7. Phƣơng pháp nghiên cứu
1.2.3. Nội dung dạy hội thoại ở phân môn Tập làm vănlớp 3
1.2.3.1. Quan niệm dạy hội thoại ở Tiểu học
Dạy hội thoại là dạy hoạt động nói năng.Hoạt động nói trƣớc tiên liên quan đến hai kĩ năng quan trọng khi sử dụng tiếng Việt, đó là kĩ năng nghe và nói. Để phục vụ tốt cho việc dạy hội thoại, chúng ta cần chú trọng rèn cho học sinh năng lực nghe hiểu (từ chuỗi lời nói thu nhận đƣợc, thông qua các thao tác tƣ duy, rút ra những thông tin chỉ yếu chứa đựng trong đó), năng lực nói liền mạch theo đề tài, chủ đề nhất định và đạt đích giao tiếp. Quá trình rèn luyện năng lực nghe hiểu và nói liền mạch là quá trình tiếp nhận và sản sinh lời nói.Hoạt động nói năng là một hoạt động giao tiếp. Dạy hoạt động nói năng là rèn luyện kĩ năng giao tiếp, rèn luyện các kĩ năng nói trong các tình huống giao tiếp cụ thể, phù hợp với các nhân tố giao tiếp, với các đề tài, chủ đề hội thoại và đạt đích giao tiếp, hội thoại.
Dạy hội thoại góp phần phát triển tri thức, nâng cao văn hóa ứng xử trong xã hội.Dạy hội thoại là dạy huy động vốn kiến thức đã có và xử lí các thông tin mới, tiếp nhận trong hội thoại để tham gia hội thoại (trình bày tƣ tƣởng, tình cảm, cảm xúc, ý kiến cá nhân về các vấn đề đặt ra trong quá trình hội thoại). Chính quá trình này làm cho hiểu biết của con ngƣời trở nên phong phú, sắc sảo, mở rộng và nâng cao.
Dạy hội thoại là dạy văn hóa ứng xử giao tiếp. Các hàm lƣợng văn hóa của mỗi dân tộc hàm chứa trong ngôn ngữ (nhƣ các nghi thức lời nói, các cách sử dụng phép tu từ về từ, về câu, …) khi đƣợc tích cực hóa sẽ trở thành
vốn riêng của từng ngƣời. Phép lịch sự trong giao tiếp, các phƣơng châm hội thoại (nhƣ luân phiên lƣợt lời, chất lƣợng, cách thức và quan hệ, …) khi đƣợc vận dụng thƣờng xuyên và trở nên nhuần nhuyễn sẽ thấm sâu vào cách ứng xử của mỗi cá nhân. Các vốn liếng trên tạo nên phong cách sống, các đối nhân xử thế nhân văn, nhân hậu, văn minh, lịch sự, nâng cao phẩm chất thanh sạch của con ngƣời.
Tóm lại dạy hội thoại là quá trình rèn luyện năng lực nghe hiểu và nói nắng liền mạch phù hợp chủ đề, đạt đích giao tiếp, rèn luyện năng lực sử dụng ngôn ngữ có văn hóa trong các tình huống giao tiếp cụ thể, là quá trình huy động và làm giàu vốn hiểu biết của con ngƣời.
1.2.3.2. Nội dung dạy hội thoại ở phân môn Tập làm văn trong sách giáo khoa Tiếng Việt 3
Lần đầu tiên chƣơng trình Tiểu học đƣa hội thoại thành một nội dung học tập. Các chƣơng trình này quy định các kĩ năng cần rèn luyện trong phần nội dung chƣơng trình và các mức độ cần đạt đƣợc trong phần chuẩn kiến thức và kĩ năng. Nắm vững nội dung chƣơng trình, chuẩn kiến thức và kĩ năng có vai trò quan trọng để định hƣớng cho việc biên soạn SGK, xác định nội dung dạy học và các yêu cầu cần đạt sau quá trình dạy học.
Nội dung chƣơng trình phân môn TLV lớp 3 quy định các kiến thức và kĩ năng cần học và rèn luyện phục vụ cho hội thoại nhƣ sau:
- Kiến thức Tập làm văn: Sơ giản về bố cục văn bản Sơ giản về đoạn văn
Một số nghi thức giao tiếp chính trong sinh hoạt ở trƣờng, lớp; thƣ, đơn, báo cáo, thông báo, …
Nghe và kể lại những câu chuyện đơn giản, thuật lại nội dung chính của các bản tin ngắn hoặc văn bản khoa học thƣờng thức có nội dung phù hợp với lứa tuổi.
Nghe viết đoạn văn, đoạn thơ, bài thơ ngắn.
Ghi lại một vài ý khi nghe văn bản ngắn, có nội dung đơn giản. - Nói:
Dùng lời nói phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp chính thức trong sinh hoạt lớp, sinh hoạt đội.
Đặt câu hỏi về vấn đề chƣa biết trả lời câu hỏi của ngƣời đối thoại. Kể từng đoạn hoặc kể toàn bộ câu chuyện đơn giản đã đƣợc nghe. Thuật lại nội dung chính của bản tin ngắn hoặc văn bản khoa học thƣờng thức có nội dung phù hợp lứa tuổi.
Phát biểu ý kiến trong cuộc họp; giới thiệu hoạt động của tổ, lớp, chi đội; trình bày báo cáo ngắn (đã viết theo mẫu) về hoạt động của tổ, lớp, chi đội.
GV cần nắm vững chƣơng trình từ đó có cách tiếp cận thích hợp với SGK để thực hiện một cách có hiệu quả mục tiêu bài học. Ngoài ra việc nắm vững chuẩn kiến thức để giảng dạy thích hợp với đối tƣợng học sinh cũng rất quan trọng.
Ở lớp 3, chuẩn kiến thức kĩ năng cần nắm vững nhƣ sau:Nếu nhƣ kĩ năng Nói, sử dụng nghi thức lời nói yêu cầu HS biết dùng từ xƣng hô và lời nói phù hợp với tình huống giao tiếp trong gia đình, nhà trƣờng,… thì kĩ năng
Đặt và trả lời câu hỏi lại yêu cầu HS biết đặt câu và trả lời câu hỏi trong học
tập, giao tiếp. Nói đến yêu cầu của kĩ năng thuật việc, kể chuyện, HS phải biết kể một đoạn truyện hoặc một câu chuyện đã đƣợc đọc, đƣợc nghe. Ngoài ra HS còn phải nói đƣợc một đoạn văn đơn giản về ngƣời, vật xung quanh theo gợi ý bằng tranh hoặc câu hỏi cho trƣớc. Đối với kĩ năng phát biểu, thuyết
trình, bƣớc đầu yêu cầu HS phát biểu ý kiến trong một cuộc họp, biết giới thiệu các thành viên, các hoạt động của tổ, của lớp.
1.2.3.3. Nhận xét về nội dung dạy hội thoại ở phân môn Tập làm văn trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3
Nghiên cứu nội dung chƣơng trình dạy TLV lớp 3, ta thấy:
Chƣơng trình quy định dạy kiến thức và kĩ năng liên quan đến độc thoại và hội thoại.
Dạyvề hội thoại, thì chƣơng trình đã quy định, ở lớp 3 chỉ dạy về nghi thức lời nói. Yêu cầu của chƣơng trình là HS phải biết sử dụng lời nói trong các tình huống cụ thể nhƣ biết dùng từ xƣng hô phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp: trong gia đình, với bạn bè, thầy cô, … Ngoài ra, HS còn cần phải biết đặt và trả lời câu hỏi trong những tình huống giao tiếp cụ thể. Đây là những yêu cầu bƣớc đầu mang tính căn bản trong việc rèn khả năng hội thoại cho HS.
Độc thoại đƣợc nhắc đến nhiều hơn trong nội dung chƣơng trình, gồm: thuật việc, kể chuyện, phát biểu, thuyết trình,…
Nhất quán với cách viết chung, ở phần này, chƣơng trình cũng không đƣa ra các quy định thời lƣợng, cách sắp xếp, tổ chức cụ thể cho mỗi nội dung học tập, rèn luyện. Việc làm này sẽ do các nhà soạn sách, các giáo viên căn cứ vào trình độ của HS, đối chiếu với yêu cầu kiến thức và kĩ năng để tự quy định. Cách làm mềm dẻo này sẽ tạo ra nhiều phƣơng án thực hiện chƣơng trình thích hợp với thực tiễn giáo dục bao giờ cũng đa dạng. Tuy nhiên, căn cứ vào số lƣợng các nội dung luyện tập có thể thấy chƣơng trình vẫn chú trọng độc thoại hơn hội thoại. Ở các lớp cuối cấp, độc thoại càng đƣợc dạy nhiều hơn và với yêu cầu cao hơn. Điều này cũng có thể dễ hiểu. Chƣơng trình cải cách năm 2000 lần đầu tiên đƣa hội thoại vào chƣơng trình đã là một sự thay đổi quan trọng. Song hiểu biết về kĩ năng sƣ phạm để dạy hội thoại của giáo viên còn mỏng, cho nên trong chƣơng trình, việc dạy hội thoại cũng
chƣa thể đƣa ra yêu cầu cao. Chúng ta tin rằng trong tƣơng lai, việc dạy hội thoại có thể đƣợc chú ý thêm và đạt đƣợc hiệu quả hơn nữa.
Trong dạy hội thoại tức là học về các nghi thức lời nói, nghi thức và quy tắc khi giao tiếp (cách xƣng hô phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp). Tuy nhiên cách hiểu biết về giao tiếp trong đời thƣờng còn chƣa đƣợc chú ý đầy đủ vì mới nhấn mạnh đến việc học các nghi thức lời nói, nghĩa là học về mở đầu và kết thúc cuộc giao tiếp (những đoạn dùng nghi thức lời nói chính, còn phần phát triển đề tài thì không đƣợc nhắc đến).
Ngoài các bài học trong tiết TLV, thì cũng có thêm các tiết luyện tập về nghi thức lời nói: luyện tập sử dụng các nghi thức lời nói thông thƣờng trong đời sống, và các nghi thức lời nói trong hoạt động tập thể (liên quan đến cuộc họp lớp, sinh hoạt chi đội,…); luyện tập, trao đổi thảo luận theo đề tài. Tuy nhiên nội dung đề tài không đƣợc nhà trƣờng quy định. Căn cứ vào vốn sống, vốn hiểu biết của các em, căn cứ vào đặc điểm lứa tuổi của HS, các nhà soạn sách và GV nên khai thác các đề tài cho việc luyện tập từ nhiều mặt khác nhau của cuộc sống xung quanh các em, không nên chỉ bó hẹp trong các đề tài liên quan đến chuyện học hành, cần có thêm đề tài về tình bạn, tình thầy trò, về các quan hệ xã hội…; hoặc các sinh hoạt, mua bán đời thƣờng… Không nên đƣa các chủ đề xa lạ với cuộc sống của các em.
1.2.3.4. Các bài tập hội thoại trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3
Tập làm văn tuần 1:
Nói những điều em biết về Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
Gợi ý:
- Đội thành lập ngày nào?
- Những Đội viên đầu tiên của Đội là ai? - Đội đƣợc mang tên Bác Hồ từ khi nào?
Tập làm văn tuần 5:Dựa vào cách tổ chức cuộc họp mà em biết, hãy cùng các bạn tập tổ chức một cuộc họp tổ.
Gợi ý về nội dung trao đổi trong cuộc họp tổ: a) Giúp đỡ nhau trong học tập
b) Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ chào mừng ngày 20 – 11 c) Trang trí lớp học
d) Giữ vệ sinh chung
Tập làm văn tuần 6:Kể lại buổi đầu em đi học
Tập làm văn tuần 7:
BT2: Hãy cùng các bạn trong tổ mình tổ chức một cuộc họp
Gợi ý về nội dung họp: trao đổi về trách nhiệm của học sinh trong cộng đồng. Ví dụ:
- Tôn trọng luật đi đƣờng. - Bảo vệ của công.
- Giúp đỡ ngƣời có hoàn cảnh khó khăn.
Tập làm văn tuần 12:
BT1: Mang tới lớp tranh (ảnh) về một cảnh đẹp ở nước ta (ảnh chụp, tranh ảnh, ảnh cắt từ báo chí…). Nói những điều em biết về những cảnh ấy theo mấy gợi ý sau:
a) Tranh (ảnh) vẽ (chụp) cảnh gì? Cảnh đó ở nơi nào? b) Màu sắc của tranh (ảnh) nhƣ thế nào?
c) Cảnh trong tranh có gì đẹp?
d) Cảnh trong tranh (ảnh) gợi cho em những suy nghĩ gì?
Tập làm văn tuần 14:
BT2: Hãy giới thiệu về tổ em và hoạt động của tổ em trong tháng vừa qua với một đoàn khách đến thăm lớp.
a) Tổ em gồm những bạn nào? Các bạn là ngƣời dân tộc nào? b) Mỗi bạn có đặc điểm gì hay?
c) Tháng vừa qua, các bạn đã làm những việc tốt gì?
Tập làm văn tuần 20:
BT1: Dựa theo bài tập đọc “Báo cáo kết quả tháng thi đua “Noi gương chú bộ đội”, hãy báo cáo kết quả học tập, lao động của tổ em trong tuần qua.
Tập làm văn tuần 21:
BT1: Quan sát các tranh dưới đây và cho biết những người tri thức trong các bức tranh ấy là ai, họ đang làm việc gì.
Tập làm văn tuần 31:
BT1: Tổ chức họp nhóm trao đổi ý kiến về câu hỏi sau: “Em cần làm gì để bảo vệ môi trường?”
Tập làm văn tuần 32:
Kể lại một số việc tốt em đã làm để góp phần bảo vệ môi trường.
Gợi ý:
a) Một số việc tốt góp phần bảo vệ môi trƣờng:
- Chăm sóc bồn hoa, vƣờn cây của trƣờng (hoặc của khu phố, làng xã…)
- Bảo về hàng cây mới trồng trên đƣờng đến trƣờng. - Giữ gìn cảnh đẹp của hồ nƣớc ở địa phƣơng.
- Dọn vệ sinh cùng các bạn ở khu phố (hoặc làng, xã…) b) Cách kể:
- Em đã làm việc gì? (Việc đó có thể là chăm sóc hoa, nhặt rác, dọn vệ sinh khu vực nơi em sinh sống; có thể là ngăn chặn những hành động làm hại cây, hoa, làm ô nhiễm môi trƣờng sống…)
- Kết quả ra sao?
Tập làm văn tuần 34:
BT1: Nghe và nói lại từng mục trong bài Vươn tới các vì sao
a) Chuyến bay đầu tiên của con ngƣời vào vũ trụ b) Ngƣời đầu tiên đặt chân lên mặt trăng
c) Ngƣời Việt Nam đầu tiên bay vào vũ trụ
Với bài tập này, học sinh cũng tiến hành hỏi đáp, trao đổi với nhau về nội dung của từng bức tranh, thông quan đó phát triển khả năng nói một cách tự nhiên.
Nhận xét:
Việc rèn hội thoại cho học sinh chủ yếu là trong phân môn TLV. Tuy nhiên ở các phân môn khác trong chƣơng trình môn Tiếng Việt, học sinh vẫn thƣờng xuyên đƣợc rèn kĩ năng hội thoại. Ví dụ nhƣ trong phân môn kể chuyện, khi học sinh trả lời câu hỏi của giáo viên về nội dung các bức tranh, khi đó, các em đã thực hành hội thoại theo chủ đề mà sự dẫn dắt là ngƣời giáo viên. Hay khi học sinh đứng lên nhận xét học sinh khác trả lời thì cũng là rèn kĩ năng hội thoại…
Tuy nhiên, xét một cách có hệ thống và không xét trên phƣơng diện phƣơng pháp mà xét trên phƣơng diện thể hiện của SGK, thì ta thấy nội dung hội thoại trong môn TLV đƣợc thể hiện rõ nhất, và mang tính chất hệ thống, có thể nhìn rõ ngay khi nghiên cứu SGK.