Giáo án thực nghiệm 1

Một phần của tài liệu Một số biện pháp rèn kĩ năng hội thoại trong phân môn tập làm văn lớp 3 (Trang 68 - 75)

7. Phƣơng pháp nghiên cứu

3.4.1. Giáo án thực nghiệm 1

Giáo án 1 Tập làm văn

Nghe – kể: Vƣơn tới các vì sao. Ghi chép sổ tay I. Mục tiêu

- Nói rõ ràng, mạch lạc, tự nhiên, đúng mục đích giao tiếp. - Đƣa ra câu hỏi đúng chủ đề.

- Có sự luân phiên lƣợt - lời và nói theo các quy tắc hội thoại đã đƣợc quy định.

- Giáo dục niềm tự hào dân tộc.

II. Chuẩn bị

III. Các hoạt động dạy – học

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Kiểm tra bài cũ

- GV gọi 3 HS lên bảng, yêu cầu đọc - 3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu GV đƣa ra.

lô, Đô – rê – mon Thần thông đây!” - GV nhận xét.

2. Bài mới

Giới thiệu bài: trong bài Tập

làm văn tuần này, các em sẽ nghe và kể lại bài “Vƣơn tới các vì sao”. Bài sẽ cho các em những thông tin thú vị về những nhà du hành vũ trụ của loài ngƣời.

Hoạt động 1: Nghe và kể lại bài “Vươn tới các vì sao”

- GV gọi HS đọc yêu cầu của bài. - Yêu cầu HS đọc SGK và trả lời: Bài “Vƣơn tới các vì sao” gồm mấy nội dung?

- GV đọc bài và yêu cầu HS chú ý nghe. GV đọc với giọng chậm rãi, thể hiện lòng ngƣỡng mộ, tự hào với các thành tích của loài ngƣời trong hành trình chinh phục vũ trụ.

- GV hƣớng dẫn HS dựa vào bức

- HS khác nhận xét. - HS đọc yêu cầu của bài. - HS trả lời, chẳng hạn:

Bài “Vƣơn tới các vì sao” gồm có 3 nội dung:

a. Chuyến bay đầu tiên của con ngƣời vào vũ trụ.

b. Ngƣời đầu tiên đặt chân lên mặt trăng.

c. Ngƣời Việt Nam đầu tiên bay vào vũ trụ.

- HS nghe, ghi ra nháp những nội dung chính.

- HS tự đƣa ra câu hỏi, chẳng hạn: a. ? Con tàu đầu tiên đƣợc phóng vào vũ trụ thành công có tên là gì?

- Con tàu đầu tiên đƣợc phóng vào vũ trụ đầu tiên có tên là Phƣơng Đông I của Liên Xô.

? ai là ngƣời đã bay trên con tàu đó. - Nhà du hành vũ trụ Ga – ga – rin. ? Con tàu đã bay quanh trái đất mấy vòng.

- Con tàu bay 1 vòng quanh trái đất. b. ? Ai là ngƣời đầu tiên đặt chân lên

tranh tự đƣa ra các câu hỏi và trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS khác trả lời

- Tƣơng tự GV gọi 1 HS đặt câu hỏi và 1 HS trả lời câu hỏi.

- GV nhận xét, sửa chữa, bổ sung lời trao – đáp cho HS.

- GV tổ chức hoạt động nhóm đôi, các nhóm dựa vào các gợi ý, sáng tạo thêm các lƣời trao – đáp phù hợp với nội dung các bức tranh và kể cho nhau nghe bài “Vƣơn tới các vì sao” - Hết giờ, GV tổ chức thi kể lại bài giữa các nhóm.

- GV nhận xét, chọn ra nhóm kể tốt nhất.

mặt trăng? Vào ngày nào?

- Am – xtơ – rông là ngƣời đầu tiên đặt chân lên mặt trăng vào ngày 21/7/1969.

? Con tàu đó có tên là gì? - Tàu: A – pô – lô.

c. ? Ngƣời Việt Nam đầu tiên bay vào vũ trụ là ai?

- Đó là anh hung Phạm Tuân.

? Chuyến bay nào đã đƣa anh hung Phạm Tuân bay vào vũ trụ

- Chuyến bay trên tàu Liên hợp của Liên Xô vào năm 1980.

- HS tiến hành hoạt động nhóm đôi.

- Một số nhóm lên trình bày.

- HS nhận xét và chọn ra nhóm kể tốt nhất.

- HS nêu yêu cầu của bài 2.

Hoạt động 2: Ghi sổ tay

- GV gọi Hs đọc yêu cầu đề bài.

- GV nhắc HS chỉ ghi thông tin chính, dễ nhớ, ấn tƣợng nhƣ tên nhà du hành vũ trụ, tên tàu vũ trụ, năm bay vào vũ trụ, … - GV gọi một số HS đọc bài trƣớc lớp. - GV nhận xét. 3. Củng cố - dặn dò - GV dặn dò bài sau - GV nhận xét tiết học

trong bài trên.

- HS thực hành ghi sổ tay.

- HS đọc bài trƣớc lớp.

- HS nhận xét bài bạn, rút kinh nghiệm bài của mình.

Nội dung bài

Vƣơn tới các vì sao

a. Chuyến bay đàu tiên của con người vào vũ trụ:

Ngày 12/4/1961, Liên Xô phóng thành công tàu vũ trụ Phƣơng Đông I, đƣa nhà du hành vũ trụ Ga – ga – rin bay một vòng quanh trái đất. Đây là chuyến bay đầu tiên của con ngƣời vào khoảng không bao la. Để kỉ niệm sự kiện này, ngƣời ta đã lấy ngày 12 tháng 4 làm ngày Quốc tế du hành vũ trụ.

b. Người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng:

Ngƣời đầu tiên thực hiện mơ ƣớc lên mặt trăng là nhà du hành vũ trụ Am – xtơ – rông, ngƣời Mĩ. Ngày Am – xtơ – rông đƣợc tàu du hành vũ trụ A – pô – lô đƣa lên mặt trăng là ngày 21/7/1969.

Đó là anh hung Phạm Tuân, ông vốn là một phi công có nhiều thành tích chiến đấu. Trong một trận đánh năm 1972 để bảo vệ thủ đô Hà Nọi, ông đã lập công bắn rơi máy bay khổng lồ B52 của Mĩ. Năm 1980, ông tham gia chuyến bay vũ trụ trên tàu Liên hợp của Liên Xô.

a) Kết quả thực nghiệm giáo án 1

Qua tiến hành thực nghiệm giáo án 1 tại hai trƣờng, tôi thu thập đƣợc 2 bảng sau:

Bảng 1: Số lƣợng HS đƣợc tham gia hội thoại trên tổng số 30 HS

Thị trấn Sóc Sơn Ngọc Thanh A

3A(TN) 3B(ĐC) 3A1(TN) 3A2(ĐC)

Số lƣợng HS đƣợc tham gia hội thoại

trong một tiết

22 (73%) 13 (43%) 20 (67%) 10 (33%)

Bảng 2: Số lƣợng HS có kĩ năng hội thoại đạt yêu cầu trong số HS đƣợc tham gia hội thoại.

Thị trấn Sóc Sơn Ngọc Thanh A 3A(TN) 3B(ĐC) 3A1(TN) 3A2(ĐC) Số lƣợng HS có kĩ

năng hội thoại đạt yêu cầu trên tổng số HS

đƣợc tham gia hội thoại (từ 2 kĩ năng trở

lên)

Trong đó số lƣợng HS đạt đƣợc ở mỗi kĩ năng nhƣ sau:

kĩ năng trả lời 18/18 9/9 16/16 7/7

kĩ năng sử dụng yếu tố

phi lời 17/18 7/9 14/16 4/7

kĩ năng đƣa ra lời trao

– đáp; 18/18 8/9 15/16 6/7

kĩ năng lắng nghe. 16/18 5/9 12/16 4/7

b) Nhận xét:

Từ kết quả khảo sát thực nghiệm, tôi có một số nhận xét sau đây:

Ở trƣờng Ngọc Thanh A, giờ TLV ở lớp đối chứng – 3A2 chỉ có 10 HS đƣợc tham gia hội thoại, tƣơng đƣơng với 33% tổng sĩ số HS cả lớp. Trong đó số HS đạt yêu cầu các kĩ năng hội thoại chƣa cao, có 7 HS chiếm khoảng 70%, đặc biệt là khả năng áp dụng yếu tố phi lời và kĩ năng lắng nghe. Kĩ năng trả lời rõ ràng, mạch lạc và kĩ năng đƣa ra lời trao đáp đƣợc các em thực hiện khá tốt.Lớp thực nghiệm – 3A1 lại có tới 20 HS chiếm 67% tổng sĩ số HS đƣợc tham gia hội thoại trong tiết học. 80% HS trong số đó có các kĩ năng hội thoại đạt yêu cầu tôi đã đƣa ra.Nhất là các kĩ năng trả lời rõ ràng, mạch lạc; kĩ năng sử dụng yếu tố phi lời và kĩ năng đƣa ra lời trao đáp các em thực hiện rất tốt. Tuy nhiên, những con số cũng cho thấy kĩ năng lắng nghe của các em ở trƣờng Ngọc Thanh A thực sự chƣa đồng đều. Sự chênh lệch rõ rệt này chứng tỏ có sự khác biệt giữa giáo án thực nghiệm và giáo án GV chủ nhiệm thƣờng soạn.Vốn các em có tƣ duy ngôn ngữ chƣa đƣợc linh hoạt, nhanh nhạy, nhƣng dƣới cái nhìn tổng quát, HS ở đây có nhiều tiềm năng cần đƣợc mọi ngƣời quan tâm và kích thích chúng trỗi dậy.

Ở trƣờng thị trấn Sóc Sơn, lớp đối chứng – 3B có 13 HS tham gia hội thoại, tức khoảng 34% so với tổng sĩ số lớp học. Lớp thực nghiệm – 3A có tới 22HS tham gia hội thoại, chiếm 73% tổng sĩ số HS. Hầu nhƣ các em có vốn ngôn ngữ khá tốt, tƣ duy ngôn ngữ linh hoạt. Trong tiết học này, có 22 HS đƣợc tham gia hội thoại thì có tới 18 HS có kĩ năng giao tiếp tốt (chiếm 81% trên tổng số HS đƣợc tham gia hội thoại). Số HS thực hiện tốt các kĩ năng trả lời rõ ràng, mạch lạc và kĩ năng đƣa ra lời trao – đáp đạt 100% HS đạt yêu cầu trên số HS tham gia hội thoại. Các kĩ năng sử dụng yếu tố phi lời và kĩ năng lắng nghe chỉ có một vài em chƣa đạt yêu cầu, còn lại đa số các em thực hiện rất tốt. Bên cạnh đó, lớp đối chứng – 3B, HS có kĩ năng giao tiếp chiếm 69% (9 HS). Tập trung các em có kĩ năng trả lời rõ ràng, mạch lạc nhất, có 1 HS chƣa nghe kĩ câu hỏi mà vội vàng đƣa ra lời đáp, mặc dù lời nói rất rõ ràng, mạch lạc, nhƣng vì kĩ năng nghe chƣa tốt, nên nội dùng lời đáp của các em chƣa phù hợp với lời trao. Nhìn chung các em cũng có vốn ngôn từ khá rộng, nhƣng vì chƣa có nhiều cơ hội để các em phát triển nên số lƣợng HS đƣợc tham gia hội thoại có chất lƣợng tốt còn hạn chế, nếu đƣợc đầu tƣ, quan tâm hơn, tôi tin các em sẽ đƣợc rèn luyện kĩ năng hội thoại nhiều hơn.

Sự chênh lệch rõ nét này là vì, ở hai lớp thực nghiệm, GV tổ chức cho HS tự đƣa ra các câu hỏi và tự trả lời, cách này gây hứng thú mới cho HS sáng tạo tìm ra nhiều câu hỏi khác nhau phù hợp với nội dung mỗi bức tranh. Không khí lớp học rất thoải mái, nếu hình thức này thƣờng xuyên đƣợc tổ chức trong các tiết học khác thì óc tƣ duy ngôn ngữ của các em sẽ đƣợc cải thiện rõ rệt. Ở lớp thực nghiệm 3A1 – Ngọc Thanh A số HS tham gia hội thoại ít hơn 2 HS vì GV gọi trùng 2 trƣờng hợp HS.

Kết quả cho thấy HS ở hai lớp thực nghiệm ngày càng tự tin hơn trong giao tiếp. Chính các em đã tạo không khí học tập cho cả lớp. Trong giờ học, không có trƣờng hợp các em làm việc riêng hay nói chuyện, mọi sự chú ý đều

tập chung vào bài học, vì các em hầu nhƣ đều có thể đƣợc tham gia hội thoại. Chính vì thế mà HS nhút nhát, kĩ năng hội thoại kém cũng đƣợc chú ý quan tâm hơn, tình hình cải thiện hơn đáng kể so với lúc ban đầu. Riêng với lớp đối chứng, các em cần đƣợc tạo nhiều tình huống giao tiếp để đáp ứng nhu cầu học tập và phát triển của các em. HS trƣờng Ngọc Thanh vì đa số là dân tộc thiểu số, cơ hội giao lƣu thấp nên các em vẫn có chút nhút nhát, mặc dù một số em có kĩ năng hội thoại khá tốt.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp rèn kĩ năng hội thoại trong phân môn tập làm văn lớp 3 (Trang 68 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)