Vị trí và nhiệm vụ của phân môn Tập làm văn

Một phần của tài liệu Một số biện pháp rèn kĩ năng hội thoại trong phân môn tập làm văn lớp 3 (Trang 27 - 29)

7. Phƣơng pháp nghiên cứu

1.2.1.Vị trí và nhiệm vụ của phân môn Tập làm văn

Tiếng Việt đƣợc dạy và học thông qua tám phân môn khác nhau: Học vần, Tập đọc, Tập viết, Chính tả, Từ ngữ, Ngữ pháp, Kể chuyện, Tập làm văn. Phân môn Tập làm văn có vị trí đặc biệt trong việc dạy và học tiếng Việt xét trên hai phƣơng diện:

Ở phƣơng diện thứ nhất, phân môn TLV tận dụng các hiểu biết và kĩ năng về tiếng Việt do các phân môn khác rèn luyện hoặc cung cấp đồng thời góp phần hoàn thiện chúng. Để làm đƣợc một bài làm văn nói hoặc viết, ngƣời làm phải hoàn thiện cả bốn kĩ năng, nói, đọc, viết, phải vận dụng các kiến thức về tiếng Việt. Trong quá trình vận dụng này, các kĩ năng và kiến thức đó đƣợc hoàn thiện và nâng cao dần.

Trên phƣơng diện thứ hai, phân môn TLV rèn luyện cho học sinh các kĩ năng sản sinh văn bản (nói, viết). Nhờ vậy tiếng Việt không chỉ là một hệ thống cấu trúc đƣợc xem xét từng phần, từng mặt qua từng phân môn mà trở thành một công cụ sinh động trong quá trình giao tiếp, tƣ duy, học tập. Nói cách khác, phân môn TLV đã góp phần thực hiện hóa mục tiêu quan trọng bậc nhất của việc dạy học và học tiếng Việt là dạy học sinh sử dụng tiếng Việt trong đời sống sinh hoạt, trong quá trình lĩnh hội các tri thức khoa học…

Sản phẩm của phân môn TLV là các văn bản viết hoặc nói theo các kiểu bài do chƣơng trình quy định. Để sản sinh đƣợc các bài văn này, học sinh

phải có thêm nhiều kĩ năng khác ngoài các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng Việt, kĩ năng dùng từ, đặt câu, các kĩ năng phân tích để tìm ý và lựa chọn ý, kĩ năng lập dàn ý, viết đoạn và liên kết đoạn,… các kĩ năng này không đƣợc phân môn nào trong môn tiếng Việt rèn luyện và phát triển ngoài phân môn TLV, cho nên có thể nói nhiệm vụ cơ bản và chủ yếu của phân môn TLV là giúp các em học sinh sau một quá trình luyện tập lâu dài và có ý thức, dần dần nắm đƣợc cách viết (nói) các bài văn theo nhiều loại phong cách khác nhau do chƣơng trình quy định.

Thực hiện nhiệm vụ rèn luyện kĩ năng sản sinh văn bản ở dạng nói hay dạng viết, phân môn TLV đồng thời góp phần cùng các môn học khác rèn luyện tƣ duy, phát triển ngôn ngữ và hình thành nhân cách cho học sinh.

Ở Tiểu học, phân môn TLV góp phần rèn luyện tƣ duy hình tƣợng, từ óc quan sát tới trí tƣởng tƣợng, từ khả năng tái hiện các chi tiết đƣợc tới khả năng nhào nặn các vật liệu có thực trong đời sống để xây dựng nhân vật, xây dựng cốt truyện. Khả năng tƣ duy logic của học sinh cũng đƣợc phát triển trong quá trình học các kiểu bài có phong cách nghệ thuật, việc phân tích đề, lập dàn ý… giúp cho khả năng phân tích tổng hợp, phân loại, lựa chọn… của học sinh đƣợc rèn luyện để trở nên sắc bén hơn. Các kiểu bài miêu tả, kể chuyện, tƣờng thuật, viết thƣ, viết đơn… giúp cho học sinh phát triển vốn động từ, tính từ, tập vận dụng các biện pháp tu từ nhƣ só sánh, nhân hóa, hoán dụ… và làm cho tình cảm yêu mến, gắn bó với thiên nhiên, với những ngƣời và việc chung quanh nảy nở. Các em thấy vẻ đẹp của một buổi bình mình, một cây phƣợng ra hoa, một con mèo mƣớp, thấy dáng vẻ đáng yêu của một em bé tập đi, của một cụ già thƣơng con quý cháu… Từ đây tâm hồn và nhân cách của các em hình thành và phát triển.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp rèn kĩ năng hội thoại trong phân môn tập làm văn lớp 3 (Trang 27 - 29)