Hình 2.7 Hầm ủ nắp vòm cố định TG-BP

Một phần của tài liệu Khảo sát tình hình sử dụng hầm ủ biogas tại xã an phú, huyện củ chi, thành phố hồ chí minh và đưa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng hầm ủ biogas (Trang 39)

2.2.2.6 Tủi Biogas

Loại nay có ưu điểm là vốn đầu tư thấp phù hợp với mức thu nhập của bà con nông dân hiện nay. Tuổi thọ của túi ủ tùy thuộc vào thời gian lão hóa của nguyên liệu làm túi. Nhược điểm của loại túi ủ là rất dễ hư hỏng do sự phá hoại của chuột, gia súc, gia cầm.

2.2. 3 Tiêu chuẩn kỹ thuật về hầm ủ biogas tại Việt Nam

Để thống nhất trong toàn quốc, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành quyết định số 21 /2002/QĐ-BNN ngày 21 tháng 3 năm 2002 về việc ban hành tiêu chuấn ngành về Lĩnh vực môi trường. Ban hành cùng quyết định này là 8 tiêu chuẩn ngành về lĩnh vực môi trường, áp dụng cho các công trình khí sinh học nhỏ 1 Om3, đơn giản, dùng đế xử lý chất thải, sản xuất khí sinh học và phân hữu cơ với nguyên liệu là các loại phân người, phân động vật và thực vật. Tiêu chuấn này đã góp phần chuấn hóa chất lượng và sử dụng toàn diện các công trình biogas, bảo vệ quyền lợi của người ứng dụng và phát triên công nghệ biogas một cách vững chắc.

Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 492-2002: Công trình khí sinh học nhỏ - Phần 1: Yêu cầu kỳ thuật chung.

Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 493-2002: Công trình khí sinh học nhỏ - Phần 2: Yêu cầu về xây dựng.

Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 494-2002: Công trình khí sinh học nhỏ - Phần 3: Yêu cầu về phân phổi và sử dụng khí.

Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 495-2002: Công trình khí sinh học nhỏ - Phần 4: Tiêu chuấn kiêm tra và nghiệm thu.

Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 496-2002: Công trình khí sinh học nhỏ - Phần 5: Yêu cầu

vận hành và bảo dưỡng.

Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 497-2002: Công trình khí sinh học nhỏ - Phần 6: Yêu cầu về an toàn.

Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 498-2002: Công trình khí sinh học nhỏ - Phần 7: Danh mục các thông số và đặc tính kỳ thuật cơ bản.

Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 499 - 2002: Công trình khí sinh học nhỏ - Phần 8: Thiết kế mẫu.

CHƯƠNG 3: TỐNG QUAN VÈ XÃ AN PHÚ - HUYỆN củ CHI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

3.1 Điều kiện tự nhiên - xã hội

3.1.1 Vị trí địa lý

Xã An Phú nằm cách trung tâm huyện Củ Chi khoảng 22 km về phía Đông Bắc, có tống diện tích tự nhiên là 2.432,37 ha, được chia thành 6 ấp, bao gồm Áp An Bình, An Hòa, Xóm Thuốc, Xóm Chùa, Phú Trung, Phú Bình (thuộc vùng triền và vùng trũng). Ranh giới hành chính của xã được xác định như sau:

- Phía Đông giáp xã An Tây huyện Ben Cát tỉnh Bình Dương. - Phía Tây giáp Xã Phú Hòa Đông.

- Phía Bắc giáp sông Sài Gòn ( bên kia sông là xã Thanh Tuyền, huyện Dầu Tiếng tỉnh Bình Dương).

THÀNH PHỐ HÓ CHỈ MINH

QUY HOẠCH CHUNG HUYỆN củ CHI

sơ Đồ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIEN KHÔNG GIAN ĐẾN NĂ M 2020

Xã An Phú

Hình 3.1 Bản đồ hành chánh xã An Phú

Vị trí thuận lợi có đường Tỉnh Lộ 15 là trục lộ chính, đường liên xã chạy dọc xã, bên cạnh đó lại nằm giáp ranh với tỉnh Bình Dương, với các khu công nghiệp phát trien sẽ là lợi thế, đế xã phát triên toàn diện về kinh tế - xã hội, trao đoi hàng hóa đến trung tâm huyện và Thành phố cũng như các địa phương lân cận. Với vị trí như hiện nay, trong thời gian tới An Phú có điều kiện thuận lợi phát trien kinh tế xã hội.

3.1.2 Địa hình

An Phú nói riêng và Củ Chi nói chung nằm trong vùng chuyên tiếp giữa miền nâng Nam Trung Bộ và miền sụt Tây Nam Bộ. Nơi tập trung dân cư tại trung tâm xã là nơi cao nhất, thấp nhất dần về các hướng. Hướng thấp nhất là hướng Nam, với chênh lệch độ cao gần 2.2m . Địa hình xã An Phú quan hệ chặt chẽ đến việc phân bố dân cư các cấp.

3.1.3 Thô nhưỡng

Theo Lê Văn Tự ( 1989) đất đai xã An Phú thuộc nhóm: Đất vàng đở và đất xám. Đặc diêm chung của nhóm đất này là chua, độ no bazo thấp, khả năng hấp thụ không cao, khoáng sét phố biến là Kaolimit. Hàm lượng chất hữu cơ thấp, axit mùn chủ yếu là fiilvic, hàm lượng N, p, K tống số và dễ tiêu trong đất nghèo, chất hòa tan dễ bị rửa trôi. Loại đất này phân bố trên địa hình cao từ 10-15m so với mực nước biển, phù hợp với việc trồng cây công nghiệp như cao su, mía hay trồng cỏ phục vụ chăn nuôi bò sữa, bò thịt. Ngoài ra tùy theo điều kiện hộ gia đình có thể phát triển trồng hoa, cây kiểng các loại và kết hợp chăn nuôi.

Loại đất phù sa trên nền phèn và đất phèn trung bình phân bố dọc sông Sài Gòn. Đối với loại đất phù sa trên nền phèn có tầng phù sa không dày chỉ đạt 20- 30cm. Hai loại đất này có đặc diêm gần tương tự nhau. Loại đất này được sử dụng đế canh tác lúa, một số nơi chuyên sang lập vườn.

Chuyển tiếp giữa địa hình cao và địa hình trũng là loại đất xám triền với diện tích không lớn. Loại đất này thích nghi với việc lập vườn trồng cây ăn trái do hàm lượng hữu cơ khá hơn đất xám thường, thoát nước tốt, không bị ngập úng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chế độ thủy văn xã An Phú chịu ảnh huởng trực tiếp vào dao động bán nhật triều sông Sài Gòn, bình quân thấp nhất là 1,2m và cao nhất là 2m. Ngoài ra lượng nước mưa hàng năm cũng là yếu tố ảnh hưởng đến chế độ thủy văn. Thủy văn của xã có thế chia thành 2 chế độ:

- Khô hạn: Thường bắt đầu từ tháng 12 năm này sang tháng 4 năm sau. Vào mùa khô, lượng nước của sông rạch trên địa bàn xã thấp, vì thế một số vừng phải bơm nước tưới đê sản xuất.

- Mùa mưa: Thường bắt đầu tù- tháng 5 đến tháng 11, trong thời gian này lượng nước ở các kênh rạch ở mức cao nên một số vùng bị ngập.

3.1.5 Khí hậu

Xã An Phú nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, mang tính chất cận xích đạo, khí hậu 2 mùa rỗ rệt. Khu vực xã An Phú có nhiệt độ cao, ổn định lượng mưa tương đối lớn và phân bố theo mùa.

3.1.6 Nhiệt độ

Không có sự phân hóa đáng kế theo mùa về nhiệt độ. Theo số liệu thống kê nhiệt độ bình quân qua các năm tại Củ chi thì nhiệt độ trung bình của xã là 26°c, nhiệt độ thấp nhất là 24°c.

3.1.7 Nắng

Xã An Phú nằm trong vùng giàu ánh sáng, có số giờ nắng bình quân năm 2880 giờ/năm, tháng có số giờ nắng thấp nhất là 180 giờ (tháng 9), tháng có số giờ nắng cao nhất là tháng 3: 300 giờ. Vào tháng mùa khô, sổ giờ nắng bình quân mỗi ngày thường cao hơn 2 giờ so với ngày ở tháng vào mùa mưa.

3.1.8 Mưa

Lượng mưa trung bình năm là 1.770mm, năm cao nhất đạt trên 2.200 mm và năm thấp nhất xuống tới 1.000 mm. số ngày mưa bình quân năm là 160 ngày. Tuy nhiên số ngày mưa và tổng lượng mưa phân bố không đều, mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11 nhưng tập trung nhiều nhất từ tháng 6 đến tháng 9.

Độ ẩm trung bình hàng năm khá cao đạt 79.5%, vào mùa khô là 70% và 80% đến 90% vào mùa mưa. Trong một ngày đêm độ ẩm không khí thấp nhất vào lúc 13 giờ ( 48%) và đạt cao nhất từ 1 -7 giờ sáng ( 95%).

3.1.10 Gió

Chế độ gió khá thuận, từ tháng 2 đến tháng 5 thịnh hành gió Tín Phong có hướng Đông Nam hoặc hướng Nam. Từ tháng 5 đến tháng 9 năm sau thịnh hành gió hướng Tây có hướng Tây Nam. Từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau thịnh hành gió Đông Bắc. tốc độ gió trung bình ở các mùa đạt 2 m/s.

Với nhiệt độ cao đều trong các năm, giàu ánh sáng và không có bão, điều kiện khí hậu ở Củ Chi nói chung và Xã An Phú nói riêng thuận lợi cho phát triên sản xuất nông nghiệp, đa dạng cây trồng vật nuôi và các mô hình sản xuất.

3.1.11 Nguồn nước

Tài nguyên nước của xã An Phú bao gồm:

- Nguồn nước mặt chủ yếu nhờ vào nước qua các kênh rạch chảy qua xã (theo triều sông Sài Gòn) và nước mưa.

- Nguồn nước ngầm: Theo kết quả thăm dò địa chất thủy văn cho thấy tầng nước ngầm xuất hiện đã cung cấp nguồn nước cơ bản đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của người dân trong xã.

3.2 Dân số và lao động

Xã An Phú có tống số nhân khấu là 9.480 với 2483 hộ, trong đó số hộ nông- lâm nghiệp, thủy sản là 950 hộ. số hộ trong tuôi lao động là 5.803 người, chiếm 61,7% tổng nhân khẩu, mật độ dân số bình quân 425 người/km2.

Lao động nông nghiệp chiếm 70% lao động toàn xã, còn lại là lao động trong lĩnh vực tiếu thủ công nghiệp, dịch vụ, thương mại và công chức viên chức nhà nước. Phần lớn lao động tại xã chưa được đào tạo cơ bản, do đó dù số lượng lao động dồi dào nhưng khả năng đáp ứng nhu cầu lao động có ứng dụng kỹ thuật lại thấp.

- Nghề tiếu thủ công nghiệp ở xã chủ yếu là nghề làm bánh tráng xuất khâu. Địa bàn xã có 500 hộ làm bánh tráng xuất khẩu, có 5 hộ tráng bánh theo hướng thủ công nghiệp.

- về thương mại dịch vụ: Xã có 60 hộ kinh doanh quy mô lớn và 120 hộ kinh doanh nhỏ lẻ, doanh thu hàng tháng ước đạt 500 triệu đồng, nôp ngân sách nhà nước 55 triệu.

3.3 Co’ sỏ’ vật chất

3.3.1 Giao thông

Xã An Phú có tuyến đường tỉnh lộ 15 nối dài qua Bình dương, hệ thống giao thông liên ấp đa dạng gan kết trong xã, nhìn chung hệ thống giao thông đường bộ của xã đủ để đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân, tuy nhiên một số tuyến đường còn kém.

3.3.2 Thủy lợi

Xã An Phú có hệ thống sông ngòi, kênh mương khá phong phú, đó là nguồn nước phục vụ tưới cho sản xuất nông nghiệp. Các tuyến kênh lớn được phân bố tương đổi nhiều trên các vùng sản xuất trong địa bàn xã vì thế không có trình trạng khô hạn xảy ra.

Tuy nhiên hệ thống kênh mương thủy lợi theo thời gian đã xuống cấp dần ( xã có 20 rạch, bị lấp 12 rạch, các vàm chỉ có 1 cống nhỏ không đủ nước đê thoát phèn) cần được duy tu, chỉnh sửa để tạo thông thoáng trong lưu thông nước, rửa phèn để phục vụ cho sản xuất của người dân. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.3.3 Điện nước sinh hoạt

Hệ thống điện lưới hạ thế đã phủ toàn xã.

Nước sinh hoạt cơ bản là dùng nước giếng khoan, chất lượng nước khá tốt, đảm bảo nhu cầu sử dụng của người dân.

3.4 Tốc độ tăng trưởng kinh tế - cơ cấu ngành

Một phần của tài liệu Khảo sát tình hình sử dụng hầm ủ biogas tại xã an phú, huyện củ chi, thành phố hồ chí minh và đưa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng hầm ủ biogas (Trang 39)