Dạng bài tập trao đổi theo chủ đề cho trước

Một phần của tài liệu Một số biện pháp rèn kĩ năng hội thoại trong phân môn tập làm văn lớp 3 (Trang 60 - 63)

7. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.3.2.Dạng bài tập trao đổi theo chủ đề cho trước

Ví dụ một số bài tập theo dạng bài này trong sách giáo khoa Tiếng Việt 3:

(1) Tập làm văn tuần 1:

Nói những điều em biết về Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.

Gợi ý:

Đội thành lập ngày nào?

Những Đội viên đầu tiên của Đội là ai? Đội đƣợc mang tên Bác Hồ từ khi nào?

(2) Tập làm văn tuần 11

BT2: Hãy nói về quê hương em hoặc nơi em đang ở theo gợi ý sau:

a) Quê em ở đâu?

b) Em yêu nhất cảnh vật gì ở quê hƣơng? c) Cảnh vật đó có gì đáng nhớ?

d) Tình cảm của em đối với quê hƣơng nhƣ thế nào?

(3) Tập làm văn tuần 12:

BT1: Mang tới lớp tranh (ảnh) về một cảnh đẹp ở nước ta (ảnh chụp, tranh ảnh, ảnh cắt từ bào chí,…). Nói những điều em biết về những cảnh ấy theo gợi ý sau:

a) tranh (ảnh) vẽ (chụp) cảnh gì? Cảnh đó ở nơi nào? b) Màu sắc của tranh (ảnh) nhƣ thế nào?

(4) Tập làm văn tuần 14:

BT2: Hãy giới thiệu về tổ em và hoạt động của tổ em trong tháng vừa qua với đoàn khách đến thăm lớp.

Gợi ý:

a) Tổ em gồm những bạn nào? Các bạn là ngƣời dân tộc nào? b) Mỗi bạn có đặc điểm gì hay?

c) Tháng vừa qua, các bạn đã làm những việc tốt gì?

(5) Tập làm văn tuần 20

BT1: Dựa theo bài tập đọc Báo cáo kết quả tháng thi đua “Noi gương chú bộ đội”, hãy báo cáo kết quả học tập, lao động của tổ em trong tuần qua.

(6) Tập làm văn tuần 31

BT1: Tổ chức họp nhóm trao đổi ý kiến về câu hỏi sau: “Em cần làm gì để bảo vệ môi trường?”

Đây là dạng bài tập dạy hội thoại đòi hỏi ở ngƣời học có hiểu biết tƣơng đối cao về các quy tắc khi tham gia hội thoại. Để thực hiện đƣợc bài tập này học sinh phải tiến hành không chỉ một cặp thoại mà nhiều cặp thoại liên quan đến chủ đề. Các đoạn thoại nêu ra phải có mối quan hệ lẫn nhau và phù hợp với chủ đề đã chọn. Trong bài tập trên, ngƣời đƣa ra lời trao có thể trực tiếp hoặc gián tiếp nêu ra câu hỏi để các bạn trong tổ mình tiến hành trả lời và thảo luận ý kiến với nhau.

Khi dạy bài này, nhiều GV thực hiện nhƣ khi thảo luận nhóm, tức là GV nêu câu hỏi: Màu sắc của tranh (ảnh) như thế nào? Học sinh sẽ thảo luận để tìm ra ý kiến khác nhau. Tuy nhiên cách dạy nhƣ vậy chƣa thực sự phát huy tính tích cực của học sinh và khả năng hội thoại của các em. Dạng bài tập này chỉ thực sự đạt hiệu quả khi GV chỉ yêu cầu các em đọc yêu cầu bài tập, rồi thảo luận với các thành viên trong nhóm về cách tiến hành nhƣ thế nào, nghĩa là HS sẽ thảo luận để đóng vai một nhóm học tập bàn về chủ đề đó.

Nhƣ vậy chính bản thân HS tự tạo nên kịch bản học tập cho nhóm và tự tiến hành đóng vai theo chủ đề các em đặt ra.

Các nhóm sẽ báo cáo trƣớc lớp cho các nhóm khác nhận xét. GV cùng HS khác sẽ đánh giá theo những tiêu chí đã định sẵn. Tiêu chí ở đây không phải chỉ là cách nói, lời nói mà còn phải đầy đủ cả nội dung, yêu cầu của bài tập.

Ở dạng bài tập này, GV nên sử dụng các biện pháp sau: các biện pháp rèn luyện kĩ năng sử dụng ngữ điệu; biện pháp rèn luyện kĩ năng sử dụng các yếu tố phi lời và sử dụng trò chơi đóng vai theo chủ đề. Sau đây tôi xin đƣa ra các bƣớc GV hƣớng dẫn HS làm bài tập theo biện pháp sử dụng trò chơi đóng vai:

Bước 1: Xác định tình huống đóng vai, các nhân vật tham giao tiếp.

Dựa vào các bài tập trong chƣơng trình SGKTV3 mà GV lựa chọn các tình huống cho phù hợp với nội dung của mỗi tiết dạy. Không nhất thiết phải là tình huống nằm trong SGK, GV có thể sáng tạo các tình huống giao tiếp hoặc với HS khá giỏi, khuyến khích các em tƣởng tƣợng ra các tình huống dựa trên nội dung bài học. GV gợi ý để HS tự phát hiện ra đoạn hội thoại có bao nhiêu nhân vật, vị trí của các nhân vật trong đoạn hội thoại.

Bước 2: Phân vai, xác định lời thoại của các nhân vật. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trƣớc tiên các em cần phân vai các thành viên trong nhóm, cần đảm bảo các thành viên đều phải đóng góp hoàn thành công việc. Lúc này, vai trò của GV là giúp sự phân công công việc trong nhóm đƣợc đồng đều. GV mời các nhóm trƣởng lần lƣợt trình bày sự phân công đóng vai và các công việc của nhóm. Nếu có vấn đề không hợp lí, GV cần góp ý ngay.

Khi các vai hội thoại đƣợc phân chia hợp lí, công việc tiếp theo là xác định lời thoại của nhân vật. Trong cùng một nhóm, các thành viên tƣơng trợ lẫn nhau để nhanh chóng xác định lời thoại cho nhận vật hội thoại. Sau khi để HS

tự làm việc, GV cần kiểm tra kết quả bƣớc này ở tất cả các nhóm, bằng cách gọi thƣ kí các nhóm trình bày lời thoại của từng nhân vật một cách vắn tắt.

Bước 3: Thực hành đóng vai.

GV gọi một vài nhóm lần lƣợt lên trình bày trên bục giảng. Đặc biệt cần tạo không gian và không khí thoải mái để các nhóm thỏa sức sáng tạo với tình huống giao tiếp. Trong khi HS đang trình bày, HS dƣới lớp hết sức trật tự chú ý vào phần đóng vai của các bạn. Nếu trong quá trình đóng vai, HS có mắc bất kì lỗi nào trong các kĩ năng hội thoại, thì GV nên ghi chép lại, tránh việc ngắt đoạn hội thoại của HS, việc này có thể tạo ra sự không thoải mái đối với các em.

Bước 4: Nhận xét, chỉnh sửa.

Phần này luôn luôn ƣu tiên nhận xét của các nhóm khác trƣớc. HS cần đƣợc phát biểu những ý kiến của mình về phần trình bày của nhóm bạn.Từ những ghi chép thu thập đƣợc các lỗi kĩ năng hội thoại của HS, kết hợp với những ý kiến của HS, GV nên nhận xét từng nhóm theo các kĩ năng: kĩ năng định hƣớng giao tiếp; kĩ năng sử dụng ngữ điệu, cử chỉ, điệu bộ; kĩ năng sử dụng yếu tố phi lời, kĩ năng biểu cảm,… và kết luận phải có lời động viên dành cho HS để các em có tinh thần cố gắng.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp rèn kĩ năng hội thoại trong phân môn tập làm văn lớp 3 (Trang 60 - 63)