Phân loại các dạng bài tập rèn kĩ năng hội thoại cho học sinh trong phân môn Tập làm văn lớp 3 .... Đòi hỏi giáo viên phải nắm sâu sắc kĩ năng biện pháp giảng dạy để giúp học sinh thực h
Trang 1TẬP LÀM VĂN LỚP 3
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phương pháp dạy học Tiếng Việt
Trang 2TẬP LÀM VĂN LỚP 3
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phương pháp dạy học Tiếng Việt
Người hướng dẫn khoa học
TS NGUYỄN THU HƯƠNG
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên của đề tài, em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất tới cô giáo Nguyễn Thu Hương- người đã tận tình hướng dẫn, động viên
và giúp đỡ chúng em hoàn thành khóa luận này
Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy (cô) giáo trong Ban giám hiệu, phòng Đào tạo, Ban chủ nhiệm Khoa Giáo dục Tiểu học, thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Ban giám hiệu, các thầy cô giáo và các em học sinh Trường Tiểu học Ngọc Thanh A, Thị xã Phúc Yên – tỉnh Vĩnh Phúc và Trường Tiểu học Thị trấn Sóc Sơn, Huyện Sóc Sơn – TP Hà Nội trong suốt quá trình chúng em quan sát, tìm hiểu thực tế và thực nghiệm khoá luận này
Tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè, người thân – những người đã tạo điều kiện và động viên tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành khóa luận
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2015
Người thực hiện
Phạm Thùy Linh
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả đưa ra trong khóa luận là trung thực, chính xác và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào khác
Hà Nội, tháng 5 năm 2015
Người thực hiện
Phạm Thùy Linh
Trang 6MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Lịch sử vấn đề 2
3 Mục đích nghiên cứu 5
4 Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu 5
5 Phạm vi nghiên cứu 5
6 Nhiệm vụ nghiên cứu 5
7 Phương pháp nghiên cứu 6
NỘI DUNG 7
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC DẠY HỌCHỘI THOẠI TRONG PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN LỚP 3 7
1.1 Một số vấn đề về hội thoại 7
1.1.1 Khái niệm 7
1.1.2 Bản chất của hội thoại 8
1.1.3 Các nhân tố giao tiếp và hội thoại 9
1.1.4 Các chức năng của giao tiếp và hội thoại 14
1.1.5 Đích của giao tiếp, hội thoại 15
1.1.6 Quy tắc hội thoại 16
1.1.7 Các yếu tố kèm lời và phi lời 19
1.2 Phân môn Tập làm văn trong chương trình Tiểu học 20
1.2.1 Vị trí và nhiệm vụ của phân môn Tập làm văn 20
1.2.2 Nội dung phân môn Tập làm văn lớp 3 22
1.2.3 Nội dung dạy hội thoại ở phân môn Tập làm văn lớp 3 24
1.2.4 Thực trạng của việc dạy học hội thoại trong phân môn Tập làm văn lớp 3 31
CHƯƠNG 2 BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG HỘI THOẠI TRONG GIỜ TẬP LÀM VĂN LỚP 3 34
Trang 72.1 Kết quả khảo sát việc dạy học hội thoại trong phân môn Tập làm văn
lớp 3 34
2.2 Các biện pháp rèn kĩ năng hội thoại trong phân môn Tập làm văn 36
2.2.1 Biện pháp bồi dưỡng vốn sống, vốn hiểu biết 36
2.2.2 Rèn thói quen định hướng giao tiếp, hội thoại 40
2.2.3 Bồi dưỡng năng lực hội thoại, giao tiếp 41
2.2.4 Các biện phát rèn luyện kĩ năng sử dụng ngữ điệu 43
2.2.5 Biện pháp rèn luyện kĩ năng sử dụng các yếu tố phi lời 44
2.2.6 Sử dụng trò chơi đóng vai theo chủ đề 46
2.3 Phân loại các dạng bài tập rèn kĩ năng hội thoại cho học sinh trong phân môn Tập làm văn lớp 3 49
2.3.1 Dạng bài tập rèn kĩ năng trao đáp thông qua quan sát tranh 49
2.3.2 Dạng bài tập trao đổi theo chủ đề cho trước 53
2.3.3 Dạng bài tập tự tổ chức một chủ đề để trao đổi 56
CHƯƠNG 3 THỰC NGHIỆM KHOA HỌC 60
3.1 Mục đích thực nghiệm 60
3.2 Đối tượng và phạm vi thực nghiệm 60
3.3 Nội dung thực nghiệm 61
3.4 Các giáo án thực nghiệm 61
3.4.1 Giáo án thực nghiệm 1 61
3.4.2 Giáo án thực nghiệm 2 68
3.4.3 Giáo án thực nghiệm 3 75
KẾT LUẬN 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO 84
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp là hoạt động thường nhật của tất cả mọi người Trong giao tiếp, hội thoại chiếm tỉ lệ không hề nhỏ Sự thành công của mỗi người phụ thuộc vào kinh nghiệm tham gia hội thoại của họ Hội thoại có
vị trí vô cùng quan trọng nên ngày từ nhỏ, học sinh đã cần phải tham gia vào các cuộc hội thoại và hiểu biết thêm về hội thoại Từ lâu, các chương trình học tập cũng đang nghiên cứu và đưa ra các bài tập về hội thoại, nhưng kết quả thu được chưa cao Tại các trường Tiểu học hiện nay, một số trường cũng
đã quan tâm và đưa hội thoại vào như một trong những mục tiêu chính của môn học
Ở Việt Nam, chỉ từ cuối thế kỉ XX và những năm đầu thế kỉ XXI, hội thoại mới được đưa vào chương trình môn Tiếng Việt, được dạy thử nghiệm rồi dạy chính thức ở các lớp học Tuy nhiên, hiểu biết của giáo viên về hội thoại còn ít ỏi, sơ lược, nên hiệu quả của các biện pháp rèn kĩ năng hội thoại trong các môn học chưa đạt hiệu quả cao
Tập làm văn là phân môn có tính tổng hợp, sáng tạo, thực hành và thể hiện đậm nét dấu ấn cá nhân Tất cả các môn học đều phải sử dụng đến hành văn để làm như: Lịch sử, Địa lí, Toánvà các phân môn khác của Tiếng Việt,… Phân môn Tập làm văn còn có tầm quan trọng đến tương lai, khi học sinh bước vào đời, nó chính là hành trang cho các em như: học sinh làm văn tốt thì
ăn nói mới lưu loát được, phải có kĩ năng giao tiếp tốt thì mớiđạt được mục đích giao tiếp đã đề ra Vậy có thể nói phân môn Tập làm văn có tầm ảnh hưởng rất lớn trong cả cuộc đời của con người Chính vì vậy, ta càng thấy rõ được việc dạy hội thoại trong phân môn Tập làm văn là điều cần thiết
Trang 9Ở lớp 3, phân môn Tập làm văn được lồng ghép các bài văn kể mang yếu tố hội thoại rất đa dạng và phong phú Đòi hỏi giáo viên phải nắm sâu sắc
kĩ năng biện pháp giảng dạy để giúp học sinh thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.Tuy nhiên hiểu biết của giáo viên về dạy hội thoại còn hạn chế, nên nhiều giáo viên gặp rất nhiều khó khăn khi dạy hội thoại nói chung và dạy hội thoại trong phân môn Tập làm văn nói riêng
Chính vì những lí do trên nên tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp rèn kĩ
năng hội thoại trong phân môn Tập làm văn lớp 3” làm khoá luận tốt nghiệp
Trước tiên, bàn về: Nghiên cứu hoạt động dạy hội thoại cho HS Tiểu
học trong môn Tiếng Việt nói chung Đi theo hướng này, tác giả Phan Phương
Dung – Nguyễn Trí (2009), Dạy hội thoại cho HS Tiểu học nhà xuất bản (NXB) Giáo dục Việt Nam Ở chủ đề 4 – Tình huống giao tiếp và các kiểu bài tập dạy hội thoại trong SGK TV ở Tiểu học, các tác giả đã miêu tả và phân chia các bài tập hội thoại từ lớp 2 đến lớp 5 thành ba kiểu bài tập cơ bản:
- Kiểu bài tập dạy nghi thức lời nói trong hội thoại
- Kiểu bài tập đáp lời hoặc trao lời trong các tình huống giao tiếp
Trang 10- Kiểu bài tập xử lí trọn vẹn một tình huống giao tiếp
Ở chủ đề 5 các tác giả đưa ra phương pháp dạy hội thoại ở Tiểu học với
ba hoạt động cơ bản:
- Dạy hội thoại theo hướng phân tích và thực hành
- Dạy hội thoại qua phương pháp đóng vai
- Dạy hội thoại qua các phân môn Tiếng Việt
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả rèn kĩ năng nói cho HS ở môn TV,
đề tài khoa học Viện khoa học Giáo dục Việt Nam, của Trần Thị Hiền Lương (2009) Trong công trình này, tác giả đưa ra biện pháp và cách thức thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả rèn luyện kĩ năng nói cho HS Tiểu học
ở các phân môn Tiếng Việt
Hay tác giả Nguyễn Hồng Thúy (2006) Xây dựng hệ thống bài tập rèn
kĩ năng hội thoại cho HS lớp 4 Luận văn Thạc sĩ khoa học Giáo dục trường
ĐHSP Hà Nội Hệ thống bài tập mà tác giả nêu ra trong luận văn khá đa dạng
và sinh động, nhưng chỉ giới hạn cho HS một khối lớp 4
Cùng hướng nghiên cứu này, sau đó còn có nhiều tài liệu nghiên cứu về
vấn đề rèn kĩ năng hội thoại như: Nguyễn Trí (2007) Một số vấn đề dạy hội
thoại cho HS Tiểu học NXB Giáo dục; Đặng Thị Lệ Tâm (2011) Dạy học nghi thức lời nói cho Hs Tiểu học trong môn Tiếng Việt Luận án tiến sĩ Khoa
học Giáo dục; Vũ Khắc Tuân (2009) Luyện nói cho học sinh lớp 2 NXB Giáo dục; Bùi Thị Kim Mai (2014), Bồi dưỡng năng lực thuyết trình, tranh luận,
lập chương trình hoạt động cho học sinh lớp 5, Luận văn thạc sĩ khoa học
Giáo dục;…
Bên cạnh hướng đi trên, các tác giả còn có hướng đi khác đó là nghiên
cứu hoạt động dạy học rèn kĩ năng nói trong một phân môn Tiếng Việt Đi
theo hướng nghiên cứu này có tác giả Lê Thị Thanh Hà (2003),Phương pháp
Trang 11sĩ khoa học Giáo dục trường ĐHSP Hà Nội Đáng phải kể đến như Đặng Thị
Trà (2004), Phát triển kĩ năng nói cho học sinh lớp 2 qua phân môn Kể
chuyện Luận văn Thạc sĩ khoa học Giáo dục trường ĐHSP Hà Nội Hay
Nguyễn Thị Thu Hương (2005), Dạy học nghi thức lời nói cho học sinh lớp 2
qua phân môn Tập làm văn Luận văn Thạc sĩ khoa học Giáo dục trường
ĐHSP Hà Nội;… Hầu hết các tác giả đều tập trung nghiên cứu sâu vào các biện pháp rèn kĩ năng nói theo đặc trưng phân môn, chưa có biện pháp cụ thể cho từng dạng bài tập, đây chính là vấn đề mà đa số GV đều quan tâm đến khi nhắc tới rèn kĩ năng hội thoại cho HS
Luật Giáo dục, điều 24.2, đã ghi: Phương pháp giáo dục phổ thông phải
phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm Đáng chú ý hơn từ thập niên XX, các tài liệu giáo dục ở nước ngoài và trong nước, một số văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo thường nói tới việc cần thiết phải rèn luyện kĩ năng hội thoại, giao tiếp cho học sinh
Có thể nói cốt lõi của đổi mới phương pháp dạy học là hướng tới hoạt động học tập chủ động, sáng tạo, chống thói quen học thụ động Nội dung dạy hội thoại là nội dung không mới mẻ nhưng vấn đề này luôn để lại những câu hỏi khiến các nhà nghiên cứu muốn tìm ra câu trả lời thỏa đáng về các phương pháp dạy hội thoại Để những giờ học Tập làm văn có yếu tố hội thoại trở nên hiệu quả, một mặt GV cần phải dạy HS cách đưa ra lời trao và cách đáp lại lời trao sao cho đúng các quy tắc và đem lại hiệu quả giao tiếp Mặt khác GV cần phải tổ chức tình huống học tập để HS có môi trường rèn luyện khả năng giao tiếp của mình Mặc dù chương trình tiểu học hiện hành đã triển khai dạy học hội thoại hơn mười năm nhưng vẫn là công việc khó đối với nhiều GV Trong khi đó, ngoài một số hướng dẫn chung của sách giáo viên và
Trang 12giải đáp về nội dung mới trong cuốn Hỏi đáp Tiếng Việt 3 do tác giả Nguyễn Minh Thuyết chủ biên, chúng tôi chưa thấy có công trình nghiên cứu nào đi sâu nghiên cứu rèn kĩ năng hội thoại qua phân môn TLV lớp 3 Vì thế tôi thực
hiện đề tài Một số biện pháp rèn kĩ năng hội thoại trong phân môn Tập làm văn lớp 3 với mong muốn góp một phần công sức nhỏ bé nâng cao chất lượng
dạy học và trau dồi kinh nghiệm giảng dạy cho bản thân
3 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này chúng tôi nhằm mục đích: nghiên cứu và đề xuất một số biện pháp rèn kĩ năng hội thoại trong phân môn Tập làm văn lớp 3 trong chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học
4 Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: những biện pháp rèn kĩ năng hội thoại
Khách thể nghiên cứu: quá trình dạy học phân môn Tập làm văn lớp 3
6 Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này, tôi thực hiện các nhiệm vụ sau:
Tìm hiểu cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của việc dạy học hội thoại ở phân môn Tập làm văn trong chương trình Tiếng Việt lớp 3
Đề xuất một số biện pháp rèn kĩ năng hội thoại trong phân môn Tập làm văn lớp 3
Thực nghiệm khoa học
Trang 137 Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, tôi sử dụng các biện pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Trang 14Hữu Châu khẳng định: “hội thoại là hình thức giao tiếp thường xuyên, phổ
biến của ngôn ngữ, nó cũng chính là hình thức cơ sở của một hoạt động ngôn ngữ khác…”
Ngôn ngữ là công cụ để con người giao tiếp với nhau Khi tham gia vào giao tiếp, ngôn ngữ tồn tại dưới hai dạng: dạng nói và dạng viết
Khi ngôn ngữ tồn tại ở dạng nói, tức là ngôn ngữ được con người sử dụng trong hoạt động nói năng, thì khi đó con người đang thực hiện một hoạt động, gọi là hoạt động giao tiếp
Như vậy, hội thoại là hoạt động giao tiếp bằng lời ở dạng nói giữa các nhân vật giao tiếp nhằm trao đổi các nội dung miêu tả và liên cá nhân theo đích đặt ra
Tuy nhiên trong những năm nay, với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, công nghệ truyền thông nên điện thoại di động,hệ thống mạng phát triển rất mạnh mẽ Con người có thể nói chuyện với nhau mà không phải
Trang 15điện thoại, email,… mà cũng không cần phải ở gần nhau, hay không cần phải dùng đến lời nói trực tiếp (nhắn tin qua điện thoại) mà vẫn đảm bảo nội dung cuộc thoại và các nhân tố như một cuộc đối thoại thông thường
Như vậy, theo Nguyễn Trí (2008), Một số vấn đề dạy hội thoại cho học
sinh Tiểu học NXB Giáo dục, ta có khái niệm hội thoại toàn diện: hội thoại là cuộc giao tiếp bằng lời (ở dạng nói hay dạng viết) tối thiểu giữa hai nhân vật
về một vấn đề nhằm đạt được mục đích đã đặt ra
1.1.2 Bản chất của hội thoại
Hội thoại là một hiện tượng giao tiếp bằng ngôn ngữ hay một hiện tượng xã hội? Có thể khẳng định ngay: hội thoại vừa là một hiện tượng giao tiếp bằng ngôn ngữ, vừa là một hiện tượng xã hội Hai đặc điểm đó đều chi phối các hoạt động hội thoại
Nói hội thoại là một hiện tượng giao tiếp bằng ngôn ngữ vì chính trong hội thoại (độc thoại), ngôn ngữ mới thực hiện được chức năng quan trọng của nó: chức năng giao tiếp Chính trong hội thoại ngôn ngữ mới phát huy đầy đủ đặc điểm, sức mạnh, vẻ đẹp,… của nó Nói cách khác, ngôn ngữ trở nên sống động nhờ vào hội thoại
Bàn đến bản chất ngôn ngữ của hội thoại, về mặt sư phạm là bàn đến mối quan hệ giữa kinh nghiệm sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp và hội thoại của
cá nhân học sinh khi bước chân đến trường và yêu cầu dạy hội thoại của nhà trường Khi vào học lớp Một cũng như các lớp học trên,mặc dù chưa được học hội thoại nhưng học sinh vẫn sử dụng ngôn ngữ để tham gia trò chuyện với nhau, với bố mẹ, trao đổi về mọi vấn đề các em gặp phải trong đời sống, để giãi bày, yêu cầu, đòi hỏi, ra lệnh, doạ nạt, quát tháo, … dường như các em đã nắm được một phần nào các quy tắc, quy luật … về hội thoại.Đó là con đường tiếp nhận tự phát Muốn dùng ngôn ngữ cho chính xác, linh hoạt, đúng lúc, đúng chỗ, tế nhị,… học sinh phải được học, được luyện tập về hội thoại Muốn hiểu
Trang 16các quy tắc, quy luật hội thoại một cách sâu sắc, học sinh phải qua con đường học tập Do đó, dạy hội thoại cho học sinh là một yêu cầu tất yếu nhà trường phải thực hiện Con đường để dạy hội thoại nhanh, có hiệu quả chính là phải từ kinh nghiệm sẵn có của học sinh phát triển lên, luyện tập thêm
Bàn đến bản chất ngôn ngữ của hội thoại chính là bàn đến tính chất giao tiếp của nó, là phải quan tâm đến các nhân tố tham gia vào cuộc giao
tiếp, vào cuộc đối thoại như: ngữ cảnh, ngôn ngữ và diễn ngôn
Nói hội thoại là một hiện tượng xã hội vì nó nảy sinh và tồn tại chỉ trong các cộng đồng người, trong xã hội loài người Con người sử dụng hội thoại như một công cụ đắc lực để trao đổi thông tin, giao lưu tình cảm, gắn kết từng cá thể với nhau tạo thành một cộng đồng, một xã hội
Bàn đến bản chất xã hội của hội thoại là bàn đến chức năng, mục đích
và nội dung hội thoại Hoạt động hội thoại là hoạt động giao tiếp gắn rất chặt với các quy tắc ứng xử trong xã hội, thể hiện trình độ văn minh của con người Học các quy tắc hội thoại, từ phép lịch sự đến việc thực hiện các quy luật cấu trúc hội thoại, người học thực ra đã tiếp nhận nhiều quy tắc đạo đức, nhiều phép ứng xử văn minh như tôn trọng thể diện người hội thoại, sự phối hợp, hợp tác trong cuộc sống,… Vì thế, dạy hội thoại cho học sinh đồng thời cũng là dạy đạo đức, dạy văn hoá ứng xử
Một điều đáng lưu ý là hai bản chất nêu trên của hội thoại gắn chặt với nhau đến mức nhiều nhân tố hoặc nhiều giai đoạn khó tách bạch đâu là tính chất ngôn ngữ, đâu là tính chất xã hội Điều ấy không có nghĩa là không nhận thấy hai bản chất này trong hiện tượng hội thoại
1.1.3 Các nhân tố giao tiếp và hội thoại
Hội thoại là một trong những hình thức giao tiếp bằng ngôn ngữ có vị trí quan trọng nhất Vì thế các nhân tố tham gia vào cuộc giao tiếp như: ngữ cảnh, ngôn ngữ vàdiễn ngôn cũng chính là các nhân tố tham gia vào cuộc hội thoại
Trang 171.1.3.1 Ngữ cảnh
Bàn đến ngữ cảnh hội thoại là bàn đến những nhân tố có mặt trong một cuộc giao tiếp nhưng nằm ngoài diễn ngôn Đó là các nhân tố có tác động lớn đến hội thoại
Nhân tố đầu tiên không thể thiếu – nhân vật hội thoại (giao tiếp) là những người tham gia vào một cuộc giao tiếp bằng ngôn ngữ để tạo ra các lời nói, các diễn ngôn qua đó mà tác động lẫn nhau Có hai yếu tố của nhân vật hội thoại ảnh hưởng đến cuộc hội thoại là vai giao tiếpvà quan hệ liên cá nhân Trong một cuộc giao tiếp có sự phân vai: vai phát ra diễn ngôn tức là vai nói (viết) và vai tiếp nhận diễn ngôn, tức nghe (đọc) Trong cuộc giao tiếp nói, mặt đối mặt, hai vai nói, nghe thường luân chuyển, người nói chuyển thành người nghe và ngược lại Quan hệ liên cá nhân giữa các nhân vật tham gia hội thoại thể hiện ở các phạm vi như: vị thế xã hội, vị thế giao tiếp và quan hệ thân cận
Nhân tố thứ hai, song hành với nhân vật hội thoại là hiện thực ngoài diễn ngôn Bất kì cuộc hội thoại nào cũng xoay quanh một phạm vi hiện thực nhất định Phạm vi hiện thực đó trở thành hiện thực – đề tài của hội thoại Các cuộc hội thoại lại diễn ra trong một hoàn cảnh xã hội nào đó, một môi trường hội thoại xác định, một tình huống hội thoại cụ thể Các yếu tố trên hợp thành hiện thực bên ngoàidiễn ngôn nhưng có tác động quan trọng đến hội thoại, gồm có 4 bộ phận:
Một là hiện thực – đề tài củadiễn ngôn đó là khi giao tiếp, các nhân vật giao tiếp dùng diễn ngôn của mình để nói về một cái gì đó Cái được nói tới là hiện thực – đề tài của diễn ngôn Nằm trong hiện thực – đề tài của diễn ngôn chính là những cái tồn tại, diễn tiến trong hiện thực ngoài diễn ngôn và ngoài ngôn ngữ Những cái thuộc tâm giới của con người như một cảm xúc, một nguyện vọng, một tư tưởng,… cũng được xem là hiện thực ngoài ngôn ngữ, ngoài diễn ngôn Hay hiện thực – đề tài của diễn ngôn còn là bản thân của
Trang 18ngôn ngữ Trong một cuộc giao tiếp, nhân vật giao tiếp chỉ có thể chọn một
bộ phận nào đó trong thế giới diễn ngôn làm đề tài Cũng không phải người nói muốn đưa hiện thực nào thành đề tài thì tự khắc nó thành đề tài diễn ngôn Vậy đề tài diễn ngôn phải được các nhân vật giao tiếp thỏa thuận lấy làm đối tượng để trao đổi trong cuộc giao tiếp đó
Hai là hoàn cảnh giao tiếp rộng bao gồm những hiểu biết về lịch sử, địa
lí, văn hoá, nghệ thuật, khoa học, kĩ thuật, kinh tế, quân sự, giáo dục, tâm lí dân tộc và xã hội, ngôn ngữ, trang phục, âm nhạc,… của dân tộc, bộ tộc, cộng đồng người,… ở thời điểm và ở không gian trong đó đang diễn ra cuộc hội thoại Các điều kiện trên có ảnh hưởng ít, nhiều, đậm, nhạt khác nhau,… đến các cuộc hội thoại Điều đáng chú ý là hoàn cảnh giao tiếp bao giờ cũng phải
là hiện thực thực tại Bởi vì nói tức là sống nên phải nói với nhau trong hiện thực thực tại tức là hiện thực mà chúng ta đang sống Mục đích giao tiếp, niềm tin, kế hoạch, các hành động thực hiện kế hoạch giao tiếp được đặt ra là
vì thế giới thực tại và đặt trong thế giới thực tại Mỗi cuộc đối thoại được đặt trong hoàn cảnh, nền văn hóa nhất định, nếu không có hiểu biết về nền văn hóa, phong tục,… thì khó có thể hiểu hết ý nghĩa của đoạn hội thoại Vậy tức
là ta cần phải hiểu biết về các hoàn cảnh giao tiếp như: hiểu biết về phong tục tập quán, về sinh hoạt, về cách sử dụng ngôn ngữ,… của đoạn hội thoại đó thì giao tiếp mới đạt hiệu quả cao Nếu không có những hiểu biết này, lời nói có thể rất dài nhưng người nghe vẫn không hiểu hết nội dung lời nói
Ba là hoàn cảnh giao tiếp hẹpđược hiểu là không – thời gian thoại trường cụ thể diễn ra cuộc giao tiếp Không gian và thời gian không nên hiểu
là bất kì, thường xuyên biến đổi, mà là không gian thoại trường có những đặc trưng chung, đòi hỏi người ta phải xử sự, nói năng theo những cách thức ít nhiều cũng chung cho nhiều lần xuất hiện Thí dụ như: trường học, chùa
Trang 19thoại trường mà lúc đó con người phải nói năng, xử sự khác với cách nói năng, xử sự ở thời gian khác trong cùng không gian thoại trường Thí dụ: buổi sáng, buổi chiều, ngày rằm, mồng một và ngày thường là những thời gian thoại trường khác nhau của không gian thoại trường: chùa chiền
Bốn là ngữ huống, chúng ta nói tác động tổng hợp của các yếu tố tạo nên ngữ cảnh ở từng thời điểm của cuộc giao tiếp là các ngữ huống của cuộc giao tiếp Thông qua ngữ huống mà ngữ cảnh chi phối diễn ngôn Ngữ cảnh là một khái niệm động, không phải là tĩnh Cần nhắc lại một điều: bất cứ cái gì muốn trở thành ngữ cảnh của các yếu tố tạo nên ngữ cảnh phải được nhân vật giao tiếp ý thức thì mới được gọi là ngữ huống Qua hiểu biết tạo nên ngữ huống mà ngữ cảnh tác động vào diễn ngôn
1.1.3.2 Ngôn ngữ
Tất cả các cuộc hội thoại đều phải sử dụng một tín hiệu làm công cụ Trong trường hợp giao tiếp bằng ngôn ngữ thì hệ thống tín hiệu là các ngôn ngữ tự nhiên Mà hội thoại là quá trình sử dụng ngôn ngữ làm công cụ giao lưu giữa người với người Để có thể sử dụng ngôn ngữ đạt hiệu quả cao trong hội thoại, người tham gia hội thoại cần chú ý đến những vấn đề sau: đặc điểm của ngôn ngữ nói, ngữ vực và ngôn ngữ cá nhân
Ngôn ngữ có hai dạng: ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết Hai dạng của ngôn ngữ có nhiều đặc điểm chung như cùng dùng chung kho từ vựng, hệ thống các quy tắc ngữ pháp và phong cách, cùng chịu sự chi phối của các đặc điểm về truyền thống và văn hoá dân tộc, tâm lí dân tộc và cộng đồng,… Tuy nhiên mỗi dạng ngôn ngữ lại có những đặc điểm riêng khác nhau Ngôn ngữ nói có những đặc thù:
Có thể sử dụng tất cả các lớp từ trong vốn từ của một ngôn ngữ, kể
cả những từ một số phong cách ngôn ngữ viết cấm kị như các từ thô tục, các tiếng lóng, biệt ngữ của nhiều lớp người khác nhau trong xã hội,…
Trang 20 Thường sử dụng các cấu trúc ngữ pháp đơn giản, giản lược,… kể cả các cách diễn đạt không theo quy tắc ngữ pháp chuẩn mực, nói tắt,…
Chú trọng sử dụng ngữ điệu để diễn đạt một số nội dung liên quan đến tình cảm, cảm xúc, biểu đạt thái độ,… của người nói
Được sự phụ trợ rất có hiệu quả của các yếu tố phi ngôn ngữ như sự biểu cảm trên nét mặt, các cử chỉ điệu bộ của chân, tay, thân thể,… người tham gia hội thoại
Trong giao tiếp, có những chuẩn mực ngôn ngữ được cả xã hội hoặc cộng đồng thừa nhận Đó là căn cứ để xã hội đánh giá ngôn ngữ cá nhân hoặc ngôn ngữ của các nhóm người trong xã hội khi giao tiếp Bên cạnh ngôn ngữ chuẩn mực, lại có phương ngữ địa lí, phương ngữ xã hội… Sự phân chia này dựa theo đối tượng sử dụng ngôn ngữ
Về ngữ vực, trong giáo trình đại cương ngôn ngữ học (tập hai – Ngữ dụng học), tác giả Đỗ Hữu Châu đã dẫn ý kiến của M Halliday về ba loại ngữ vực: Ngữ vực quy thức (formal) đó là ngữ vực mà ta dùng để nói với những người quen biết ít hoặc chưa quen biết.Ngữ vực thân tình (familiar) là ngữ vực của những cuộc giao tiếp giữa những người có quan hệ thân thiết với nhau Giữa hai ngữ vực đó là ngữ vực phi quy thức (informal) là ngữ vực của những người tuy có biết nhau nhưng không thân thiết
Ngôn ngữ cá nhân dùng khi giao tiếp, hội thoại đều có dấu ấn của ngôn ngữ chuẩn mực, của phương ngữ, của ngữ vực, thậm chí của cả biệt ngữ xã hội, đồng thời kèm theo là những sáng tạo của riêng cá nhân Cần nhận rõ mối quan hệ này để có thể phân tích ngôn ngữ từng cá nhân khi tham gia hội thoại, chỉ ra những nét đặc sắc cũng như những sáng tạo riêng của họ
1.1.3.3 Diễn ngôn
Trong khi ngữ pháp chỉ những quy tắc sử dụng ngôn ngữ để tạo ra những đơn vị ngữ pháp như tiểu câu, cụm từvà câu thì diễn ngôn chỉ những
Trang 21đơn vị của ngôn ngữ lớn hơn như đoạn, cuộc thoại, cuộc phỏng vấn Theo GS
TS Đỗ Hữu Châu “Diễn ngôn là lời của từng người nói ra trong một cuộc
giao tiếp Cũng có những diễn ngôn do hai hay hơn hai nhân vật giao tiếp xây dựng nên (như trường hợp trong một cuộc hội thoại tay ba, hai người liên kết với nhau để chống lại người thứ ba)” Diễn ngôn như đã nói ở trên có mặt
động và mặt tĩnh Diễn ngôn là một quá trình sản sinh ra và liên kết các phát ngôn thành một chỉnh thể Nó cũng là tên gọi của sản phẩm ngôn từ do quá trình đó tạo nên
Tóm lại, một cuộc hội thoại khi diễn ra, có nhiều nhân tố tham gia như ngữ cảnh,ngôn ngữ và diễn ngôn, nhiều yếu tố tác động và ảnh hưởng đến như các vai giao tiếp và quan hệ liên cá nhân của nhân vật hội thoại, như hiện thực – đề tài hội thoại, hoàn cảnh giao tiếp, môi trường hội thoại, tình huống hội thoại, ngữ vực và ngôn ngữ cá nhân
1.1.4 Các chức năng của giao tiếp và hội thoại
1.1.4.1 Chức năng thôngtin
Chức năng này đòi hỏi thông qua các cuộc giao tiếp, hội thoại, các đối tác dễ thu được những hiểu biết, tri thức mới mẻ, bổ ích, lí thú Một cuộc hội thoại thành công, hấp dẫn là một cuộc hội thoại mang lại cho các thành viên càng nhiều thông tin càng tốt Các nội dung thông tin được đánh giá theo tiêu chuẩn đúng – sai
1.1.4.2 Chức năng tạo lập quan hệ
Chức năng này tạo nên sự xích lại gần nhau, gắn kết với nhau hay xa cách nhau, đối lập nhau trong quan hệ liên cá nhân Có thể, sau một cuộc giao tiếp, hội thoại, những người tham gia có thể thấy thân thiết hơn hoặc có thể ác cảm hơn, biến thành kẻ thù của nhau
1.1.4.3 Chức năng biểu hiện (hay còn gọi là chức năng biểu lộ)
Chức năng này tạo điều kiện cho mỗi thành viên của giao tiếp, hội thoại
có thể bày tỏ ý kiến, tình cảm, sở thích, năng khiếu, hứng thú, nguồn gốc gia
Trang 22đình, địa phương… để đối tác hội thoại hiểu mình hơn Qua đó các thành viên cũng thể hiện thái độ, các đánh giá, tình cảm… đối với cuộc sống, đối với đề tài, các đối tác tham gia hội thoại và đối với bản thân cuộc hội thoại đang diễn ra
1.1.4.4 Chức năng giải trí hay tiêu khiển
Giao tiếp với nhau, trò chuyện với nhau là một cách giải trí, tiêu khiển, giải tỏa những bức xúc, thư giãn những căng thẳng của chúng ta Chuyện phiếm, tán gẫu, “buôn dưa lê” là những cuộc giao tiếp mà chức năng chủ yếu
là giải trí Giải trí bằng lời là hết sức cần thiết cho con người trong xã hội, miễn là không lạm dụng Ngôn ngữ là phương tiện giải trí không tốn kém và lành mạnh nhất của con người
1.1.4.5 Chức năng hành động
Chức năng hành động là chức năng thông qua giao tiếp mà chúng ta thúc đẩy nhau hành động Không phải chỉ người nghe mới hành động mà người nói cũng phải hành động dưới sự thúc đẩy của lời nói trong giao tiếp
1.1.5 Đích của giao tiếp, hội thoại
Cuộc hội thoại, giao tiếp nào cũng có đích tác động của nó Giao tiếp, hội thoại có ba đích tác động:
Đích thuyết phục qua hội thoại, trạng thái nhận thức của những người tham gia có thể thay đổi Người ta nói hội thoại đã đạt đích thuyết phục Cái
gì dẫn tới sự thay đổi này? Đó là các nội dung thông tin của hội thoại Qua hội thoại những người tham gia, nhờ nhận thêm các thông tin mới, họ có thể đồng tình hay phản đối vấn đề đưa ra bàn luận
Đích truyền cảm tạo ra sự thay đổi trạng thái tình cảm, cảm xúc… của những người tham gia hội thoại là một trong những mục đích của hội thoại
Đó là đích truyền cảm
Đích hành động: thường thường trong các cuộc giao tiếp, hội thoại sẽ
Trang 23thoại Người ta nói các cuộc hội thoại đó đạt được đích hành động Cả hai nội dung của hội thoại tạo nên đích hành động, trong đó nội dung liên cá nhân giữ vai trò chủ yếu trong việc tạo ra hành động của người tham gia hội thoại
1.1.6 Quy tắc hội thoại
1.1.6.1 Quy tắc điều hành luân phiên lượt lời
Một cuộc hội thoại phải có người nói và có người nghe Quy tắc điều hành luân phiên lượt lời nhấn mạnh tới các quy định liên quan đến người nói
Có thể tóm tắt các yêu cầu chính của quy tắc này với người nói như sau:
- Vai nói thường xuyên thay đổi nhau trong một cuộc hội thoại
- Mỗi lần chỉ có một người nói Do đó cần nhận ra các dấu hiệu kết thúc một lượt lời để có người tiếp lời
- Hiện tượng cùng một lúc có nhiều người cùng nói có thể xảy ra trong các cuộc đa thoại nhưng không thể kéo dài Lúc này cần đến vai trò của người điều khiển “công khai” hay “không công khai” để đưa cuộc thoại trở về đúng quy tắc của nó Điều này rất cần khi hướng dẫn HS trao đổi tranh luận về vấn đề gì đó
- Không nên để sự chuyển tiếp từ người nói này sang người nói kia kéo dài Nếu để kéo dài, cuộc hội thoại có thể trở nên nặng nề, khó trở lại bình thường, thậm chí có thể bị dừng lại Lúc này cũng cần đến vai trò người điều khiển để cân bằng lượt người
Trong hội thoại, quy tắc luân phiên lượt lời có lúc bị vi phạm Đó là lúc xảy ra tình trạng các lượt lời dẫm đạp lên nhau do sự tranh lời, cướp lời, đoạt lời… của những người tham gia hội thoại Sự vi phạm này có lúc do vô tình,
có lúc do cố ý để nhằm đạt mục đích Nghiên cứu sự vi phạm lượt lời cũng quan trọng, có ý nghĩa thực tiễn và sư phạm không kém gì việc nghiên cứu sự luân phiên lượt lời Rèn luyện cho học sinh kĩ năng hội thoại, chúng tôi hết
Trang 24sức chú ý tới điều này Muốn cuộc hội thoại diễn ra thành công, các nhân vật tham gia hội thoại phải luân phiên lượt lời hợp lí
1.1.6.2 Quy tắc chi phối cấu trúc hội thoại
Một cuộc hội thoại cũng có diễn biến của nó Quy tắc chi phối cấu trúc hội thoại đòi hỏi những người tham gia hội thoại phải tôn trọng cấu trúc của
nó Các cuộc hội thoại dù là chính thức hay phi chính thức, dù là trang trọng hay đời thường phải có phần mở đầu (dù ngắn hay dài, dù trực tiếp hay gián tiếp…), phải có phần phát triển, phần kết thúc
Một cuộc hội thoại là một thể thống nhất Tính thống nhất của hội thoại được quyết định bởi tính liên kết hình thức (những biện pháp hình thức để liên kết hành vi phụ thuộc và hành vi chỉ hướng, liên kết hai tham thoại trongmột cặp thoại với nhau, liên kết các cặp thoại thành sự kiện lời nói và liên kết lời nói thành đoạn thoại…) và tính mạch lạc về nội dung
1.1.6.3 Quy tắc điều hành nội dung hội thoại
Theo giáo sư Đỗ Hữu Châu [5], quy tắc điều hành nội dung hội thoại điều hành cả nội dung miêu tả (nội dung thông tin, thông báo), nội dung liên
cá nhân và ngữ dụng, điều hành cả nghĩa trực tiếp và nghĩa hàm ẩn Sự điều hành này thông qua hai tiểu quy tắc hợp tác hội thoại và tiểu quy tắc quan yếu Sau đây chúng ta tập trung làm rõ bốn phương châm của tiểu quy tắc hợp tác hội thoại
Phương châm về lượng đòi hỏi lời nói phải có nội dung Nội dung đó phải phù hợp với nội dung cuộc thoại thời điểm họ tham gia và có lượng tin không thừa, không thiếu Thực hiện đúng phương châm này, cuộc thoại tiến triển bình thường
Phương châm về chất khuyên người nói: Hãy nói những điều anh tin rằng đúng hoặc có bằng chứng xác thực
Trang 25Phương châm quan hệcó lúc gọi là phương châm quan yếu Giải thích
về phương châm quan hệ, Grice, người đề xướng ra các phương châm hội
thoại, viết: “Phương châm này được phát biểu rất ngắn gọn: Hãy quan yếu
nghĩa là hãy nói cho đúng chỗ Tuy nhiên đằng sau hình thức ngắn gọn đó là một loạt vấn đề không dễ xử lí, như: Cái gọi là quan yếu có bao nhiêu loại, chia thành bao nhiêu trung tâm, chúng biến đổi như thế nào trong diễn trình hội thoại, những thủ pháp thông thường được dùng để chuyển đổi một cách chính đáng đề tài này sang đề tài khác trong một cuộc hội thoại” [6]
Nếu phương châm quan hệ là hãy nói cho đúng chỗ thì khi tiến hành hội thoại, các đối tác phải xác định đúng vai trò, vị trí của mình, nắm và hiểu
được nội dung hội thoại tại thời điểm họ tham gia để lời phát biểu đúng chỗ,
không lạc lõng
1.1.6.4 Những quy tắc chi phối liên cá nhân trong hội thoại – phép lịch sự
Lịch sự là có thái độ nhã nhặn, lễ độ khi tiếp xúc, phù hợp với quan niệm và phép tắc xã giao của xã hội, thí dụ: nói năng lịch sự Thực hiện phép lịch sự trong giao tiếp, hội thoại theo siêu quy tắc của Leech, quy tắc này bao gồm 6 phương châm lịch sự lớn:
- Phương châm khéo léo
Giảm tối thiểu tổn thất cho người
Tăng tối đa lợi ích cho người
- Phương châm rộng rãi
Giảm thiểu lợi ích cho ta
Tăng tối đa tổn thất cho ta
- Phương châm tán thưởng
Giảm thiểu sự chê bai đối với người
Tăng tối đa khen ngợi người
- Phương châm khiêm tốn
Trang 26 Giảm thiểu khen ngợi ta
Tăng tối đa chê bai ta
- Phương châm tán đồng
Giảm thiểu sự bất đồng giữa ta và người
Tăng tối đa sự đồng ý giữa ta và người
- Phương châm thiện cảm
Giảm thiểu ác cảm giữa ta và người
Tăng tối đa thiện cảm giữa ta và người
1.1.7 Các yếu tố kèm lời và phi lời
Phương tiện chủ yếu để con người tham gia hội thoại là lời nói Nhờ lời nói, khi hội thoại, mọi người có thể trao đổi thông tin, bày tỏ cảm xúc tác động đến tư tưởng, tình cảm hành động của nhau Hội thoại, ngoài lời nói chiếm vị trí quan trọng bậc nhất còn các yếu tố kèm lời và phi lời
Yếu tố kèm lời là các yếu tố gắn liền với lời nói, đi kèm cùng với lời nói như ngữ điệu, trọng âm, cường độ, độ dài, đỉnh giọng … Các yếu tố này
có vai trò biểu nghĩa rất rõ, đặc biệt là biểu nghĩa ngữ dụng
Yếu tố phi lời là những yếu tố không thuộc lời nói nhưng diễn ra song song với lời nói thường được dùng trong hội thoại đối mặt Có thể kể các yếu
tố phi lời: cử chỉ, vẻ mặt, ánh mắt, tư thế cơ thể (lắc đầu, nhún vai…) Sự thay đổi khoảng cách không gian (nhích lại gần hơn hay nhích ra xa hơn….), sự tiếp xúc của cơ thể (ôm ấp, vỗ vai, bắt tay…) hay định hướng của cơ thể (quay mặt đi, quay ngoắt lại bỏ đi…), các phản ứng của người hội thoại (huýt sáo, xô ghế, kéo bàn, đập bàn) Các yếu tố phi lời có thể cho người đối thoại nhiều thông tin quan trọng (như giới tính, tuổi tác, thành phần xã hội… trong chừng mực nhất định là tính cách) ảnh hưởng đến cuộc hội thoại (tạo sự thiện cảm, hấp dẫn xa lạ, khinh ghét…) Các yếu tố phi lời có thể diễn ra lúc này
Trang 27hay lúc khác trong quá trình hội thoại, theo từng lượt lời, từng đoạn lời, thậm chí từng từ ngữ
Trong từng đoạn, từng lượt lời của cuộc hội thoại, các yếu tố kèm lời
và phi lời nhiều khi có vai trò quan trọng còn hơn cả lời nói Nhiều khi qua ánh mắt, nụ cười khẩy, hoặc cách kéo dài giọng, người đối thoại biết một lời khen thực ra là một lời nói mỉa mai
1.2 Phân môn Tập làm văntrong chương trình Tiểu học
1.2.1 Vị trí và nhiệm vụ của phân môn Tập làm văn
Tiếng Việt được dạy và học thông qua tám phân môn khác nhau: Học vần, Tập đọc, Tập viết, Chính tả, Từ ngữ, Ngữ pháp, Kể chuyện, Tập làm văn Phân môn Tập làm văn có vị trí đặc biệt trong việc dạy và học tiếng Việt xét trên hai phương diện:
Ở phương diện thứ nhất, phân môn TLV tận dụng các hiểu biết và kĩ năng về tiếng Việt do các phân môn khác rèn luyện hoặc cung cấp đồng thời góp phần hoàn thiện chúng Để làm được một bài làm văn nói hoặc viết, người làm phải hoàn thiện cả bốn kĩ năng, nói, đọc, viết, phải vận dụng các kiến thức về tiếng Việt Trong quá trình vận dụng này, các kĩ năng và kiến thức đó được hoàn thiện và nâng cao dần
Trên phương diện thứ hai, phân môn TLV rèn luyện cho học sinh các kĩ năng sản sinh văn bản (nói, viết) Nhờ vậy tiếng Việt không chỉ là một hệ thống cấu trúc được xem xét từng phần, từng mặt qua từng phân môn mà trở thành một công cụ sinh động trong quá trình giao tiếp, tư duy, học tập Nói cách khác, phân môn TLV đã góp phần thực hiện hóa mục tiêu quan trọng bậc nhất của việc dạy học và học tiếng Việt là dạy học sinh sử dụng tiếng Việt trong đời sống sinh hoạt, trong quá trình lĩnh hội các tri thức khoa học…
Sản phẩm của phân môn TLV là các văn bản viết hoặc nói theo các kiểu bài do chương trình quy định Để sản sinh được các bài văn này, học sinh
Trang 28phải có thêm nhiều kĩ năng khác ngoài các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng Việt, kĩ năng dùng từ, đặt câu, các kĩ năng phân tích để tìm ý và lựa chọn ý, kĩ năng lập dàn ý, viết đoạn và liên kết đoạn,… các kĩ năng này không được phân môn nào trong môn tiếng Việt rèn luyện và phát triển ngoài phân môn TLV, cho nên có thể nói nhiệm vụ cơ bản và chủ yếu của phân môn TLV là giúp các em học sinh sau một quá trình luyện tập lâu dài và có ý thức, dần dần nắm được cách viết (nói) các bài văn theo nhiều loại phong cách khác nhau do chương trình quy định
Thực hiện nhiệm vụ rèn luyện kĩ năng sản sinh văn bản ở dạng nói hay dạng viết, phân môn TLV đồng thời góp phần cùng các môn học khác rèn luyện tư duy, phát triển ngôn ngữ và hình thành nhân cách cho học sinh
Ở Tiểu học, phân môn TLV góp phần rèn luyện tư duy hình tượng, từ
óc quan sát tới trí tưởng tượng, từ khả năng tái hiện các chi tiết được tới khả năng nhào nặn các vật liệu có thực trong đời sống để xây dựng nhân vật, xây dựng cốt truyện Khả năng tư duy logic của học sinh cũng được phát triển trong quá trình học các kiểu bài có phong cách nghệ thuật, việc phân tích đề, lập dàn ý… giúp cho khả năng phân tích tổng hợp, phân loại, lựa chọn… của học sinh được rèn luyện để trở nên sắc bén hơn Các kiểu bài miêu tả, kể chuyện, tường thuật, viết thư, viết đơn… giúp cho học sinh phát triển vốn động từ, tính từ, tập vận dụng các biện pháp tu từ như só sánh, nhân hóa, hoán dụ… và làm cho tình cảm yêu mến, gắn bó với thiên nhiên, với những người
và việc chung quanh nảy nở Các em thấy vẻ đẹp của một buổi bình mình, một cây phượng ra hoa, một con mèo mướp, thấy dáng vẻ đáng yêu của một
em bé tập đi, của một cụ già thương con quý cháu… Từ đây tâm hồn và nhân cách của các em hình thành và phát triển
Trang 291.2.2 Nội dung phân môn Tập làm văn lớp 3
Về cấu trúc phân môn TLV trong SGKTV 3 có 54 bài tập Số lượng bài tập ít hơn so với SGK Tiếng Việt 2 đối với phân môn TLV nhưng nội dung có
hệ thống cao hơn lớp 2 Mỗi bài học được trình bày từ 1 đến 2 bài tập – gồm bài tập rèn kĩ năng nói và bài tập rèn kĩ năng viết,trong đó bài tập rèn kĩ năng nói chiếm hơn 70% nhất là kiểu bài “Nghe – kể lại chuyện” và “Kể hay nói, viết về một chủ đề” Các dạng bài này nội dung được phân bổ như sau:
1.2.2.1 Dạng bài “Nghe – kể lại chuyện”
Dạng bài này gồm có 10 tiết: Nghe – Kể: Dại gì mà đổi (TLV tuần 4); Nghe – kể: Không nỡ nhìn (TLV tuần 7); Nghe – kể: Tôi có đọc đâu (TLV tuần 11); Nghe – kể: Tôi cũng như bác (TLV tuần 14); Nghe – kể: Giấu cày (TLV tuần 15); Nghe – kể: Kéo cây lúa lên (TLV tuần 16); Nghe – kể: Chàng trao Phù Ủng (TLV tuần 19); Nghe – kể: Nâng niu từng hạt giống (TLV tuần 21); Nghe – kể: Người bán quạt may mắn (TLV tuần 24); Nghe – kể: Vươn tới các vì sao (TLV tuần 34)nhưng năm học 2011 – 2012, áp dụng chương trình giảm tải của Bộ Giáo dục và Đào tạo (áp dụng từ ngày 19/9//2011) thì đã cắt bỏ một số bài tập không yêu cầu học sinh làm đó là: Nghe – kể: Tôi có đọc đâu (TLV tuần 11); Nghe – kể: Tôi cũng như bác (TLV tuần 14); Nghe – kể: Giấu cày (TLV tuần 15); Nghe – kể: Kéo cây lúa lên (TLV tuần 16)
Dạng bài tập “Nghe – kể lại chuyện” yêu cầu HS hiểu nội dung câu
chuyện, thuật lại được câu chuyện một cách mạnh dạn, tự tin HS thấy được cái đẹp, cái hay, cái cần phê phán trong câu chuyện Và HS phải biết diễn đạt
rõ ràng thành câu, dễ hiểu
1.2.2.2 Dạng bài “Kể hay nói, viết về một chủ đề”
Dạng bài tập này gồm có 15 tiết: Tuần 1: Nói về Đội TNTP; Tuần 5:
Tập tổ chức cuộc họp; Tuần 6: Kể lại buổi đầu em đi học; Tuần 8: Kể về người hàng xóm; Tuần 11: Nói về quê hương; Tuần 12: Nói về cảnh đẹp đất
Trang 30nước; Tuần 15: Giới thiệu về tổ em; Tuần 16: Nói về thành thị nông thôn;
Tuần 20: Báo cáo hoạt động; Tuần 21: Nói về tri thức; Tuần 22: Nói về người
lao động trí óc; Tuần 25: Kể về lễ hội; Tuần 26: Kể về một ngày hội; Tuần 28:
Kể lại một trận thi đấu thể thao; Tuần 32: Nói về bảo vệ môi trường
Với dạng bài “Kể hay nói, viết về một chủ đề”yêu cầu HS nói đúng và
rõ ý, diễn đạt mạch lạc, dễ hiểu, nói theo nội dung và chủ đề cho trước, nói thành câu, biết cách dùng từ chân thực, sinh động Bước đầu yêu cầu HS nói thành đoạn văn
1.2.2.3 Dạng bài tập viết
Bài tập viết gồm có 12 tiết: Tuần 1: Điền vào giấy tờ in sẵn (ĐTNTP); Tuần 2: Viết đơn; Tuần 3,4: Điền vào tờ giấy in sẵn; Tuần 10: Tập viết thư và
phong bì thư; Tuần 12: Viết về cảnh đẹp đất nước; Tuần 13: Viết thư; Tuần
17: Viết về thành thị nông thôn; Tuần 22: Viết về người lao động trí óc; Tuần 28: Viết lại một tin thể thao trên báo, đài; Tuần 29: Viết về một trận thi đấu
thể thao; Tuần 30: Viết thư; Tuần 32: Viết về bảo vệ môi trường
Dạng bài tập này chỉ yêu cầu HS viết đủ số lượng câu, trình bày thành đoạn văn HS phải biết cách chấm câu, viết các câu theo mẫu đã học (Ai là gì?
Ai làm gì? Ai thế nào?) Bên cạnh đó HS biết cách dùng từ, bước đầu biết sử dụng các phép so sánh, nhân hóa
Nội dung kiến thức và yêu cầu rèn luyện kĩ năng ở phân môn TLV lớp
3 khá khó, nhiều bài tập mang tính thực hành từ thực tế xung quanh các em như: Kể về gia đình mình; Nói, viết về thành thị hoặc nông thôn Qua đó học sinh hình thành được các kĩ năng tạo lập văn bản (từ chỗ nói theo những câu hỏi gợi ý hoặc kể về gia đình, người thân đến viết một văn bản trọn vẹn) Muốn dạy TLV cho học sinh có hiệu quả, giáo viên cần nắm rõ mục tiêu, nội dung bài học, lựa chọn và phối hợp với yêu cầu của từng bài Có như thế mới
Trang 31mạnh, tốt đẹp cho học sinh Trong phạm vi đề tài này, tôi chỉ đưa ra một số biện pháp nhỏ giới hạn trong việc vận dụng phương pháp và hình thức dạy học phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả cho học sinh khi học các dạng bài
“Nghe – kể lại chuyện” và “Kể hay nói, viết về một chủ đề” trong phân môn Tập làm văn lớp 3 ở trường Tiểu học hiện nay
1.2.3 Nội dung dạy hội thoại ở phân môn Tập làm văn lớp 3
1.2.3.1 Quan niệm dạy hội thoại ở Tiểu học
Dạy hội thoại là dạy hoạt động nói năng.Hoạt động nói trước tiên liên quan đến hai kĩ năng quan trọng khi sử dụng tiếng Việt, đó là kĩ năng nghe và nói Để phục vụ tốt cho việc dạy hội thoại, chúng ta cần chú trọng rèn cho học sinh năng lực nghe hiểu (từ chuỗi lời nói thu nhận được, thông qua các thao tác tư duy, rút ra những thông tin chỉ yếu chứa đựng trong đó), năng lực nói liền mạch theo đề tài, chủ đề nhất định và đạt đích giao tiếp Quá trình rèn luyện năng lực nghe hiểu và nói liền mạch là quá trình tiếp nhận và sản sinh lời nói.Hoạt động nói năng là một hoạt động giao tiếp Dạy hoạt động nói năng là rèn luyện kĩ năng giao tiếp, rèn luyện các kĩ năng nói trong các tình huống giao tiếp cụ thể, phù hợp với các nhân tố giao tiếp, với các đề tài, chủ
đề hội thoại và đạt đích giao tiếp, hội thoại
Dạy hội thoại góp phần phát triển tri thức, nâng cao văn hóa ứng xử trong xã hội.Dạy hội thoại là dạy huy động vốn kiến thức đã có và xử lí các thông tin mới, tiếp nhận trong hội thoại để tham gia hội thoại (trình bày tư tưởng, tình cảm, cảm xúc, ý kiến cá nhân về các vấn đề đặt ra trong quá trình hội thoại) Chính quá trình này làm cho hiểu biết của con người trở nên phong phú, sắc sảo, mở rộng và nâng cao
Dạy hội thoại là dạy văn hóa ứng xử giao tiếp Các hàm lượng văn hóa của mỗi dân tộc hàm chứa trong ngôn ngữ (như các nghi thức lời nói, các cách sử dụng phép tu từ về từ, về câu, …) khi được tích cực hóa sẽ trở thành
Trang 32vốn riêng của từng người Phép lịch sự trong giao tiếp, các phương châm hội thoại (như luân phiên lượt lời, chất lượng, cách thức và quan hệ, …) khi được vận dụng thường xuyên và trở nên nhuần nhuyễn sẽ thấm sâu vào cách ứng
xử của mỗi cá nhân Các vốn liếng trên tạo nên phong cách sống, các đối nhân
xử thế nhân văn, nhân hậu, văn minh, lịch sự, nâng cao phẩm chất thanh sạch của con người
Tóm lại dạy hội thoại là quá trình rèn luyện năng lực nghe hiểu và nói nắng liền mạch phù hợp chủ đề, đạt đích giao tiếp, rèn luyện năng lực sử dụng ngôn ngữ có văn hóa trong các tình huống giao tiếp cụ thể, là quá trình huy động và làm giàu vốn hiểu biết của con người
1.2.3.2 Nội dung dạy hội thoại ở phân môn Tập làm văn trong sách giáo khoa Tiếng Việt 3
Lần đầu tiên chương trình Tiểu học đưa hội thoại thành một nội dung học tập Các chương trình này quy định các kĩ năng cần rèn luyện trong phần nội dung chương trình và các mức độ cần đạt được trong phần chuẩn kiến thức và kĩ năng Nắm vững nội dung chương trình, chuẩn kiến thức và kĩ năng
có vai trò quan trọng để định hướng cho việc biên soạn SGK, xác định nội dung dạy học và các yêu cầu cần đạt sau quá trình dạy học
Nội dung chương trình phân môn TLV lớp 3 quy định các kiến thức và
kĩ năng cần học và rèn luyện phục vụ cho hội thoại như sau:
- Kiến thức Tập làm văn:
Sơ giản về bố cục văn bản
Sơ giản về đoạn văn
Một số nghi thức giao tiếp chính trong sinh hoạt ở trường, lớp; thư, đơn, báo cáo, thông báo, …
- Kĩ năng:
Trang 33 Nghe và kể lại những câu chuyện đơn giản, thuật lại nội dung chính của các bản tin ngắn hoặc văn bản khoa học thường thức có nội dung phù hợp với lứa tuổi
Nghe viết đoạn văn, đoạn thơ, bài thơ ngắn
Ghi lại một vài ý khi nghe văn bản ngắn, có nội dung đơn giản
- Nói:
Dùng lời nói phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp chính thức trong sinh hoạt lớp, sinh hoạt đội
Đặt câu hỏi về vấn đề chưa biết trả lời câu hỏi của người đối thoại
Kể từng đoạn hoặc kể toàn bộ câu chuyện đơn giản đã được nghe
Thuật lại nội dung chính của bản tin ngắn hoặc văn bản khoa học thường thức có nội dung phù hợp lứa tuổi
Phát biểu ý kiến trong cuộc họp; giới thiệu hoạt động của tổ, lớp, chi đội; trình bày báo cáo ngắn (đã viết theo mẫu) về hoạt động của tổ, lớp, chi đội
GV cần nắm vững chương trình từ đó có cách tiếp cận thích hợp với SGK để thực hiện một cách có hiệu quả mục tiêu bài học Ngoài ra việc nắm vững chuẩn kiến thức để giảng dạy thích hợp với đối tượng học sinh cũng rất quan trọng
Ở lớp 3, chuẩn kiến thức kĩ năng cần nắm vững như sau:Nếu như kĩ
năng Nói, sử dụng nghi thức lời nói yêu cầu HS biết dùng từ xưng hô và lời
nói phù hợp với tình huống giao tiếp trong gia đình, nhà trường,… thì kĩ năng
Đặt và trả lời câu hỏi lại yêu cầu HS biết đặt câu và trả lời câu hỏi trong học
tập, giao tiếp Nói đến yêu cầu của kĩ năng thuật việc, kể chuyện, HS phải biết
kể một đoạn truyện hoặc một câu chuyện đã được đọc, được nghe Ngoài ra
HS còn phải nói được một đoạn văn đơn giản về người, vật xung quanh theo gợi ý bằng tranh hoặc câu hỏi cho trước Đối với kĩ năng phát biểu, thuyết
Trang 34trình, bước đầu yêu cầu HS phát biểu ý kiến trong một cuộc họp, biết giới thiệu các thành viên, các hoạt động của tổ, của lớp
1.2.3.3 Nhận xét về nội dung dạy hội thoại ở phân môn Tập làm văn trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3
Nghiên cứu nội dung chương trình dạy TLV lớp 3, ta thấy:
Chương trình quy định dạy kiến thức và kĩ năng liên quan đến độc thoại và hội thoại
Dạyvề hội thoại, thì chương trình đã quy định, ở lớp 3 chỉ dạy về nghi thức lời nói Yêu cầu của chương trình là HS phải biết sử dụng lời nói trong các tình huống cụ thể như biết dùng từ xưng hô phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp: trong gia đình, với bạn bè, thầy cô, … Ngoài ra, HS còn cần phải biết đặt
và trả lời câu hỏi trong những tình huống giao tiếp cụ thể Đây là những yêu cầu bước đầu mang tính căn bản trong việc rèn khả năng hội thoại cho HS
Độc thoại được nhắc đến nhiều hơn trong nội dung chương trình, gồm: thuật việc, kể chuyện, phát biểu, thuyết trình,…
Nhất quán với cách viết chung, ở phần này, chương trình cũng không đưa ra các quy định thời lượng, cách sắp xếp, tổ chức cụ thể cho mỗi nội dung học tập, rèn luyện Việc làm này sẽ do các nhà soạn sách, các giáo viên căn cứ vào trình độ của HS, đối chiếu với yêu cầu kiến thức và kĩ năng để tự quy định Cách làm mềm dẻo này sẽ tạo ra nhiều phương án thực hiện chương trình thích hợp với thực tiễn giáo dục bao giờ cũng đa dạng Tuy nhiên, căn
cứ vào số lượng các nội dung luyện tập có thể thấy chương trình vẫn chú trọng độc thoại hơn hội thoại Ở các lớp cuối cấp, độc thoại càng được dạy nhiều hơn và với yêu cầu cao hơn Điều này cũng có thể dễ hiểu Chương trình cải cách năm 2000 lần đầu tiên đưa hội thoại vào chương trình đã là một
sự thay đổi quan trọng Song hiểu biết về kĩ năng sư phạm để dạy hội thoại
Trang 35chưa thể đưa ra yêu cầu cao Chúng ta tin rằng trong tương lai, việc dạy hội thoại có thể được chú ý thêm và đạt được hiệu quả hơn nữa
Trong dạy hội thoại tức là học về các nghi thức lời nói, nghi thức và quy tắc khi giao tiếp (cách xưng hô phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp) Tuy nhiên cách hiểu biết về giao tiếp trong đời thường còn chưa được chú ý đầy
đủ vì mới nhấn mạnh đến việc học các nghi thức lời nói, nghĩa là học về mở đầu và kết thúc cuộc giao tiếp (những đoạn dùng nghi thức lời nói chính, còn phần phát triển đề tài thì không được nhắc đến)
Ngoài các bài học trong tiết TLV, thì cũng có thêm các tiết luyện tập về nghi thức lời nói: luyện tập sử dụng các nghi thức lời nói thông thường trong đời sống, và các nghi thức lời nói trong hoạt động tập thể (liên quan đến cuộc họp lớp, sinh hoạt chi đội,…); luyện tập, trao đổi thảo luận theo đề tài Tuy nhiên nội dung đề tài không được nhà trường quy định Căn cứ vào vốn sống, vốn hiểu biết của các em, căn cứ vào đặc điểm lứa tuổi của HS, các nhà soạn sách và GV nên khai thác các đề tài cho việc luyện tập từ nhiều mặt khác nhau của cuộc sống xung quanh các em, không nên chỉ bó hẹp trong các đề tài liên quan đến chuyện học hành, cần có thêm đề tài về tình bạn, tình thầy trò,
về các quan hệ xã hội…; hoặc các sinh hoạt, mua bán đời thường… Không nên đưa các chủ đề xa lạ với cuộc sống của các em
1.2.3.4 Các bài tập hội thoại trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3
Tập làm văn tuần 1:
Nói những điều em biết về Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh
Gợi ý:
- Đội thành lập ngày nào?
- Những Đội viên đầu tiên của Đội là ai?
- Đội được mang tên Bác Hồ từ khi nào?
Tập làm văn tuần 3: Hãy kể về gia đình em với một người bạn mới quen
Trang 36Tập làm văn tuần 5:Dựa vào cách tổ chức cuộc họp mà em biết, hãy cùng
các bạn tập tổ chức một cuộc họp tổ
Gợi ý về nội dung trao đổi trong cuộc họp tổ:
a) Giúp đỡ nhau trong học tập
b) Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ chào mừng ngày 20 – 11
c) Trang trí lớp học
d) Giữ vệ sinh chung
Tập làm văn tuần 6:Kể lại buổi đầu em đi học
Tập làm văn tuần 7:
BT2: Hãy cùng các bạn trong tổ mình tổ chức một cuộc họp
Gợi ý về nội dung họp: trao đổi về trách nhiệm của học sinh trong cộng đồng
Ví dụ:
- Tôn trọng luật đi đường
- Bảo vệ của công
- Giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn
Tập làm văn tuần 12:
BT1: Mang tới lớp tranh (ảnh) về một cảnh đẹp ở nước ta (ảnh chụp, tranh ảnh, ảnh cắt từ báo chí…) Nói những điều em biết về những cảnh ấy theo mấy gợi ý sau:
a) Tranh (ảnh) vẽ (chụp) cảnh gì? Cảnh đó ở nơi nào?
b) Màu sắc của tranh (ảnh) như thế nào?
Trang 37a) Tổ em gồm những bạn nào? Các bạn là người dân tộc nào?
b) Mỗi bạn có đặc điểm gì hay?
c) Tháng vừa qua, các bạn đã làm những việc tốt gì?
BT1: Tổ chức họp nhóm trao đổi ý kiến về câu hỏi sau: “Em cần làm gì
để bảo vệ môi trường?”
Tập làm văn tuần 32:
Kể lại một số việc tốt em đã làm để góp phần bảo vệ môi trường
Gợi ý:
a) Một số việc tốt góp phần bảo vệ môi trường:
- Chăm sóc bồn hoa, vườn cây của trường (hoặc của khu phố, làng xã…)
- Bảo về hàng cây mới trồng trên đường đến trường
- Giữ gìn cảnh đẹp của hồ nước ở địa phương
- Dọn vệ sinh cùng các bạn ở khu phố (hoặc làng, xã…)
b) Cách kể:
- Em đã làm việc gì? (Việc đó có thể là chăm sóc hoa, nhặt rác, dọn vệ sinh khu vực nơi em sinh sống; có thể là ngăn chặn những hành động làm hại cây, hoa, làm ô nhiễm môi trường sống…)
- Kết quả ra sao?
- Cảm tưởng của em sau khi làm việc đó
Trang 38Tập làm văn tuần 34:
BT1: Nghe và nói lại từng mục trong bài Vươn tới các vì sao
a) Chuyến bay đầu tiên của con người vào vũ trụ
b) Người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng
c) Người Việt Nam đầu tiên bay vào vũ trụ
Với bài tập này, học sinh cũng tiến hành hỏi đáp, trao đổi với nhau về nội dung của từng bức tranh, thông quan đó phát triển khả năng nói một cách
tự nhiên
Nhận xét:
Việc rèn hội thoại cho học sinh chủ yếu là trong phân môn TLV Tuy nhiên ở các phân môn khác trong chương trình môn Tiếng Việt, học sinh vẫn thường xuyên được rèn kĩ năng hội thoại Ví dụ như trong phân môn kể chuyện, khi học sinh trả lời câu hỏi của giáo viên về nội dung các bức tranh, khi đó, các em đã thực hành hội thoại theo chủ đề mà sự dẫn dắt là người giáo viên Hay khi học sinh đứng lên nhận xét học sinh khác trả lời thì cũng là rèn
kĩ năng hội thoại…
Tuy nhiên, xét một cách có hệ thống và không xét trên phương diện phương pháp mà xét trên phương diện thể hiện của SGK, thì ta thấy nội dung hội thoại trong môn TLV được thể hiện rõ nhất, và mang tính chất hệ thống,
có thể nhìn rõ ngay khi nghiên cứu SGK
1.2.4 Thực trạng của việc dạy học hội thoại trong phân môn Tập làm văn lớp 3
Môn Tiếng Việt nói chung và phân môn TLV lớp 3 nói riêng có nội dung phong phú, phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi của học sinh Trong một tiết học, các loại bài tập được bố trí xen kẽ, gắn kết với nhau Cả năm học có 35 tuần thì học sinh được học 31 tiết TLV Trong 4 tuần ôn tập giữa học kỳ I,
Trang 39giữa học kỳ II, cuối học kỳ I và cuối học kỳ II cũng có nhiều bài tập thuộc phân môn TLV
Quan sát trên thực tế dạy học hội thoại tiếng Việt ở các trường Tiểu học hiện nay, chúng tôi thấy một số tồn tại như sau:
Hội thoại là kĩ năng, nghi thức lời nói là nền tảng nội dung để rèn luyện
kĩ năng, đó chính là mục tiêu của chương trình, của SGK Tuy nhiên, phần lớn GV chưa nắm vững mục tiêu này Sau mỗi bài tập hội thoại, HS chỉ mới được nhận xét, uốn nắn về kĩ năng diễn đạt lời nói như: trao đáp có rõ ràng, trôi chảy không, có đủ to để mọi người nghe rõ không,… Ở mỗi bài tập, GV phải xác định rõ hành vi nói nào Sau đó xem xét sự phù hợp giữa lời trao, lời đáp của HS với các nhân tố hoàn cảnh giao tiếp, mục đích giao tiếp, vai giao tiếp, nội dung giao tiếp mà bài tập đã cho GV tiểu học vẫn còn bỡ ngỡ với việc tổ chức các hoạt động nói năng cho HS, chưa biết cách kích thích hứng thú, giúp HS tham gia giao tiếp tự nhiên, tránh gò bó, khiên ngưỡng Nhiều
GV chỉ dừng lại giúp HS hoàn thành nội dung bài tập, chưa gắn được việc học các nghi thức lời nói trong chương trình với các cuộc hội thoại ngày thường để tạo cho HS thói quen giao tiếp Bên cạnh đó, việc rèn luyện kĩ năng
sử dụng các yếu tố phụ trợ như cử chỉ, nét mặt, điệu bộ, ánh mắt,… trong giao tiếp hầu như chưa được quan tâm Vì còn lúng túng, tất cả GV mới chỉ cố gắng hoàn thành các bài tập SGK đưa ra, chưa có GV nào mạnh dạn sáng tạo các bài tập mới, các tình huống mới sinh động, phong phú hóa hoạt động rèn
kĩ năng hội thoại cho HS
Dạy hội thoại chính là dạy HS biết giao tiếp phù hợp với văn hóa Việt Nam, biết giao tiếp lịch sự, tế nhị, đạt hiệu quả cao GV tiểu học thật sự chưa quan tâm đến vấn đề này Vì vậy, họ chỉ chú trọng việc HS đưa ra các lời trao, lời đáp có đúng với các tình huống của bài tập hay không Khi đánh giá việc thực hiện bài tập của HS, GV cũng chỉ tiến hành một cáchchung chung, chưa
Trang 40có tiêu chí cụ thể Thực trạng này cho thấy vấn đề dạy hội thoại cho HS tiểu học đang cần nhận đƣợc nhiều sự quan tâm hơn nữa của các nhà giáo dục và cần có những biện pháp cụ thể giúp cho việc giảng dạy của GV dễ dàng hơn, phong phú hơn