7. Phƣơng pháp nghiên cứu
3.4.3. Giáo án thực nghiệm 3
Giáo án 3 Tập làm văn Tập tổ chức cuộc họp I. Mục tiêu 1. Kiến thức - HS biết cách tự tổ chức cuộc họp
- Xác định rõ đƣợc nội dung cuộc họp (theo nội dung chủ đề tháng) 2. Kĩ năng
- Có kĩ năng hợp tác, kĩ năng lắng nghe, chia sẻ.
- Rèn luyện kĩ năng tuân theo các quy tắc khi tham gia giao tiếp (luân phiên lƣợt – lời, …)
- Kĩ năng tự lựa chọn nội dung và tổ chức cuộc họp theo đúng trình tự đã học.
3. Thái độ
- Giáo dục tính tự giác, làm chủ bản than và làm chủ tình huống giao tiếp.
II. Chuẩn bị
III. Các hoạt động dạy – học
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS kể lại câu chuyện: Dại gì mà đổi.
- GV nhận xét. 2. Bài mới
Giới thiệu bài:
Hoạt động 1: Trao đổi về nội dung giao tiếp
- Mục tiêu: HS biết xác định nội dung cuộc họp (nội dung giao tiếp) và trình tự tham gia cuộc họp.
- Cách thực hiện:
GV yêu cầu HS xác định yêu cầu của
- HS lên bảng kể chuyện. - HS dƣới lớp nhận xét.
bài
Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, thống nhất trong tổ tìm ra chủ đề các em muốn trao đổi. Gợi ý nội dung cuộc họp tổ liên quan đến những vấn đề của lớp, hoặc dựa vào chủ đề tháng mà các em có thể lựa chọn nội dung họp cho thiết thực.
GV lắng nghe nội dung mà từng tổ thống nhất, nếu nội dung đó quá rộng hoặc quá hẹp (không phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp) thi GV giúp các nhóm điều chienhr nội dung cho phù hợp nhất.
- Hỏi:
Bài “Cuộc họp chữ viết” đã cho các con biết điều gì?
Nếu tiến trình tổ chức một buổi họp?
Hoạt động 2: Từng tổ làm việc
- Mục tiêu: Giúp các em tự mình tổ chức một cuộc họp trong tổ với nhau. Rèn kĩ năng hội thoại, kĩ năng hợp tác, chia sẻ trong nhóm.
- Cách thực hiện:
- Hs nêu yêu cầu
- HS thảo luận nhóm, thống nhất chủ đề trao đổi:
Giúp đỡ nhau học tập.
Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ chào mừng ngày 20 – 11.
Trang trí lớp học. Giữ vệ sinh chung.
- HS nêu chủ đề của tổ trƣớc lớp.
- HS điều chỉnh lại nội dung họp nếu chƣa phù hợp.
- HS trả lời, chẳng hạn:
+ Bài “Cuộc họp chữ viết” cho ta biết cần phải xác định đúng mục đích cuộc họp và đúng trình tự cuộc họp.
+ Các bƣớc:
Nêu mục đíc cuộc họp. Nêu vấn đề cần trao đổi.
Nêu nguyên nhân dẫn đến vấn đề đó.
Nêu cách giải quyết. Giao việc cho mọi ngƣời.
GV yêu cầu Hs đóng vai theo tổ. GV hƣớng dẫn các tổ trƣởng nêu mục đích và chủ đề cuộc họp, … phân công công việc cho các thành viên trong tổ. Trong thời gian các tỏ thảo luận, GV
đến từng nhóm, điều chỉnh, gợi ý kịp thời.
Hết thời gian thảo luận, GV yêu cầu các tổ thi tổ chức cuộc họp trƣớc lớp.
GV nhận xét, khen ngợi hoặc bổ sung. 3. Củng cố - dặn dò
- GV dặn dò bài sau. - GV nhận xét tiết học
HS đóng vai theo tổ, dƣới sự điều khiển của tổ trƣởng; Mỗi tổ cử ra thƣ kí, viết lại các ý kiến của tổ.
Các tổ thi tổ chức cuộc họp trƣớc lớp.
HS khác nhận xét, tìm ra tổ có nội dung họp và kết quả họp tốt nhất.
a) Kết quả thực nghiệmgiáo án 3
Bảng 1: Số lƣợng HS đƣợc tham gia hội thoại trên tổng số 30 HS Thị trấn Sóc Sơn Ngọc Thanh A
3A(TN) 3B(ĐC) 3A1(TN) 3A2(ĐC)
Số lƣợng HS đƣợc tham gia hội thoại
trong một tiết
Bảng 2: Số lƣợng HS có kĩ năng hội thoại đạt yêu cầu trong số HS đƣợc tham gia hội thoại.
Thị trấn Sóc Sơn Ngọc Thanh A 3A(TN) 3B(ĐC) 3A1(TN) 3A2(ĐC) Tổng số lƣợng HS có
kĩ năng hội thoại đạt yêu cầu trên tổng số HS đƣợc tham gia hội
thoại
12 (80%) 7 (70%) 9 (75%) 5 (83%)
Trong đó số lƣợng HS đạt đƣợc ở mỗi kĩ năng nhƣ sau:
kĩ năng trả lời 12/12 6/7 9/9 4/5
kĩ năng sử dụng yếu tố
phi lời 10/12 4/7 8/9 4/5
kĩ năng đƣa ra lời trao
– đáp; 11/12 6/7 7/9 5/5
kĩ năng lắng nghe. 8/12 5/7 6/9 2/5
b) Nhận xét:
Qua dự giờ tiết dạy thực nghiệm và tiết dạy đối chứng, kết hợp với kết quả thực nghiệm nêu trên, tôi xin có một số nhận xét sau:
Giảng dạy với phƣơng pháp mà GV thƣờng sử dụng, lớp đối chứng – 3A2 trƣờng Ngọc Thanh A đã có 6 HS đƣợc tham gia hội thoại chiếm 20% trên tổng sĩ số lớp học và có tới 5 HS tức 83% có kĩ năng hội thoại đạt yêu cầu. Các em đều đạt yêu cầu kĩ năng đƣa ra lời trao – đáp, hầu hết kĩ năng nói rõ ràng, mạch lạc và kĩ năng sử dụng yếu tố phi lời đều thực hiện tốt, chỉ riêng
thƣờng trùng lặp câu trả lời giống bạn.Lớp thực nghiệm có 12 HS đƣợc tham gia hội thoại, tức khoảng 40% trên tổng sĩ số lớp học. Trong số đó có 9 HS có kĩ năng hội thoại đạt yêu cầu, chiếm khoảng 75% trên tổng số HS đƣợc tham gia hội thoại. Hầu hết các em tham gia hội thoại đều nói năng trôi chảy, rõ ràng. Các em biết lắng nghe lời trao để đáp lại cho đúng và các lời trao đƣa ra của các em đã phù hợp với nội dung bài học. Trong khi hội thoại các em đã có những cử chỉ, điệu bộ, nét mặt đi kèm làm tăng thêm phần sinh động cho các đoạn thoại. Tuy nhiên, số HS đạt yêu cầu các kĩ năng hội thoại tập trung vào HS khá giỏi. Mặt khác, do GV chƣa tạo nhiều tình huống giao tiếp, chƣa kích thích sự sáng tạo của các em nên quá ít HS đƣợc tham gia rèn luyện hội thoại ở lớp đối chứng trong một tiết học.
Ở trƣờng Thị trấn Sóc Sơn luôn khẳng định là một trƣờng tiên tiến và có kết quả học tập tốt. Lớp đối chứng – 3B có 10 HS đƣợc tham gia hội thoại, tức khoảng 33% trên tổng sĩ số HS và số HS có kĩ năng hội thoạn đạt yêu cầu là 7 HS, chiếm 70% trên tổng số HS đƣợc tham gia hội thoại. Lớp thực nghiệm mang lại con số đáng vui mừng hơn đó là 15 HS đƣợc tham gia hội thoại trong một tiết học, tức 50% số HS trong lớp. Trong đó có tới 12 HS đạt yêu cầu các kĩ năng hội thoại, chiếm khoảng 80% trên tổng số HS tham gia hội thoại. Trong tiết dạy, GV đã rất chú ý đến các HS học yếu kém, chủ động tạo tình huống để các em đƣợc tham gia hội thoại. Điều này càng khẳng định chất lƣợng hội thoại của lớp thực nghiệm cao hơn so với lớp đối chứng.
Nhìn chung, số HS đƣợc tham gia hội thoại có chất lƣợng đạt yêu cầu ở cả hai trƣờng. Qua kết quả trên ta dễ dàng thấy rằng các lớp thực nghiệm luôn đạt kết quả cao hơn, luôn có nhiều HS đạt kĩ năng hội thoại hơn. Các em đều biết cách xác định mục đích hội thoại của đoạn thoại mình sẽ tham gia. Lời thoại các em rất rõ ràng, mạch lạc, chỉ có một vài trƣờng hợp ấp úng khi trả lời. HS đều sử dụng song hành với các cử chỉ điệu bộ, nét mặt,… các yếu tố
phi lời, còn có cả ngữ điệu.Kĩ năng lắng nghe của các em chƣa đồng đều. Một số HS có kĩ năng lắng nghe đối phƣơng rất tốt, bên cạnh đó còn không ít HS còn lúng túng chƣa hiểu hết lời nói của đối phƣơng. Tuy nhiên, các quy tắc hội thoại luôn đƣợc các em tuân thủ nghiêm túc. Kết quả cho thấy, HS các lớp thực nghiệm có nhiều HS đƣợc rèn luyện hội thoại hơn. Kĩ năng hội thoại của các em cũng tốt hơn. Mặc dù mới chỉ là kết quả của một tiết dạy, nhƣng tôi tin, nếu áp dụng thƣờng xuyên và đúng các biện pháp thì kết quả mang lại còn đáng ghi nhận hơn.
KẾT LUẬN
Rèn cho HS kĩ năng hội thoại nghĩa là rèn cho HS khả năng giao tiếp tự tin để nhằm đạt đƣợc mục đích. Vì vậy, những hiểu biết về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, về lí thuyết hội thoại với các vấn đề cơ bản của các nhân tố giao tiếp, lịch sự khi giao tiếp cũng nhƣ việc sử dụng các yếu tố phi lời hoặc kèm lời để đạt hiệu quả khi giao tiếp, hội thoại,… là những hiểu biết vô cùng quan trọng khi tôi chọn là cơ sở lí thuyết cho khóa luận của mình. Đồng thời đây cũng là những kiến thức vô cùng cần thiết đối với mỗi GV.
Trong khuôn khổ khóa luận này, tôi đã đề xuất đƣợc một số biện pháp sau:biện pháp bồi dƣỡng vốn sống, vốn hiểu biết có bồi dƣỡng vốn sống qua tổ chức hoạt động tham quan, tham gia các hoạt động tập thể và bồi dƣỡng vốn sống, vốn hiểu biết qua sách báo, xem băng hình, phim ảnh; biện pháp rèn thói quen định hƣớng giao tiếp; các biện pháp bồi dƣỡng năng lực hội thoại, giao tiếp gồm có các biện pháp rèn luyện kĩ năng phát âm chuẩn cho học sinh, các biện pháp rèn luyện kĩ năng sử dụng ngữ điệu và biện pháp rèn luyện kĩ năng sử dụng các yếu tố phi lời; biện pháp sử dụng trò chơi đóng vai theo chủ đề.
Qua việc tìm hiểu các dạng bài tập dạy hội thoại trong sách giáo khoa Tiếng Việt 3 và thực trạng dạy hội thoại trong nhà trƣờng tiểu học hiện nay, tôi nhận thấy rằng: các bài tập hội thoại đƣa ra còn rất ít, tản mạn, rời rạc, khiến HS khó trong việc tiếp thu có hệ thống. Thời lƣợng cho một bài dạy hội thoại không nhiều, cùng học về một kiểu bài dạy hội thoại mà phân tán trong mấy tuần học,… chính những điều đó là một khó khăn trong cả việc dạy và việc học hội thoại. Trong thực tiễn dạy học, GV thƣờng chƣa có kinh nghiệm trong việc dạy hội thoại, chƣa đƣa ra phƣơng pháp giảng dạy phù hợp, chính vì thế, kết quả đạt đƣợc không nhƣ mong đợi của các nhà biên soạn sách hay của chính bản thân GV muốn HS của mình đạt đƣợc.
Kết quả thực nghiệm bƣớc đầu giúp HS có ý thức rèn cách thức giao tiếp sao cho có hiệu quả. Việc rèn kĩ năng hội thoại cho HS cần có thời gian lâu dài. Khóa luận của tôi mới đi đƣợc những bƣớc chân đầu tiên trong vấn đề này. Hy vọng những gì chúng tôi đã làm với lớp thực nghiệm sẽ đƣợc các cô giáo tiếp tục vận dụng tích cực nhƣ trong giai đoạn kết hợp với tôi trong thời gian qua, để các em có ý thức rèn luyện kĩ năng hội thoại của mình thƣờng xuyên hơn. Bởi lẽ kĩ năng này không chỉ cần thiết cho các em trong học tập mà rất cần cho cuộc sống hiện tại cũng nhƣ sau này.
Do thời gian nghiên cứu có hạn nên đề tài không tránh khỏi những hạn chế thiếu sót. Vì vậy tôi rất mong nhận đƣợc những ý kiến đóng góp của các thầy cô và các bạn để tôi tiếp tục hoàn thiện đề tài này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê A, Lê Phƣơng Nga, Nguyễn Trí (1996), Phương pháp dạy học Tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội.
2. Lê A, Nguyễn Quang Ninh, Bùi Minh Toán (2015), Phương pháp dạy học
Tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội.
3. Nguyễn Thanh Bình (1998), Tổ chức hoạt động giáo dục theo phương pháp
hợp tác, Tạp chí nghiên cứu giáo dục số 3.
4. Bộ GD và ĐT – Dự án phát triển GV tiểu học (2006), Đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học, NXB Giáo dục.
5. Đỗ Hữu Châu (1999), Từ vựng Tiếng Việt, NXB Giáo dục.
6. Đỗ Hữu Châu (2007), Đại cương ngôn ngữ tập 2(ngữ dụng học), NXB
Giáo dục.
7. Bùi Văn Duệ (1994), Tâm lí học tiểu học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
8. Ngô Thu Dung (2003), Một số vấn đề lí luận về kĩ năng học theo nhóm của
học sinh, Tạp chí giáo dục số 46.
9. Phan Phƣơng Dung – Nguyễn Trí (2009), Dạy hội thoại cho học sinh tiểu
học, NXB Giáo dục Việt Nam.
10. Phan Phƣơng Dung, Đặng Kim Nga (2011), Hoạt động giao tiếp với dạy
học Tiếng Việt ở Tiểu học, NXB Đại học Sƣ phạm, Hà Nội.
11. Dạy và học ngày nay, Tạp chí TW Hội khuyến học Việt Nam 12/2008. 12. Trần Mạnh Hƣởng (2002), Vui học Tiếng Việt, tập 1, NXB Giáo dục, Hà
Nội.
13. Trần Mạnh Hƣởng (2002), Vui học Tiếng Việt, tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội.
14.Học để cùng chung sống (2005), Viện chiến lƣợc và chƣơng trình Giáo dục. Văn phòng UNESCO Hà Nội.
15. Trần Mạnh Hƣởng, Lê Hữu Tỉnh (2008), Giải đáp 188 câu hỏi về giảng dạy môn Tiếng Việt ở Tiểu học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
16. Nhiều tác giả (2006), Đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học – Tài liệu bồi dƣỡng giáo viên, BGD và ĐT Dự án Giáo viên Tiểu học, NXB Giáo dục.
17. Nguyễn Thị Ly Kha (2003), Giáo trình Tiếng Việt II – NXB Giáo dục. 18. Trần Thị Hiền Lƣơng (2009), Một số biện pháp nâng cao hiệu quả rèn kĩ
năng nói cho Hs ở môn TV, Đề tài khoa học Viện khoa học Giáo dục
Việt Nam.
19. Bùi Thị Kim Mai (2014), Bồi dưỡng năng lực thuyết trình, tranh luận, lập
chương trình hoạt động cho học sinh lớp 5, Luận văn thạc sĩ khoa học
Giáo dục.
20. Lê Phƣơng Nga, Nguyễn Trí (1999), Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học, tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội.
21. Trần Thị Bích Nga, Phạm Ngọc Cừ, Nguyễn Thu Hà (biên dịch) (2006),
Xây dựng nhóm làm việc hiệu quả, NXB Tổng hợp, TP HCM.
22. Lê Phƣơng Nga, Đặng Kim Nga (2007), Giáo trình Phương pháp dạy học
Tiếng Việt ở Tiểu học, NXB Đại học Sƣ phạm, 2007
23. Lê Phƣơng Nga (2010), Bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt ở Tiểu học,
NXB Đại học Sƣ phạm, Hà Nội.
24. Hoàng Phê (chủ biên) (1996),Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng – Trung tâm Từ điển học.
25. Đặng Thị Lệ Tâm (2011), Dạy học nghi thức lời nói cho học sinh Tiểu học trong môn Tiếng Việt,Luận án tiến sĩ Khoa học Giáo dục.
27. Nguyễn Hồng Thúy (2006), Xây dựng hệ thống bài tập rèn kĩ năng hội thoại cho HS lớp 4, Luận văn Thạc sĩ khoa học Giáo dục trƣờng ĐHSP
Hà Nội.
28. Nguyễn Trí (2007), Một số vấn đề dạy hội thoại cho HS tiểu học, NXB
Giáo dục.
29. Nguyễn Trí (2009), Một số vấn đề dạy học Tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp ở Tiểu học, NXB Giáo dục Việt Nam.