Đề tài;Một số biện pháp rèn kĩ năng hội thoại ở phân môn tập làm văn lớp 3 trong chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học
Một số biện pháp rèn kĩ năng hội thoại Đặng Thị Bích Ngọc ở phân môn TLV 3 PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Lý do chọn đề tài Sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp là hoạt động bình thường của tất cả mọi người Trong giao tiếp, hội thoại chiếm tỉ lệ thời gian rất lớn Nhiều việc đạt kết quả hay thất bại phụ thuộc vào kinh nghiệm tham gia hội thoại của từng người Hội thoại có vị trí quan trọng như thế nên ngay từ nhỏ, học sinh đã cần phải tham gia vào các cuộc hội thoại và hiểu biết thêm về hội thoại Tuy nhiên, trong thực tế, học sinh ít được rèn luyện về kĩ năng hội thoại Lâu nay, các chương trình học tập cũng đang nghiên cứu và đưa ra các bài tập về hội thoại, nhưng kết quả thu được chưa cao Tại các nhà trường Tiểu học hiện nay, ở một số trường cũng đã quan tâm và đưa hội thoại vào như một trong những mục tiêu chính của môn học Ở Việt Nam, chỉ từ cuối thế kỉ XX và những năm đầu thế kỉ XXI, hội thoại mới được đưa vào chương trình môn Tiếng Việt, được dạy thử nghiệm rồi dạy chính thức ở các lớp học Tuy nhiên, hiểu biết của giáo viên về hội thoại còn ít ỏi, sơ lược, nên nhiều giáo viên còn rất khó khăn khi dạy hội thoại cho học sinh Chính vì những lí do trên nên tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp rèn kĩ năng hội thoại ở phân môn tập làm văn lớp 3 trong chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học” Đề tài nhằm tìm hiểu các bài tập mà sách giáo khoa lớp 3 đưa ra về dạy hội thoại, qua đó rút ra một số lưu ý trong phương pháp giảng dạy cho phù hợp từng dạng bài 2 Giả thuyết khoa học Dạy hội thoại là một mảng kiến thức mới, có ít người tìm hiểu và đi sâu vào nó Chính vì thế, đề tài này sẽ giúp cho những giáo viên thêm hiểu hơn về hội thoại nói chung, và phương pháp dạy hội thoại nói riêng, từ đó có cách dạy cho phù hợp với đối tượng học sinh của mình 1 Một số biện pháp rèn kĩ năng hội thoại Đặng Thị Bích Ngọc ở phân môn TLV 3 PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU I Cơ sở lí luận và thực tiễn 1.1Hội thoại 1.1.1 Hội thoại là gì? Ngôn ngữ là công cụ để con người giao tiếp với nhau Khi tham gia vào giao tiếp, ngôn ngữ tồn tại dưới 2 dạng: dạng nói và dạng viết Khi ngôn ngữ tồn tại ở dạng nói, tức là ngôn ngữ được con người sử dụng trong hoạt động nói năng, thì khi đó con người đang thực hiện một hoạt động, gọi là hoạt động giao tiếp Như vậy, hội thoại là: hoạt động giao tiếp bằng lời ở dạng nói giữa các nhân vật giao tiếp nhằm trao đổi các nội dung miêu tả và liên cá nhân theo đích đặt ra Tuy nhiên trong những năm nay, với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, công nghệ truyền thông nên điện thoại di động rồi internet phát triển rất mạnh mẽ Con người có thể nói chuyện với nhau mà không phải mặt đối mặt(qua điện thoại), hay có thể đối thoại qua việc nhắn tin trên điện thoại mà cũng không cần phải ở gần nhau, hay không cần phải dùng đến lời nói mà vẫn đảm bảo nội dung cuộc thoại và các nhân tố như một cuộc đối thoại thông thường Như vậy, ngày nay, có thể đi đến câu trả lời toàn diện cho câu hỏi “hội thoại là gì?” Vậy: hội thoại là cuộc giao tiếp bằng lời (ở dạng nói hay dạng viết) tối thiểu giữa hai nhân vật về một vấn đề nhằm đạt được đích đã đặt ra 1.1.2 Hội thoại và độc thoại + Sự giống nhau: - Phải có vấn đề đặt ra để giao tiếp - Phải có đích giao tiếp - Tiến hành trong một hoàn cảnh không gian và thời gian nhất định - Sử dụng ngôn ngữ làm công cụ giao tiếp 2 Một số biện pháp rèn kĩ năng hội thoại Đặng Thị Bích Ngọc Hội thoại ở phân môn TLV 3 + Sự khác nhau: Độc thoại Chỉ có 1 nhân vật tham gia giao tiếp Có từ hai nhân vật giao tiếp trở lên Nói với một hay nhiều người nghe và Có lời trao – lời đáp theo luân phiên không cần đáp lại lượt- lời Bao giờ cũng có người nói Hoặc là lời người nói tự nói với mình – người nghe và có sự luân phiên đổi vai Triển khai nội dung theo đích mà Triển khai nội dung theo hoàn cảnh người nói vạch sẵn cụ thể phù hợp với lời đáp 1.1.3 Vị trí của hội thoại trong đời sống văn chương và trong nhà trường Hội thoại có vai trò quan trọng trong đời sống Trong một ngày, một tháng, một năm, một đời người, thời gian dành cho hội thoại rất lớn, lớn hơn thời gian dành cho đọc thoại nhiều lần Con người chủ yếu giao tiếp với nhau bằng hội thoại Ngôn ngữ được sử dụng chủ yếu trong hội thoại Giáo sư Đỗ Hữu Châu khẳng định: “ hội thoại là hình thức giao tiếp thường xuyên, phổ biến của ngôn ngữ, nó cũng là hình thức cơ sở của mội hoạt động ngôn ngữ khác ” Trong văn chương, hội thoại cũng chiếm vị trí quan trọng Các nhân vật trò chuyện, trao đổi với nhau tạo nên nhiều cuộc hội thoại khác nhau trong dòng diễn biến của cốt truyện Các cuộc hội thoại góp phần bộc lộ tính cách nhân vật, bộc lộ mâu thuẫn, thúc đẩy sự phát triển của tình tiết truyện, của các tính cách nhân vật 3 Một số biện pháp rèn kĩ năng hội thoại Đặng Thị Bích Ngọc ở phân môn TLV 3 Có thể nói hội thoại có vị trí vai trò rất quan trọng trong đời sống và trong văn chương, thế nhưng trong một thời gian dài nó không được các nhà nghiên cứu quan tâm Người ta cứ nghĩ, trẻ dùng được tiếng mẹ đẻ thì đương nhiên đã biết nói và nghe, đã biết hội thoại Vì thế nhà trường nên tập trung dạy đọc , viết, dạy độc thoại Đó là một quan điểm phiến diện Từ lâu ông cha ta đã dạy: học ăn, học nói, học gói, học mở Ăn cũng phải học vì có dăm bảy cách ăn Có cách ăn của người văn minh, có cách ăn của phàm phu tục tử Nói càng phải học vì có nhiều cách nói Có cách nói có văn hóa, lịch sự, có cách nói thô lỗ, lỗ mãng, dung tục Học nói là học tự phát âm, đến ngữ điệu, giọng điệu Học cả độc thoại và hội thoại Việc đưa hội thoại vào nhà trường đã tạo ra những thay đổi quan trọng trong nội dung cũng như phương pháp dạy tiếng mẹ đẻ và dạy ngoại ngữ Chương trình dạy tiếng mẹ đẻ và dạy ngoại ngữ trên thế giới ngày càng chú ý dạy hội thoại, nhờ vậy, học sinh giao tiếp ngày càng linh hoạt sinh động Ở Việt Nam, chương trình tiếng Việt ở Tiểu học ban hành năm 2001 đưa việc học hội thoại thành một nội dung quan trọng Chương trình ban hành năm 2006 tiếp tục khẳng định phương hướng trên Sách tiếng Việt đầu thế kỉ XXI đã có nhiều loại bài tập và bài học dạy hội thoại Đó là bước tiến mới trong lịch sử dạy tiếng Việt 1.2 Bản chất của hội thoại Hội thoại là một hiện tượng giao tiếp bằng ngôn ngữ hay một hiện tượng xã hội? Có thể khẳng định ngay: hội thoại vừa là một hiện tượng giao tiếp bằng ngôn ngữ, vừa là một hiện tượng xã hội Cả hai bản chất đó đều bộc lộ và chi phối các hoạt động hội thoại Nói hội thoại là một hiện tượng giao tiếp bằng ngôn ngữ vì chính trong hội thoại (độc thoại), ngôn ngữ mới thực hiện được chức năng quan trọng của nó: chức năng giao tiếp Chính trong hội thoại ngôn ngữ mới phát huy đầy đủ đặc điểm, sức 4 Một số biện pháp rèn kĩ năng hội thoại Đặng Thị Bích Ngọc ở phân môn TLV 3 mạnh, vẻ đẹp của nó Nói cách khác, ngôn ngữ trở thành ngôn ngữ sống nhờ vào hội thoại Một ngôn ngữ nếu không được ai sử dụng để giao tiếp, nó trở thành ngôn ngữ chết Có hàng trăm ngôn ngữ trên thế giới đã đi vào cõi vĩnh hằng vì không còn ai sử dụng chúng để giao tiếp, để hội thoại Ngược lại, bất kì cuộc hội thoại nào mà muốn tiến hành được cũng phải dựa vào một ngôn ngữ cụ thể, cũng sử dụng một tiếng nói cụ thể Bàn đến bản chất ngôn ngữ của hội thoại, về mặt sư phạm là bàn đến mối quan hệ giữa kinh nghiệm sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp và hội thoại của cá nhân học sinh khi bước chân đến trường và yêu cầu dạy hội thoại của nhà trường Khi vào học lớp Một cũng như các lớp học trên, mặc dù chưa được học hội thoại nhưng học sinh vẫn sử dụng ngôn ngữ để tham gia trò chuyện với nhau, với bố mẹ, trao đổi về mọi vấn đề các em gặp phải trong đời sống, để giãi bày, yêu cầu, đòi hỏi, ra lệnh, dọa nạt, quát tháo dường như các em đã nắm được một phần nào các quy tắc, quy luật về hội thoại Đó là con đường tiếp nhận tự phát Muốn dùng ngôn ngữ cho chính xác, linh hoạt, đúng lúc, đúng chỗ, tế nhị học sinh phải được học, được luyện tập về hội thoại Muốn hiểu các quy tắc, quy luật hội thoại một cách sâu sắc, kĩ, tự giác học sinh phải qua con đường học tập Do đó, dạy hội thoại cho học sinh là một yêu cầu tất yếu nhà trường phải thực hiện Con đường để dạy hội thoại nhanh, có hiệu quả chính là phải từ kinh nghiệm sẵn có của học sinh phát triển lên, luyện tập thêm Bàn đến bản chất ngôn ngữ của hội thoại chính là bàn đến tính chất giao tiếp của nó, là phải quan tâm đến các nhân tố tham gia vào cuộc giao tiếp, vào cuộc đối thoại như: ngữ cảnh, ngôn ngữ và văn bản Nói hội thoại là một hiện tượng xã hội vì nó nảy sinh và tồn tại chỉ trong các cộng đồng người, trong xã hội loài người Con người sử dụng hội thoại như một 5 Một số biện pháp rèn kĩ năng hội thoại Đặng Thị Bích Ngọc ở phân môn TLV 3 công cụ đắc lực để trao đổi thông tin, giao lưu tình cảm, gắn kết từng cá thể với nhau tạo thành một cộng đồng, một xã hội Bàn đến bản chất xã hội của hội thoại là bàn đến chức năng, mục đích và nội dung hội thoại Hoạt động hội thoại là hoạt đồng giao tiếp gắn rất chặt với các quy tắc ứng xử trong xã hội, thể hiện trình độ văn minh của con người Học các quy tắc hội thoại, từ quy tắc luân phiên lượt lời đến các phương châm điều hành nội dung hội thoại, từ phép lịch sự đến việc thực hiện các quy luật cấu trúc hội thoại, người học thực ra đã tiếp nhận nhiều quy tắc đạo đức, nhiều phép ứng xử văn minh như tôn trọng thể diện người hội thoại, sự phối hợp, hợp tác trong cuộc sống Vì thế, dạy hội thoại cho học sinh đồng thời cũng là dạy đạo đức, dạy văn hóa ứng xử Một điều đáng lưu ý là hai bản chất nêu trên của hội thoại gắn chặt với nhau đến mức nhiều nhân tố hoặc nhiều giai đoạn khó tách bạch đâu là tính chất ngôn ngữ, đâu là tính chất xã hội Điều ấy không có nghĩa là không nhận thấy hai bản chất này trong hiện tượnCgáhcộni hthâonạtiố tham gia cuộc hội thoại 1.3 Các nhân tố giao tiếp và hội thoại Hội thoại là một trong những hình thức giao tiếp bằng ngôn ngữ có vị trí quan trọng nhất Vì thế các nhân tố tham gia vào cuộc giao tiếp như: ngữ cảnh, ngôn ngữ, văn bản cũng chính là các nhân tố tham gia vào cuộc hội thoại Ngôn ngữ Ngữ cảnh Nhân vật Hiện thực Ngữ vực Ngôn giao tiếp bên ngoài ngữ cá nhân Vai Quan giao hệ liên Ta cótisếơp đồ biểu diễncámnhốâinquan hệ về các nhân tốHộthi am gia cuộc hội thoại thoại Người Người Vị Vị thế Quan 6 nói nghe thế giao hệ liên xã tiếp cá hội nhân Một số biện pháp rèn kĩ năng hội thoại Đặng Thị Bích Ngọc ở phân môn TLV 3 II Cơ sở thực tiễn 1 Nội dung chương trình sách giáo khoa tiếng Việt 7 Một số biện pháp rèn kĩ năng hội thoại Đặng Thị Bích Ngọc ở phân môn TLV 3 Chương trình môn Tiếng Việt ở Tiểu học đầu thế kỉ XXI (chương trình năm 2001 và năm 2006) có rất nhiều điểm mới so với chương trình Tiếng Việt đầu thế kỉ XX 1.1 Về nguyên tắc xây dựng chương trình Điểm mới cơ bản là sự xác lập dứt khoát nguyên tắc giao tiếp, tích hợp và tích cực trong việc dạy tiếng việt Liên quan đến nội dung chuyên đề, cần nói rõ hơn về nguyên tắc giao tiếp Các chương trình môn Tiếng Việt đầu thế kỉ XXI đều nhấn mạnh dạy tiếng việt để giao tiếp và trong giao tiếp Dạy tiếng việt để giao tiếp liên quan đến xác định mục tiêu của môn học Chương trình đã đặt lên hàng đầu mục tiêu “hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng tiếng Việt (đọc, viết, nghe, nói) để học tập giao tiếp trong môi trường hoạt động của lứa tuổi” Học và luyện tập các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt trở thành nội dung cốt lõi của môn Tiếng Việt Nguyên tắc này đòi hỏi chương trình cần trình bày nội dung luyện tập bốn kĩ năng tiếng Việt ở từng lớp và coi đây là một nội dung học tập bậc nhất trên cạnh nội dung học các tri thức về tiếng Việt Dạy Tiếng Việt trong giao tiếp liên quan đến phương pháp dạy học đặc thù của môn học nguyên tắc này đòi hỏi nhà trường, giáo viên cần tạo môi trường giao tiếp để dạy tiếng Việt Mọi hoạt động học tập, luyện tập các kĩ năng và kiến thức tiếng Việt phải được “nhúng” trong giao tiếp, được diễn ra trong môi trường giao tiếp 1.2 Về nội dung chương trình Nguyên tắc dạy Tiếng Việt để giao tiếp, trong giao tiếp đã dẫn tới các thay đổi mới mẻ trong nội dung dạy học tiếng Việt -Sự xuất hiện nội dung học tập, rèn luyện từng kĩ năng sử dụng tiếng Việt một cách có hệ thống từ lớp 1 đến lớp 5 Các kĩ năng đọc, viết, nghe, nói được quy định học ở từng lớp với các nội dung luyện tập từ thấp đến cao Có được cách viết chương 8 Một số biện pháp rèn kĩ năng hội thoại Đặng Thị Bích Ngọc ở phân môn TLV 3 trình như vậy là do sự hiểu biết ngày càng sâu hơn về bản chất và cấu trúc các kĩ năng sử dụng tiếng Việt Căn cứ vào nội dung luyện tập các kĩ năng nghe, nói tiếng Việt người ta thấy lần đầu tiên hội thoại có chỗ đứng trong chương trình bên cạnh độc thoại -Lần đầu tiên có sự xuất hiện của cả 6 kiểu văn bản (biểu cảm, tự sự, miêu tả, nghị luận, thuyết minh, hành chính) trong nguồn ngữ liệu học tiếng Việt Trong học viết văn bản, bên cạnh học viết văn bản tự sự, miêu tả, chương trình nhấn mạnh học viết nhiều kiểu loại văn bản hành chính thông dụng trong đời sống -Lần đầu tiên chuẩn kiến thức và kĩ năng được trình bày chi tiết, hệ thống theo từng lớp học và ở cả cấp học 1.3 Về cách viết chương trình Chương trình tiếng Việt đầu thế kỉ XXI không lấy trục phân môn làm căn cứ để trình bày các nội dung học ở từng lớp như các chương trình môn Tiếng Việt thế kỉ XX Chương trình năm 2001 viết theo từng lớp và ở mỗi lớp gồm 3 phần chính: các nội dung luyện tập kĩ năng đọc, viết, nghe, nói; kiến thức về Tiếng Việt, văn học gắn với nội dung luyện tập kĩ năng và các nguồn cũng như nội dung ngữ liệu Phần cuối chương trình đề cập đến yêu cầu kiến thức cần đạt ở từng lớp Chương trình năm 2006 cũng viết theo từng lớp, mỗi lớp chỉ gồm 2 phần chính là các kiến thức về tiếng Việt, làm văn, văn học và các kĩ năng cần luyện tập Chuẩn kiến thức và kĩ năng là phần thứ hai của chương trình môn học cách viết của chương trình môn Tiếng Việt đầu thế kỉ XXI đã làm rõ: - Nội dung học tập kĩ năng môn Tiếng Việt - Nội dung học tập kiến thức môn Tiếng Việt, làm văn, văn học và mối tương quan với kĩ năng học ở từng lớp - Các yêu cầu cụ thể của chuẩn kiến thức, kĩ năng 9 Một số biện pháp rèn kĩ năng hội thoại Đặng Thị Bích Ngọc ở phân môn TLV 3 Cách viết của chương trình năm 2001 và 2006 không ràng buộc người viết sách giáo khoa phải tuân theo một hệ thống phân môn định trước như chương trình môn Tiếng Việt thế kỉ XX Hệ thống phân môn quy định sẵn trong chương trình gồm: tập đọc, chính tả, tập viết, từ ngữ, ngữ pháp, làm văn, kể chuyện Chương trình môn Tiếng Việt đầu thế kỉ XXI cũng không ấn định thời lượng học tập cụ thể đối với từng nội dung như chương trình thế kỉ XX Chương trình chỉ quy định số tiết học môn Tiếng Việt theo tuần ở từng lớp Đây là cách viết chương trình phổ biến ở các nước căn cứ vào chương trình, các nhóm tác giả viết sách giáo khoa có thể xác lập một hệ thống các phân môn hoặc các loại bài học theo quan điểm của mình và đưa ra cách phân bố thời lượng học tập cho các phân môn hoặc các loại bài học trong tuần miễn là bảo đảm thực hiện mục tiêu môn học, học đầy đủ các kiến thức, kĩ năng và đạt các chuẩn kiến thức, kĩ năng quy định Trong tương lai khi trình độ giáo viên được nâng cao, lại được giao quyền tự chủ về chuyên môn rộng rãi thì họ có thể sẽ tự quy định các loại bài học hoặc các phân môn cùng số tiết học cho từng phân môn trong tuần cần thực hiện ở trường mình 2 Thực trạng dạy học hội thoại trong môn Tiếng Việt ở nhà trường Tiểu học hiện nay Nhà trường Tiểu học trong hơn 10 năm qua đã có nhiều nỗ lực thực hiện nguyên tắc giao tiếp trong dạy Tiếng Việt Các nỗ lực ấy được thể hiện trên các phương diện sau: a) Nội dung luyện tập kĩ năng ngày càng được chú trọng trong việc giảng dạy và học tập tiếng Việt Bài học thuộc bất kì phân môn nào cũng lấy yêu cầu thực hành làm yêu cầu chủ đạo Các bài Tập đọc chú trọng rèn luyện không chỉ kĩ năng đọc thành tiếng, đọc thầm mà còn rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản Đọc hiểu văn bản trở thành mục tiêu cao nhất của bài tập đọc, của việc luyện đọc các bài Luyện từ và câu chú trọng rèn 10 ... theo lớp học cấp học 1 .3 Về cách viết chương trình Chương trình tiếng Việt đầu kỉ XXI không lấy trục phân môn làm để trình bày nội dung học lớp chương trình mơn Tiếng Việt kỉ XX Chương trình. .. lớp Chương trình năm 2006 viết theo lớp, lớp gồm phần kiến thức tiếng Việt, làm văn, văn học kĩ cần luyện tập Chuẩn kiến thức kĩ phần thứ hai chương trình mơn học cách viết chương trình mơn Tiếng. .. chương trình mơn Tiếng Việt đầu kỉ XXI làm rõ: - Nội dung học tập kĩ môn Tiếng Việt - Nội dung học tập kiến thức môn Tiếng Việt, làm văn, văn học mối tương quan với kĩ học lớp - Các yêu cầu cụ