Dạng bài tập rèn kĩ năng trao đáp thông qua quan sát tranh

Một phần của tài liệu Một số biện pháp rèn kĩ năng hội thoại trong phân môn tập làm văn lớp 3 (Trang 56 - 60)

7. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.3.1. Dạng bài tập rèn kĩ năng trao đáp thông qua quan sát tranh

Gồm các bài:

(1) Tập làm văn tuần 21

BT1: Quan sát các tranh dưới đây và cho biết những người tri thức trong bức tranh ấy là ai, họ đang làm việc gì:

- Mục tiêu:

 HS biết quan sát tranh, nói đúng về ngƣời tri thức và công việc họ đang làm.

 Tiến hành hỏi đáp về nội dung từng bức tranh. Rèn luyện kĩ năng đối thoại theo chủ đề.

- Yêu cầu cần đạt đƣợc khi nói:

 Nói đúng nghề nghiệp, công việc của từng ngƣời trong bức tranh.  Đƣa ra đƣợc những câu trao – đáp phù hợp với nội dung từng bức tranh.

Bài tập này có thể đƣợc tiến hành lồng ghép với dạy hội thoại cho học sinh thông qua việc để học sinh tự hỏi đáp về nội dung của từng bức tranh theo chủ đề có sẵn.

(2)Tập làm văn tuần 34:

* Yêu cầu HS cần đạt đƣợc khi nói:

- HS trao đổi về tên con tàu vũ trụ, ngƣời đầu tiên đi trên con tàu vũ trụ đó, nƣớc đầu tiên phóng thành công tàu vũ trụ…

- HS có kĩ năng đáp lời đúng nội dung lời trao một cách rõ ràng, tự tin. b) Ngƣời đầu tiên đặt chân lên mặt trăng

* Yêu cầu:

- Có hiểu biết về tên ngƣời đầu tiên đặt chân lên mặt trăng và một số kiến thức liên quan.

- Biết đặt câu hỏi xoay quanh chủ đề luyện nói, đƣa ra câu trả lời phù hợp theo quy tắc hội thoại.

c) Ngƣời Việt Nam đầu tiên bay vào vũ trụ

Ngoài việc HS có hiểu biết về nội dung bức tranh, qua đó còn giúp HS có niềm tự hào dân tộc, biết liên hệ với bản thân.

* Mục tiêu chung:

- Nói rõ ràng, rành mạch, tự nhiên, đúng mục đích giao tiếp. - Đƣa ra câu hỏi đúng chủ đề.

- Có sự luân phiên lƣợt – lời, và nói theo các quy tắc hội thoại đã đƣợc quy định.

- Giáo dục niềm tự hào dân tộc.

Với bài tập này, học sinh cũng tiến hành hỏi đáp, trao đổi với nhau về nội dung của từng bức tranh, thông qua đó phát triển khả năng nói một cách tự nhiên.Mặt khác, đòi hỏi ở GV vềkĩ năng đƣa ra vấn đề. Nếu vấn đề đƣa ra không hợp lý thì sẽ không rèn luyện đƣợc kĩ năng đối thoại của học sinh mà nhiều khi còn trở thành bài độc thoại.

Ở lớp 3, các bài tập theo mẫu trao – đáp này khó hơn ở các lớp dƣới, bởi vì GV không đƣa sẵn lời trao hoặc lời đáp, mà chỉ đƣa ra các bức tranh, cùng với kênh chữ trong sách giáo khoa, học sinh phải tự tiến hành trao đổi,

hỏi đáp cho đúng nội dung. Câu hỏi của học sinh cũng rất phong phú và cũng có nhiều kiểu đáp lời khác nhau.GV cần lƣu ý là phải lắng nghe HS và đƣa ra những nhận xét, đồng thời sửa chữa cho HS nếu trao – đáp chƣa phù hợp.

Dạng bài tập này GV nên sử dụng biện pháp bồi dƣỡng vốn sống, vốn hiểu biết qua sách báo, xem băng hình, phim ảnh; biện pháp rèn thói quen định hƣớng giao tiếp, hội thoại và biện pháp bồi dƣỡng năng lực hội thoại, giao tiếp.Phƣơng pháp chuẩn bị lời đáp và lời trao dựa vào bức tranh GV và HS phải trải qua 4 bƣớc:

Bước 1: Rút ra tình huống giao tiếp (dựa vào bức tranh, phim ảnh) và

suy ngẫm về tình huống giao tiếp.

Trƣớc hết, GV đƣa ra các bức tranh mà trong đó nói lên tình huống giao tiếp. Để HS chú ý tập trung quan sát bức tranh, GV có thể làm bức tranh sinh động hơn với màu sắc tƣơi sáng, hồn nhiên. GV sẽ kích thích mắt nhìn của các em bằng cách đƣa ra những câu hỏi. Ví dụ nhƣ: Bức tranh của cô vẽ

gì? Trong tranh có những ai? Tranh vẽ những sự vật, sự việc gì?... HS làm theo hƣớng dẫn của GV, lần lƣợt xung phong trả lời các câu hỏi, lƣu ý GV không để HS nói tự do trong lớp.

Từ việc quan sát các đặc điểm của bức tranh (phim, ảnh) bằng mắt, GV gợi ý để HS suy ngẫm về nội dung tình huống giao tiếp trong tranh. GV chỉ là ngƣời hƣớng dẫn, nên tình huống giao tiếp phải đƣợc HS tự khám phá, tự tìm tòi.HS sử dụng những gì vừa quan sát đƣợc để tƣ duy, suy nghĩ hoặc tƣởng tƣợng ra tình huống giao tiếp. Đó chính là quá trình HS định hƣớng giao tiếp cho cuộc hội thoại sắp diễn ra. Có nhƣ vậy, việc rèn kĩ năng hội thoại mới đạt hiệu quả cao.

Bước 2: 1 HS đƣa ra lời trao, HS khác đƣa ra lời đáp dự kiến phù hợp

Để thực hiện tốt hoạt động này, GV sẽ chia lớp thành các nhóm đôi. Chọn ra nhóm đôi có khả năng giao tiếp tốt nhất để làm mẫu cho các nhóm còn lại. Thời gian để các nhóm hoạt động khoảng từ 2 – 3 phút. Trong quá trình các nhóm làm việc, GV thƣờng xuyên di chuyển để kịp thời hỗ trợ những nhóm gặp khó khăn.

Bước 3: Xem xét tính phù hợp của lời trao – đáp so với nội dung của

bức tranh (phim, ảnh)

Hết thời gian làm việc nhóm, GV nên chọn một vài nhóm có lời trao – đáp không phù hợp với nội dung bức tranh (phim, ảnh) và một nhóm đƣa ra lời trao – đáp phù hợp với nội dung tranh (phim, ảnh) để HS cùng nhận xét và có thể dễ dàng nhận ra lỗi sai để lấy đó làm cơ sở chỉnh sửa lời trao – đáp cho HS.Sau khi lời trao – đáp của các nhóm đƣợc đƣa ra. GV nên để cho HS dƣới lớp nhận xét trƣớc. GV tạo không khí sôi nổi, thoải mái để mọi HS đều đƣợc nói lên phát hiện của mình. Mỗi ý kiến của HS là một gợi ý để GV xem xét kĩ hơn về lời trao – đáp của các nhóm trình bày. GV phải là ngƣời nắm rõ nội dung tình huống của mỗi bức tranh. Từ đây GV so sánh lời trao – đáp của HS đƣa ra có phù hợp hay không, có hợp lí với nội dung của bức tranh hay không. Hoặc trong trƣờng hợp HS đƣa ra lời trao phù hợp nhƣng lời đáp lại sai, hoặc nằm ngoài nội dung câu hỏi, thì khi đó đáp lời trao – đáp chƣa phù hợp.

Bước 4: Chỉnh sửa, hoàn chỉnh lời trao – đáp.

Đây là khâu quan trọng giúp HS đƣợc nhận ra lỗi sai và đƣợc sửa lỗi sai và hoàn chỉnh lời trao – đáp của mình. Đối với nhóm có lời trao – đáp không hợp lí, GV cần đƣa ra những gợi ý trực tiếp về nội dung đoạn hội thoại, tránh việc vòng vo gây khó hiểu cho HS. Những lời trao hợp nội dung, nhƣng lời đáp lại không hợp nội dung, GV nên nhắc nhở HS suy nghĩ kĩ lời trao của bạn, đồng thời kết hợp với nội dung bức tranh để chỉnh sửa lại lời đáp. Đồng thời GV rèn luyện kĩ năng phát âm chuẩn cho HS. Nếu HS có âm lƣợng nói

chƣa tốt, GV nên nhắc nhở ngay. Khi đƣa ra kết luận cuối cùng, đi kèm là những lời động viên kịp thời rất bổ ích cho các em. Tùy vào bài và tình huống giảng dạy mà GV sử dụng biện pháp này một cách linh hoạt, nhằm đạt đƣợc hiệu quả cao trong dạy học.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp rèn kĩ năng hội thoại trong phân môn tập làm văn lớp 3 (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)