Rèn thói quen định hướng giao tiếp, hội thoại

Một phần của tài liệu Một số biện pháp rèn kĩ năng hội thoại trong phân môn tập làm văn lớp 3 (Trang 47 - 48)

7. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.2.Rèn thói quen định hướng giao tiếp, hội thoại

Để rèn thói quen suy nghĩ, định hƣớng cho hoạt động giao tiếp, trƣớc hết phải rèn cho HS thói quen tự nêu và trả lời đƣợc các câu hỏi sau:

Nói về vấn đề gì? Nói nhằm mục đích gì? Nói với ai?

Tất cả những gì đƣợc định hƣớng trong tƣ duy sẽ chi phối rất mạnh đến việc lựa chọn câu từ khi giao tiếp, ngữ điệu hội thoại và các yếu tố phi lời. Hoạt động rèn kĩ năng định hƣớng giao tiếp không nhất thiết phải dành nhiều thời gian. GV chuẩn bị tốt các bài tập tình huống, ví dụ: bài “Kể về gia đình. Điền vào giấy tờ in sẵn”, với phần kể về gia đình, GV gợi ý cho HS nói lên những ý tƣởng mới cho bài học. GV cho HS nối tiếp nhau đứng lên trả lời: Em sẽ kể gia đình mình cho những ai nghe? Gia đình em có bao nhiêu thành viên? Họ bao nhiêu tuổi? Họ làm nghề gì? Tình cảm của em đối với gia đình của mình?

Hình thức cho HS nối tiếp trả lời các câu hỏi, thực chất là kiểm tra hoạt động định hƣớng hội thoại trong tƣ duy của các em. Những hoạt động diễn ra trong suy nghĩ là những hoạt động khó kiểm soát. Nó cần đƣợc tƣờng minh ra bên ngoài bằng lời nói. Một lớp học khoảng 30 HS, hình thức nối tiếp nói nhanh câu trả lời của mình là hình thức kiểm tra tƣ duy thích hợp nhất. Vì nhƣ thế đảm bảo đƣợc HS nào cũng đƣợc nói, mà GV tiết kiệm đƣợc thời gian. Hơn thế biện pháp này GV có thể vận dụng vào mọi tiết học của phân môn TLV và mọi tiết học của các môn học khác.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp rèn kĩ năng hội thoại trong phân môn tập làm văn lớp 3 (Trang 47 - 48)