổng nguyên giá TSCĐ còn thấp, phần lớn các TSCĐ của công ty là những TSCĐ cũ đã qua sử dụng, một số TSCĐ cũ cũng đã sắp hết thời gian sử dụng theo quy định. Trong năm 2012 tuy hệ số hao mòn có tăng nhưng tốc độ tăng lại thấp hơn so với năm 2011 là do trong năm 2012 công ty đã thanh lý, nhượng bán khá nhiều TSCĐ cũ, lạc hậu do đó số khấu hao lũy kế cho các TSCĐ này cũng giảm đi và thay cho những TSCĐ cũ này công ty đã mua sắm thêm TSCĐ mới hiện đại hơn. Chỉ tiêu thứ hai là hiệu suất sử dụng TSCĐ, chỉ số này ở các năm cũng tương đối cao, trung bình 1 đồng đầu tư vào TSCĐ sẽ mang lại cho công ty khoảng 14,19 đồng doanh thu thuần cho thấy giá trị doanh thu được tạo ra từ TSCĐ cũng tương đối cao. Tuy nhiên hệ số này lại giảm dần từ năm 2010 đến năm 2012 và tốc độ giảm năm 2012 cũng cao hơn so với năm 2011, điều này cho thấy giá trị doanh thu do TSCĐ mang lại qua các năm giảm dần, từ phân tích hệ số hao mòn cho thấy TSCĐ cũ dần qua các năm nên hiệu quả hoạt động cũng giảm dần do đó làm giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh. Sức sinh lợi của TSCĐ cho biết một đồng đầu tư vào TSCĐ sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận thuần. Nhìn Bảng 4.14 ta thấy hệ số sức sinh lợi của TSCĐ của công ty đều nhỏ hơn 1 cho thấy 1 đồng đầu tư vào TSCĐ mang lại 103 (%) chưa đến một đồng lợi nhuận thuần cho công ty, điều này cho thấy công ty đầu tư nhiều cho TSCĐ nhưng hiệu quả mà nó mang lại chưa cao. Sức sinh lợi của TSCĐ năm 2011 tăng 67,58% so với năm 2010 là do năm này lợi nhuận thuần tăng cao hơn 8 tỷ đồng tương ứng 105,46%. Sang năm 2012 lợi nhuận thuần giảm hơn 3 tỷ đồng tương ứng 21,14% so với năm 2011 làm cho sức sinh lợi của TSCĐ cũng giảm 25,53%, từ đó cho thấy bên cạnh hoạt động kinh doanh các mặt hàng của công ty chưa mang lại lợi nhuận cao thì các TSCĐ cũng chưa được công ty sử dụng một cách hiệu quả nên lợi nhuận mang lại từ việc đầu tư vào TSCĐ cũng không cao. Qua việc phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ của công ty qua 3 năm 2010, 2011, 2012 thấy được hiệu quả mà TSCĐ mang lại cho công ty chưa cao. Mặc dù công ty luôn chú trọng đổi mới, đầu tư thêm TSCĐ để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng công ty chưa biết cách sử dụng TSCĐ một cách hiệu quả nhất, chưa biết sử dụng hết công suất thực tế của TSCĐ cũng như việc phối hợp sử dụng các TSCĐ với nhau nhằm mang lại hiệu quả hoạt động, làm việc cao hơn. Do vậy trong thời gian tới công ty cần có những chính sách đầu tư và sử dụng TSCĐ hợp lý hơn nữa để nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. Bảng 4.15 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ tại Công ty 6 tháng đầu 2013 so với 6 tháng đầu 2012 ĐVT: lần Chỉ tiêu 6 tháng đầu 2012 (1) Chênh lệch 6 tháng đầu 2013 (1) Tương đối (%) 1. Hệ số hao mòn TSCĐ 0,32 0,36 0,05 14,82 2. Hiệu suất sử dụng TSCĐ 5,15 5,83 0,68 13,18 3. Sức sinh lợi của TSCĐ 0,04 0,05 0,01 18,22 (Nguồn: Tác giả tự tổng hợp) Nhìn vào Bảng 4.15 thấy được cả 3 chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ 6 tháng đầu năm 2013 đều cao hơn so với 6 tháng đầu năm 2012. Hệ số hao mòn tăng lên cho thấy trong 6 tháng đầu năm 2013 bên cạnh một số TSCĐ mới được mua và bắt đầu trích khấu hao thì số TSCĐ còn lại của công ty là những TSCĐ đã qua sử dụng nhiều năm, số hao mòn lũy kế ngày càng 104 tăng làm cho hệ số hao mòn tăng. Nhưng khi nhìn vào hệ số hiệu suất sử dụng và sức sinh lợi của TSCĐ thấy rằng 2 hệ số này cao hơn so với 6 tháng đầu năm 2012, đặc biệt là hệ số sức sinh lợi của TSCĐ tăng 18,22%, điều này cho thấy sang năm 2013 công ty đã sử dụng TSCĐ hiệu quả hơn những năm trước, công ty đã tận dụng một cách tối đa có thể công suất của các TSCĐ, biết cách phối hợp hoạt động của các TSCĐ với nhau mang lại hiệu quả cao hơn. Tuy hệ số hiệu suất sử dụng và sức sinh lợi của TSCĐ ở 6 tháng đầu năm 2013 là không cao lắm nói lên doanh thu và lợi nhuận được sinh ra từ việc đầu tư vào TSCĐ chưa cao, chưa thật sự hiệu quả nhưng các hệ số này đã có chiều hướng tăng lên cho thấy dấu hiệu khả quan hơn trong hiệu quả sử dụng TSCĐ của công ty trong thời gian tới. 4.5 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG TSCĐ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ HẬU GIANG 4.5.1 Ưu điểm - Về thực trạng sử dụng TSCĐ: Qua việc phân tích tình hình tăng, giảm cũng như phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ cho thấy Công ty Cổ phần Vật tư Hậu Giang luôn quan tâm đến việc đầu tư cho TSCĐ thể hiện qua nguyên giá TSCĐ đều tăng qua các năm. Công ty không ngừng đầu tư, đổi mới máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải,… phục vụ cho hoạt động sản xuất, công tác bán hàng cũng như công tác quản lý doanh nghiệp. Ở mỗi phòng ban, bộ phận đều được trang bị đầy đủ những TSCĐ như máy vi tính, máy in, máy fax,… giúp cho cán bộ nhân viên làm việc hiệu quả hơn. Bên cạnh đó công ty còn thường xuyên kiểm tra tình trạng kỹ thuật của TSCĐ để đánh giá mức độ hao mòn, tình trạng và thời gian sử dụng để có những biện pháp sửa chữa hay thanh lý, nhượng bán những TSCĐ cũ, lạc hậu nhằm tránh gây lãng phí để từ đó có những kế hoạch đầu tư, mua sắm mới TSCĐ. - Về thực trạng quản lý TSCĐ: + TSCĐ của công ty được phân loại theo hình thái biểu hiện giúp cho việc quản lý TSCĐ được chặt chẽ hơn. + Những TSCĐ mới của công ty đều được thống kê, cập nhật thường xuyên vào danh mục TSCĐ. + Mỗi TSCĐ được quản lý bằng thẻ riêng với mã số thẻ khác nhau, trên thẻ TSCĐ thể hiện đầy đủ các thông tin chi tiết về TSCĐ và những thông tin này là cơ sở để phản ánh vào các loại sổ khác. 105 + Những nghiệp vụ phát sinh liên quan đến TSCĐ đều được lưu lại thông qua các chứng từ, các chứng từ liên quan đến mỗi TSCĐ sẽ được tập hợp và lưu thành một bộ hồ sơ riêng giúp công ty có căn cứ để kiểm tra, đối chiếu về số liệu trong sổ sách. + Công tác kiểm kê TSCĐ định kỳ giúp công ty nắm bắt được tình hình thực tế của TSCĐ, số lượng thực tế so với sổ sách. + Chọn phương pháp khấu hao theo đường thẳng phù hợp với đặc thù TSCĐ của công ty. 4.5.2 Hạn chế - Về thực trạng sử dụng: Tuy công ty luôn chú trọng việc đầu tư, đổi mới TSCĐ nhưng tỷ trọng TSCĐ mới so với nguyên giá của tổng TSCĐ còn thấp. Hệ số hao mòn có xu hướng tăng cho thấy số lượng TSCĐ mới được công ty đầu tư vẫn chưa đủ để thay thế những TSCĐ cũ, lạc hậu. Hiệu suất sử dụng TSCĐ và sức sinh lợi của TSCĐ giảm dần qua các năm cho thấy công ty chưa sử dụng có hiệu quả TSCĐ hiện có, hiệu quả mà TSCĐ mang lại cho hoạt động kinh doanh là chưa cao. - Về thực trạng quản lý TSCĐ: + Công ty chưa theo dõi TSCĐ tại nơi sử dụng để nắm rõ tình hình sử dụng TSCĐ tại các phòng ban, bộ phận làm cho công tác quản lý TSCĐ gặp chút khó khăn. + Không có văn bản cụ thể quy trách nhiệm cho cá nhân trực tiếp sử dụng TSCĐ nên khi TSCĐ hư hỏng, mất mát thì khó quy trách nhiệm bồi thường. + Số lượng TSCĐ của công ty là rất lớn nhưng công tác kiểm kê chỉ được thực hiện mỗi năm một lần nên sẽ không theo dõi chặt chẽ số lượng thực tế của TSCĐ, nếu xảy ra trường hợp thừa, thiếu thì sẽ khó tìm ra nguyên nhân và gặp khó khăn trong việc điều chỉnh sổ sách. 106 CHƯƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ HẬU GIANG 5.1 CƠ SỞ ĐỀ RA GIẢI PHÁP Qua quá trình tìm hiểu và phân tích về công tác kế toán TSCĐ và tình hình quản lý và sử dụng TSCĐ tại Công ty Cổ phần Vật tư Hậu Giang nhận thấy bên cạnh những ưu điểm giúp cho công tác kế toán, quản lý và sử dụng TSCĐ được tiến hành một cách hiệu quả thì công ty cũng còn một số hạn chế nhất định: - Chưa theo dõi, ghi nhận đầy đủ các TSCĐ vô hình cụ thể là phần mềm kế toán trên máy vi tính. - Chưa sử dụng sổ theo dõi TSCĐ tại nơi sử dụng. - Kế hoạch đầu tư và sử dụng TSCĐ chưa mang lại hiệu quả cao. - Chưa có văn bản cụ thể quy định trách nhiệm cho từng cá nhân sử dụng TSCĐ cụ thể. - Công tác kiểm kê mỗi năm một lần chưa theo dõi chặt chẽ số lượng cũng như chất lượng của các TSCĐ trong công ty. - Trình độ các nhân viên trong công ty chưa đồng đều. Nhằm giúp Công ty có những định hướng cải thiện những hạn chế trên, sau đây là một số giải pháp được đề ra nhằm góp phần hoàn thiện hơn trong công tác kế toán, quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại công ty. 5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY 5.2.1 Giải pháp hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định - Công ty nên theo dõi và ghi nhận phần mềm kế toán là một TSCĐ vô hình của công ty để phản ánh chính xác hơn giá trị TSCĐ của công ty. - Công ty nên sử dụng Sổ theo dõi tài sản cố định và dụng cụ tại nơi sử dụng (Mẫu số S22-DN Ban hành kèm theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/3/2006 của Bộ Tài Chính) tại các phòng ban, bộ phận để ghi chép tình hình 107 tăng, giảm TSCĐ trong phạm vi phòng ban, bộ phận đó quản lý và sử dụng để quản lý TSCĐ của toàn công ty một cách chặt chẽ hơn. - Ngoài ra, công ty nên có thêm Danh sách tài sản cố định tại nơi sử dụng để tổng hợp thông tin về TSCĐ được cấp trong mỗi phòng ban, bộ phận để dễ dàng trong việc quản lý và theo dõi TSCĐ của công ty. - Đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của các nhân viên phòng kế toán để đảm bảo sự đồng bộ trong chuyên môn và trong xử lý các vấn đề về kế toán. 5.2.2 Giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý tài sản cố định - Thực hiện quản lý TSCĐ đối với từng cá nhân: công ty nên có sự quản lý chặt chẽ đối với từng cá nhân trực tiếp sử dụng TSCĐ nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm của nhân viên trong việc quản lý và sử dụng TSCĐ, đồng thời có thể gắn trách nhiệm bồi thường khi xảy ra tình trạng hư hỏng, mất mát TSCĐ. Ban hành văn bản cụ thể quy định về trách nhiệm và nghĩa vụ cho mỗi cá nhân sử dụng TSCĐ cụ thể. Để quản lý TSCĐ đối với từng cá nhân công ty có thể phân quyền cho từng phòng ban, bộ phận tự quản lý TSCĐ do các nhân viên của phòng ban, bộ phận đó sử dụng. Các bộ phận này có thể lập sổ theo dõi TSCĐ theo từng cá nhân trực tiếp sử dụng để quản lý được dễ dàng hơn, sổ này có thể bao gồm các mục như: họ tên nhân viên, phòng ban, bộ phận, tên TSCĐ sử dụng, thời gian bắt đầu sử dụng, thời gian không còn sử dụng,… - Tổ chức chặt chẽ công tác kiểm kê TSCĐ: Vì số lượng TSCĐ của công ty là rất lớn công ty nên tổ chức công tác kiểm kê TSCĐ mỗi năm 2 lần vào ngày giữa năm và ngày cuối năm để có thể theo dõi chặt chẽ số lượng và tình trạng TSCĐ của công ty đồng thời giảm bớt sự khó khăn trong việc điều chỉnh sổ sách khi phát hiện thừa, thiếu TSCĐ. 5.2.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định - Lên kế hoạch đầu tư TSCĐ: giúp công ty xác định được chính xác nhu cầu cho từng loại TSCĐ phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, tránh việc đầu tư không đúng gây nên sự lãng phí. Việc lên kế hoạch đầu tư cũng đảm bảo cho các TSCĐ được mua sắm, xây dựng với chất lượng tốt, giá cả hợp lý, đồng thời cũng sẽ giúp công ty có kế hoạch tuyển dụng và đào tạo công nhân phù hợp với trình độ trang bị TSCĐ. 108 - Có phương án đầu tư TSCĐ hợp lý: vì TSCĐ thường có giá trị lớn nên khi đầu tư cho TSCĐ công ty phải bỏ ra một số vốn khá lớn. Trong trường hợp nguồn vốn của công ty không đủ đáp ứng nhu cầu mua mới TSCĐ hay trong một vài trường hợp công ty chỉ cần sử dụng TSCĐ trong một thời gian ngắn thì công ty có thể thuê TSCĐ bằng hình thức thuê hoạt động hay thuê tài chính nhằm giúp công ty giảm thiểu vốn đầu tư bên cạnh đó còn nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ vào sản xuất kinh doanh. - Đánh giá lại TSCĐ thường xuyên: cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ thì chất lượng và giá cả của TSCĐ ngày càng tăng, điều này làm cho giá trị hiện tại của TSCĐ trong công ty bị phản ánh sai lệch làm cho việc ghi chép sổ sách không còn chính xác nữa. Vì thế công ty cần tiến hành đánh giá lại TSCĐ thường xuyên để xác định đúng giá trị thực tế của TSCĐ, giúp cho việc ghi sổ sách chính xác hơn, đồng thời đánh giá được hiện trạng của TSCĐ để có những quyết định đầu tư, đổi mới phù hợp. - Có bộ phận đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ: nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ công ty nên thành lập một bộ phận để đánh giá các chỉ tiêu liên quan đến hiệu quả sử dụng TSCĐ để có cách nhìn nhận, đánh giá chính xác về năng lực hoạt động của TSCĐ giúp cho các nhà quản lý có những biện pháp, kế hoạch sử dụng TSCĐ một cách hiệu quả nhất. - Xử lý những TSCĐ không dùng đến: những TSCĐ không dùng đến nếu không được xử lý sẽ gây nên sự lãng phí, ứ động vốn. Vì thế đối với những TSCĐ cũ kỹ, lạc hậu, bị hư hỏng nặng công ty nên tiến hành thanh lý, nhượng bán để thu hồi một phần vốn đầu tư đã bỏ ra để đầu tư vào những TSCĐ mới, hiện đại. - Khi đầu tư TSCĐ mới công ty cần xem xét kỹ lưỡng chất lượng và giá cả của TSCĐ cần mua. Thu thập bảng báo giá từ nhiều nhà cung cấp để chọn lựa nhà cung cấp uy tín, chất lượng, giá cả hợp lý. - Chú trọng đào tạo đội ngũ nhân viên trong công ty, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Có chính sách khuyến khích người lao động phát huy năng lực làm việc, chủ động, sáng tạo, có tinh thần trách nhiệm trong việc sử dụng và quản lý hiệu quả TSCĐ thông qua chế độ tiền lương, khen thưởng. 109 CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN Với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường như hiện nay để tồn tại và phát triển bền vững thì các doanh nghiệp phải không ngừng phấn đấu để nâng cao chất lượng cũng như hiệu quả hoạt động kinh doanh. Để đạt được điều đó thì công tác quản lý và sử dụng TSCĐ là một nhân tố không thể thiếu vì TSCĐ đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong những năm gần đây doanh thu của Công ty Cổ phần Vật tư Hậu Giang không ngừng tăng qua các năm, hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng mở rộng với chất lượng sản phẩm ngày một cao hơn đã tạo được thương hiệu và uy tín đối với các khách hàng gần xa. Có được thành quả như hôm nay Công ty đã ra sức phấn đấu, phát huy thế mạnh và khắc phục những hạn chế trên nhiều phương diện khác nhau trong đó không thể không nói đến công tác quản lý và sử dụng TSCĐ tại công ty. Từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 công ty đã không ngừng đầu tư, mua sắm, đổi mới các loại TSCĐ nhằm mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao năng suất và hiệu quả hoạt động. Công tác quản lý TSCĐ của công ty được tổ chức và thực hiện khá tốt, thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước về sử dụng và trích khấu hao TSCĐ. Trong những năm qua tuy hiệu quả sử dụng TSCĐ của công ty là chưa cao, đa số TSCĐ là những tài sản cũ đã giảm năng suất hoạt động nhưng công ty đã có những kế hoạch đầu tư, đổi mới TSCĐ, ra sức nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ bằng cách tận dụng hết công sức, phối hợp sử dụng các TSCĐ với nhau, nâng cao trình độ, tay nghề cho công nhân sử dụng TSCĐ và đã đạt được kết quả cao hơn trong 6 tháng đầu năm 2013. Trong thời gian tới với những kế hoạch và chính sách hợp lý thì công tác quản lý và hiệu quả sử dụng TSCĐ của công ty sẽ ngày càng nâng cao và hiệu quả hơn nữa góp phần làm tăng doanh thu và lợi nhuận, giúp công ty ngày càng phát triển và đứng vững trên thị trường. 6.2 KIẾN NGHỊ  Đối với Nhà nước: Nhà nước nên có những chính sách ưu đãi về thuế nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trong việc mua sắm, đầu tư cho TSCĐ. 110 Hầu hết các TSCĐ đều phải hoạt động bằng các loại nhiên liệu khác nhau, với giá cả xăng dầu tăng cao như hiện nay đã làm cho chi phí sản xuất kinh doanh tăng lên rất nhiều. Do đó Nhà nước cần có những chính sách điều chỉnh giá xăng dầu hợp lý nhằm giúp các doanh nghiệp hạ thấp chi phí sản xuất kinh doanh, mang lại hiệu quả kinh doanh cao hơn. Mặt khác công ty nên chủ động thích ứng với sự thay đổi về giá xăng dầu để có những chính sách điều chỉnh chi phí kinh doanh hợp lý. Nhà nước nên có những chính sách, văn bản hướng dẫn về việc mua sắm, đầu tư TSCĐ như thế nào là phù hợp với từng lĩnh vực kinh doanh để doanh nghiệp tham khảo và có kế hoạch đầu tư TSCĐ hợp lý. Nhà nước nên có các chính sách chỉ đạo các ngân hàng thương mại hỗ trợ doanh nghiệp có thể tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thể tự huy động vốn thông qua các hình thức phát hành cổ phiếu, trái phiếu, góp vốn liên doanh để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.  Đối với Ban lãnh đạo TP. Cần Thơ: Ban lãnh đạo TP. Cần Thơ nên thường xuyên tổ chức các cuộc họp gặp gỡ lãnh đạo các doanh nghiệp trên địa bàn để trao đổi, lấy ý kiến về những vướng mắc trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp để tìm ra hướng khắc phục và giải quyết các vấn đề. Tổ chức các khóa đào tạo nâng cao năng lực lãnh đạo, phổ biến kiến thức pháp luật và cung cấp thông tin kịp thời về những quy định hay những sửa đổi bổ sung về các văn bản pháp luật, thông tư hướng dẫn trong đó có những văn bản, thông tư hướng dẫn về chế độ quản lý và sử dụng TSCĐ cho các doanh nghiệp nắm bắt kịp thời và thực hiện đúng đắn theo quy định của Nhà nước. Tạo điều kiện thuận lợi về mặt bằng sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp góp phần giúp các doanh nghiệp có điều kiện đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. 111 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Võ Văn Nhị, 2006. Kế toán tài chính. Hà Nội: Nhà xuất bản Tài chính. 2. Bùi Văn Dương, 2004. Kế toán tài chính. Đại học kinh tế Thành Phố Hồ Chí Minh. 3. Bộ Tài Chính, 2013. Thông tư hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định. Hà Nội, tháng 4 năm 2013. 4. Trần Quốc Dũng, 2011. Bài giảng Kế toán tài chính 1. Đại học Cần Thơ. 5. Bộ Tài Chính, 2006. Quyết định về việc ban hành Chế độ Kế toán doanh nghiệp. Hà Nội, tháng 3 năm 2006. 6. Trần Quốc Dũng, 2011. Bài giảng Tổ chức thực hiện công tác kế toán. Đại học Cần Thơ. 112 [...]... trọng của công tác kế toán TSCĐ cũng như công tác quản lý và sử dụng TSCĐ trong doanh nghiệp tôi đã chọn đề tài “ Phân tích tình hình quản lý và sử dụng tài sản cố định tại Công ty Cổ phần Vật tư Hậu Giang làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Nghiên cứu về công tác kế toán TSCĐ tại Công ty Cổ phần Vật tư Hậu Giang, rút ra các ưu điểm và các... tồn tại trong công tác kế toán TSCĐ, đồng thời phân tích tình hình quản lý và hiệu quả sử dụng TSCĐ của công ty, từ đó đề ra các giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ và nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý và sử dụng TSCĐ tại công ty 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Tìm hiểu về thực trạng TSCĐ và công tác kế toán TSCĐ của Công ty Cổ phần Vật tư Hậu Giang - Phân tích tình hình quản lý và. .. khảo qua tài liệu: Lý Thị Hương Thủy (2011), Trường Đại học Cần Thơ, luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình quản lý và hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang Sự khác biệt giữa đề tài nghiên cứu với đề tài của tác giả Lý Thị Hương Thủy: - Đề tài luận văn của tác giả Lý Thị Hương Thủy tìm hiểu và phân tích về tình hình quản lý và hiệu quả sử dụng TSCĐ tại Công ty Cổ phần. .. tình hình sử dụng và hiệu quả sử dụng TSCĐ của công ty, từ đó đề ra các biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ của công ty 3 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.1 Khái quát về tài sản cố định 2.1.1.1 Khái niệm tài sản cố định Tài sản cố định là những tài sản có thể có hình thái vật chất cụ thể và cũng có thể chỉ tồn tại dưới hình thái giá trị được sử dụng để... và hiệu quả sử dụng TSCĐ của công ty qua các năm - Nhận xét về các ưu điểm và hạn chế trong công tác kế toán, quản lý, sử dụng TSCĐ của công ty Đề xuất các giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ cũng như công tác quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại công ty 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Phạm vi về không gian Đề tài được thực hiên tại Công ty Cổ phần Vật tư Hậu Giang, 184 Trần... Thuê tài sản được phân loại là thuê hoạt động nếu nội dung hợp đồng thuê tài sản không có sự chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản [2, trang 131-132] 2.1.2.4 Phân loại theo công dụng và tình hình sử dụng Phân loại theo công dụng và tình hình sử dụng TSCĐ trong doanh nghiệp được chia thành các loại: - Tài sản cố định đang dùng cho mục đích kinh doanh, bao gồm: + Tài sản. .. cứu và các khoản mục tư ng tự không đáp ứng được tiêu chuẩn và nhận biết TSCĐ vô hình được hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ - Tài sản cố định vô hình là quyền sử dụng đất: + Tài sản cố định vô hình là quyền sử dụng đất bao gồm:  Quyền sử dụng đất được nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp (bao gồm quyền sử dụng đất có thời hạn, quyền sử dụng. .. nước - Tài sản cố định chưa dùng là những TSCĐ được phép dự trữ để sử dụng cho tư ng lai - TSCĐ chờ xử lý là những TSCĐ hư hỏng chờ thanh lý [2, trang 131] 2.1.3 Đánh giá tài sản cố định 2.1.3.1 Nguyên giá tài sản cố định a) Xác định nguyên giá TSCĐ hữu hình Theo Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/04/2013 của Bộ Tài chính quy định về việc xác định nguyên giá TSCĐ như sau: 8 - Tài sản cố định hữu hình. .. khía cạnh là công tác kế toán TSCĐ và phân tích tình hình quản lý và hiệu quả sử dụng TSCĐ của Công ty Cổ phần Vật tư Hậu Giang: + Trong phần tìm hiểu về thực trạng công tác kế toán TSCĐ của công ty tôi sẽ tìm hiểu và trình bày về kế toán tăng, giảm, khấu hao và sữa chữa TSCĐ của công ty, các trình tự, thủ tục, các chứng từ phát sinh cho đến việc ghi chép và phản ánh vào sổ sách kế toán TSCĐ, từ đó đánh... bổ chính xác chi phí sửa chữa TSCĐ vào chi phí đối tư ng sử dụng liên quan - Xác định đúng và hạch toán kịp thời kết quả thanh lý, nhượng bán tài sản cố định; tham gia kiểm kê, đánh giá, lập các báo cáo và phân tích về TSCĐ [2, trang 147] 2.1.5 Tổ chức hạch toán kế toán tài sản cố định trong doanh nghiệp 2.1.5.1 Kế toán tình hình tăng, giảm tài sản cố định a) Chứng từ kế toán sử dụng Mọi trường hợp

Ngày đăng: 09/10/2015, 23:15

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w