7. Phƣơng pháp nghiên cứu
1.2.2. Nội dung phân môn Tập làm vănlớp 3
Về cấu trúc phân môn TLV trong SGKTV 3 có 54 bài tập. Số lƣợng bài tập ít hơn so với SGK Tiếng Việt 2 đối với phân môn TLV nhƣng nội dung có hệ thống cao hơn lớp 2. Mỗi bài học đƣợc trình bày từ 1 đến 2 bài tập – gồm bài tập rèn kĩ năng nói và bài tập rèn kĩ năng viết,trong đó bài tập rèn kĩ năng nói chiếm hơn 70% nhất là kiểu bài “Nghe – kể lại chuyện” và “Kể hay nói, viết về một chủ đề”. Các dạng bài này nội dung đƣợc phân bổ nhƣ sau:
1.2.2.1. Dạng bài “Nghe – kể lại chuyện”
Dạng bài này gồm có 10 tiết: Nghe – Kể: Dại gì mà đổi (TLV tuần 4); Nghe – kể: Không nỡ nhìn (TLV tuần 7); Nghe – kể: Tôi có đọc đâu (TLV tuần 11); Nghe – kể: Tôi cũng nhƣ bác (TLV tuần 14); Nghe – kể: Giấu cày (TLV tuần 15); Nghe – kể: Kéo cây lúa lên (TLV tuần 16); Nghe – kể: Chàng trao Phù Ủng (TLV tuần 19); Nghe – kể: Nâng niu từng hạt giống (TLV tuần 21); Nghe – kể: Ngƣời bán quạt may mắn (TLV tuần 24); Nghe – kể: Vƣơn tới các vì sao (TLV tuần 34)nhƣng năm học 2011 – 2012, áp dụng chƣơng trình giảm tải của Bộ Giáo dục và Đào tạo (áp dụng từ ngày 19/9//2011) thì đã cắt bỏ một số bài tập không yêu cầu học sinh làm đó là: Nghe – kể: Tôi có đọc đâu (TLV tuần 11); Nghe – kể: Tôi cũng nhƣ bác (TLV tuần 14); Nghe – kể: Giấu cày (TLV tuần 15); Nghe – kể: Kéo cây lúa lên (TLV tuần 16).
Dạng bài tập “Nghe – kể lại chuyện” yêu cầu HS hiểu nội dung câu
chuyện, thuật lại đƣợc câu chuyện một cách mạnh dạn, tự tin. HS thấy đƣợc cái đẹp, cái hay, cái cần phê phán trong câu chuyện. Và HS phải biết diễn đạt rõ ràng thành câu, dễ hiểu.
1.2.2.2. Dạng bài “Kể hay nói, viết về một chủ đề”
Dạng bài tập này gồm có 15 tiết: Tuần 1: Nói về Đội TNTP; Tuần 5: Tập tổ chức cuộc họp; Tuần 6: Kể lại buổi đầu em đi học; Tuần 8: Kể về người hàng xóm; Tuần 11: Nói về quê hương; Tuần 12: Nói về cảnh đẹp đất
nước; Tuần 15: Giới thiệu về tổ em; Tuần 16: Nói về thành thị nông thôn;
Tuần 20: Báo cáo hoạt động; Tuần 21: Nói về tri thức; Tuần 22: Nói về người
lao động trí óc; Tuần 25: Kể về lễ hội; Tuần 26: Kể về một ngày hội; Tuần 28: Kể lại một trận thi đấu thể thao; Tuần 32: Nói về bảo vệ môi trường.
Với dạng bài “Kể hay nói, viết về một chủ đề”yêu cầu HS nói đúng và rõ ý, diễn đạt mạch lạc, dễ hiểu, nói theo nội dung và chủ đề cho trƣớc, nói thành câu, biết cách dùng từ chân thực, sinh động. Bƣớc đầu yêu cầu HS nói thành đoạn văn.
1.2.2.3. Dạng bài tập viết
Bài tập viết gồm có 12 tiết: Tuần 1: Điền vào giấy tờ in sẵn (ĐTNTP); Tuần 2: Viết đơn; Tuần 3,4: Điền vào tờ giấy in sẵn; Tuần 10: Tập viết thư và
phong bì thư; Tuần 12: Viết về cảnh đẹp đất nước; Tuần 13: Viết thư; Tuần
17: Viết về thành thị nông thôn; Tuần 22: Viết về người lao động trí óc; Tuần 28: Viết lại một tin thể thao trên báo, đài; Tuần 29: Viết về một trận thi đấu thể thao; Tuần 30: Viết thư; Tuần 32: Viết về bảo vệ môi trường.
Dạng bài tập này chỉ yêu cầu HS viết đủ số lƣợng câu, trình bày thành đoạn văn. HS phải biết cách chấm câu, viết các câu theo mẫu đã học (Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào?). Bên cạnh đó HS biết cách dùng từ, bƣớc đầu biết sử dụng các phép so sánh, nhân hóa.
Nội dung kiến thức và yêu cầu rèn luyện kĩ năng ở phân môn TLV lớp 3 khá khó, nhiều bài tập mang tính thực hành từ thực tế xung quanh các em nhƣ: Kể về gia đình mình; Nói, viết về thành thị hoặc nông thôn. Qua đó học sinh hình thành đƣợc các kĩ năng tạo lập văn bản (từ chỗ nói theo những câu hỏi gợi ý hoặc kể về gia đình, ngƣời thân đến viết một văn bản trọn vẹn). Muốn dạy TLV cho học sinh có hiệu quả, giáo viên cần nắm rõ mục tiêu, nội dung bài học, lựa chọn và phối hợp với yêu cầu của từng bài. Có nhƣ thế mới nâng cao đƣợc chất lƣợng giờ học, bồi dƣỡng đƣợc những tình cảm lành
mạnh, tốt đẹp cho học sinh. Trong phạm vi đề tài này, tôi chỉ đƣa ra một số biện pháp nhỏ giới hạn trong việc vận dụng phƣơng pháp và hình thức dạy học phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả cho học sinh khi học các dạng bài “Nghe – kể lại chuyện” và “Kể hay nói, viết về một chủ đề” trong phân môn Tập làm văn lớp 3 ở trƣờng Tiểu học hiện nay.