1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM ĐẬU PHỘNG TẠI CÔNG TY CP TÂN TÂN ppt

84 1,4K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 84
Dung lượng 2,52 MB

Nội dung

Và vớimong muốn đóng góp một phần kiến thức của mình để nâng cao sản lượng tiêuthụ sản phẩm của nền kinh tế nói chung và của công ty nói riêng, em chọn đề tài “Phân tích tình hình tiêu t

Trang 1

KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

- -LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Đề tài:

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM ĐẬU PHỘNG TẠI CÔNG TY CP TÂN TÂN

MSSV: 4054135 LỚP: KTNN 1 – K31

Cần Thơ, 5/2009

Trang 2

LỜI CẢM TẠ

Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, em xin chân thành

cảm ơn quý thầy cô của Khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh cũng

như quý thầy cô của Trường Đại Học Cần Thơ đã tận tình giảng dạy,

truyền đạt kiến thức lẫn phương pháp cho em trong suốt bốn năm học

qua Đây là niềm tin và là cơ sở vững chắc nhất để em hoàn thành

luận văn tốt nghiệp này

Trân trọng cảm ơn cô Trương Khánh Vĩnh Xuyên đã hướng

dẫn nhiệt tình và bổ sung cho em những kiến thức còn khiếm khuyết

để em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này trong thời gian nhanh nhất

và hiệu quả nhất

Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo của Công ty cổ

phần Tân Tân, các Cô, Chú, Anh, Chị ở các phòng ban Đặc biệt là

Anh Linh, chị Quyên ở bộ phận kế toán đã nhiệt tình giúp đỡ, hướng

dẫn, cung cấp những số liệu cần thiết để em hoàn thành luận văn tốt

nghiệp của mình đúng thời hạn, đúng yêu cầu, giúp em tìm hiểu thực

tế về quá trình hoạt động của Công Ty

Sau cùng em xin gởi lời chúc sức khoẻ và lòng biết ơn sâu

sắc đến quý Thầy cô trường Khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh

Đại học Cần Thơ cũng như các cô chú anh chị trong công ty

Xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN



-Tôi xin cam đoan đề tài luận văn này là do chính tôi thực hiện, các số liệuthu thập và kết quả phân tích được trong đề tài là trung thực, đề tài không trùngvới bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào

Cần Thơ, ngày 25 tháng 4 năm 2009

Sinh viên thực hiện

Trần Phan Đoan Khánh

Trang 4

NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP



-

Trang 5

BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC



- Họ và tên người hướng dẫn:

 Học vị:

 Chuyên ngành:

 Cơ quan công tác:

 Tên học viên:

 Mã số sinh viên:

 Chuyên ngành:

 Tên đề tài:

NỘI DUNG NHẬN XÉT 1 Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo

2 Về hình thức

3 Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài

4 Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn

5 Nội dung và các kết quả đạt được

6 Các nhận xét khác

7 Kết luận

Cần Thơ, ngày…… tháng ……năm ……

NGƯỜI NHẬN XÉT

Trang 6

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN



-

Cần Thơ,ngày … tháng … năm…

NGƯỜI NHẬN XÉT

Trang 7

MỤC LỤC

Trang

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1

1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu 1

1.1.1 Sự cần thiết nghiên cứu 1

1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn 2

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3

1.2.1 Mục tiêu chung 3

1.3 Các giả thuyết cần kiểm định và câu hỏi nghiên cứu 3

1.3.1 Các giả thuyết cần kiểm định 3

1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu 3

1.4 Phạm vi nghiên cứu 4

1.4.1 Không gian 4

1.4.2 Thời gian 4

1.4.3 Đối tượng nghiên cứu 4

1.5 Lược khảo tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu 4

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6

2.1 Phương pháp luận 6

2.1.1 Một số vấn đề chung về phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm 6

2.1.2 Các chỉ tiêu để đánh giá sự ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ được sử dụng trong phân tích 7

2.1.3 Các chỉ tiêu để nâng cao khối lượng tiêu thụ được sử dụng trong phân tích 8

2.1.4 Ý nghĩa và nhiệm vụ phân tích 10

2.2 Phương pháp nghiên cứu 11

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 11

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu 11

CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN TÂN TÂN 15

3.1 Khái quát chung về Công ty Cổ Phần Tân Tân 15

Trang 8

3.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, loại hình và lĩnh vực kinh doanh 16

3.1.3 Cơ cấu mặt hàng kinh doanh (sản phẩm) 18

3.1.4 Cơ cấu thị trường 18

3.1.5 Cơ cấu tổ chức và quản lí của công ty Cổ phần Tân Tân 19

3.1.6 Tình hình nhân sự 21

3.2 Khái quát tình hình hoạt động công ty 22

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ ĐẬU PHỘNG CÔNG TY CỔ PHẦN TÂN TÂN 25

4.1 Phân tích doanh thu theo cơ cấu mặt hàng 25

4.2 Sơ đồ kênh phân phối tiêu thụ sản phẩm đậu phộng 30

4.3 Phân tích tiêu thụ sản phẩm đậu phộng theo thị trường 31

4.4 Phân tích chi phí trong tiêu thụ 34

4.5 Đánh giá hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm 36

4.5.1 Đánh giá dựa vào kế hoạch 36

4.5.2 Đánh giá dựa vào các thông số/ chỉ số kinh tế 42

CHƯƠNG 5: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM 44

5.1 Nguyên nhân chủ quan (thuộc về công ty) 44

5.1.1 Tình hình cung cấp ( thu mua) 44

5.1.2 Giá bán 44

5.1.3 Chất lượng sản phẩm và uy tín của công ty trên thương trường 46

5.1.4 Phương thức tiêu thụ và phương thức thanh toán 46

5.2 Nhân tố khách quan 47

5.2.1 Thuộc chính sách nhà nước 47

5.2.2 Các yếu tố kinh tế 48

5.2.3 Phân tích độ co giãn của cầu 49

5.2.4 Nhân tố khách hàng 50

5.3 Dự báo lượng tiêu thụ năm 2009 50

5.4 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lượng tiêu thụ thông qua phương trình hồi quy 52

5.5 Điểm mạnh và điểm yếu trong khâu tiêu thụ sản phẩm 54

Trang 9

5.5.2 Điểm yếu 54

CHƯƠNG 6: MỘT SỐ BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC TIÊU THỤ SẢN PHẨM 56

6.1 Giá cả 56

6.2 Đảm bảo chất lượng sản phẩm 57

6.3 Đẩy mạnh tiến độ sản xuất, tăng sản lượng sản xuất 58

6.4 Tình hình tồn kho 59

6.5 Phương thức tiêu thụ và phương thức thanh toán 59

6.6 Định vị thị trường mục tiêu 60

6.7 Tấn công thị trường nội địa 62

6.8 Chiến lược xúc tiến trợ bán hàng 64

CHƯƠNG 7: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 65

7.1 Kết luận 65

7.2 Kiến nghị 65

7.2.1 Đối với ban lãnh đạo công ty 65

7.2.2 Đối với nhà nước 66

TÀI LIỆU THAM KHẢO 67 PHỤ LỤC

Trang 10

DANH MỤC BẢNG

Trang

Bảng 1: Tình hình nhân sự của công ty năm 2008 21

Bảng 2: Bảng tỷ lệ trình độ lao động 21

Bảng 3: Khái quát tình hình hoạt động của công ty 23

Bảng 4: Bảng doanh thu theo cơ cấu mặt hàng 2006-2008 26

Bảng 5: Bảng tiêu thụ sản phẩm đậu phộng theo thị trường 31

Bảng 6: Bảng chi phí trong tiêu thụ hàng hóa 35

Bảng 7: Bảng xuất - nhập - tồn sản phẩm đậu phộng 37

Bảng 8: Bảng chênh lệch xuất- nhập - tồn giữa thực hiện và kế hoạch 37

Bảng 9: Bảng xuất - nhập - tồn 39

Bảng 11: Bảng tiêu thụ sản phẩm của công ty 2006-2008 40

Bảng 12: Bảng các thông số / tỷ số kinh tế 43

Bảng 13: Bảng giá đậu phộng nước cốt dừa 18gr/400gói 46

Bảng 14: Bảng chi phí bán hàng và khối lượng hàng bán (2007-2008) 51

Bảng 15: Bảng các trị số cơ sở thống kê 51

Bảng 17: Bảng số lượng sản phẩm tiêu thụ theo giá và chi phí quảng cáo 53

Trang 11

DANH MỤC HÌNH

Trang

Hình 1: Sơ đồ marketing hỗn hợp 10

Hình 2: Sơ đồ cơ cấu mặt hàng kinh doanh (sản phẩm) 18

Hình 3: Sơ đồ tổ chức công ty 20

Hình 4: Biểu đồ tình hình nhân sự năm 2008 21

Hình 5: Biểu đồ tỷ lệ trình độ lao động 22

Hình 6: Biểu đồ doanh thu và lợi nhuận 24

Hình 7: Biểu đồ tỷ trọng doanh thu theo cơ cấu mặt hàng 2006-2008 28

Hình 8: Sơ đồ kênh phân phối hàng hoá trong nước 29

Hình 9: Sơ đồ kênh phân phối hàng hoá ngoài nước 30

Hình 10: Biểu đồ tỷ trọng doanh thu đậu phộng theo cơ cấu thị trường giai đoạn 2006-2008 33

Hình 11: Biểu đồ tình hình tiêu thụ sản phẩm đậu phộng nước dừa (2006-2008)41 Hình 12: Đường cầu co giãn 49

Trang 12

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1.1 Sự cần thiết nghiên cứu

Trong tình hình nền kinh tế hiện nay, công ty nào cũng vậy tiêu thụ luôn

là mối quan tâm cần thiết Mặc dù sản xuất là chức năng trực tiếp tạo ra sảnphẩm song tiêu thụ lại đóng vai trò là điều kiện tiền đề không thể thiếu được đểsản xuất đạt hiệu quả Tiêu thụ là sự tồn tại và phát triển của công ty, tiêu thụgiúp thu hồi những chi phí liên quan đến quá trình sản xuất Có tiêu thụ được sảnphẩm thì các hoạt động của công ty mới có thể diễn ra một cách liên tục, đảmbảo cho công ty đạt được mục tiêu và phát triển Một công ty có khối lượng tiêuthụ lớn sẽ mang lại lợi nhuận cao nhờ vậy công ty có thể mở rộng thêm quy mô

Mặc khác môi trường kinh doanh luôn biến động, thị trường luôn vậnđộng theo những quy luật vốn có của nó Trong khi đó mọi công ty đều muốnchiến thắng trong cạnh tranh và dành thắng lợi trong thị trường Muốn vậy chỉ cócách là cũng cố và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty

Đặc biệt là trong cơ chế thị trường hiện nay khi mà mọi công ty gắn mìnhvới thị trường thì hoạt động tiêu thụ lại càng có vị trí quan trọng hơn nó có ýnghĩa quyết định đến mọi hoạt động của công ty Hoà mình với thị trường, mọicông ty luôn luôn muốn thông qua tiêu thụ để nâng cao lợi nhuận Chính vì vậymọi công ty đều có phương châm “Chỉ bán cái mà thị trường cần chứ không phảibán cái mà công ty có” Vì thế muốn đạt được hiệu quả thì nhà quản lý cần phảinhanh chóng nắm bắt những tín hiệu của thị trường, xác định đúng nhu cầu thịtrường Muốn vậy các công ty cần nắm được những nhân tố ảnh hưởng, mức độ

và xu hướng tác động của từng nhân tố đến tình hình tiêu thụ của công ty Điềunày được thực hiện dựa trên cơ sở “Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm”

Từ những nhận định ở trên, thấy được tầm quan trọng của tiêu thụ Và vớimong muốn đóng góp một phần kiến thức của mình để nâng cao sản lượng tiêuthụ sản phẩm của nền kinh tế nói chung và của công ty nói riêng, em chọn đề tài

“Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm đậu phộng tại Công ty cổ phần Tân Tân” làm đề tài luận văn tốt nghiệp.

Trang 13

1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn

Trong thời điểm cơn khủng hoảng kinh tế toàn cầu và những khó khăntrong nước đã đặt nền kinh tế Việt Nam trước nhiều thách thức, khó khăn có thể

sẽ tiếp tục kéo dài Trước hoàn cảnh đó, Việt Nam không thể đi ngược dòng bão

tố Những tác động của khủng hoảng chắc chắn sẽ không tránh khỏi Nếu nhưtháng 3-2008 chúng ta ngồi bàn chống lạm phát thì giờ ngồi bàn ngăn chặn suygiảm kinh tế Nhiều công ty đã giảm phân nửa công suất do bán hàng khôngđược, số khác bắt đầu sa thải công nhân Hiện nay nhìn chung tình hình sản xuấtkinh doanh của các ngành đều có chiều hướng suy giảm Nền kinh tế Việt Namđang đối mặt với cả những khó khăn của biến động kinh tế thế giới và những hạnchế nội tại trong nước Những chính sách thắt chặt tiền tệ một mặt góp phần hạnchế lạm phát nhưng cũng khó khăn cho phát triển sản xuất kinh doanh, tiêu dùng

và tốc độ tăng trưởng kinh tế

Vì thế, đã làm cho lượng tiêu thụ trong cả nước bị giảm đi Người dânkhông tiêu sài nhiều như trước nữa “Ông Bùi Bá Cường-vụ trưởng Vụ Hệ thôngtài khoản quốc gia (Tổng cục thông kê) – cho biết lượng hàng tồn kho của cáccông ty Việt Nam tính đến cuối năm 2008 đã lên tới 5% GDP (tức khoản 4,5 tỉUSD) - một mức rất cao so với trung bình 2% của các năm trước.”

Chúng ta đang đối mặt với những biến động phức tạp của tình hình kinh tếthế giới Nhận thức được tầm quan trọng của tiêu thụ nên nhiều công ty hiện nay

đã không ngừng chú trọng đến khâu tiêu thụ Tuy nhiên việc áp dụng phươngpháp nào để thúc đẩy công tác tiêu thụ lại hoàn toàn không giống nhau ở cáccông ty Nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: đặc điểm của sản phẩm mà công

ty sản xuất, các điều kiện hiện có của công ty…Công ty phải biết lựa chọn cácbiện pháp phù hợp để không ngừng nâng cao hiệu quả của hoạt động tiêu thụ Cónhư vậy thì hiệu quả kinh doanh của công ty mới nâng cao và giúp công ty thựchiện các mục tiêu đề ra

Trang 14

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1 Phân tích chung về tình hình tiêu thụ hàng hoá tại công ty

2 Tìm ra những nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ

3 Phân tích độ co giãn ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ

4 Dự báo lượng tiêu thụ hàng hoá

5 Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tiêu thụ sảnphẩm

Với những mục tiêu cụ thể trên nhằm giúp công ty có thể mở rộng thịtrường tiêu thụ sản phẩm, tăng thị phần trên thị trường, tăng năng lực cạnh tranhvới các loại sản phẩm khác trên thị trường

1.3 CÁC GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Các giả thuyết cần kiểm định

1 Giá của sản phẩm tăng lên sẽ dẫn đến giảm khối lượng tiêu thụ của côngty

2 Chi phí quảng cáo tăng lên thì khối lượng tiêu thụ tăng lên

3 Tình hình cung cấp (đầu vào) không ổn định ảnh hưởng đến tình hình tiêuthụ sản phẩm của công ty

4 Phương thức tiêu thụ và phương thức thanh toán khá linh hoạt sẽ tăng khốilượng tiêu thụ sản phẩm

1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu

1 Hàng tồn kho có ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ sản phẩm của công tyhay không?

2 Chất lượng sản phẩm có ảnh hưởng đến lượng tiêu thụ sản phẩm không?

3 Công ty phải đưa ra chính sách gì để nâng cao mối quan hệ giữa công ty

và khách hàng?

4 Giá cả đầu ra của sản phẩm ảnh hưởng như thế nào đến việc tiêu thụ?

Trang 15

Số liệu đề tài được thu thập từ năm 2006 đến năm 2008.

Luận văn được thực hiện trong thời gian từ ngày 02/02/2008 đến ngày25/4/2008

1.4.3 Đối tượng nghiên cứu

Công ty cổ phần Tân Tân với sản phẩm đa dạng, phong phú nhưng vì sốlượng trang nghiên cứu của đề tài có giới hạn nên trong đề tài này chỉ đề cập vànghiên cứu tình hình tiêu thụ của một nhóm loại sản phẩm chính là đậu phộngtrong đó tập trung nghiên cứu sản phẩm đậu phộng nước cốt 18gr và đây là sảnphẩm được tiêu thụ với số lượng lớn trong công ty

1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Trong quá trình học tập, nghiên cứu, tìm hiểu vấn đề về tình hình tiêu thụcủa công ty Tôi đã tham khảo nhiều bài viết của các nhà kinh tế đầu ngành, củathầy cô, của các anh (chị) sinh viên các khóa trước và trên một số báo tạp chí.Nhìn chung mỗi vấn đề nghiên cứu đề thể hiện được thực trạng, và đưa ra giảipháp ở một khía cạnh cụ thể nào đó, đều giúp cho người nghiên cứu, người đọc

có cái nhìn đúng đắn hơn về nền kinh tế đất nước Cụ thể như sau:

Chuyên đề tốt nghiệp “Biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại CtyTNHH Cao Thắng” năm 2004 của Trần Đình Nguyên khoa Kinh Tế Trường ĐạiHọc Quốc Gia TP Hồ Chí Minh Đề tài khái quát được tình hình tiêu thụ củacông ty có tiến triển nhưng bên cạnh đó công ty gặp không ít những khó khănảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ Trước những khó khăn đó tác giả đã đề ranhững giải pháp nhằm nâng cao sản lượng tiêu thụ Nhưng chuyên đề chưa phântích sâu sắc tình hình tiêu thụ chỉ khái quát được sản phẩm tiêu thụ qua các năm

và đưa ra những ảnh hưởng không bám sát với thực tế nên gặp khó khăn trongviệc đề ra giải pháp

Trang 16

Và trong đề tài nghiên cứu này chủ yếu là xoáy sâu phân tích tình hìnhtiêu thụ, tìm hiểu về dạng kênh phân phối tiêu thụ và đánh giá được hiệu quả hoạtđộng của công ty Đề tài còn sử dụng công cụ phân tích như mô hình hồi quy(dùng phần mềm SPSS) để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lượng tiêu thụnên làm cho cho việc phân tích dễ hiểu hơn Bên cạnh đó đề tài còn đưa ra điểmmạnh và điểm yếu của công ty từ đó đưa ra giải pháp một cách dễ dàng hơn.

Trang 17

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN

2.1.1 Một số vấn đề chung về phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm 2.1.1.1 Tiêu thụ

Hiểu theo nghĩa rộng: tiêu thụ hàng hoá là một quá trình kinh tế bao gồm

nhiều khâu bắt đầu từ việc nghiên cứu thị trường, xác định nhu cầu công ty cầnthỏa mãn, xác định mặt hàng kinh doanh và tổ chức sản xuất (Công ty sản xuất)hoặc các tổ chức hoặc tổ chức cung ứng hàng hoá (Công ty thương mại) và cuốicùng là việc thực hiện các nghiệp vụ bán hàng nhằm đạt mục đích cao nhất

Hiểu theo nghĩa hẹp: tiêu thụ sản phẩm hàng hoá được hiểu như là hoạt

động bán hàng và việc chuyển quyền sở hữu hàng hoá của công ty cho kháchhàng đồng thời thu tiền về

Vậy tiêu thụ hàng hoá được thực hiện thông qua hoạt động bán hàng củacông ty nhờ đó hàng hoá được chuyển thành tiền thực hiện vòng chu chuyển vốntrong công ty và chu chuyển tiền tệ trong xã hội, đảm bảo phục vụ cho nhu cầucủa xã hội

Tiêu thụ hàng hoá là khâu cuối cùng của chu kì sản xuất kinh doanh, làyếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của công ty

2.1.1.2 Sản phẩm

Theo C.Mác: Sản phẩm là kết quả của quá trình lao động dùng để phục vụcho việc làm thỏa mãn nhu cầu của con người Trong nền kinh tế thị trường,người ta quan niệm sản phẩm là bất cứ cái gì đó có thể đáp ứng nhu cầu thịtrường và đem lại lợi nhuận

Theo TCVN 5814: sản phẩm là “kết quả của các hoạt động hoặc các quátrình” (Quản lý chất lượng và đảm bảo chất lượng- Thuật ngữ và định nghĩa-TCVN 6814-1994)

Có nhiều cách phân loại sản phẩm theo những quan điểm khác nhau Mộttrong cách phân loại phổ biến là người ta chia sản phẩm thành 2 nhóm lớn:

Nhóm sản phẩm thuần vật chất: là những vật phẩm mang đặc tính

lý hóa nhất định

Trang 18

Nhóm sản phẩm phi vật phẩm: đó là các dịch vụ Dịch vụ là “kếtquả tạo ra do các hoạt động tiếp xúc giữa người cung ứng và kháchhàng và các hoạt động nội bộ của người cung ứng để đáp ứng nhucầu của khách hàng” (Quản lý chất lượng và đảm bảo chất lượng-Thuật ngữ và định nghĩa- TCVN5814-1994) Hoạt động dịch vụphát triển theo trình độ phát triển kinh tế và xã hội Ở các nướcphát triển thu nhập qua dịch vụ có thể đạt tới 60-70% tổng thu nhập

Giả sử biến cố y phụ thuộc vào biến cố x theo hàm số y = f(x) Khi đó, hệ

số co giãn của y theo x được định nghĩa như sau:

Hệ số co giãn cầu theo giá:

Dựa vào nguyên lí trên, công thức tính hệ số co giãn của cầu theo giá:

Công thức trên, tử số chính là phần trăm thay đổi của số cầu (QD) và mẫu

số chính là phần trăm thay đổi của giá (P) Từ công thức này ta rút ra được ýnghĩa của hệ số co giãn như sau: hệ số co giãn của cầu theo giá cho biết số phầntrăm thay đổi của hệ số cầu khi giá thay đổi 1%

1 Hệ số co giãn của cầu theo giá có giá trị âm hay bằng không do giá cả và

số cầu luôn thay đổi nghịch chiều nhau

Trang 19

2 Nếu e Q D P,   1 hay e Q D P,  1, các nhà kinh tế định nghĩa là cầu có co giãn

vì số phần trăm thay đổi của cầu lớn hơn số phần trăm thay đổi của giá

3 Nếu e Q D P,   1 hay e Q D P,  1, các nhà kinh tế định nghĩa là cầu co giãn đơn

vị Khi đó, số phần trăm thay đổi của số lượng cầu bằng bằng đúng với tỷ

lệ thay đổi của giá

4 Nếu e Q D P,   1 hay e Q D P,  1các nhà kinh tế định nghĩa là cầu không cogiãn vì số phần trăm thay đổi của lượng cầu nhỏ hơn số phần trăm thayđổi của tăng giá

Độ co giãn là tỷ lệ so sánh giữa sự thay đổi của biến kết quả và của biếnkia là tác nhân Qua đó, độ co giãn chỉ ra rằng cứ một phần trăm thay đổi trongbiến độc lập (nguyên nhân) sẽ làm thay đổi bao nhiêu phần trăm trong biến phụthuộc (đối tượng phân tích)

2.1.3 Các chỉ tiêu để nâng cao khối lượng tiêu thụ được sử dụng trong phân tích: (Marketing)

2.1.3.1 Sản phẩm (product)

Sản phẩm bao gồm sản phẩm hữu hình và dịch vụ (mang tính chất vôhình) Nội dung nghiên cứu về chính sách sản phẩm trong marketing gồm: Xácđịnh chủng loại kiểu dáng, tính năng tác dụng của sản phẩm

Các chỉ tiêu chất lượng

Màu sắc sản phẩm, thành phầnNhãn hiệu sản phẩm

Bao bì sản phẩmChu kỳ sống sản phẩmSản phẩm mới

Thiết kế sản phẩm phải dựa trên cơ sở của những kết luận nghiêncứu thị trường nhằm bảo đảm cung cấp sản phẩm thoả mãn nhucầu, thị hiếu và các yêu cầu khác xuất hiện trong quá trình lựa chọnsản phẩm cho người tiêu dùng

Trang 20

Nghiên cứu giá cả hàng hóa cùng loại trên thị trườngNghiên cứu cung cầu và thị hiếu khách hàng để có quyết định vềgiá hợp lý

Chính sách bù lỗĐiều chỉnh giá theo sự biến động của thị trường

2.1.3.3 Phân phối (place)

Là quá trình đưa hàng hoá từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng qua hai dạng:Các kênh phân phối

Phân phối trực tiếpNội dung nghiên cứu về chính sách phân phối trong marketing bao gồm:Thiết kế và lựa chọn kênh phân phối hàng hóa

Mạng lưới phân phốiVận chuyển và dự trữ hàng hóa

Tổ chức hoạt động bán hàngCác dịch vụ sau khi bán hàng (lắp đặt, bảo hành, cung cấp phụtùng…)

Trả lương cho nhân viên bán hàngTrưng bày và giới thiệu hàng hóa

2.1.3.4 Yểm trợ bán hàng (promotion)

Là tập hợp những hoạt động mang tính chất thông tin nhằm gây ấn tượngđối với người mua và tạo uy tín đối với công ty Nó được thực hiện thông quanhững hình thức như quảng cáo, chào hàng, tổ chức hội chợ, triển lãm, các hìnhthức khuyến mãi, tuyên truyền, cổ động và mở rộng quan hệ với công chúng Những hoạt động yểm trợ phải thích hợp với từng hoàn cảnh, điều kiện cụ thểnhằm hướng vào phục vụ tối đa những mong muốn của khách hàng Vì vậy, biết

Trang 21

tính toán ngân sách yểm trợ đối với từng mặt hàng có tầm quan trọng đặc biệttrong kinh doanh Chiến lược 4P được tóm tắt theo sơ đồ 2.1

Hình 2.1: SƠ ĐỒ MARKETING HỖN HỢP 2.1.4 Ý nghĩa và nhiệm vụ của phân tích

Tiêu thụ sản phẩm là quá trình thực hiện giá trị và giá trị sử dụng của sảnphẩm hàng hóa Qua tiêu thụ sản phẩm chuyển từ hình thái hiện vật sang hìnhthái tiền tệ và kết thúc một vòng luân chuyển vốn Có tiêu thụ sản phẩm mới cóvốn để tiến hành tái sản xuất mở rộng, đẩy mạnh tốc độ luân chuyển vốn nângcao hiệu quả việc sử dụng vốn

Qua tiêu thụ tính chất hữu tích của sản phẩm mới được xác định một cáchhoàn toàn Có tiêu thụ được sản phẩm mới chứng tỏ năng lực kinh doanh củacông ty, thể hiện kết quả công tác nghiên cứu thị trường v.v…

Mặc khác qua tiêu thụ doanh nghiệp không những thu hồi được những chiphí vật chất trong quá trình sản xuất kinh doanh mà còn thực hiện được giá trị laođộng thặng dư, đây là nguồn quan trọng nhằm tích luỹ vào ngân sách, vào các

MARKETING HỖN HỢP

Chiến lược giá cả

-Bảng giá-Các chiết khấu-Mức lương-Thời kỳ thanhtoán

-Những hìnhthức tín dụng

-Tạo ra kênh-Bao trùmthị trường-Phân loạithị trường-Xác định vị tríthị trường-Kiểm trathị trường-Vận chuyển HH(giao thông)

Chiến lược xúc tiến trợ bán hàng

-Xúc tiến bánhàng

-Quảng cáo-Nguồn lựcbán hàng-Hoạt động quan

hệ xã hội-Marketing trựctiếp

Thị trường mục tiêu

Trang 22

quỹ của công ty nhằm mở rộng quy mô sản xuất và nâng cao đời sống cán bộnhân viên.

Như vậy, nhiệm vụ của người phân tích tình hình tiêu thụ của công ty gồmcác công việc chủ yếu sau đây:

Đánh giá đúng tình hình tiêu thụ về mặt số lượng, chất lượng mặthàng, đánh giá tính kịp thời của tiêu thụ

Tìm ra nguyên nhân và xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tốđến tình hình tiêu thụ

Đề ra các biện pháp nhằm đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm, tăngkhối lượng sản phẩm tiêu thụ về số lượng và chất lượng

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

Các số liệu và dữ liệu liên quan đến quá trình phân tích được thu thập chủyếu trong các báo cáo tài chính, báo cáo xuất khẩu của công ty, tạp chí sách báoliên quan đến kinh tế, từ nguồn internet, đồng thời, thông qua việc ghi nhận cácnhận xét, các đánh giá về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty do cácphòng ban cung cấp

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu (theo từng mục tiêu)

2.2.2.1 Phương pháp so sánh:

Là phương pháp xem xét chỉ tiêu phân tích dựa trên việc so sánh với mộtchỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc) nhằm xác định xu hướng và mức độ biến động củacác chỉ tiêu Đây là phương pháp đơn giản và được sử dụng nhiều nhất trong mọicông đoạn của phân tích hoạt động kinh tế

 Sử dụng phương pháp này cần nắm vững 2 nguyên tắc:

• Lựa chọn tiêu chuẩn so sánh: Tiêu chuẩn so sánh được chọn làm căn

Trang 23

 Số liệu kế hoạch.

• Điều kiện so sánh: cần quan tâm đến cả thời gian và không gian

 Về thời gian: Các chỉ tiêu được tính trong cùng một thời gian hạchtoán, phải thống nhất trên cả 3 mặt

 Cùng nội dung phản ánh

 Cùng một phương pháp tính

 Cùng đơn vị đo lường

 Về không gian: Các chỉ tiêu này cần quy đổi về cùng quy mô vàđiều kiện kinh doanh tương tự nhau

 Phương pháp so sánh cụ thể:

• So sánh bằng số tuyệt đối: Là kết quả của phép trừ giữa trị số kỳthực hiện so với kỳ kế hoạch của các chỉ tiêu kinh tế Số tuyệt đối là một chỉ tiêutổng hợp nhằm phản ánh quy mô, khối lượng của sự kiện

Tác dụng của so sánh: Phản ánh tình hình thực hiện kế hoạch sự

biến động về quy mô, khối lượng

Tăng (+) Giảm (-) tuyệt đối = Chỉ tiêu thực tế - Chỉ tiêu kế hoạch

• So sánh bằng số tương đối: Là kết quả của phép chia giữa trị số của

kỳ thực hiện so với kỳ kế hoạch của các chỉ tiêu kinh tế, là một chỉ tiêu tổng hợpbiểu hiện bằng số lần (%) phản ánh tình hình của sự kiện, khi số tuyệt đốikhông thể nói lên được

Tác dụng của so sánh: nhằm nghiên cứu tốc độ phát triển, tỷ trọng

trong cơ cấu tổng thể của các chỉ tiêu này

Có các loại số tương đối:

 Số tương đối kế hoạch

 Số tương đối hoàn thành kế hoạch

• So sánh mức biến động có điều chỉnh: Là kết quả của phép trừ giữatrị số của kỳ phân tích với trị số của kỳ gốc đã được điều chỉnh theo hệ số

Tăng (+) giảm (-) = Chỉ tiêu thực tế - Chỉ tiêu kế hoạch x Hệ số điều chỉnh

Chỉ tiêu kế hoạchChỉ tiêu thực tếMức độ hoàn thành kế hoạch =

Trang 24

 Phương pháp thống kê tổng hợp số liệu giữa các năm:

Phân tích và đánh giá các số liệu thứ cấp thu được từ các bảng báo cáohàng năm của công ty cổ phần Tân Tân và số liệu thứ cấp thu thập được thôngqua sách báo, tạp chí, internet,…

2.2.2.3 Phương pháp liên hệ cân đối

Là phương pháp dùng để phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố màgiữa chúng có mối liên hệ cân đối và chúng là nhân tố độc lập Một lượng thayđổi trong mỗi nhân tố sẽ làm thay đổi trong chỉ tiêu phân tích đúng một lượngtương ứng

Những liên hệ cân đối thường gặp trong phân tích như: tài sản và nguồnvốn; cân đối hàng tồn kho; đẳng thức quá trình kinh doanh; nhu cầu vốn và sửdụng vốn…

Ta có liên hệ cân đối

Tồn đầu kì + nhập trong kì = xuất trong kì + tồn cuối kì

Trong thực tế có rất nhiều bài toán kinh tế - cả lĩnh vực kinh doanh vàkinh tế học, phải cần đến phương pháp hồi quy đa biến

Một chỉ tiêu kinh tế chịu sự tác động cùng lúc của rất nhiều nhân tố thuậnchiều và trái chiều nhau Mặc khác, giữa những nhân tố lại cũng có sự tươngquan tuyến tính nội tại với nhau Phân tích hồi quy giúp ta vừa kiểm định lại giảthuyết về những nhân tố tác động và mức độ ảnh hưởng, vừa định lượng đượccác quan hệ kinh tế giữa chúng Từ đó làm nền tảng cho phân tích dự báo và cónhững quyết sách, phù hợp, hiệu quả, thúc đẩy tăng trưởng…

Trang 25

Phương trình hồi quy đa biến dưới dạng tuyến tính:

0 1 1 2 2 i i n n

Y b b X b X      b X b X   e

Trong đó: Y là biến số phụ (kết quả phân tích)

b0: là tung độ gốc

b1: Các độ gốc của phương trình theo các biến Xi

Xi:Các biến số (các nhân tố ảnh hưởng)e: các sai số

Lưu ý: Y trong phương trình trên được biểu hiện là Y ước lượng, người tathường viết dưới hình thức có nón (Y)

Mục tiêu của phương pháp hồi quy đa biến là dựa vào dữ liệu lịch sử cácbiến số Yi, Xidùng thuật toán để đi tìm các thông số b0và bi xây dựng phươngtrình hồi quy để dự báo cho ước lượng trung bình của biến Yi

Phần mềm được sử dụng để chạy chương trình hồi quy: SPSS

Trang 26

CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN TÂN TÂN 3.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TÂN TÂN

3.1.1 Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển

3.1.1.1 Vài nét sơ lược

Công ty được thành lập theo giấy phép số 176/GP-TLDN do Ủy ban nhândân tỉnh Bình Dương cấp ngày 15/07/1997 và đăng kí giấy phép kinh doanh số

042913 do sở kế hoạch đầu tư tỉnh Bình Dương cấp ngày 02/12/1997 Ngày11/03/2002 công ty đã được Phòng Đăng kí kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch đầu

tư cấp đổi giấy đăng kí kinh doanh số 4602000414

Tên công ty: Công ty Cổ Phần Tân TânTên giao dịch: TANTAN CORPORATIONTổng giám đốc: Trần Quốc Tân

Trụ sở chính đặt tại: 32C Ấp Nội Hóa, xã Bình An, huyện Dĩ An,tỉnh Bình Duơng

Điện thoại: 0650-3781968Fax: 0650-3781928Địa chỉ văn phòng: 780-720 Nguyễn Duy, Phường 12, Quận 8, Tp

Hồ Chí MinhĐiện thoại: (84-8) 38559407/3846232/39504726Fax: (84-8) 38577488

Email: tantan.co@tantan.vnWebsite: http://www.tantan.com.vnHình thức kinh doanh: chế biến, sản xuất lương thực thực phẩm chếbiến, các loại bánh kẹo

Hệ thống nhà xưởng: trên 45,000m2

3.1.1.2 Quá trình hình thành

Công ty được xây dựng từ năm 1984: Với xuất phát điểm là một cơ

sở chế biến sản phẩm đậu phộng chiên, Tân Tân đã không ngừnghọc hỏi, cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầungày càng cao của người tiêu dùng

Trang 27

Năm 1997: Xây dựng nhà máy mới tại tỉnh Bình Dương với diệntích trên 45.000 m² với 600 nhân viên.

Năm 1999: Cty thành lập chi nhánh đặt tại số 47/52A Lũy BánBích, Phường 20, quận Tân Bình, tp Hồ Chí Minh

Đầu năm 2002 Cty thành lập thêm chi nhánh hoạt động tại Hà Nội.Cuối năm 2005 Cty Tân Tân đã làm thủ tục bổ sung tăng vốn đểđạt mức vốn điều lệ 80 tỷ đồng

Đầu năm 2008 Cty tiến hành cổ phần hóa và chính thức đổi tênthành Cty CP Tân Tân

Tân Tân đã không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm thỏa mãn nhữngyêu cầu khắt khe của tổ chức quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA) Với mụcđích đảm bảo sản lượng và chất lượng đậu phộng - nguyên vật liệu chính trongsản xuất, Tân Tân đã và đang đầu tư hỗ trợ cung cấp giống đậu mới cho nông dân

ở các địa phương như Bình Dương, Củ Chi, Trà Vinh và Nghệ An Hơn thế nữa,việc này cũng giúp người nông dân yên tâm hơn về năng suất sản lượng câytrồng sau mỗi vụ thu hoạch trước khi cung cấp sản phẩm cho nhà máy

3.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, loại hình và lĩnh vực kinh doanh

3.1.2.1 Chức năng

Kinh doanh hàng công nghệ, thực phẩm công nghệ…

Sản xuất kinh doanh lương thực thực phẩm chế biến

Mua bán hương liệu, thực phẩm đã chế biến, sản xuất các loại bánhkẹo

Cho thuê nhà xưởngXây dựng công trình dân dụng và công nghiệpNghiên cứu khoa học kĩ thuật, chuyển giao công nghệ ngành chếbiến thực phẩm

3.1.2.2 Mục tiêu

Để tạo thế cạnh tranh vững mạnh và chỗ đứng vững chắc trên thị trường,công ty luôn hướng tới mục tiêu là phấn đấu hạ giá thành sản phẩm, bảo đảmchất lượng phù hợp với nhu cầu trong nước, đảm bảo có lãi, ổn định và nâng caođời sống của cán bộ công nhân viên, đảm bảo thực hiện các nghĩa vụ kinh tế và

Trang 28

tích lũy đầu tư Đồng thời công ty đã và đang cố gắng mở rộng thị trường tiêu thụ

ra nước ngoài ngày càng mạnh hơn

cả cán bộ, công nhân viên trong công ty

Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công nhân viên để không ngừng nângcao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, công nhân viên.Quan hệ chặc chẽ và làm tròn nghĩa vụ với các cơ quan nhà nước

và chính quyền địa phương

3.1.2.4 Quyền hạn

Công ty tự quyết định thực hiện các hợp đồng trong phạm vi, lĩnhvực, chức năng được quy định rõ ràng trong Giấy phép kinh doanh.Công ty tự chịu trách nhiệm về kế quả hoạt động kinh doanh củamình

Thiết bị, máy móc, vật tư xây dựng và phương tiện vận chuyển docông ty nhập khẩu, phải là sản phẩm mới

Trường hợp nhập thiết bị đã qua sử dụng phải tuân thủ các quyđịnh của pháp luật Việt Nam

Công ty có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và được mở tàikhoản tại ngân hàng theo các quy định của pháp luật Việt NamCông ty có nghĩa vụ nộp thuế thu nhập công ty và các loại thuếkhác theo quy định hiện hành tại thời điểm nộp thuế hàng năm choNhà nước

Công ty được quyền liên doanh, liên kết với các công ty khác.Công ty được quyền thành lập và đặt văn phòng đại diện ở nước

Trang 29

3.1.2.5 Loại hình công ty và quy mô

Công ty Cổ phần Tân Tân là công ty chế biến, sản xuất 100% vốntrong nước

Hình thức kinh doanh: chế biến, sản xuất lương thực thực phẩm chếbiến, các loại bánh kẹo

Lĩnh vực kinh doanh: tất cả các sản phẩm lương thực thực phẩmchế biến, các loại bánh kẹo

3.1.3 Cơ cấu mặt hàng kinh doanh (sản phẩm)

Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu mặt hàng kinh doanh (sản phẩm) 3.1.4 Cơ cấu thị trường

Bao gồm thị trường trong nước và ngoài nước Công ty Cổ phần Tân Tânxuất khẩu thành công đến thị trường của hơn 20 quốc gia trên thế giới như Mỹ,

Úc, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga, Thụy Điển, Đài Loan, Hongkong, Cộng hòaCzech, Ukraine, Thái Lan, Hàn Quốc, Malaysia, Nigeria, Nam Phi vàCampuchia Những thành quả này có được là nhờ sự nỗ lực của guồng máy R&Dtrong việc cải tiến quy trình sản xuất theo dây chuyền công nghệ tiên tiến từ các

đậu phộngsữa +Cappuccino

Socolathập cẩm

5 Happiness

Đậuphộngthập cẩmSnack +đậu phộng thập cẩm

Bánh

Nice SwettSocolaSocolaCrackerNice SweetBơ

Quy BơDừa

Snack

SnackalwaysSnackNutri

Trang 30

3.1.5 Cơ cấu tổ chức và quản lí của Công ty Cổ phần Tân Tân

Cơ chế tổ chức của công ty do tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc và Bankiểm soát phụ trách Tổng giám đốc là người có quyền quyết định và chịu tráchnhiệm cao nhất về tình hình hoạt động của công ty Các phó tổng giám đốc cùngban kiểm soát điều tra, giám sát tổng thể tất cả các phòng ban, giúp Tổng giámđốc điều hành và quản lí công ty, giám đốc các phòng ban là người điều hành,quản lí toàn bộ các phòng ban Giúp tổng giám đốc xây dựng và tổ chức thựchiện các chương trình công tác của công ty Tổ chức phối hợp các phòng ban vớinhau

Trang 32

TÌNH HÌNH NHÂN SỰ

10%

90%

Văn phòng Sản xuất

Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy rằng số lượng nhân công trong công ty

là rất lớn một phần nào chứng tỏ sự vững mạnh và quy mô của công ty

Hình 3.3: Biểu đồ tình hình nhân sự năm 2008

Nhìn vào bảng số liệu ta nhận thấy được rằng trình độ lao động của công

ty cũng khá cao đa số đều trên bật Phổ thông số nhân viên có trình độ cao cũngchiếm tỷ trọng đáng kể trong công ty

Trang 33

Nguồn: Phòng nhân sự

Hiện nay công ty có chương trình đào tạo thêm cho nhân viên về nghiệp

vụ để nâng cao trình độ chuyên môn, phục vụ tốt cho công việc, nhưng kèm theo

đó là quy định nhân viên được đào tạo phải gắn kết với công ty tối thiểu là mộtnăm Chương trình này rất có hiệu quả, và là cách đầu tư nhân lực tốt mà cáccông ty khác trong nước đang áp dụng

3.2 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY

Trang 35

BIỂU ĐỒ DOANH THU VÀ LỢI NHUẬN

Về mặt lợi nhuận năm 2007 tốc độ tăng là 29,65% so với năm 2006 tươngứng với phần tăng trị giá là 1.302 triệu đồng. Sang năm 2008 tốc độ tăng so vớinăm 2007 là 35% tương ứng với phần tăng giá trị là 1.992 triệu đồng.

=> Với số liệu này ta thấy tình hình hoạt động của công ty đi lên

Trang 36

CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ ĐẬU PHỘNG

CÔNG TY CỔ PHẦN TÂN TÂN 4.1 PHÂN TÍCH DOANH THU THEO CƠ CẤU MẶT HÀNG

Với quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh khá dài của mình, Công ty đãxây dựng được vị thế của mình trên thương trường, có mối quan hệ tốt đẹp vớikhách hàng, thị trường tiêu thụ sản phẩm tương đối ổn định Công ty với uy tín vàthương hiệu của mình đã không ngừng phát triển và ngày càng đa dạng các sảnphẩm để đáp ứng đầy đủ nhu cầu khách hàng

Trang 38

Nhận xét:

Qua bảng trên ta thấy có sự chênh lệch rất lớn về doanh thu tiêu thụ giữacác mặt hàng Nhóm mặt hàng đậu phộng là nhóm mặt hàng chủ lực và mang lạidoanh thu chủ yếu cho Công ty Năm 2006: tổng doanh thu toàn Công ty là 184.597triệu đồng trong đó từ đậu phộng là 163.848 triệu đồng cao gấp nhiều lần so vớicác sản phẩm khác Doanh thu từ nhóm sản phẩm Snack và 5 Happines còn quáthấp trong tổng doanh thu toàn Công ty Tương tự các năm khác cũng như vậy

Năm 2007: toàn thể cán bộ công nhân viên của Công ty cố gắng phấn đấunhằm mục tiêu tăng doanh số và lợi nhuận, kết quả là tổng doanh thu toàn Công tyđạt 215.768 triệu đồng, tăng về mặt giá trị là 31.171 triệu đồng (tức tăng 16,89%)

so với năm 2006 Doanh thu từ đậu phộng tăng cao nhất 20.828 triệu đồng (tứctăng 12,71%) Trong đó tốc độ tăng doanh thu của nhóm Snack là cao nhất41,72% Nhóm mặt hàng đậu phộng là nhóm sản phẩm đã có từ lâu, thị trường tiêuthụ tương đối ổn định nên tuy doanh thu có tăng nhiều nhất nhưng tốc độ có xuhướng chậm lại

Năm 2008: Xét về tổng doanh thu toàn Công ty thì tình hình tiêu thụ năm

2008 là tốt và đạt 261.079 triệu đồng, tăng 45.311 triệu đồng (tức tăng 21,00%),trong đó doanh thu từ đậu phộng tăng cao nhất 33.117 triệu đồng (tức tăng17,93%) Nhưng mặt hàng chiếm tỷ trọng tăng cao nhất là nhóm các mặt hàngkhác và bánh vì Công ty đã có đủ khả năng cạnh tranh về mặt hàng bánh so vớicác công ty khác trong ngành

Qua bảng trên cũng khẳng định vai trò đặc biệt quan trọng của sản phẩm đậuphộng đối với công ty Trong cơ cấu doanh thu toàn công ty thì doanh thu từ đậuphộng chiếm tỷ lệ rất cao từ 83,42%-88,76% trong khi doanh thu từ mặt hàng cònlại chiếm tỉ lệ thấp đặc biệt là Snach và 5 Happiness dao động 1,03% - 2,42%.Nguyên nhân chủ yếu là do nhu cầu của thị trường về mặt hàng đậu phộng thìcao trong khi đó không có nhiều công ty cạnh tranh về mặt hàng này thêm vào

đó đậu phộng Tân Tân với uy tín và thương hiệu đã lâu đời Còn những sảnphẩm còn lại chỉ tạo thêm sự đa dạng sản phẩm của công ty bên cạnh đó lại cónhiều công ty danh tiến khác cạnh tranh với thương hiệu rất vững như Kinh Đô,Bibica v.v…Nhưng không vì thế hạn chế tiêu thụ các mặt hàng đó mà Công ty

Trang 39

TỶ TRỌNG DOANH THU 2006

88.76%

1.03% 5.63%3.52% 1.06%

Đậu phộng Snack Bánh Các loại khác

Trong năm 2007: tỷ trọng doanh thu từ đậu phộng giảm dần nhưng vẫnchiếm tỷ trọng cao nhất 85,59%, các nhóm mặt hàng khác có tỷ trọng doanh thucao dần bánh chiếm tỷ trọng doanh thu 6,73%, các loại khác 4,23%, Snack2,13%, 5 Happiness 1,32%

Cuối năm 2008 thì tỷ trọng doanh thu của các nhóm sản phẩm có biến đổidần, mặt dù tỷ trọng doanh thu của đậu phộng có giảm so với các năm trướcnhưng vẫn chiếm tỷ trọng doanh thu cao Bên cạnh đó công ty cũng không ngừngphát triển các nhóm mặt hàng khác nên các tỷ trọng doanh thu của các nhóm mặthàng còn lại tăng đều qua các năm cụ thể Bánh đã tăng lên chiếm tỷ trọng doanhthu là 7,89%, kế đó các loại khác 5,02%, Snack 2,42%, 5 Happiness1,25%

So sánh tỷ trọng doanh thu qua các năm ta có nhận xét được rằng tỷ trọngdoanh thu từ đậu phộng giảm đều qua các năm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng doanhthu chủ yếu và lớn nhất Thêm vào đó, các nhóm mặt hàng khác tỷ trọng vẫn tăngnhẹ qua các năm Cụ thể như sau:

Trang 40

-Nhóm mặt hàng đậu phộng trong giai đoạn 2006-2008 thì tỷ trọngdoanh thu giảm từ 88,76% (năm 2006) xuống 83,42% (năm 2008)

- Nhóm mặt hàng Snack trong giai đoạn 2006-2008 thì tỷ trọng doanhthu tăng từ 1,03% (năm 2006) lên 2,42% (năm 2008)

- Nhóm mặt hàng bánh trong giai đoạn 2006-2008 thì tỷ trọng doanh thutăng từ 5,63% (năm 2006) lên 7,89% (năm 2008)

- Nhóm mặt hàng 5 happiness trong giai đoạn 2006-2008 thì tỷ trọngdoanh thu giảm từ 1,06% (năm 2006) xuống 1,25% (năm 2008)

- Nhóm các loại khác trong giai đoạn 2006-2008 thì tỷ trọng doanh thutăng từ 3,52% (năm 2006) lên 5,02% (năm 2008)

Nhìn chung, tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty là rất tốt Doanh thutiêu thụ sản phẩm liên tục tăng trong suốt giai đoạn 2006-2008 Điều này thể hiện sựphấn đấu trong hoạt động sản xuất kinh doanh và tính hiệu quả trong công tác tiêuthụ sản phẩm của Công ty Nhưng trong đó nhóm đậu phộng chiếm ưu thế nhiềunhất về doanh thu dựa vào đó chúng ta nên tập trung phát triển sản phẩm đậu phộng

4.2 SƠ ĐỒ KÊNH PHÂN PHỐI TIÊU THỤ SẢN PHẨM ĐẬU PHỘNG

Kênh phân phối tiêu thụ sản phẩm là một khâu rất quan trọng trong công ty.Như ta đã biết thị trường tiêu thụ sản phẩm đậu phộng của công ty rất lớn trongnước lẫn ngoài nước vì thế công ty phải lựa chọn kênh phôi phối nào gọn nhẹ tiếtkiệm được chi phí vận chuyển thời gian phân phối để đảm bảo chất lượng hàng bán

và giảm chi phí bán hàng nhằm để giảm giá hàng bán nâng cao năng lực cạnh tranh

Và công ty đã áp dụng các dạng kênh phân phối sau:

Trong nước:

Hình 4.2: Sơ đồ kênh phân phối hàng hóa

Ngày đăng: 22/03/2014, 15:21

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
4. Bùi Văn Trịnh (2007), Bài giảng phân tích hoạt động kinh doanh 5. Công ty CP Tân Tân: http://www.tantan.com.vn/ Link
1. Phạm Văn Dược (2005) Phân tích hoạt động kinh doanh, NXB Tổng Hợp TP.HCM Khác
2. Huỳnh Đức Lộng (1997), Phân tích hoạt động kinh tế doanh nghiệp, Nhà xuất bản Thống Kê Khác
3. Nguyễn Năng Phúc ( 2003), Phân tích kinh tế doanh nghiệp, NXB Tài Chính Khác
6. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty CP Tân Tân (2006- 2008) Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1: SƠ ĐỒ MARKETING HỖN HỢP 2.1.4. Ý nghĩa và nhiệm vụ của phân tích - Đề tài: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM ĐẬU PHỘNG TẠI CÔNG TY CP TÂN TÂN ppt
Hình 2.1 SƠ ĐỒ MARKETING HỖN HỢP 2.1.4. Ý nghĩa và nhiệm vụ của phân tích (Trang 21)
Hình thức kinh doanh: chế biến, sản xuất lương thực thực phẩm chế biến, các loại bánh kẹo. - Đề tài: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM ĐẬU PHỘNG TẠI CÔNG TY CP TÂN TÂN ppt
Hình th ức kinh doanh: chế biến, sản xuất lương thực thực phẩm chế biến, các loại bánh kẹo (Trang 29)
Hình 3.3: Biểu đồ tình hình nhân sự năm 2008 - Đề tài: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM ĐẬU PHỘNG TẠI CÔNG TY CP TÂN TÂN ppt
Hình 3.3 Biểu đồ tình hình nhân sự năm 2008 (Trang 32)
Bảng 3.1: Tình hình nhân sự của công ty năm 2008 - Đề tài: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM ĐẬU PHỘNG TẠI CÔNG TY CP TÂN TÂN ppt
Bảng 3.1 Tình hình nhân sự của công ty năm 2008 (Trang 32)
Hình 3.4: Biểu đồ tỷ lệ trình độ lao động - Đề tài: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM ĐẬU PHỘNG TẠI CÔNG TY CP TÂN TÂN ppt
Hình 3.4 Biểu đồ tỷ lệ trình độ lao động (Trang 33)
Hình 3.5: Biểu đồ doanh thu và lợi nhuận - Đề tài: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM ĐẬU PHỘNG TẠI CÔNG TY CP TÂN TÂN ppt
Hình 3.5 Biểu đồ doanh thu và lợi nhuận (Trang 35)
Hình 4.1: Biểu đồ tỷ trọng doanh thu theo cơ cấu mặt hàng 2006-2008 - Đề tài: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM ĐẬU PHỘNG TẠI CÔNG TY CP TÂN TÂN ppt
Hình 4.1 Biểu đồ tỷ trọng doanh thu theo cơ cấu mặt hàng 2006-2008 (Trang 39)
4.2. SƠ ĐỒ KÊNH PHÂN PHỐI TIÊU THỤ SẢN PHẨM ĐẬU PHỘNG - Đề tài: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM ĐẬU PHỘNG TẠI CÔNG TY CP TÂN TÂN ppt
4.2. SƠ ĐỒ KÊNH PHÂN PHỐI TIÊU THỤ SẢN PHẨM ĐẬU PHỘNG (Trang 40)
Hình 4.4: Biểu đồ tỷ trọng doanh thu đậu phộng theo cơ cấu thị trường giai đoạn 2006-2008 - Đề tài: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM ĐẬU PHỘNG TẠI CÔNG TY CP TÂN TÂN ppt
Hình 4.4 Biểu đồ tỷ trọng doanh thu đậu phộng theo cơ cấu thị trường giai đoạn 2006-2008 (Trang 44)
Bảng 4.4: Bảng xuất - nhập - tồn sản phẩm đậu phộng - Đề tài: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM ĐẬU PHỘNG TẠI CÔNG TY CP TÂN TÂN ppt
Bảng 4.4 Bảng xuất - nhập - tồn sản phẩm đậu phộng (Trang 48)
Bảng 4.5: Bảng chênh lệch xuất- nhập - tồn giữa thực hiện và kế hoạch - Đề tài: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM ĐẬU PHỘNG TẠI CÔNG TY CP TÂN TÂN ppt
Bảng 4.5 Bảng chênh lệch xuất- nhập - tồn giữa thực hiện và kế hoạch (Trang 48)
Bảng 4.7: Bảng tiêu thụ sản phẩm của công ty 2006-2008 - Đề tài: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM ĐẬU PHỘNG TẠI CÔNG TY CP TÂN TÂN ppt
Bảng 4.7 Bảng tiêu thụ sản phẩm của công ty 2006-2008 (Trang 51)
Hình 4.5: Biểu đồ tình hình tiêu thụ sản phẩm đậu phộng nước cốt dừa - Đề tài: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM ĐẬU PHỘNG TẠI CÔNG TY CP TÂN TÂN ppt
Hình 4.5 Biểu đồ tình hình tiêu thụ sản phẩm đậu phộng nước cốt dừa (Trang 52)
Bảng 3.8: Bảng các thông số /tỷ số kinh tế - Đề tài: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM ĐẬU PHỘNG TẠI CÔNG TY CP TÂN TÂN ppt
Bảng 3.8 Bảng các thông số /tỷ số kinh tế (Trang 54)
Bảng 5.1: Bảng giá mặt hàng đậu phộng nước cốt dừa 18gr/400gói - Đề tài: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM ĐẬU PHỘNG TẠI CÔNG TY CP TÂN TÂN ppt
Bảng 5.1 Bảng giá mặt hàng đậu phộng nước cốt dừa 18gr/400gói (Trang 57)
Hình 5.1: Đồ thị đường cầu co giãn - Đề tài: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM ĐẬU PHỘNG TẠI CÔNG TY CP TÂN TÂN ppt
Hình 5.1 Đồ thị đường cầu co giãn (Trang 60)
Bảng 5.3 : Bảng các trị số cơ sở thống kê - Đề tài: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM ĐẬU PHỘNG TẠI CÔNG TY CP TÂN TÂN ppt
Bảng 5.3 Bảng các trị số cơ sở thống kê (Trang 62)
Bảng 5.4 : Bảng số lượng sản phẩm tiêu thụ theo giá và chi phí quảng cáo - Đề tài: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM ĐẬU PHỘNG TẠI CÔNG TY CP TÂN TÂN ppt
Bảng 5.4 Bảng số lượng sản phẩm tiêu thụ theo giá và chi phí quảng cáo (Trang 64)
Hình 3.2: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CÔNG TY CỔ PHẦN TÂN TÂN - Đề tài: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM ĐẬU PHỘNG TẠI CÔNG TY CP TÂN TÂN ppt
Hình 3.2 SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CÔNG TY CỔ PHẦN TÂN TÂN (Trang 79)
Bảng 3.3: Bảng tình hình hoạt động của công ty - Đề tài: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM ĐẬU PHỘNG TẠI CÔNG TY CP TÂN TÂN ppt
Bảng 3.3 Bảng tình hình hoạt động của công ty (Trang 80)
Bảng 4.2 : Doanh thu tiêu thụ nhóm mặt hàng đậu phộng theo thị trường giai đoạn 2006-2008 - Đề tài: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM ĐẬU PHỘNG TẠI CÔNG TY CP TÂN TÂN ppt
Bảng 4.2 Doanh thu tiêu thụ nhóm mặt hàng đậu phộng theo thị trường giai đoạn 2006-2008 (Trang 81)
Bảng 4.6: Bảng xuất - nhập - tồn - Đề tài: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM ĐẬU PHỘNG TẠI CÔNG TY CP TÂN TÂN ppt
Bảng 4.6 Bảng xuất - nhập - tồn (Trang 82)
Bảng 4.1 : Doanh thu tiêu thụ sản phẩm năm 2006-2008 - Đề tài: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM ĐẬU PHỘNG TẠI CÔNG TY CP TÂN TÂN ppt
Bảng 4.1 Doanh thu tiêu thụ sản phẩm năm 2006-2008 (Trang 83)
Bảng 4.3: Bảng chi phí trong tiêu thụ hàng hóa - Đề tài: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM ĐẬU PHỘNG TẠI CÔNG TY CP TÂN TÂN ppt
Bảng 4.3 Bảng chi phí trong tiêu thụ hàng hóa (Trang 84)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w