2.2Tình hình ứng dụng công nghệ biogas ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Khảo sát tình hình sử dụng hầm ủ biogas tại xã an phú, huyện củ chi, thành phố hồ chí minh và đưa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng hầm ủ biogas (Trang 32)

Kỹ thuật biogas được phát triển tại Việt Nam từ năm 1960. Sau ngày thống nhất đất nước (1975) cho đến năm 1990, kỹ thuật này được xem là một trong những ưu tiên hàng đầu của đất nước trong chương trình nghiên cứu tìm nguồn năng lượng mới và năng lượng tái tạo. trong khuôn kho chương trình, rất nhiều nguyên cứu đã được thực hiện, tập trung vào công nghệ biogas. Các đơn vị tham gia vào chương trình phát triển biogas bao gồm Viện Năng Lượng, Đại học Bách Khoa Hà Nội, Đại học Bách Khoa TpHCM, Đại học Bách Khoa Đà Nằng, Đại Học cần Thơ, các Sở Khoa học, Công Nghệ và Môi trường địa phương.

Từ năm 1992, trong chương trình dự án của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với sự hô trợ của các tổ chức như FAO, SAREC, SIDA và Viện chăn nuôn nông nghiệp Quốc gia, trường Đại học Nông Lâm TpHCM đã phát triên mô hình hầm ủ biogas dạng túi. Với ưu thế chi phí đầu tư thấp, kỳ thuật lắp đặt và vận hành đơn giản, kỳ thuật này đã nhanh chóng được chấp nhận và nhân rộng bởi Hội Làm vường Việt Nam và các tô chức cá nhân khác.

Thời gian gần đây, trong chương trình Quốc gia về cấp nước và Vệ sinh môi trường nông thôn, Trung tâm hỗ trợ Phát triên nông thôn đã phát triên mô hình hầm ủ nắp vòm, cố định với nắp hầm dạng hình bán cầu, cấu tạo từ vật liệu composit và xi măng lưới thép ( mô hình hầm ủ Thái - Đức).

Bên cạnh đó, chương trình biogas của Ngành chăn nuôi Nông nghiệp - dự án liên kết của chính phủ Việt Nam và Hà Lan đã hô trợ nông dân xây dựng 18.000 hầm biogas trong giai đoạn 1 ( 2003-2005) tại 12 tỉnh thành của 8 vùng sinh thái; 27.000 hầm vào cuối năm 2006 và đến năm 2007, hơn 16.000 hầm đã được xây dựng, trong giai đoạn 2 ( 2008 -2011) chương trình BP dự kiến sẽ mở rộng ra trên 50 tỉnh thành trong số 64 tỉnh thành củ Việt Nam với số lượng khoảng 14.000 hầm ủ. Hiện nay, trên cả nước có khoảng 150.000 hầm ủ biogas, hầu hết thuộc dạng hầm ủ nắp vòm cố định và dạng túi.

Nguồn: Le Thỉ Xuan Thu, Biogas Engineer/Extension in charge - hiogas Projec Division -

Bảng 2.16 Tống quan chung về số lượng hầm iỉ

Thông số Đơn vị Giai đoạn 1 Năm 2006 Năm 2007

Kích thước hầm ủ m3 9,78 9,72 11,03

Hầm ủ kết hợp nhà vệ sinh % 57,03 89,50 86,50

Hộ gia đình sử dụng bải thải sau biogas

% 41,00

60,00

2.2.2 Một so kieu ham biogas ở Việt Nam

Hiện nay, ở Việt Nam có rat nhiều loại hình biogas được sử dụng ở nhiều địa phương khác nhau. Ví dụ như Hầm xây kiểu tháp của Viện Năng Lượng, hầm trụ Đồng Nai, hầm hình hộp của bác Nguyễn Độ, hình trụ chóp giả Đồng Nai...

2.2.2.1 Hầm xây KTỉ

Hầm kiểu KT1 được ứng dụng tại những vùng có nền đất tốt, mực nước ngầm thấp, có thê đào sâu và diện tích mặt bằng hẹp.

Hình 2.3 Thiết bị khí sinh học nắp cố định kiểu KT.l

Nguồn: www.biogas.org.vn

2.2.2.2 Hầm xây KT2

Hầm Kiểu KT2 phù họp với những vùng có nền đất yếu, mực nước ngầm cao, khó đào sâu và diện tích mặt bằng rộng.

Hình 2.4 Thiết bị khí sinh học nắp cố định kiểu KT.2

Một phần của tài liệu Khảo sát tình hình sử dụng hầm ủ biogas tại xã an phú, huyện củ chi, thành phố hồ chí minh và đưa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng hầm ủ biogas (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w