7. Phƣơng pháp nghiên cứu
3.4.2. Giáo án thực nghiệm 2
Giáo án 2 Môn: Tập làm văn
Tuần 12
Bài: Nói, viết về cảnh đẹp đất nƣớc I. Mục tiêu
- Nói về những điều em biết về một cảnh đẹp ở nƣớc ta dựa vào một bức tranh (hoặc một tấm ảnh) theo gợi ý BT1.
- Viết đƣợc những điều nói ở BT1 thành một đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu).
- Giáo dục tình cảm yêu mến cảnh đẹp của thiên nhiên và môi trƣờng trên đất nƣớc ta.
II. Đồ dùng dạy học
- GV: Chuẩn bị ảnh biển Phan Thiết (SGKTV3 – Tr102) phóng to, tranh ảnh về một số cảnh đẹp đất nƣớc hoặc các cảnh của địa phƣơng, gần gũi với HS.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ
Gọi 2 HS lên bảng:
- 1HS kể lại chuyện vui “Tôi có đọc đâu?”
- 1HS nói về quê hƣơng hoặc nơi em ở.
GV nhận xét.
2. Bài mới
- Giới thiệu bài: Trên dải đất xinh đẹp hình chữ S Việt Nam, có biết bao nhiêu danh lam thắng cảnh vô cùng nổi tiếng. Để mở rộng tầm hiểu biết của mình, cô và các con sẽ cùng nhau bƣớc vào chuyến du lịch qua các bức tranh. Chúng ta sẽ kể về một cảnh đẹp đất nƣớc mà các con biết qua tranh ảnh và viết những điều các con kể thành một đoạn văn ngắn nhé! - GV ghi bảng.
Hoạt động 1: Nói về cảnh đẹp đất nước
- GV kiểm tra việc HS chuẩn bị tranh, ảnh cho tiết học.
- GV giúp HS nắm rõ yêu cầu BT1. - GV nhắc HS chú ý:
Các em có thể nói về bức ảnh
2 HS lên bảng.
HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
HS nghe GV giới thiệu bài.
- 1 HS đọc câu hỏi và yêu cầu của bài tập 1, gợi ý. Cả lƣớp đọc thầm lại phần gợi ý trong SGK.
- HS đặt trƣớc mặt tranh, ảnh đã chuẩn bị.
hoặc nói về tranh (ảnh) mà các em đã sƣu tầm đƣợc.
Có thể nói theo cách trả lời các câu hỏi gợi ý hoặc nói tự do không phụ thuộc hoàn toàn vào câu hỏi gợi ý.
(GV mở bảng phụ đã viết các câu hỏi gợi ý)
- GV hƣớng dẫn cả lớp nói về cảnh đẹp trong tấm ảnh biển Phan Thiết, nói lần lƣợt theo từng câu hỏi:
a) Tranh (ảnh) vẽ (chụp) cảnh gì? Cảnh đó ở nơi nào?
b) Màu sắc của tranh (ảnh) như thế nào?
c) Cảnh trong tranh (ảnh) có gì đẹp? d) Cảnh trong tranh (ảnh) gợi cho em những suy nghĩ gì?
- GV tổ chức hoạt động nhóm đôi: mỗi bàn là một nhóm, hỏi đáp theo gợi ý về bức tranh đã chuẩn bị.
- GV yêu cầu các nhóm trình bày theo hình thức hỏi đáp đồng thời sửa lỗi
- 1HS giỏi làm mẫu: nói đầy đủ cề cảnh đẹp của biển Phan Thiết trong ảnh.
- Một vài HS thi nhau nói nối tiếp về bức ảnh biển Phan Thiết.
- Hs có thể đứa ra các câu trả lƣời tƣơng ứng nhƣ sau:
Tấm ảnh chụp cảnh một bãi biển tuyệt đẹp. Đó là cảnh biển ở Phan Thiết.
Bao trùm lên bức tranh là màu xanh của biển, của cây cối, núi non và bầu trời. Giữa màu xanh ấy, nổi bật lên màu trắng tinh của một cồn cát, màu vàng ngà của bãi cát ven bờ và màu vôi vàng sậm quét trên những ngôi nhà lô nhô ven biển.
Núi và biển kề bên nhau thật là đẹp. Cảnh đẹp trong tranh làm em ngạc nhiên và tự hào vì đất nƣớc mình có những phong cảnh đẹp nhƣ thế. - Các nhóm tập nói về tấm ảnh của mình. - Các nhóm lên bảng trình bày phần
ngay sau khi HS nói xong.
- GV nhận xét và tuyên dƣơng các nhóm có kết quả nói tốt.
- GV cho HS quan sát một số tranh ảnh về sự ô nhiễm môi trƣờng của một số cùng trên đất nƣớc:
e) Em có nhận xét gì về môi trường chung trên đất nước ta hiện nay? f) Em có thể làm gì để góp phần giữ gìn và bảo vệ những cảnh đẹp của đất nước?
- GV nhận xét, khen ngợi những cặp đôi nói về tranh ảnh của mình đủ ý, biết dung các từ ngữ khi tả, bộc lộ đƣợc ý nghĩ, tình cảm của mình với cảnh đẹp đất nƣớc, …
Hoạt động 2: Viết đoạn văn
- GV nêu yêu cầu BT2 (Viết những điều nói trên thành một đoạn văn từ 5 đến 7 câu).
- GV nhắc các em chú ý về nội dung, cách diễn đạt (dung từ, đặt câu, chính tả, …
- GV theo dõi HS làm bài, uốn nắn sửa sai cho các em; phát hiện những HS viết bài tốt.
giới thiệu về địa danh trong tranh (ảnh).
- HS nhận xét.
- HS quan sát và trả lƣời câu hỏi.
- HS nhắc lại yêu cầu BT2.
- HS làm bài vào vở.
- GV cùng cả lớp nhận xét, rút kinh nghiệm.
- GV chấm điểm một số bài viết.
3. Củng cố - dặn dò
- GV chốt lại nội dung bài học. - GV nhận xét tiết học.
- Cả lƣớp chú ý nghe và nhận xét.
a) Kết quả thực nghiệm giáo án 2
Qua giảng dạy thực nghiệm tại hai trƣờng với các lớp thực nghiệm và các lớp đối chứng, tôi đã thu đƣợc kết quả sau:
Bảng 1: Số lƣợng HS đƣợc tham gia hội thoại trên tổng số 30 HS Thị trấn Sóc Sơn Ngọc Thanh A 3A(TN) 3B(ĐC) 3A1(TN) 3A2(ĐC) Số lƣợng HS đƣợc
tham gia hội thoại trong một tiết
15 (50%) 7 (23%) 11 (37%) 6 (20%)
Bảng 2: Số lƣợng HS có kĩ năng hội thoại đạt yêu cầu trong số HS đƣợc tham gia hội thoại.
Thị trấn Sóc Sơn Ngọc Thanh A
3A(TN) 3B(ĐC) 3A1(TN) 3A2(ĐC) Số lƣợng HS có kĩ năng
hội thoại đạt yêu cầu trên tổng số HS đƣợc tham gia hội thoại
Trong đó số lƣợng HS đạt đƣợc ở mỗi kĩ năng nhƣ sau:
kĩ năng trả lời 10/10 4/5 7/7 4/4
kĩ năng sử dụng yếu tố
phi lời 9/10 4/5 6/7 4/4
kĩ năng đƣa ra lời trao
– đáp; 10/10 4/5 6/7 3/4
kĩ năng lắng nghe. 9/10 3/5 5/7 2/4
b) Nhận xét:
Kết hợp ghi chép kết quả khảo sát, tôi xin đƣa ra một số nhận xét sau đây:
Ở trƣờng Ngọc Thanh A, số lƣợng HS đƣợc tham gia hội thoại trong một tiết của lớp đối chứng – 3A2 là 6 HS, chiếm 20% tổng sĩ số HS, trong đó có 4 HS, tức chiếm 66% trên số HS đƣợc tham gia hội thoại có kĩ năng hội thoại đạt yêu cầu. GV đƣa ra câu hỏi, yêu cầu HS suy nghĩ rồi gọi ngay HS xung phong trả lời. Bốn câu hỏi, tƣơng ứng với 4 HS trả lời, 1 HS khá làm mẫu và 1 HS nói lại toàn bộ các câu trả lời ở BT1 nên cả tiết học chỉ có 6 HS đƣợc tham gia hội thoại. Có một số HS thực hiện kĩ năng sử dụng yếu tố phi lời rất tốt, nhƣng lại đƣa ra lời đáp không phù hợp với nội dung bài học. Chứng tỏ rằng những HS này chƣa có kĩ năng nghe đạt yêu cầu. Lớp thực nghiệm có kết quả khả quan hơn chút với 11 HS chiếm 37% tổng số HS lớp học đƣợc tham gia hội thoại và có tới 7 HS, tƣơng đƣơng 63% trên tổng số HS đƣợc tham gia hội thoại đạt yêu cầu các kĩ năng hội thoại đƣa ra.HS ở lớp thực nghiệm cũng chƣa có kĩ năng đồng đều ở kĩ năng lắng nghe. Một vài em, chƣa chú ý lắng nghe ý kiến phát biểu của bạn, dẫn tới phát biểu trùng lặp ý kiến. Ở trƣờng Ngọc Thanh A, kĩ năng hội thoại của các em trong lớp thực
nghiệm không đều. Khi GV gọi các nhóm lên báo cáo tại chỗ, mặc dù các em rất hào hứng, tự tin hơn trƣớc nhƣng các em thuộc dân tộc Sán Dìu nên năng lực nói, giao tiếp còn hạn chế. Ba nhóm xung phong lên bục giảng báo cáo trƣớc lớp nói lƣu loát và có khả năng hội thoại rất tốt. Các em còn tạo không khí sôi nổi, cuốn hút sự chú ý của các bạn. Lớp đối chứng ở trƣờng Ngọc Thanh A, các em cũng rất sôi nổi thảo luận, nhƣng do một số em phát âm sai, nên khi đang nói cô giáo lại nhắc nhở nên mất thời gian, số lƣợng các em đƣợc luyện kĩ năng hội thoại không nhiều.
Trƣờng Thị trấn Sóc Sơn có kết quả thực nghiệm nhƣ sau: Ở lớp đối chứng – 3B trong một tiết học Tập làm văn có 7 HS đƣợc tham gia hội thoại, chỉ chiếm 23% trên tổng số HS cả lớp. Trong đó, số HS có kĩ năng hội thoại đạt yêu cầu là 5 HS, tức khoảng 71% HS trên tổng số HS đƣợc tham gia hội thoại, có khoảng 71% trong số đó đạt yêu cầu các kĩ năng hội thoại.Những con số cao hơn đƣợc ghi nhận ở lớp thực nghiệm: lớp 3A có 15 HS chiếm 50% tổng sĩ số lớp học đƣợc tham gia hội thoại. Con số này chứng minh số HS đƣợc rèn kĩ năng hội thoại trong tiết học của lớp thực nghiệm nhiều hơn hẳn so với lớp đối chứng. Trong đó, số HS đạt yêu cầu các kĩ năng hội thoại là 10 HS khoảng 67% trên tổng số 15 HS tham gia hội thoại. HS lớp thực nghiệm thực hiện hội thoại có các kĩ năng tốt khá đồng đều, chỉ có một vài trƣờng hợp có kĩ năng nghe chƣa đạt yêu cầu do các em bị phân tâm tiếng động bên ngoài lớp học. Ở trƣờng Thị trấn Sóc Sơn, bƣớc đầu các em rất có ý thức sử dụng ngữ điệu, điệu bộ cử chỉ khi tranh luận. Quan sát các nhóm lên báo cáo kết quả làm việc nhóm đôi của lớp 3A – lớp thực nghiệm, các em lên bục giảng đóng vai, hội thoại trao đổi với bạn của mình, tôi thấy các em đã định hƣớng tƣ duy rất tốt. Các em biết đang nói về chủ đề gì? Nói với ai? Cách các em thể hiện ý kiến của mình nhƣ thế nào? Cho nên khi hội thoại với nhau các em sử dụng rất tốt các điệu bộ cử chỉ, đặc biệt là ngữ điệu. Tuy
nhiên, các cặp đôi đƣợc chọn lên trình bày là những HS có năng lực giao tiếp tốt, HS khác trong lớp chƣa hẳn đã có khả năng này, nhƣng cách diễn đạt của các nhóm báo cáo trƣớc lớp sẽ là mẫu tốt để các em khác luyện tập theo. Tình hình ở lớp đối chứng không đƣợc khả quan lắm, vì số HS không tự tin khi nói trƣớc lớp còn nhiều, một số HS nói còn ngắc ngứ, các bạn phía dƣới phải nhắc nên gây mất trật tự.
Kết quả bƣớc đầu cho thấy HS các lớp thực nghiệm có nhiều em đƣợc thực hành hội thoại và rèn kĩ năng hội thoại hơn. Kĩ năng sử dụng ngữ điệu, cử chỉ, điệu bộ và kĩ năng lắng nghe,… của các em cũng tốt hơn. Mặc dù đây chỉ là kết quả của một tiết dạy, nhƣng nếu tổ chức các hoạt động rèn kĩ năng hội thoại ở phân môn TLV tốt, thì các em sẽ đỡ lúng túng trong việc giao tiếp với mọi ngƣời. Và nếu tổ chức đƣợc nhiều hoạt động rèn luyện kĩ năng hội thoại cho HS trƣớc lớp các em sẽ tự tin trong học tập cũng nhƣ trong cuộc sống hơn. Thông qua một tiết học chƣa thể đánh giá đúng đƣợc, nhƣng có một điều khẳng định rõ rệt là các em lớp thực nghiệm của cả hai trƣờng đều tự tin khi nói. Vì các em biết mình sẽ nói gì, sẽ nói với ai và nói nhƣ thế nào. Các em còn phát âm sai L/N đã có ý thức nhận ra đó là lỗi sai của mình, nên nói chậm hoặc tỏ ra ngƣợng ngùng khi phát âm sai. Ý thức đó chắc chắn sẽ giúp các em sửa lỗi, rèn luyện khả năng hội thoại tốt hơn.