Nhận thấy kĩ năng tiếp thu nói và viết của học sinh còn nhiều hạn chế, đặc biệt khó hơn là trong phân môn Tập làm văn bởi đặc thù của môn học phải hình thành và rèn cho học sinh khả năng
Trang 1MỤC LỤC
Mục lục……… ………1
1.PHẦN MỞ ĐẦU 2
1.1 Lí do chọn sáng kiến 2
1.2 Điểm mới của sáng kiến 2
2 PHẦN NỘI DUNG……… 3
2.1 Thực trạng của vấn đề ………3
2.1.1 Thuận lợi……… … 3
2.1.2 Khó khăn ……….3
2.2 Các biện pháp chủ yếu để giúp học sinh lớp 3 rèn kỹ năng nói, viết trong phân môn Tập làm văn 4
2.2.1.Biện pháp 1: Hướng dẫn học sinh xác định đúng yêu cầu của bài tập 4
2.2.2 Biện pháp 2: Hướng dẫn tìm hiểu các gợi ý……….4
2.2.3 Biện pháp 3:Hướng dẫn học sinh lập bản đồ tư duy……….……… 4
2.2.4 Biện pháp 4: Chú ý đến từng dạng bài tập làm văn để có phương pháp dẫn dắt học sinh hợp lí……….… 5
2.2.5 Biện pháp 5: Hướng dẫn học sinh liên tưởng và diễn đạt ……… 9
2.2.6 Biện pháp 6: Sửa câu, từ và cách liên kết trong đoạn văn……… 10
2.2.7 Biện pháp 7: Tạo niềm say mê khám phá kiến thức, tạo không khí vui vẻ, sôi động, hào hứng trong tiết học……… ……….………11
2.2.8 Biện pháp 8: Dạy học theo quan điểm giao tiếp……… 11
2.3 Kết quả……… ………12
3 PHẦN KẾT LUẬN……… ……… 13
3.1 Kết luận 13
3.2 Kiến nghị ……….………14
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Trang 2GIÚP HỌC SINH LỚP 3 RÈN KĨ NĂNG NÓI, VIẾT
TRONG PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN
1 PHẦN MỞ ĐẦU 1.1 Lí do chọn sáng kiến
Căn cứ vào mục tiêu giáo dục của môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học là nhằm hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi, góp phần rèn luyện các thao tác của tư duy Phân môn Tập làm văn ở Tiểu học có nhiệm vụ quan trọng đối với học sinh là rèn kĩ năng nói, viết, giao tiếp, Nói và viết hỗ trợ rất nhiều cho các môn học khác Nhận thấy kĩ năng tiếp thu nói và viết của học sinh còn nhiều hạn chế, đặc biệt khó hơn là trong phân môn Tập làm văn bởi đặc thù của môn học phải hình thành và rèn cho học sinh khả năng nói và viết một văn bản ở nhiều thể loại khác nhau Ở lớp 2, học sinh mới bước đầu làm quen với môn học này, viết một đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu qua hình thức quan sát tranh ảnh, nghe chuyện, Nhưng bước sang lớp 3 kỹ năng hình thành một đoạn văn yêu cầu cao hơn từ 5 đến 7 câu, rồi 7 đến 10 câu Nhưng thực tế hiện nay, phần đa học sinh đều không hứng thú học phân môn Tập làm văn vì các em nghĩ rằng: Mình sẽ không biết nói gì, viết gì? để hoàn thành một đoạn văn ngắn theo yêu câu đề bài Bên cạnh đó, học sinh còn tập kể lại được những mẫu chuyện được nghe thầy, cô kể trên lớp Qua từng nội dung bài dạy, phân môn Tập làm văn nhằm bồi dưỡng cho học sinh năng lực sử dụng Tiếng Việt, thái độ ứng xử có văn hoá, tinh thần trách nhiệm trong công việc, bồi dưỡng tình cảm lành mạnh tốt đẹp cho học sinh
Để thực hiện tốt mục tiêu của môn học đòi hỏi người thầy phải biết vận dung linh hoạt, sáng tạo các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học sao cho phù hợp với khả năng sử dụng ngôn ngữ và tâm lí lứa tuổi học sinh để giờ học diễn ra tự nhiên nhẹ nhàng
và có hiệu quả Trong giảng dạy giáo viên phải có nghệ thuật sư phạm, biết dẫn dắt, gợi
mở đưa học sinh giải quyết các tình huống và thông qua việc xử lí các tình huống đó học sinh lĩnh hội được kiến thức bài
Qua thực tế giảng dạy các tiết Tập làm văn cũng như dự giờ các đồng nghiệp, tôi nhận thấy học sinh còn rụt rè, ngại khi nói và viết về các chủ đề được học do vốn từ còn hạn chế Chính vì lí do đó, tôi tiến hành nghiên cứu và thực hiện sáng kiến kinh
nghiệm: “ Giúp học sinh lớp 3 rèn kỹ năng nói, viết trong phân môn Tập làm văn”.
1.2 Điểm mới của sáng kiến
Sáng kiến kinh nghiệm “ Giúp học sinh lớp 3 rèn kỹ năng nói, viết trong phân môn Tập làm văn” đề cập đến một vấn đề không mới nhưng có tính cấp thiết trong việc nâng
Trang 3cao chất lượng giảng dạy trong các nhà trường Trước đó cũng đã có nhiều đồng nghiệp
đề cập đến vấn đề này song đối với đề tài mà tôi nghiên cứu lại có những điểm mới như:
- Các biện pháp mà tôi đưa ra sát với thực tế giảng dạy tại trường và phù hợp với đặc điểm đối tượng học sinh của trường tôi
- Cách phân loại từng loại bài trong phân môn Tập làm văn để đưa ra những biện pháp phù hợp cũng là điểm riêng của sáng kiến
- Trong quá trình giảng dạy, tôi lựa chọn những ví dụ sát với thực tiễn và gần gũi với học sinh
2 NỘI DUNG 2.1 Thực trạng của vấn đề:
2.1.1 Thuận lợi:
- Trường có đội ngũ cán bộ, giáo viên đạt chuẩn về trình độ kiến thức, trẻ khỏe và giàu tâm huyết
- Học sinh đa số là con em trong xã và có tinh thần hiếu học
- Được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, Ban giám hiệu nhà trường luôn đi sâu đi sát và tạo mọi điều kiện tốt cho giáo viên trong công tác giảng dạy
- Cách đánh giá học sinh theo tinh thần của Thông tư 22/2016 có tính nhân văn giúp học sinh mạnh dạn, tự tin và có hứng thú học tập hơn
- Cơ sở vật chất ở các lớp tương đối đầy đủ tiện nghi, bàn ghế, phòng học
- Nội dung chương trình môn Tiếng Việt nói chung và phân môn Tập làm văn nói riêng rất phong phú; kênh hình trong sách giáo khoa Tiếng Việt được trình bày phù hợp với từng nội dung bài học và tâm sinh lí lứa tuổi các em
- Học sinh đã nắm vững kiến thức, kĩ năng tạo lập văn bản, kể chuyện, miêu tả từ các lớp dưới Đây là cơ sở giúp các em học tốt phân môn Tập làm văn lớp 3
2.1.2 Khó khăn
- Việc tổ chức dạy các giờ Tập làm văn (được coi là dạy mẫu ) ở trường của chúng tôi
chưa nhiều nên giáo viên chưa có cơ hội để học tâp lẫn nhau nhằm nâng cao năng lực giảng dạy
- Hình thức, phương pháp dạy học theo hướng đổi mới làm cho nhiều giáo viên lúng túng trong quá trình lên lớp, nhiều giáo viên phụ thuộc, rập khuôn theo sách giáo khoa, hay áp đặt học sinh,…
- Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh lớp 3 tiếp thu nhanh nhưng cũng nhanh quên, mức độ tập trung học tập chưa cao, vốn ngôn ngữ của các em chưa nhiều, các em còn mãi chơi nhiều hơn học
- Môn Tập làm văn là một môn khó, nhiều em còn ngại học văn, lười suy nghĩ nên ở các giờ học các em còn ngại phát biểu, viết bài qua loa cho xong chuyện Cách dùng từ đặt câu chưa đúng, viết đoạn văn còn nghèo ý
Trang 4- Việc tổ chức học tập trên lớp của giáo viên chưa phát huy được vốn ngôn ngữ vốn có của các em cũng như chưa khơi dậy ở học sinh sự mạnh dạn tự tin trong học tập
- Địa bàn dân cư nơi trường chúng tôi đóng chân rộng với phần đông gia đình học sinh
có đời sống còn khó khăn, một số gia đình chưa có nhiều điều kiện quan tâm đến việc học của con em mình
Trước khi thực hiện sáng kiến, tôi trực tiếp khảo sát phân môn Tập làm văn của lớp tôi giảng dạy có kết quả như sau:
Thời gian tiến
Tổn
g số học sinh
Kết quả thực hành của học sinh Hoàn
thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
Ngày 07/9/2017
(Tuần 3) Kể về gia đình
Ngày 15/9/2017
(Tuần 4)
Nghe kể lại câu chuyện
“Dại gì mà đổi”
2.2 Các biện pháp chủ yếu để giúp học sinh lớp 3 rèn kỹ năng nói, viết trong phân môn Tập làm văn
2.2.1 Biện pháp 1: Hướng dẫn học sinh xác định đúng yêu cầu của bài tập
Để giúp học sinh xác định đúng yêu cầu của bài tập, trước hết người giáo viên cần nắm rõ cấu trúc của phân môn Tập làm văn lớp 3
Về cấu trúc phân môn Tập làm văn trong SGK Tiếng Việt 3 có 54 bài tập Số lượng bài tập ít hơn so với SGK Tiếng Việt 2 đối với phân môn Tập làm văn nhưng nội dung
có hệ thống cao hơn lớp 2 Mỗi bài học được trình bày từ 1 đến 2 bài tập - gồm bài tập rèn luyện kỹ năng nói và bài tập rèn kỹ năng viết trong đó bài tập rèn kỹ năng nói chiếm hơn 70% nhất là kiểu bài “Nghe - kể lại chuyện” và “Kể hay nói, viết về một chủ đề” Đối với hai dạng bài này thì nội dung được phân bổ như sau:
- Dạng bài “Kể hay nói, viết về một chủ đề gồm có 16 bài tập, như: Nói về Đội TNTP; Nói về thành thị hoặc nông thôn; Nói về quê hương; Nói ,viết về cảnh đẹp đất nước
- Dạng bài “Nghe - kể lại chuyện” gồm có 10 bài tập, như: Nghe - kể: Dại gì mà đổi; Nghe - kể: Không nỡ nhìn; Nghe - kể: Tôi cũng như bác; Nghe - kể: Giấu cày
Trang 5Nội dung kiến thức và yêu cầu rèn luyện kỹ năng ở phân môn Tập làm văn lớp 3 khá khó, nhiều bài tập mang tính thực hành từ thực tế xung quanh các em như: Kể về gia đình mình; Nói, viết về thành thị hoặc nông thôn; Kể về một trận thi đấu thể thao Qua
đó, học sinh hình thành được các kỹ năng tạo lập văn bản (từ chỗ nói theo những câu hỏi gợi ý hoặc kể về gia đình, người thân đến viết một văn bản trọn vẹn) Muốn dạy Tập
làm văn cho học sinh có hiệu quả, giáo viên cần nắm rõ mục tiêu, nội dung bài học, lựa chọn và phối hợp các phương pháp dạy học; các hình thức dạy học phù hợp với yêu cầu của từng bài
Bên cạnh đó, ở mỗi yêu cầu của từng loại bài tập làm văn nói – viết, giáo viên cần cho học sinh tự xác định rõ yêu cầu các bài tập Giúp học sinh tự xác định đúng yêu cầu bài tập để khi thực hành các em sẽ không chệch hướng, đảm bảo đúng nội dung đề tài cần luyện tập
2.2.2 Biện pháp 2: Hướng dẫn tìm hiểu các gợi ý
Sau khi xác định được yêu cầu bài tập, giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu các câu hỏi gợi ý để các em nói hoặc viết đúng trọng tâm nội dung, trình bày đoạn văn rõ ràng, mạch lạc, đủ ý, đúng từ, tránh lan man Việc tìm hiểu nội dung các câu hỏi gợi ý cũng sẽ giúp các em hình dung được toàn bộ bài nói hoặc viết của mình, tránh được sự trùng lặp ý văn
Giáo viên có thể tổ chức học sinh tìm hiểu các câu hỏi gợi ý bằng cách cho học sinh cũng thảo luận để nói cho nhau nghe suy nghĩ, tình cảm của bản thân về chủ đề được nhắc đến, từ đó các em cũng có thể sửa lỗi cho bạn và học tập cái hay từ bạn
Ví dụ: Khi dạy bài Nghe – kể : Dại gì mà đổi, Tiếng Việt 3, tập 1, trang 36.
Đây là dạng bài nghe – kể lại nội dung câu chuyện, trước khi kể mẫu câu chuyện, giáo viên có thể hướng dẫn HS gợi ý theo các câu hỏi trong sách giáo khoa và có thể giáo viên dặt thêm một số câu hỏi nữa như:
a Câu chuyện có những nhân vật nào?
b Vì sao mẹ dọa đổi cậu bé?
c Cậu bé trả lời mẹ như thế nào?
d Vì sao cậu bé nghĩ như vậy?
Khi tìm hiểu gợi ý đó, học sinh có thể hình dung ra câu chuyện có những nhân vật nào? Câu chuyện xảy ra ở đâu? Lời đối thoại của mẹ và cậu bé có gì đáng chú ý? để từ
đó học sinh dự đoán về nội dung câu chuyện sẽ được nghe và kể lại Hơn nữa, khi tìm hiểu các gợi ý sẽ kích thích sự tò mò, hứng thú và học sinh sẽ lắng nghe tích cực hơn để
Trang 6kiểm chứng và đối chiếu lại với những dự đoán của mình trước đó Chính điều này sẽ giúp các em nhanh ghi nhớ câu chuyện hơn
2.2.3 Biện pháp 3: Hướng dẫn học sinh lập bản đồ tư duy
Ví dụ khi dạy tiết tập làm văn: Kể về gia đình ( Bài 1- Tiếng Việt 3, tập một, trang 28), Giáo viên có thể treo bản đồ tư duy để học sinh quan sát, giới thiệu cho học sinh về một số từ ngữ liên quan đến gia đình như:
bảo ban, đùm bọc
hạnh phúc, đầm ấm
Theo đó, học sinh quan sát bản đồ tư duy để tự suy nghĩ và hồi tưởng
Giáo viên nên chú ý hướng dẫn học sinh đánh số thứ tự cho các ý tìm được, lưu ý trình tự chung của thể loại văn đang làm và hướng dẫn có tính chất mở (đoạn văn miêu
tả thì lưu ý những chi tiết nào có ý nghĩa giới thiệu chung thì nói trước, ý nào miêu tả chi tiết, cụ thể thì nói sau)
- Mỗi học sinh xem lại các ý trong bản đồ tư duy và đánh số thứ tự
- Yêu cầu một vài học sinh lên thể hiện trước lớp để cả lớp theo dõi việc làm mẫu của một số học sinh Ngoài các bản đồ tư duy làm mẫu, giáo viên vẽ sẵn trên bảng các bản
đồ tư duy tương tự và che chúng lại hoặc xóa đi một số ý để học sinh ghi nhớ và sáng tạo thêm
Các tiết học sau, giáo viên có thể hướng dẫn cho học sinh chuẩn bị trước bản đồ tư duy ở nhà thông qua một số bài học đã được học để các em chủ động hơn về vốn từ ngữ
và nội dung nói hoặc viết
2.2.4 Biện pháp 4: Chú ý từng dạng bài tập làm văn để có phương pháp dẫn dắt học sinh hợp lí
Như đã tìm hiểu phần cấu trúc thiết kế các bài tập làm văn ở lớp 3, khi dạy dang bài nghe - kể lại câu chuyện giáo viên cần lưu ý:
- Tuỳ vào tình hình của lớp, trình độ học sinh để chọn cách dạy phù hợp nhất
Gia đình
Ông, bà
( yêu thương, hiền lành…)
Em
( còn nhỏ, mẫu giáo ….) ( ngoan ngoãn…)
Anh, chị
( sinh viên, học sinh…)
( đoàn kết, giúp đỡ…)
Bố, mẹ
( giáo viên, nông dân…)
(chăm sóc, yêu thương…)
Trang 7- Cho dù dạy theo cách nào, giáo viên cũng phải có sự chuẩn bị bài trước (Tranh ảnh phục vụ nội dung truyện hoặc xây dựng bản đồ tư duy (Phiếu bài tập) để giờ học sinh động, gây hứng thú học tập cho học sinh hơn
- Chú ý giao việc cho học sinh rõ ràng đặc biệt là khi hoạt động nhóm và nên theo dõi kèm cặp thêm cho học sinh còn lúng túng, tạo cho các niềm tin, mạnh dạn hơn trong học tập
Ví dụ 1: Dạng bài nghe - kể lại câu chuyện.
Nghe - kể lại câu chuyện: Không nỡ nhìn (BT1- SGK - TV3 - Tập 1 - Tr.61)
Nội dung câu chuyện trong sách giáo viên như sau: “Trên một chuyến xe buýt đông người, có anh thanh niên đang ngồi cứ lấy hai tay ôm mặt Một bà cụ ngồi bên thấy thế bèn hỏi:
- Cháu nhức đầu à? Có cần dầu xoa không?
Anh thanh niên nói nhỏ:
- Không ạ Cháu không nỡ nhìn các cụ già và phụ nữ phải đứng.”
1.Chuẩn bị :
- Tranh vẽ ở sách giáo khoa phóng to
- Phiếu học tập: Sơ đồ trình tự câu chuyện
2 Cách tiến hành:
- Giáo viên kể chuyện lần một và hỏi học sinh: Câu chuyện có mấy nhân vật? Câu chuyện xảy ra ở đâu? học sinh sẽ trả lời:
+ Câu chuyện có hai nhân vật
+ Chuyện xảy ra trên chuyến xe buýt
- Giáo viên kể chuyện lần hai, học sinh nghe rồi hoàn thành các sự kiện trong khung còn trống của sơ đồ trình tự câu chuyện trên phiếu học tập.(Học sinh hoạt động theo nhóm 4)
Ví dụ:
Trang 8- Học sinh dựa vào trình tự câu chuyện để kể lại chuyện trong nhóm.
- Gọi đại diện các nhóm kể chuyện trước lớp
- Cả lớp theo dõi nhận xét diễn biến của chuyện, giáo viên bổ sung
- Cho học sinh trao đổi về tính khôi hài của chuyện: Anh thanh niên trên chuyến xe buýt không biết nhường chỗ cho người già, phụ nữ mà lại che mặt và giải thích rất buồn cười
là không nỡ nhìn các cụ già và phụ nữ phải đứng
- Cho học sinh liên hệ thực tế bản thân: Nếu gặp người như anh thanh niên trên chuyến
xe đó thì em sẽ làm gì?
- Giáo viên nhận xét chung
Hay dạng bài nói hay viết về một chủ đề: Nội dung các bài tập thuộc dạng bài này nhằm rèn cho học sinh kỹ năng diễn đạt bằng lời nói (viết) về một chủ đề nào đó Giáo
viên có thể tìm hiểu qua ví dụ sau
Ví dụ 2: Dạng bài nói về một chủ đề.
Đề bài: Nói về quê hương em (BT2-Tiếng Việt 3, tập 1- Trang 92)
1 Chuẩn bị: Phiếu học tập
a Hoàn thành bảng dưới đây
Tên bài đọc Quê hương là Chi tiết làm em xúc động nhất
Giọng quê hương
Quê hương
mặt
Cháu không
nỡ nhìn
Bà cụ Anh thanh
niên
Trang 9
Đất quý, đất yêu
Vẽ quê hương
b Đánh dấu X trước mỗi câu nếu em đồng ý, đánh XX trước mỗi câu nếu em rất đồng ý Qua các bài đọc trên em thấy quê hương:
+ Là tất cả những gì gần gũi, thân thương đối với mình
+ Là nơi mình sinh ra và lớn lên.
+ Là những điều mình có thể nghe, có thể thấy, có thể sờ, có thể nếm.
+ Là cái gì đó mà khi xa mình thấy nhớ thương.
c Các em hãy liên hệ về quê hương mình (theo các gợi ý sau)
Quê em ở đâu? Em yêu nhất cảnh vật gì ở quê hương? Cảnh vật đó có gì đáng nhớ? Tình cảm của em đối với quê hương như thế nào?
2 Cách tiến hành:
Hoạt động 1: Giúp HS tìm hiểu yêu cầu của đề bài và chuẩn bị thông tin ý tưởng để nói Trước hết, giáo viên phát phiếu học tập cho học sinh và dẫn dắt học sinh hoàn thành bài tập a, b trên phiếu (theo nhóm)
- Treo bảng phụ có ghi các bài tập a, b trên bảng Cho các nhóm tự nêu kết quả bài làm của mình, các nhóm khác nhận xét, GV bổ sung hoàn thành bài tập
Hoạt động 2: Học sinh tập trung động não nghĩ về quê hương đã xác định trong bản
đồ tư duy và viết ra bất kì những từ ngữ nào liên quan đến quê hương mà mình đang nghĩ tới
- Giáo viên treo bài tập c (ghi sẵn ở bảng phụ) lên bảng kèm với lời dẫn dắt để kích thích học sinh hồi tưởng
- Học sinh làm vào giấy nháp; có thể để hai học sinh làm vào phiếu bài tập lớn rồi sau
đó ghi ra bất kì ý tưởng nào của mình có được xung quanh chủ đề ấy (lưư ý HS chỉ ghi
từ hoặc cụm từ)
Trang 10Ví dụ:
ngôi nhà vườn bách thú thành phố
con sông Quê hương em cây đa, giếng nước
nông thôn đường phố nhà cao tầng
Hoạt động 3: HS đánh số thứ tự các ý mình vừa tìm được, giáo viên hướng dẫn các
em sắp xếp các ý bằng số thứ tự 1,2,3
- Giáo viên bao quát lớp đặc biệt là chú ý học sinh còn lúng túng để giúp các em điều chỉnh
Hoạt động 4: HS nhìn sơ đồ của mình và nói : Cho hai em nói mẫu trước lớp
Ví dụ : Em sinh ra và lớp lên ở một làng thuần nông thuộc xã … Quê hương em
thật là đẹp Bên đình có cây đa cổ thụ che bóng rợp cả một vùng, chúng em thường đến
đó vui chơi vào những ngày hè Đến vụ mùa, cánh đồng lúa chín vàng như một tấm thảm khổng lồ trải dài vô tận Con kênh nhỏ uốn quanh làng tạo thêm không khí mát mẻ Được thả diều cũng lũ bạn vào mỗi chiều cuối hè là niềm vui của tụi nhỏ chúng em Em rất yêu quê hương của mình
- Cả lớp nhận xét, giáo viên nhận xét, bổ sung
Hoạt động 5: Học sinh nói theo cặp (hoặc nhóm 4) Giáo viên bao quát lớp đặc biệt lưu ý giúp học sinh gặp khó khăn
Hoạt động 6: Học sinh nói, thể hiện trước lớp:
- Đại diện các nhóm chia sẻ bài nói trước lớp Chú ý cho học sinh còn gặp khó khăn được thể hiện để rèn thêm cho các em kỹ năng diễn đạt
- Tổ chức cho học sinh thể hiện mở rộng cảm xúc về quê hương mình Khuyến khích học sinh tự tìm đặt thêm câu hỏi mở rộng Học sinh cùng giáo viên nhận xét Hướng dẫn học sinh học tập những bài nói hay
2.2.5 Biện pháp 5: Hướng dẫn học sinh liên tưởng và diễn đạt.
Nếu trong một bài tập làm văn mà học sinh chỉ biết diễn đạt nội dung bằng những gì
đã quan sát hoặc thực hành một cách chính xác theo các gợi ý thì bài viết chỉ đủ ý mà không có sức lôi cuốn, hấp dẫn người đọc, người nghe Vì vậy, với những đề bài khác