7. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.6. Sử dụng trò chơi đóng vai theo chủ đề
Trò chơi đóng vai theo chủ đề là một hoạt động trò chơi mà trẻ em mô phỏng lại một mảng nào đó của cuộc sống ngƣời lớn trong xã hội bằng việc nhập vào các vai, tức là hóa thân vào một ngƣời nào đó để hành động theo chức năng của họ trong một mô hình hóa những quan hệ xã hội mà trẻ chịu sự chi phối của chúng. Đó là quan hệ giữa ngƣời lớn với nhau trong xã hội, cách cƣ xử, hành vi ứng xử, nói năng, văn minh đƣợc trẻ em quan tâm và trở thành đối tƣợng hành động của chúng.
Trò chơi đóng vai theo chủ đề phản ánh cuộc sống rất đa dạng và phong phú. Do đó chủ đề của trò chơi cũng mang tính muôn màu, muôn vẻ nhƣ: chủ đề sinh hoạt gia đình, chủ đề bán hàng, chủ đề bệnh viện, chủ đề nhà trƣờng,… Phạm vi hiện thực HS đƣợc tiếp xúc rộng bao nhiêu thì các chủ đề của trò chơi càng đa dạng phong phú bấy nhiêu, vốn ngôn ngữ phục vụ giao tiếp của trẻ cũng từ đó mà phát triển không ngừng. Chẳng hạn bài tập chủ đề “Nói về người tri thức” (Tuần 21. SGKTV - Tr30), để củng cố bài tập 1, GV nêu ra tình huống sắm vai cho bức tranh số 1 nhƣ sau:
Hôm đó, bác sĩ Khánh vừa hết ca trực, vừa đi ra đến cổng bệnh viện: - Bác ơi cứu con tôi! Cứu con tôi với bác sĩ ơi!
Mẹ hoảng loạn đƣa Lan vào bệnh viện cấp cứu vì bị ngộ độc thức ăn. Gặp ca cấp cứu, bác sĩ Khánh không suy nghĩ gì:
Nhanh chóng đƣa bệnh nhân vào phòng cấp cứu, vừa đi vừa hỏi mẹ Lan:
- Cháu ăn gì từ sáng đến giờ hả chị? - Cháu đi học, tôi cũng không rõ bác sĩ ạ! - Cháu đau bao lâu rồi chị?
- Khoảng 1 tiếng rồi bác sĩ ơi! Mẹ Lan hốt hoảng: - Con tôi có sao không bác sĩ?
- Chị bình tĩnh, đến đây rồi thì hay tin tƣởng chúng tôi!
Bác sĩ Khánh trấn an ngƣời nhà bệnh nhân, nhanh nhƣ máy bác sĩ mặc áo blu, đeo gang tay, khẩu trang rất nhanh nhẹn, rồi bƣớc vào phòng cấp cứu. Đèn cấp cứu bật lên, đúng 30 phút sau, bác sĩ Khánh bƣớc ra rạng rỡ:
- Cháu qua cơn nguy hiểm rồi! Chị yên tâm nhé! Mẹ Lan thở phào:
-Cảm ơn bác sĩ!
Mẹ Lan rơm rớm nƣớc mắt.
Qua tình huống đóng vai này, HS đƣợc hiểu sâu hơn về đạo đức nghề nghiệp, lòng thƣơng ngƣời của mỗi bác sĩ. Các em đƣợc tự mình đảm đƣơng trách nhiệm của ngƣời bác sĩ khi gặp bệnh nhân. Các em đƣợc hóa thân làm bác sĩ để bày tỏ những lời hỏi thăm, cũng nhƣ phục vụ cho việc cấp cứu trở nên thuận lợi và nhanh chóng. Khi đóng vai bác sĩ, HS đƣợc trải qua sự hoảng loạn của ngƣời khác, các em nhận định đƣợc rằng, trong tình huống này, các em cần phải bình tĩnh đƣa ra những lời an ủi, động viên nếu không sẽ làm cho ngƣời nhà bệnh nhân lo lắng, hoảng loạn hơn, mặc dù chính trong lòng mình cũng đang rất lo ngại cho tình trạng nguy kịch của bệnh nhân. Vai ngƣời mẹ đƣợc các em sắm vai để thấy đƣợc tình cảm của ngƣời mẹ dành cho con cái.Đƣợc hóa thân vào vai ngƣời mẹ, các em sẽ có thêm những từ ngữ mới
cho vốn từ của mình. Từ đó, kết hợp với sự sáng tạo, trí tƣởng tƣợng phong phú, các em sẽ phát triển vốn ngôn từ của mình mạnh mẽ.Hơn thế, tình huống này tuân thủ theo quy tắc lƣợt lời hội thoại, GV nên giúp HS nhận ra quy tắc này trong đoạn thoại. Khi bác sĩ hỏi thì mẹ trả lời và ngƣợc lại. Trong hoản cảnh cấp bách nhƣng quy tắc này không hề bị phá vỡ, bởi ngƣời tham gia hội thoại – họ tôn trọng lẫn nhau.
Tình huống trò chơi đòi hỏi HS tham gia trò chơi phải có trình độ giao tiếp bằng ngôn ngữ nhất định. Nếu HS không diễn đạt đƣợc mạch lạc nguyện vọng và ý kiến của mình đối với trò chơi, nếu các em không hiểu đƣợc những lời chỉ dẫn hay bàn bạc của bạn cùng tham gia thì sẽ không thể tham gia vào trò chơi đƣợc. Để đáp ứng nhu cầu đƣợc tham gia, trẻ phải tự phát triển khả năng giao tiếp của mình, sử dụng ngôn ngữ mạch lạc, dễ hiểu. Trò chơi chính là điều kiện kích thích HS phát triển ngôn ngữ một cách nhanh chóng và phù hợp với tâm lí của các em.
Kết hợp với chƣơng trình SGKTV3, biện pháp này là lí tƣởng cho các tiết dạy của môn Tiếng Việt nói chung và trong dạy hội thoại ở phân môn TLV nói riêng. Các tiết dạy GV nên sử dụng biện pháp trò chơi đóng vai tạo không khí thoải mái cho tiết học nhƣ: Tuần 1: Nói về đội TNTP; Tuần 3: Kể về gia đình; Tuần 5: Tập tổ chức cuộc họp; Tuần 6: Kể lại buổi đầu em đi học; Tuần 7: Tập tổ chức cuộc họp; Tuần 8: Kể về người hàng xóm; Tuần 11: Nói về quê hương; Tuần 12: Nói, viết về cảnh đẹp đất nƣớc; Tuần 16: Nói về thành thị, nông thôn; Tuần 20: Báo cáo hoạt động; Tuần 21: Nói về trí thức;
Tuần 22: Nói, viết về người lao động trí óc; Tuần 25: Kể về lễ hội; Tuần 26: Kể về một ngày hội; Tuần 27: Kể về một trận tri đấu thể thao; Tuần 31: Thảo luận về bảo vệ môi trường; Tuần 32: Nói, viết về bảo vệ môi trường; Tuần 34: Nghe – kể: Vươn tới các vì sao.
2.3. Phân loại các dạng bài tập rèn kĩ năng hội thoại cho học sinh trongphân môn Tập làm văn lớp 3