Thực trạng của việc dạy học hội thoại trongphân môn Tập làm văn

Một phần của tài liệu Một số biện pháp rèn kĩ năng hội thoại trong phân môn tập làm văn lớp 3 (Trang 38 - 43)

7. Phƣơng pháp nghiên cứu

1.2.4. Thực trạng của việc dạy học hội thoại trongphân môn Tập làm văn

lớp 3

Môn Tiếng Việt nói chung và phân môn TLV lớp 3 nói riêng có nội dung phong phú, phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi của học sinh. Trong một tiết học, các loại bài tập đƣợc bố trí xen kẽ, gắn kết với nhau. Cả năm học có 35 tuần thì học sinh đƣợc học 31 tiết TLV. Trong 4 tuần ôn tập giữa học kỳ I,

giữa học kỳ II, cuối học kỳ I và cuối học kỳ II cũng có nhiều bài tập thuộc phân môn TLV.

Quan sát trên thực tế dạy học hội thoại tiếng Việt ở các trƣờng Tiểu học hiện nay, chúng tôi thấy một số tồn tại nhƣ sau:

Hội thoại là kĩ năng, nghi thức lời nói là nền tảng nội dung để rèn luyện kĩ năng, đó chính là mục tiêu của chƣơng trình, của SGK. Tuy nhiên, phần lớn GV chƣa nắm vững mục tiêu này. Sau mỗi bài tập hội thoại, HS chỉ mới đƣợc nhận xét, uốn nắn về kĩ năng diễn đạt lời nói nhƣ: trao đáp có rõ ràng, trôi chảy không, có đủ to để mọi ngƣời nghe rõ không,… Ở mỗi bài tập, GV phải xác định rõ hành vi nói nào. Sau đó xem xét sự phù hợp giữa lời trao, lời đáp của HS với các nhân tố hoàn cảnh giao tiếp, mục đích giao tiếp, vai giao tiếp, nội dung giao tiếp mà bài tập đã cho. GV tiểu học vẫn còn bỡ ngỡ với việc tổ chức các hoạt động nói năng cho HS, chƣa biết cách kích thích hứng thú, giúp HS tham gia giao tiếp tự nhiên, tránh gò bó, khiên ngƣỡng. Nhiều GV chỉ dừng lại giúp HS hoàn thành nội dung bài tập, chƣa gắn đƣợc việc học các nghi thức lời nói trong chƣơng trình với các cuộc hội thoại ngày thƣờng để tạo cho HS thói quen giao tiếp. Bên cạnh đó, việc rèn luyện kĩ năng sử dụng các yếu tố phụ trợ nhƣ cử chỉ, nét mặt, điệu bộ, ánh mắt,… trong giao tiếp hầu nhƣ chƣa đƣợc quan tâm. Vì còn lúng túng, tất cả GV mới chỉ cố gắng hoàn thành các bài tập SGK đƣa ra, chƣa có GV nào mạnh dạn sáng tạo các bài tập mới, các tình huống mới sinh động, phong phú hóa hoạt động rèn kĩ năng hội thoại cho HS.

Dạy hội thoại chính là dạy HS biết giao tiếp phù hợp với văn hóa Việt Nam, biết giao tiếp lịch sự, tế nhị, đạt hiệu quả cao. GV tiểu học thật sự chƣa quan tâm đến vấn đề này. Vì vậy, họ chỉ chú trọng việc HS đƣa ra các lời trao, lời đáp có đúng với các tình huống của bài tập hay không. Khi đánh giá việc thực hiện bài tập của HS, GV cũng chỉ tiến hành một cáchchung chung, chƣa

có tiêu chí cụ thể. Thực trạng này cho thấy vấn đề dạy hội thoại cho HS tiểu học đang cần nhận đƣợc nhiều sự quan tâm hơn nữa của các nhà giáo dục và cần có những biện pháp cụ thể giúp cho việc giảng dạy của GV dễ dàng hơn, phong phú hơn.

CHƢƠNG 2

BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG HỘI THOẠI TRONG GIỜ TẬP LÀMVĂN LỚP 3

2.1. Kết quả khảo sát việc dạy học hội thoại trong phân môn Tập làm vănlớp 3

Để thực hiện đề tài nghiên cứu này, tôi đã tiến hành tìm hiểu, điều tra, khảo sát tại hai trƣờng Tiểu học Ngọc Thanh A, Tiểu học Thị trấn Sóc Sơn và các giáo viên giảng dạy khối lớp 3. Bên cạnh đó, tôi đã tiến hành dự giờ các giáo viên dạy khối lớp 3 ở cả hai trƣờng, đặc biệt quan tâm tìm hiểu các biện pháp rèn kĩ năng hội thoại cho học sinh trong giờ TLV. Đồng thời tôi cũng đã khảo sát chất lƣợng, quan sát và trao đổi trực tiếp với học sinh để đánh giá kĩ năng nói của các em. Kết quả tìm hiểu, điều tra giúp chúng tôi có những nhận xét sau:

Trƣờng Tiểu học Ngọc Thanh A, đa số là học sinh vùng sâu, là ngƣời dân tộc Sán Dìu, các em có ít điều kiện để mở rộng vốn hiểu biết, ít giao lƣu nên môi trƣờng giao tiếp hạn chế. Điều này dẫn đến hệ quả là vốn sống, vốn ngôn ngữ của các em cũng chƣa đƣợc phát triển tốt, làm hạn chế kĩ năng tìm hiểu, kĩ năng tự biểu đạt và kĩ năng nghe – nói. Qua quan sát dự giờ, tôi thấy HS vùng Ngọc Thanh chủ yếu nhầm lẫn cách phát âm L/N. Khi phát biểu nếu có lỗi sai, các em thƣờng cƣời bạn, gây sự ngƣợng ngịu, xấu hổ với các em mắc lỗi phát âm sai. Kĩ năng lắng nghe, sử dụng yếu tố phi lời,… rất quan trọng đối với rèn kĩ năng hội thoại, nhƣng các em lại thiếu thốn môi trƣờng để luyện tập các kĩ năng này.Do đó tôi chủ trƣơng bồi dƣỡng vốn sống, rèn kĩ năng sử dụng yếu tố phi lời, kĩ năng lắng nghe, kĩ năng đƣa ra lời trao – đáp,...

Nằm giữa trung tâm Huyện Sóc Sơn, trƣờng Tiểu học Thị trấn Sóc Sơn là trƣờng đạt chuẩn quốc gia, cơ sở vật chất đầy đủ. Hầu hết HS là con em viên chức nên sự quan tâm dành cho cac em rất lớn. Chính vì vậy mà HS đều có điều kiện cả về vật chất và tinh thần phục vụ cho việc học tập. Tuy nhiên, khả năng giao tiếp của các em trong các môi trƣờng khác nhau còn kém, đặc biệt là trong môi trƣờng lớp học. Bên cạnh những HS mạnh dạn nói lên quan điểm cá nhân thì cũng còn rất nhiều HS nhút nhát trƣớc lớp, nói còn bé, thái độ e dè, ngại ngùng. Khả năng chú ý lắng nghe của các em còn hạn chế. Cũng nhƣ kĩ năng sử dụng yếu tố phi lời chƣa nhuần nhuyễn,… cho nên tôi chủ trƣơng rèn kĩ năng đƣa ra lời trao - đáp, kĩ năng sử dụng yếu tố phi lời,…

Nhìn chung kĩ năng nghe nói của các em không đồng đều, một số em nói nhỏ; khả năng diễn đạt suy nghĩ cũng nhƣ diễn đạt bài học còn chậm, yếu. Do đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi, các em nhanh nhớ nhƣng cũng mau quên, mức độ tập trung thực hiện các yêu cầu của bài học chƣa cao. Kiến thức về cuộc sống thực tế của học sinh còn hạn chế, ảnh hƣởng đến việc tiếp thu bài học. Vốn từ vựng của các em cũng chƣa nhiều nên gây khó khăn trong việc thực hành.Một số em còn phụ thuộc vào bài văn mẫu, áp dụng một cách máy móc, chƣa biết vận dụng bài mẫu để hình thành lối văn của riêng mình. Nhiều học sinh còn dùng luôn lời cô hƣớng dẫn để viết (nói) vào bài của mình.

Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy các kĩ năng hành văn của các em còn rất yếu. Việc lựa chọn và sử dụng từ chƣa chính xác; việc đặt câu hỏi chƣa hoàn chỉnh, chƣa rõ ý diễn đạt; chƣa biết cách liên kết các câu thành đoạn, liên kết đoạn thành bài, thƣờng hay xuất hiện những câu lạc, câu sai với chủ đề đang nói (hoặc viết); bố cục bài văn lộn xộn; những yêu cầu về lời nói trong hội thoại của học sinh chƣa đạt yêu cầu mong muốn. Bên cạnh đó, bầu không khí của lớp học còn ảm đạm, chƣa thực sự lôi cuốn HS vào bài học.

Việc dạy hội thoại đƣợc tiến hành theo các bài học đã phân bố trong sgk. Tuy nhiên, trong quá trình học tiếng Việt, kĩ năng hội thoại nhiều khi vẫn đƣợc rèn luyện khi học sinh hỏi – đáp, đóng vai giải quyết tình huống… nên nhiều khi giáo viên thƣờng chủ quan, chỉ dạy qua loa, hoặc nhiều khi bỏ qua không dạy. Đó cũng là một vấn đề nan giải trong nhà trƣờng hiện nay cần phải đƣợc khắc phục. Mặt khác HS còn mắc lỗi phát âm không chuẩn dẫn đến biểu hiện xấu hổ, ngại ngùng trƣớc lớp.Bên cạnh đó các em vẫn chƣa có thói quen định hƣớng giao tiếp. Trƣớc khi nói đến một vấn đề, các em chƣa biết rằng mình sẽ nói gì? Nói với ai? Và nói nhằm mục đích gì?

Khi dạy về hội thoại trong trƣờng Tiểu học, đằng sau những nguyên nhân khó khăn đó, nhiều khi giáo viên nỗ lực để giờ học thực sự có hiệu quả, học sinh thực sự hội thoại và giao tiếp. Tuy nhiên, trong một số trƣờng hợp, nhiều học sinh vì thiếu kĩ năng hội thoại đã tự biến lời thoại của mình thành lời độc thoại. Ngƣời ta gọi hiện tƣợng này là “độc thoại hóa cuộc thoại”. Ví dụ khi yêu cầu học sinh thảo luận theo chủ đề: trao đổi về một vấn đề nào đó, nhiều khi học sinh sẽ trình bày thành một bài nói về vấn đề đó, hay nêu cảm nghĩ và ý kiến của mình trƣớc vấn đề. Khi đó, việc dạy dạng bài thảo luận, tranh luận về một vấn đề đã không thành công. Do vậy hiệu quả đạt đƣợc sau mỗi giờ dạy chƣa cao.

Thực tế trong việc dạy học hội thoại cho học sinh tiểu học qua phân môn TLV vẫn còn nhiều nan giải, cần phải khắc phục. Vì vậy, nghiên cứu về các biện pháp rèn kĩ năng hội thoại là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp rèn kĩ năng hội thoại trong phân môn tập làm văn lớp 3 (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)